Chuyên ngành

Tâm Lý Học Dân Tộc

tam ly hoc dan toc sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK TÂM LÝ HỌC DÂN TỘC

Tác giả : Gustave Le Bon

Download sách Tâm Lý Học Dân Tộc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng EPUB            Download

Định dạng PRC               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Vốn kiến thức trong ngành Y và những năm tháng rong ruổi khắp châu Âu, châu Á và Bắc Phi đã giúp Gustave Le Bon theo đuổi ý tưởng về sự bình đẳng giữa các cá nhân và dân tộc. Ông cho rằng “Con người dễ thuyết phục bản thân rằng bất bình đẳng chỉ đơn thuần là kết quả của sự khác biệt giáo dục, rằng con người sinh ra đều tốt và thông minh, rằng trách nhiệm duy nhất cho những lời nói dối xuyên tạc chính là thể chế mà họ đang sống.”

Le Bon có có thể sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ khi quyển sách này chỉ ra những sai lầm của lối tư duy đó bằng cách đánh giá, xem xét các nền văn minh, nghệ thuật, thể chế và tín ngưỡng. Ông cũng thừa nhận các tổ chức thể chế có quyền lực kiểm soát vận mệnh của con người, nhưng với ông, tầm quan trọng của nó rất ít đối với sự phát triển của một nền văn minh.

Đối với ông, “Một trong những sai lầm to lớn của thời hiện đại là tin rằng tâm hồn con người chỉ tìm được hạnh phúc trong những sự vật bên ngoài. Hạnh phúc là ở trong chúng ta, do chính chúng ta tạo ra, và hầu như chẳng khi nào ở bên ngoài chúng ta.”

Vài đoạn trong sách :

những ý tưởng hiện đại về bình đẳng xã hội và cơ sở tâm lí của lịch sử

Nguồn gốc và sự phát triển của ý tưởng bình đẳng – Những hậu quả mà ý tưởng này đã sản sinh – Việc áp dụng ý tưởng này đã trả giá như thế nào – Ảnh hưởng hiện nay của ý tưởng bình đẳng này đối với dân chúng – Những vấn đề được đề cập trong cuốn sách này – Tìm kiếm những nhân tố chủ yếu trong sự tiến hoá tổng quát của các dân tộc – Có phải sự tiến hoá này phát xuất từ những thiết chế? – Những yếu tố của mỗi nền văn minh: thiết chế, nghệ thuật, tín ngưỡng, v.v… và phải chăng không có nền tảng tâm lí nhất định đặc biệt cho mỗi dân tộc? – Yếu tố tình cờ trong lịch sử và những định luật vĩnh cửu của nó.

Văn minh của một dân tộc dựa trên một số ít các ý tưởng nền tảng. Từ những ý tưởng này phát xuất ra các thiết chế, nền văn học, và nghệ thuật của những dân tộc đó. Hình thành rất chậm, những ý tưởng này cũng biến mất rất chậm. Từ rất lâu, các ý tưởng này đã trở thành những sai lầm hiển nhiên đối với những tinh thần ham hiểu biết nhưngđối với dân chúng, các ý tưởng này vẫn còn là những chân lí không thể tranh cãi và vẫn tiếp diễn công cuộc của mình trong sâu thẳm mỗi quốc gia. Nếu áp đặt một ý tưởng mới là rất khó thì cũng khó không kém để huỷ diệt một ý tưởng xưa cũ. Loài người luôn luôn bám chặt một cách liều mạng vào những ý tưởng đã chết và vào những thần linh đã chết.

Chỉ mới một thế kỉ rưỡi khi các triết gia, vốn mù mờ về lịch sử nguyên thủy của con người, về những biến thiên của cấu tạo tinh thần của con người và những định luật về di truyền, đã quăng ra thế giới cái ý tưởng về sự bình đẳng của các cá nhân và các chủng tộc.

Rất cuốn hút với quần chúng, ý tưởng này cuối cùng đã nảy mầm trong trí óc họ và chẳng mấy chốc là đơm hoa kết trái. Nó đã lay động những nền tảng của các xã hội cũ, gây ra cuộc cách mạng kinh hoàng nhất, và đưa thế giới phương Tây vào chuỗi những co thắt bạo động mà kết cục không thể nào tiên đoán được.

Hiển nhiên, một số sự bất bình đẳng nhất định sẽ phân chia rõ rệt những cá nhân và những chủng tộc để có thể phản biện một cách nghiêm túc; nhưng người ta dễ dàng bị thuyết phục rằng những sự bất bình đẳng ấy chỉ là những hậu quả của những dị biệt về giáo dục, rằng tất cả mọi người sinh ra đều thông minh và tốt lành như nhau, và rằng chỉ những thiết chế mới có thể làm họ sa đọa. Do đó giải pháp chữa trị rất đơn giản: tái tạo những thiết chế và ban cho mọi người một sự giáo dục đồng nhất. Chính vì thế mà cuối cùng nó trở thành những liều thuốc thần hiệu vĩ đại cho những nền dân chủ hiện đại, phương tiện chữa trị cho những sự bất bình đẳng va chạm với những nguyên lí bất tử là những thần thánh duy nhất vẫn còn sống sót tới ngày nay.

Và khoa học, với sự tiến bộ của mình, đã chứng minh sự phù phiếm của những lí thuyết về bình đẳng và phô ra cho thấy vực thẳm tinh thần được tạo từ trong quá khứ giữa những cá nhân và các chủng tộc sẽ chỉ có thể được lấp đầy bằng những tích lũy di truyền hết sức chậm chạp. Khoa tâm lí học hiện đại, cùng với những bài học khắt khe của kinh nghiệm, đã cho thấy những thiết chế và giáo dục phù hợp với vài cá nhân và dân tộc này lại rất độc hại cho những dân tộc khác. Nhưng các triết gia không có quyền lực để thủ tiêu những ý tưởng đã được lan truyền ra thế giới, ngay cả khi họ nhận thấy chúng sai lầm. Như con sông đã tràn bờ mà không một con đê nào có thể ngăn giữ, ý tưởng bình đẳng theo đuổi dòng chảy tàn phá của nó, và không gì có thể cản được nó.

Cái khái niệm ảo tưởng về con người bình đẳng đã lay động thế giới, khơi dậy ở Châu Âu một cuộc cách mạng khổng lồ, ném Châu Mỹ vào cuộc chiến đẫm máu để đoạn tuyệt với Đế chế Anh và đưa tất cả những thuộc địa của Pháp vào sự suy đồi đáng than trách, không hề có một nhà tâm lí học nào, một du khách hay một chính khách ít nhiều hiểu biết lại không nhận ra rằng nó quá sai lầm; tuy thế rất ít người dám chiến đấu với nó.

Mặt khác, sẽ còn lâu mới bước vào giai đoạn tàn lụi, ý tưởng về bình đẳng vẫn tiếp tục tiến triển. Chính vì nhân danh nó mà chủ nghĩa xã hội, dường như chẳng bao lâu nữa sẽ nô lệ hoá phần lớn các dân tộc của phương Tây, mạo nhận là bảo đảm hạnh phúc cho họ. Chính vì nhân danh nó mà người phụ nữ hiện đại, quên đi những dị biệt tâm lý sâu xa khiến họ khác biệt với đàn ông, cũng đòi hỏi những quyền và sự giáo dục như đàn ông, và nếu thành công, họ sẽ biến phái nam của Châu Âu thành một kẻ du mục không tổ ấm, không gia đình.

Quần chúng không hề quan tâm đến các đảo lộn chính trị xã hội mà những nguyên lí bình đẳng đã gây ra, cũng như quan tâm đến những đảo lộn trầm trọng hơn mà chúng ắt sẽ còn gây ra nữa; còn đời sống chính trị của những chính khách đang nắm quyền hiện nay quá ngắn ngủi để khiến họ quan tâm nhiều hơn nữa. Công luận, mặt khác, đã trở thành quyền lực thống trị, và không thể không cúi đầu trước sự quyền lực ấy.

Tầm quan trọng xã hội của một ý tưởng không có thước đo thực sự ngoại trừ sức mạnh mà nó gây ảnh hưởng đến trí óc con người. Chỉ nên quan tâm về mặt triết học đến mức độ đúng đắn hoặc sai lầm mà ý tưởng truyền tải. Khi một ý tưởng đã chuyển thành cảm xúc chung của quần chúng, sẽ phải liên tục gánh chịu mọi hậu quả của ý tưởng này.

Vậy là bằng phương tiện giáo dục và thiết chế mà giấc mơ bình đẳng hiện đại toan tính dùng để hiện thực hóa. Chính nhờ những thứ đó mà khi cải tạo những định luật bất công của tự nhiên, chúng ta cố sức đúc cùng một khuôn những bộ óc của người da đen ở Martinique, ở Guadeloupe, ở Sécnégal1, đầu óc những người ở Algérie, và cuối cùng là những người Châu Á. Chuyện huyễn hoặc ấy tất nhiên là hoàn toàn không thể thực hiện được, nhưng chỉ riêng kinh nghiệm của việc này đã cho thấy mối nguy của sự huyễn hoặc. Lý lẽ không có khả năng biến đổi niềm tin của con người.

Cuốn sách này có mục đích mô tả những đặc tính tâm lí cấu thành tâm hồn của các chủng tộc và cho thấy lịch sử và văn minh của một dân tộc được những tính chất này định hình như thế nào. Gạt sang bên những chi tiết, hoặc chỉ xem xét chúng khi chúng bắt buộc phải có để chứng minh nguyên lí nâng cao, chúng tôi sẽ xem xét sự hình thành và cấu tạo tinh thần của những chủng tộc lịch sử, tức là những chủng tộc hình thành không tự nhiên kể từ những thời có sử do sự tình cờ của những cuộc chinh phục, những cuộc di dân hoặc các cuộc thay đổi chính trị, và chúng tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng họ được định hình bằng cấu tạo tinh thần của chính họ. Chúng tôi sẽ ghi nhận mức độ cố định và biến thiên của các đặc tính của các chủng tộc. Chúng tôi cố gắng để khám phá xem những cá nhân và những dân tộc đang có xu hướng tiến tới bình đẳng hay ngược lại, tiến tới sự dị biệt ngày càng lớn hơn. Sau đó chúng tôi tìm kiếm những yếu tố hợp thành một nền văn minh: nghệ thuật, thiết chế, tín ngưỡng có phải là những biểu hiện trực tiếp tâm hồn của các chủng tộc, và vì lí do đó không thể chuyển từ một dân tộc này tới một dân tộc khác hay không. Sau hết chúng tôi sẽ đi đến kết luận bằng cách cố gắng xác định xem dưới ảnh hưởng của những tất yếu nào mà những nền văn minh suy tàn rồi tắt lịm. Đó là những vấn đề mà chúng tôi đã xử lí từ lâu trong nhiều tác phẩm nói về các nền văn minh Đông phương. Cuốn sách nhỏ này chỉ nên được coi như một sự tổng hợp ngắn gọn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button