Chuyên ngành

Súng, Vi Trùng Và Thép

sung vi trung va thep sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jared Diamond

Download sách Súng, Vi Trùng Và Thép ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tặng Esa, Kariniga, Omwai, Paran, Sauakari, Wiwor
cùng tất cả các bạn bè và người thầy New Guinea khác của tôi, những chủ nhân đích thực của một môi trường khắc nghiệt.

Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người

Jared Mason Diamond (10/9/1937) là nhà khoa học Mỹ và tác giả nổi tiếng với các tác phẩm: Loài tinh tinh thứ ba; Súng, vi trùng và thép; Sụp đổ; Thế giới cho đến ngày hôm qua, v.v… Tuy theo học và có bằng tiến sĩ về sinh lý học, nhưng kiến thức của ông bao trùm hầu như mọi ngành, từ kiến trúc, ngôn ngữ, khảo cổ, đến động vật học, y học. Ông cũng không phải là một học giả “tháp ngà” khi từng chu du nhiều châu lục, thậm chí sống nhiều năm ở những nơi “tận cùng thế giới” (như đảo Tân Ghi-nê, đảo Phục Sinh). Ông cũng được xếp vào hàng ngũ những nhà tư tưởng hiện đại có nhiều ảnh hưởng nhất ở Mỹ.

Từ khoảng đầu thập niên 90 đến nay, Jared Diamond luôn nung nấu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Sau hơn 13.000 năm lịch sử, tại sao sự phát triển của các giống dân trên thế giới đã trở thành quá khác nhau như ngày nay? Theo Diamond, các nhà viết sử (đơn cử ở phương Tây) đã phạm một lỗi lầm vì họ đã nhìn không đúng khuôn mặt lịch sử của loài người. Cụ thể, họ chỉ chú trọng vào các xã hội tương đối văn minh (ít nhất là có chữ viết) ở Âu Á (Eurasia) và Bắc Phi, và ngay trong dòng sử của lục địa Âu Á, họ lại chỉ tập trung vào phía Tây, ít chú ý đến các quốc gia phía Đông (nổi bật là Trung Quốc, rồi đến cả Nhật Bản và Đông Nam Á). Hơn nữa, phần lớn sử ký hiện nay chỉ nhìn vào khoảng 3.000 năm sau này, dù rằng khoảng thời gian đó chỉ là 0,1% trong chiều dài 5 triệu năm loài người có mặt trên trái đất. Theo Diamond, nhờ những tiến bộ như sinh vật học phân tử, di truyền học, sinh địa lý, khảo cổ học, và ngôn ngữ học đã đến lúc chúng ta có thể giải thích sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các nước. Và những tác phẩm của ông lần lượt xuất bản qua các năm đã làm sáng tỏ vấn đề đó.

Trong Súng, vi trùng và thép: Định mệnh của các xã hội loài người – tác phẩm đoạt giải Pulitzer năm 1997 và giải Phi Beta Kappa về khoa học – Jared Diamond đã đưa ra những minh chứng để giải thích việc tại sao các dân tộc ở một số lục địa đã có thể xâm chiếm, chinh phục hoặc chiếm chỗ những dân tộc đã có mặt từ trước ở các lục địa. Với cuốn sách này, ông đã tạo nên cuộc cách mạng về nghiên cứu lịch sử nhân loại.

Cuối năm 2004, Jared Diamond xuất bản cuốn Sụp đổ: Cách xã hội chọn thất bại hoặc thành công, vẫn với góc tiếp cận của cuốn trước, tức là dựa vào những yếu tố môi trường và cơ cấu xã hội để giải thích lịch sử của xã hội ấy. Tuy nhiên, trong khi cuốn trước tìm cách lí giải sự thống trị của văn minh Tây phương trên phần lớn thế giới, thì trong tác phẩm này, Diamond nghiền ngẫm nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của một số nền văn minh.

Thế giới cho đến ngày hôm qua: Chúng ta học được gì từ những xã hội truyền thống? Là cuốn sách mới nhất được xuất bản của Jared Diamond, tiếp tục phát triển các lý thuyết và nghiên cứu của ông về vận mệnh các xã hội loài người. Cuốn sách cung cấp một bức tranh trực diện đầy mê hoặc về quá khứ nhân loại tồn tại hàng triệu năm, một quá khứ hầu như đã biến mất, và xem xét những khác biệt giữa quá khứ và hiện tại… để trả lời câu hỏi: Chúng ta có thể học được gì từ các xã hội truyền thống để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.

Nhận thấy tầm vóc và những giá trị to lớn mà bộ sách mang lại, Alpha Books tiến hành tái bản các cuốn Súng, vi trùng và thép; Sụp đổ – từng được Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2007 trong “Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới” với sự bảo trợ của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh; xuất bản và giới thiệu tới độc giả Việt Nam cuốn Thế giới cho đến ngày hôm qua. Mong nhận được sự đón nhận và đóng góp ý kiến của bạn đọc!

Công ty Cổ phần Sách Alpha

Tại sao lịch sử thế giới giống như củ hành?

Mục đích của cuốn sách này là cung cấp một lược sử về tất cả mọi con người trong khoảng 13.000 năm trở lại đây. Câu hỏi đã khiến tôi viết ra cuốn sách này là: tại sao lịch sử đã diễn ra trên mỗi châu lục một khác? Nếu như câu hỏi này lập tức khiến bạn nhún vai cho rằng bạn sắp phải đọc một luận văn phân biệt chủng tộc thì, xin thưa, không phải vậy. Như bạn sẽ thấy, những lời đáp cho câu hỏi này tuyệt không bao hàm những sự khác biệt về chủng tộc. Cuốn sách này tập trung truy tìm những lý giải tối hậu và đẩy lùi chuỗi nhân quả lịch sử càng xa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Hầu hết những cuốn sách có mục đích điểm lại lịch sử thế giới đều tập trung vào lịch sử các xã hội có chữ viết ở lục địa Âu-Á và Bắc Phi. Các xã hội bản địa ở các vùng khác trên thế giới – châu Phi cận Sahara, châu Mỹ, Đông Nam Á hải đảo, châu Úc, New Guinea và các đảo Thái Bình Dương – chỉ được nhắc sơ qua, chủ yếu là về những gì xảy ra với họ ở giai đoạn rất muộn trong lịch sử, sau khi người châu Âu đã khám phá ra họ và chinh phục họ. Ngay cả với lục địa Âu-Á, hầu hết số trang trong sách được dành cho lịch sử phần phía Tây của Âu-Á hơn là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đông Nam Á xích đạo và các xã hội Âu-Á khác. Lịch sử trước thời điểm phát sinh chữ viết vào khoảng 3.000 năm tr.CN cũng chỉ được điểm qua vắn tắt, mặc dù nó chiếm tới 99,9% toàn bộ lịch sử năm triệu năm của loài người.

Những tường trình về lịch sử nhân loại mà diện khảo sát bị bó hẹp như vậy thường gặp ba điều bất lợi. Trước hết, vì những nguyên nhân dễ hiểu, ngày càng có nhiều người quan tâm đến các xã hội khác ngoài các xã hội phía tây lục địa Âu-Á. Nói gì thì nói, chính các xã hội “khác” kia mới bao hàm hầu hết dân số thế giới và đại đa số các nhóm dân tộc, văn hóa và ngôn ngữ trên thế giới. Một số xã hội trong đó đã trở thành – vài xã hội khác thì đang trở thành – những lực lượng kinh tế và chính trị mạnh mẽ nhất trên thế giới.

Thứ hai, nhất là đối với những người đặc biệt quan tâm đến sự hình thành thế giới hiện đại, lịch sử mà chỉ biết tự giới hạn vào những diễn biến từ sau khi chữ viết ra đời thì không thể mang tới sự hiểu biết sâu sắc được. Chẳng phải vì các xã hội trên những châu lục khác nhau đã có thể so sánh với nhau cho đến 3.000 năm tr.CN, khi các xã hội ở phía tây Âu-Á bất ngờ phát minh chữ viết và cũng lần đầu tiên bứt lên dẫn đầu trong các lĩnh vực khác. Thay vì vậy, vào khoảng 3.000 năm tr.CN, đã có những xã hội Âu-Á và Bắc Phi không chỉ manh nha có chữ viết mà còn có cả chính phủ tập trung hóa, các thành thị, sử dụng phổ biến công cụ và vũ khí bằng kim loại, sử dụng động vật thuần hóa để vận chuyển, làm sức kéo và lực cơ giới, làm nghề nông và chăn nuôi để sản xuất lương thực. Ở hầu hết hay tất cả các vùng khác trên các châu lục khác thì tại thời điểm đó không hề có một cái gì trong những thứ kể trên; một số – nhưng không phải là tất cả – những cái đó mãi về sau mới nảy sinh ở một số vùng của châu Mỹ bản địa và châu Phi hạ Sahara, nhưng chỉ trong vòng năm ngàn năm sau, và không một cái nào trong số đó phát sinh ở châu Úc thổ dân. Điều đó ắt đã cảnh báo cho ta rằng, sự thống trị của các xã hội tây Âu-Á trong thế giới hiện đại đã bắt nguồn từ trong quá khứ bất thành văn cách đây trên 3.000 năm (khi nói về sự thống trị của các xã hội phía tây lục địa Âu-Á, ý tôi muốn nói sự thống trị của bản thân các xã hội ở phía tây Âu-Á và các xã hội bắt nguồn từ họ mà ra ở các lục địa khác(1)).

Thứ ba, nếu viết sử mà chỉ tập trung vào các xã hội tây Âu-Á thì sẽ hoàn toàn bỏ qua câu hỏi lớn hiển nhiên. Câu hỏi ấy là: tại sao chính các xã hội này mới là những xã hội trở nên hùng mạnh và đổi mới một cách bất cân xứng đến như vậy? Để trả lời câu hỏi đó người ta thường viện đến những nguyên nhân trực tiếp nhất, như sự phát sinh chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa trọng thương, sự tìm tòi khoa học, công nghệ, và các vi trùng độc hại đã giết chết hàng triệu người ở các châu lục khác khi họ tiếp xúc với người Âu-Á. Nhưng tại sao tất cả các nhân tố hỗ trợ cho sự chinh phục đó chỉ phát sinh ở Âu-Á mà thôi, còn ở các lục địa khác chúng chỉ phát sinh ở mức độ thấp hơn hoặc hoàn toàn vắng mặt?

Tất cả các nhân tố trên đều chỉ là những nhân tố trực tiếp chứ không phải lời giải thích tối hậu. Tại sao chủ nghĩa tư bản không sinh sôi nảy nở tại Mexico bản địa, chủ nghĩa trọng thương không phát sinh ở châu Phi hạ Sahara, sự tìm tòi khoa học không phát triển ở Trung Quốc, công nghệ tiên tiến không nảy sinh ở Bắc Mỹ bản địa và vi trùng không ra đời ở châu Úc thổ dân? Nếu trả lời bằng cách viện tới các nhân tố văn hóa đặc thù – chẳng hạn như sự tìm tòi khoa học bị Khổng giáo bóp nghẹt ở Trung Hoa nhưng lại được người Hy Lạp hay các truyền thống Do thái-Cơ đốc giáo ở tây Âu-Á khích lệ – chúng ta vẫn sẽ tiếp tục lờ đi việc cần phải có lời giải thích tối hậu: tại sao các truyền thống như Khổng giáo không phát triển ở tây Âu-Á còn đạo đức Do Thái-Cơ đốc giáo không phát triển ở Trung Hoa? Ngoài ra, khi nói vậy, người ta vẫn lờ đi thực tế rằng cho đến khoảng 1.400 năm tr.CN nước Trung Hoa Khổng giáo đã đạt trình độ công nghệ tiên tiến hơn so với vùng tây Âu-Á.

Không thể thấu hiểu được ngay cả bản thân các xã hội tây Âu-Á nếu chỉ tập trung vào đó mà thôi. Những câu hỏi thú vị là những câu hỏi liên quan đến sự khác biệt giữa những xã hội đó với các xã hội khác. Muốn trả lời các câu hỏi đó, ta cũng cần phải hiểu tất cả các xã hội khác kia nữa; được vậy thì mới có thể đặt các xã hội tây Âu-Á vào một bối cảnh rộng hơn.

Một số độc giả có thể cảm thấy tôi đang đi từ chỗ lịch sử quy ước về phía thái cực ngược lại, bằng cách dành quá ít trang cho vùng tây Âu-Á mà nói quá nhiều về các vùng khác của thế giới. Tôi sẽ trả lời rằng, một số vùng khác kia của thế giới bao hàm rất nhiều thông tin, bởi chúng bao quát rất nhiều xã hội – và đấy là những xã hội rất khác nhau – trong một khu vực địa lý nhỏ hẹp. Với giọng điệu phê phán nhẹ nhàng, người điểm sách này đã viết rằng hình như tôi xem lịch sử thế giới như một củ hành, trong đó lịch sử hiện đại chỉ chiếm phần bề mặt, muốn hiểu lịch sử thì phải bóc dần đến các lớp bên trong. Phải, lịch sử thế giới đúng là một củ hành như vậy! Nhưng bản thân việc bóc dần từng lớp vỏ hành kia mới thật hấp dẫn, đầy thử thách – và có tầm quan trọng lớn lao đối với chúng ta ngày nay, một khi chúng ta muốn thấu hiểu những bài học của quá khứ ngõ hầu nhìn tới tương lai.

Jared Diamond


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button