Chuyên ngành

Sự Nghiệp Làm Cha

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thái Tiếu Vãn

Download sách Sự Nghiệp Làm Cha ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

KINH THÁNH VỀ DẠY CON THÀNH TÀI

Trước khi giới thiệu bản thân, tôi xin kể về sáu người con, bởi với một người chưa có thành tựu nổi bật để làm nên nghiệp lớn, “làm cha” chính là sự nghiệp và các con chính là ánh sáng huy hoàng rực rỡ nhất, là lý tưởng xuyên suốt đời tôi. Nếu có một tấm card, tôi chắc chắn sẽ in ở mặt chính:

THÁI TIẾU VÃN

NGHỀ NGHIỆP: LÀM CHA

Mặt sau in:

Con trai cả, Thái Thiên Văn, sinh năm 1967, năm 1995 nhận bằng Tiến sĩ của trường Đại học Cornell (Mỹ), hiện là một trong những Giáo sư danh dự trẻ tuổi nhất của trường Đại học Pennsylvania và đảm nhận công việc biên tập cho Hiệp hội Quỹ Quốc gia của Mỹ.

Con trai thứ hai, Thái Thiên Vũ, sinh năm 1970, được lớp tài năng của trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc cử đi học nghiên cứu sinh Tiến sĩ CASPEA do Giáo sư Lý Chính Đạo1hướng dẫn, hiện làm Phó Tổng giám đốc điều hành Công ty Goldman Sachs của Mỹ.

Con trai thứ ba, Thái Thiên Sư, tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, từng nhận được lời mời vào học tại trường Đại học St. John’s của Mỹ, hiện đang phát triển sự nghiệp ở trong nước.

Con trai thứ tư, Thái Thiên Nhuận, tốt nghiệp khoa Y, trường Đại học Y Hoa Tây, từng được Đại học Arkansas State của Mỹ nhận làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ, hiện đang chuẩn bị mở bệnh viên tư ở Thượng Hải.

Con trai thứ năm, Thái Thiên Quân, tốt nghiệp Thạc sĩ, trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, hiện đang làm việc tại Ngân hàng Kiến Thiết Trung Quốc.

Con gái út, Thái Thiên Tây, sinh năm 1977, 14 tuổi thi đỗ lớp tài năng Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, 18 tuổi thi đỗ Tiến sĩ Học viện Bách khoa Massachusetts, 22 tuổi nhận được học vị Tiến sĩ chuyên ngành Thống kê sinh vật học, trường Đại học Harvard, hiện là một trong những Phó giáo sư trẻ tuổi nhất của Đại học Harvard.

“Làm cha” – sự nghiệp bắt buộc

Có người cảm thấy ngạc nhiên, rõ ràng tôi là một bác sĩ khá có tiếng ở Thụy An, vậy sao tôi cứ nhấn mạnh sự nghiệp của mình là “làm cha”?

Tôi sinh năm 1941 trong một gia đình trí thức. Năm 1962, cha tôi mất, tôi xin nghỉ học ở khoa Vật lý trường Đại học Hàng Châu. Lúc bấy giờ, lo đủ ngày ba bữa cơm cho cả nhà cũng rất khó khăn. Trong 10 anh chị em, tôi lớn nhất, vì vậy tôi không thể không chia sẻ gánh nặng gia đình.

Khi tôi 22 tuổi, cái tuổi căng tràn sức sống và đầy ước mơ hoài bão, nhưng hiện thực cuộc sống khiến tôi dần lâm vào bế tắc. Lúc đó, tôi đã chạy đến trước mộ cha, quỳ xuống tự thề rằng, chỉ cần một chút ý chí bị nguội lạnh, tôi quyết không làm người. Tôi nhất định phải đứng dậy, nhất định phải vực dậy cả gia đình.

Năm 1967, Tiểu Tương, vợ tôi mang bầu đứa con đầu lòng. Từ khi có con, tôi đã luôn đặt hi vọng vào thế hệ sau. Một người đàn ông 26 tuổi tràn đầy nhiệt huyết vứt bỏ lý tưởng sống của mình, dồn toàn bộ tương lai vào đứa trẻ còn chưa ra đời, nghe có vẻ tức cười, nhưng đó lại chính là sự lựa chọn duy nhất của tôi khi ấy. Tôi nhận thức một cách sâu sắc rằng, cần phải giấu kín năng lực bản thân, chuyển trí tuệ, tri thức, lý tưởng của mình vào thế hệ sau, biến nó thành lợi thế phát triển của các con.

Bởi thế, tôi đổi tên thành “Thái Tiếu Vãn” với hàm ý nếu không được vui cười ở tuổi thanh xuân thì hãy để mình được mỉm cười mãn nguyện khi về già.

Cơ hội đến với người có chuẩn bị

Trong vòng 10 năm, từ năm 1967 đến năm 1977, vợ chồng tôi sinh được sáu người con, năm trai một gái. Việc có thế hệ sau với tôi không còn mang ý nghĩa nối dõi thông thường, càng không phải để có người chăm sóc lúc tuổi già, mà là để theo đuổi lý tưởng sống khác, cũng là “sự nghiệp” tôi phải cố gắng phấn đấu suốt đời.

Sau khi rời bỏ Đại học Hàng Châu, có người khuyên tôi đến đội sản xuất làm kế toán, đến xưởng sản xuất xe gỗ làm thợ mộc, đến nhà anh rể làm thợ chuốt tre, đến trường làm giáo viên thỉnh giảng, nghĩ đi nghĩ lại, tôi lựa chọn nghề của cha – không làm tướng tốt mà làm thầy thuốc giỏi.

Vì là bác sĩ tư, tôi có thể tự do bố trí thời gian để theo sát sự trưởng thành của con cái, thực hiện kế hoạch giáo dục dạy con học sớm, cho con đi học trước tuổi và học vượt lớp.

Nhiều người phản đối quan niệm giáo dục sớm nhưng bản thân tôi vẫn luôn tin tưởng và tâm niệm điều này kể từ khi đứa con đầu tiên chào đời. Người nông dân phải chọn thời điểm gieo trồng phù hợp thì mới có thu hoạch tốt. Giáo dục con cái cũng vậy, nắm bắt thời điểm tốt nhất để giáo dục là điều then chốt. Tôi đã sớm vẽ ra tương lai rõ ràng cho sự trưởng thành của bọn trẻ.

Mấy năm đầu khi mới làm nghề khám chữa bệnh, gia đình chúng tôi ở trọ trong căn nhà cổ cả trăm năm ở thôn Cửu Lý. Căn nhà hai tầng rộng 16m2, lưng quay phía nam, mặt hướng tây bắc, mùa hè thì nóng, mùa đông lại lạnh, tầng trệt làm phòng khám, tầng trên làm phòng ngủ kiêm phòng đọc sách của cả gia đình tám người. Trên tường nhà có treo chân dung các nhà khoa học nổi tiếng như Einstein, Marie Curie, Newton… Cứ có thời gian rảnh là tôi dạy con đọc sách, còn buổi tối là thời gian tự học cố định của cả nhà. Tôi và Tiểu Tương gần như hi sinh toàn bộ hoạt động vui chơi, đến cả việc cưới hỏi của họ hàng bạn bè thân thích cũng hiếm khi chúng tôi tham gia. Trời tối, cả nhà lại quây quần dưới ánh đèn, tôi đọc sách chuyên ngành, bọn trẻ xem bài vở, có chỗ nào không hiểu chúng lại hỏi tôi, ngày nào cả nhà cũng tự học đến khuya.

Mẹ Mạnh Tử chuyển nhà ba lần mới chọn được hàng xóm, còn chúng tôi cũng đã chuyển nhà nhiều lần, từ Tân Thăng chuyển đến đầu cầu Nam Trần, từ thôn Cửu Lý chuyển đến Thụy An, đều vì mục đích cho bọn trẻ được đi học trước tuổi một cách sớm nhất, thuận lợi nhất. Các con đi học khi chưa đủ tuổi, trường công lập không tiếp nhận, nên chúng tôi chọn “trường làng” cho các con học rồi sau đó lại chuyển trường cho chúng.

Con trai cả Thiên Văn sáu tuổi theo học tại trường tiểu học của thôn Cửu Lý, trường học đơn sơ đến mức không có tường bao quanh, sau đó cháu chuyển trường tới năm, sáu lần tại các trường tiểu học khác ở Tân Thặng. Thành tích học tập của Thiên Văn tốt nên tôi dự định không để cháu “học chui” mà học thẳng lên cấp hai, nhưng trường Trung học phổ thông ở Tân Thặng hạn chế về độ tuổi, nên tôi đành đi đường vòng cho cháu học lớp 6 ở trường khác, rồi quay lại trường ở Tân Thặng học tiếp. Năm lớp 8, khi phân lớp chuyên và lớp chọn, mặc dù thành tích học tốt nhưng Thiên Văn lại bị phân vào lớp thường, trong lòng tôi cảm thấy phân vân, vì vào lớp thường sẽ ảnh hưởng tới tinh thần học tập của cháu, bởi thế, tôi lại một lần nữa làm thủ tục chuyển trường cho Thiên Văn.

ĐỌC THỬ

Dưới ảnh hưởng của anh trai, Thiên Vũ mới bốn tuổi đã đòi đi học, anh ngồi nghe giảng trong lớp, còn cậu em ngồi ngoài nghe ké. Lên năm tuổi, tôi tìm cách cho Thiên Vũ đi học chính thức, 10 tuổi cháu thi đỗ vào trường Trung học cơ sở Thụy An.

Cho con học ở lớp tài năng là điều mà nhiều bậc phụ huynh không dám nghĩ tới, nhưng ngay từ khi cậu con trai cả chào đời, tôi đã vạch sẵn con đường này. Khi Thiên Vũ học lên cấp 3, tôi đánh bạo viết thư liên hệ với lớp tài năng của trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc. Ngày mùng 7 tháng 7, trường tổ chức thi tuyển sinh lớp tài năng, mùng 5 tháng 3 chúng tôi nhận được giấy báo thi. Trong thời gian 4 tháng 2 ngày, tôi cùng Thiên Vũ đã “gặm” hết sách vở của cả một năm rưỡi, và Thiên Vũ đã thi đỗ vào lớp tài năng một cách thuận lợi.

Hai cậu con trai đầu đã làm gương cho các em, con tôi cứ đứa sau lại đi học sớm hơn đứa trước, cho đến con gái út Thiên Tây, 14 tuổi đã vào học lớp tài năng trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, 22 tuổi nhận học vị Tiến sĩ của trường Đại học Harvard.

Các bậc phụ huynh thường hỏi tôi rằng, tôi có bí quyết gì để các con tôi ai cũng thành tài? Tôi nghĩ sự khác biệt là ở chỗ, tôi đã chuẩn bị sớm hơn và xa hơn những người khác, thật đúng là cơ hội đến với người có sự chuẩn bị kỹ càng.

Trở thành một người cha thành công cũng phải có nghệ thuật. Ngày nay, các bậc phụ huynh thường trách bọn trẻ quá bướng bỉnh, không chịu nghe lời bố mẹ. Theo tôi nghĩ, đó là do phương pháp dạy con của họ không đúng. Biến mong muốn của mình thành hành động tự giác của con trẻ, cần phải có kỹ năng và nghệ thuật.

Đây là quang cảnh gia đình tôi lúc 6 giờ sáng: tôi kéo đàn nhị ở tầng một, tiếng đàn nhị du dương len vào tai bọn trẻ. Ngay lập tức, bọn trẻ lục tục kéo nhau dậy. Lúc bấy giờ đài phát thanh buổi sớm có chương trình tiếng Anh, tiếng Nhật, chúng tôi âm thanh, vô hình chung bọn trẻ ngày nào cũng nghe, dần dần chúng có hứng thú với ngoại ngữ. Sau này, chúng tôi quyết định dùng chương trình phát thanh tiếng nước ngoài để đánh thức bọn trẻ.

Một truyền thống của nhà chúng tôi là sáu đứa trẻ đều có “sổ tiết kiệm” do tôi lập ra. “Sổ tiết kiệm” này không phải tiết kiệm tiền mà dùng để ghi thành tích học tập và sự tiến bộ từng bước của chúng. Cứ Tết đến, bọn trẻ lại đem những con số trên “sổ tiết kiệm” cho bố mẹ để đổi lấy tiền lẻ và vui vẻ lựa chọn những món đồ mình yêu thích.

Tất nhiên, không phải tôi chưa bao giờ gặp khó khăn trong quá trình tìm “tiếng nói chung” với các con. Cũng giống như chương trình đang được trẻ con yêu thích, khi những bộ phim “Hoắc Nguyên Giáp”, “Thiếu Lâm Tự” được trình chiếu vào đầu những năm 80, Lý Liên Kiệt trở thành thần tượng của cậu con trai thứ tư Thiên Nhuận của tôi, ngày nào cháu cũng hò hét đòi luyện võ thuật, mọi người khuyên thế nào cũng không được.

Một buổi sáng tháng 9 năm 1986, Thiên Nhuận trịnh trọng từ biệt tôi, tự tìm tới chùa Thiếu Lâm ở núi Cao Sơn – Hà Nam học võ chính thống. Trước quyết định của con trai, dù mang bao lo lắng trong lòng, tôi vẫn không ngăn cản con, mà chỉ nói: “Con là người có cá tính, thích sao làm vậy, nhưng con phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, phải để tâm quan sát xã hội.” Với tính cách bướng bỉnh, Thiên Nhuận viết ngay một bức thư đảm bảo: “Quyết không hối hận!“

Sau khi Thiên Nhuận rời nhà đi, chúng tôi vẫn thường xuyên thư từ liên lạc, cuối cùng đến một ngày, cháu viết thư rằng: “Học võ tuy có tác dụng, song trong tương lai, nắm vững kiến thức vẫn là quan trọng nhất, có lợi nhất cho xã hội.” Một năm sau khi rời nhà, Thiên Nhuận quay trở về học tiếp cấp ba, sau này cháu đã thi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng.

Bồi dưỡng nhân tài, không đào tạo mọt sách

Ngày nay, sáu đứa con tôi ai cũng thành đạt, khiến biết bao người ngưỡng mộ chúng tôi và ca ngợi các con tôi là thiên tài. Nhưng trong lòng tôi hiểu rõ nhất, trí tuệ con người không cách xa nhau quá nhiều, điều thực sự quyết định việc thành tài lại thường là những yếu tố phi trí tuệ mà mọi người thường bỏ qua, ví như ý chí, đạo đức, năng lực giao tiếp xã hội… Sở dĩ sáu đứa con tôi đều thành đạt mà không phải mọt sách là nhờ bí quyết ấy.

Động viên con cái tự lập từ nhỏ, đó chính là bước đầu tiên trong việc giáo dục con. Sáu đứa con tôi đều gọi theo thứ tự lần lượt là Mạnh Tử, Tôn Tử, Tuân Tử, Nhuận Tử, Tăng Tử (sau đổi thành Quân Tử), Tây Tử. Có người nói tôi đặt tên cho con thật ngông cuồng, song tôi muốn dùng những cái tên phi phàm này để cỗ vũ bọn trẻ có chí lớn ngay từ nhỏ.

Khi còn trẻ, tôi ngưỡng mộ nhất nhà khoa học Albert Einstein, cũng vì thế, tôi nghiền ngẫm nghiên cứu thuyết tương đối của ông và gửi công trình nghiên cứu của mình cho những nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhà khoa học Tiền Học Sâm2 đã từng viết thư khích lệ tôi. Cho nên, sau khi sinh bọn trẻ, trong nhà tôi chỗ nào cũng dán hình Einstein, Newton, Marie Curie. Các con tôi nghe đến thuộc lòng những câu chuyện liên quan đến các nhà khoa học. Con gái út Thiên Tây mới năm tuổi đã luôn miệng nói sẽ trở thành “Marie Curie của Trung Quốc”.

Để trở thành “Marie Curie của Trung Quốc”, phải có cơ thể và tinh thần khỏe mạnh. Tôi luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng của các cháu. Trong nhà không có dụng cụ thể thao, tôi tự tay đóng bàn bóng đa năng, dựng lên thành bàn bóng, đặt xuống thành giường ngủ. Tan học về, bọn trẻ cùng nhau thi đấu quanh bàn bóng.

Ngày nay, hình thức du lịch gia đình rất phổ biến còn khi đó lại là chuyện hiếm. Nhưng từ rất sớm, mùa hè năm 1978, tôi và Tiểu Tương đã tự thiết kế tuyến du lịch, dẫn Thiên Văn, Thiên Vũ, Thiên Sư, Thiên Tây đi khắp Đại Liên, Thẩm Dương, Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân, vượt sông Tống Hoa leo lên đảo Thái Dương, lại đi Xích Phong, Cẩm Châu, Bắc Kinh, Thiên Tân, Tần Hoàng Đảo, Bắc Đới Hà, Thanh Đảo, Thượng Hải. Năm 1985, không giống với cách các gia đình vẫn thường đi du lịch, cả nhà chúng tôi mang theo lương khô, nước uống, dọc đường tiện đâu ăn nghỉ ở đó, cả nhà còn chụp ảnh lưu niệm trước lời đề từ “Tận trung báo quốc” ở miếu Nhạc Vương.

Những chuyến du lịch dài ngày qua các vùng Quan Nội, Quan Ngoại, Giang Nam, Giang Bắc như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự trưởng thành của bọn trẻ. Ở trường học, so với các bạn cùng lớp, con tôi còn nhỏ tuổi, nhưng cách suy nghĩ hay kiến thức của chúng lại không hề non nớt. Ngược lại, chúng có nhiều sở thích, tầm nhìn rộng, thể hiện khả năng tự lập cao mà những đứa trẻ khác không có.

Tóm lại, chúng tôi coi việc nuôi dạy con thành tài là mục đích theo đuổi suốt cả cuộc đời, chúng tôi làm một số việc mà người khác không nghĩ hoặc không dám nghĩ tới, hi sinh một số điều mà nhiều người không muốn hoặc không dám hi sinh.

GIÁO SƯ ĐẠI HỌC HARVARD HỎI TÔI VỀ KINH NGHIỆM DẠY CON

Ngày 8 tháng 6 năm 2006, tôi và Tiểu Tương nhận được lời mời của Đại học Harvard sang tham dự lễ trao bằng Tiến sĩ của con gái Thái Thiên Tây.

Vì bận việc mà tôi và vợ đều không thể sang Mỹ tham dự lễ trao bằng Tiến sĩ của Thiên Văn và Thiên Vũ, trong lòng luôn cảm thấy áy náy, nên chúng tôi nhất định phải tham dự lễ tốt nghiệp của Thiên Tây.

Khung cảnh lễ trao bằng hoành tráng, long trọng, tôi như được mở rộng tầm mắt. Qua đọc tài liệu, tôi được biết, trường đại học danh tiếng thế giới này được sáng lập năm 1636, dài hơn lịch sử nước Mỹ một trăm năm. Harvard có trước, rồi mới đến nước Mỹ, lịch sử Đại học Harvard chính là hình ảnh thu nhỏ của lịch sử nước Mỹ. Trong vòng hơn 300 năm, Harvard đào tạo ra vô số các danh nhân và chính khách hàng đầu thế giới: 7 trong số hơn 40 Tổng thống Mỹ tốt nghiệp Đại học Harvard; Harvard còn đào tạo 38 chủ nhân của giải Nobel; các nhân vật đứng đầu của 83 trong số 800 công ty lớn nhất có mặt trên thị trường của Mỹ tốt nghiệp từ Harvard. Người giàu nhất thế giới Bill Gates3, Quốc vụ khanh Mỹ Henry Alfred Kissinger, Phó Tổng thống Gore, tác giả Hellen Keller đều đã từng học ở Harvard…

Lịch sử hào hùng khiến các sinh viên Đại học Harvard luôn tự tin và tự tôn. Không khí của buổi lễ đem lại cho mọi người cảm giác về sự vĩ đại của Harvard. Sự vĩ đại này cũng khiến tôi ngậm ngùi tiếc nuối rằng mình không được học ở ngôi trường danh tiếng này. Điều an ủi là chúng tôi đã may mắn được tận mắt chứng kiến con gái bước lên bậc Tiến sĩ trong ngôi trường vĩ đại này, đó chính là niềm vui lớn nhất trong cuộc đời tôi.

Thời gian diễn ra buổi lễ, thầy L.J. Wei, giáo viên hướng dẫn luận văn Tiến sĩ cho Thiên Tây và Giáo sư Marvin Zelen, nguyên Chủ nhiệm khoa đón tiếp chúng tôi rất nhiệt tình. Thầy L.J. Wei đã có hơn 20 năm giảng dạy tại Đại học Harvard, là một trong những Giáo sư hàng đầu về chuyên ngành Thống kê sinh vật học của trường. Thầy giới thiệu tường tận cho chúng tôi tình hình học tập và các mặt khác của Thiên Tây, ca ngợi Thiên Tây là một nhân tài ưu tú hiếm có, tiền đồ vô cùng sán lạn.

Khi chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn với ông, ông nhiệt tình nói: “Là một thầy giáo, đào tạo học trò là sự nghiệp cả đời, cũng là nghề nghiệp của tôi, nên không cần nói lời cám ơn. Ngược lại, tôi mới phải cám ơn các vị, vì các vị đã mang lại cho chúng tôi một hạt giống ưu tú, một sinh viên thực sự xuất sắc.”

Tối hôm đó, để thể hiện lòng chân thành của mình, chúng tôi bàn nhau mời hai thầy ăn cơm, việc này ở Trung Quốc gọi là “nghi lễ cám ơn thầy cô giáo”. Nhưng hai thầy đều rất lịch sự, nói chúng tôi là khách, nên để chủ nhà mời cơm và nói đó là bữa cơm tiễn cô học trò Thiên Tây.

Trong bữa ăn, hai vị Giáo sư chân thành hỏi Thiên Văn bằng tiếng Anh rằng chúng tôi đã làm cách nào để nuôi sáu người con trở thành thiên tài. Đứng trước những vị Giáo sư hàng đầu về học thuật trên thế giới, chúng tôi ngại ngần không dám bày tỏ, chỉ rất khiêm tốn nói là nhờ ý chí của con cái và phương pháp giảng dạy của các thầy giáo. Nhưng họ nhất quyết hỏi tuờng tận, nói các con tôi ai cũng thành đạt, đa phần đều là những Tiến sĩ ưu tú, nếu chỉ dựa vào ý chí của bản thân thì chưa đủ, chắc chắn phải có phương pháp khoa học, buộc tôi phải chia sẻ để họ học tập. Thiên Văn bảo tôi, quá khiêm tốn trước mặt những Giáo sư này sẽ bị coi là không lịch sự. Dưới sự khích lệ của Thiên Văn, tôi đã giới thiệu một cách tổng quát và đưa ra năm kinh nghiệm thiết thân:

Thứ nhất, coi việc nuôi dạy con thành tài là sự nghiệp của bản thân, đặt lên vị trí hàng đầu trong các công việc hàng ngày, chấp nhận hi sinh mọi thứ vì mục đích đó.

Thứ hai, dùng tình yêu để tạo không khí học tập, bồi dưỡng và hỗ trợ lòng tự trọng và sự tự tin cho con trẻ.

Thứ ba, những việc muốn con trẻ làm được trước tiên mình phải làm được. Dùng ý chí để khuyến khích ý chí phấn đấu, dùng khí phách để bồi dưỡng khí phách, dùng đạo đức cảm hóa đạo đức, dùng lý tưởng vĩ đại để hướng bọn trẻ đi theo con đường vĩ đại.

Thứ tư, dùng khó khăn để rèn ý chí, đưa ra những câu chuyện giàu triết lý thấm sâu vào tâm hồn con trẻ từ khi còn nhỏ, bồi dưỡng tinh thần kiên trì theo đuổi mục đích.

Thứ năm, dùng phương pháp khoa học hướng dẫn con trẻ học sớm, học có chọn lọc, đồng thời bồi dưỡng khả năng tự học, phát triển thế mạnh, bồi dưỡng sở thích cho con trẻ.

Nghe xong, hai Giáo sư giơ ngón tay cái biểu thị sự tán đồng và không ngớt lời ca ngợi:

“Đây chính là sự vĩ đại của văn hóa Trung Hoa. Cha mẹ có thể gửi gắm lý tưởng nhân sinh vào con cái, một gia đình bình thường có thể nuôi dưỡng được nhiều nhân tài chỉ dựa vào tinh thần theo đuổi kiên trì và một tình yêu cao đẹp, thật là điều không thể hình dung nổi.”

ĐÔI ĐIỀU TÂM SỰ VỚI CÁC BẬC PHỤ HUYNH

Những năm gần đây, với mong muốn con cái thành đạt, nhiều bậc phụ huynh thường gọi điện hoặc tới thăm chúng tôi để hỏi tôi bí quyết nuôi dạy con.

Tôi đã nhiều lần nói rõ với các bậc phụ huynh, dạy con thành tài là một quá trình gian khổ, hao tốn nhiều thể lực và tinh thần. “Bí quyết” quan trọng nhất mà chúng tôi có thể gửi gắm tới các bậc phụ huynh là:

Thứ nhất, nếu nhiều ông bố bà mẹ khác bỏ lỡ thời kỳ khai thác trí tuệ quý báu nhất của trẻ trong khoảng từ 0 – 3 tuổi, thì chúng tôi lại cho rằng có thể bắt đầu giáo dục trẻ ngay từ giai đoạn này.

Thứ hai, khi trẻ lên năm, sáu tuổi, nếu những bậc phụ huynh khác gửi gắm con mình cho những người không biết cách giáo dục hoặc những nhà trẻ không có phương pháp giáo dục khoa học, để chúng nhiễm nhiều thói quen xấu, thì chúng tôi lại lên kế hoạch làm thế nào để dạy con học sớm.

Thứ ba, trong khi các bậc phụ huynh khác phát hiện khả năng xuất sắc hơn những đứa trẻ khác của con mình khi thấy chúng đáp ứng được mọi kỳ thi và giành được các loại bằng khen ưu tú, thì chúng tôi lại nghĩ cách làm thế nào để tận dụng ưu thế, tranh thủ thời gian, để các con có thể học vượt lớp hoặc theo học lớp tài năng.

Thứ tư, nếu như các bậc phụ huynh khác luôn ca ngợi khả năng xuất chúng của con mình, vô tình tăng thêm áp lực cho con trẻ thì chúng tôi lại cố gắng hết sức không tán dương các con trước mặt người khác, tạo cho chúng môi trường không áp lực để từ đó phát triển năng lực một cách tự nhiên nhất.

Thứ năm, trong khi các bậc phụ huynh coi việc đỗ đại học là thắng lợi cuối cùng và cảm thấy hoàn toàn mãn nguyện, thì chúng tôi lại khích lệ các con rằng đỗ đại học là điểm bắt đầu trên con đường học tập, để xây nền móng cho tương lai, vì thế các con nên sớm chuẩn bị cho việc thi nghiên cứu sinh hoặc ra nước ngoài du học.

Tóm lại, chúng tôi chỉ là những bậc phụ huynh bình thường như bao người khác luôn mong con thành tài, chúng tôi không có phương pháp bí truyền nào trong quá trình nuôi dưỡng con cái, mà chúng tôi chỉ làm những việc người khác không nghĩ tới hoặc không dám nghĩ tới, hi sinh những điều mà người khác không muốn hi sinh.

Nếu bạn biết hi sinh, bạn đã giành được thành công nhất định. Chỉ khi coi việc nuôi dạy con thành tài là một sự nghiệp cần theo đuổi, bạn mới cảm nhận được giá trị mà gian khổ mang lại cho bạn là sự thỏa mãn về tinh thần và cũng là hạnh phúc lớn nhất của đời người. Kể từ khi các con cất tiếng khóc chào đời, chúng tôi đã dần truyền cho con ý nghĩa của cuộc sống và mục tiêu của đời người, chúng tôi làm tất cả mọi điều vì con, để các con cùng chúng tôi vượt qua quãng đường gập ghềnh khúc khuỷu mà vô cùng oanh liệt.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button