Chuyên ngành

Sự khủng hoảng của Hồi giáo

su khung hoang cua hoi giao sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Sự khủng hoảng của Hồi giáo ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tổng thống Bush và các chính khách phương Tây đã khá chật vật để chỉ ra rằng cuộc chiến mà nước Mỹ đang tham gia là cuôc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố – chứ không phải là chống người À rập, hoặc nói rộng hơn là chống lại người Hồi giáo, là những người được khuyến khích cùng chung sức với chúng ta trong cuộc chiến chống kẻ thù chung. Nhưng thông điệp của Usama bin Ladin thì khác hẳn. Đối với bin Ladin và những người theo ông ta đây là 1 cuộc chiến tôn giáo, 1 cuộc chiến của người Hồi giáo chống lại những kẻ vô đạo, và vì thế đương nhiên là chống lại nước Mỹ, cuờng quốc lớn nhất trong thế giới của những kẻ vô đạo.

Trong các tuyên bố của mình, bin Ladin luôn luôn dẫn chứng lịch sử. Một trong những dẫn chứng gây ấn tượng nhất được nêu trong cuốn băng video ngày 7/10/2001, về“sự ô nhục và tủi hổ“mà đạo Hồi đã phải gánh chịu trên 80 năm qua”. Đối với bối cảnh Trung đông, đa số các nhà quan sát người Mỹ – và đương nhiên, có người Âu – bối rối bắt đầu tìm hiểu cái gì đã xảy ra”trong hơn 80 năm trước” và cuối cùng đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau. Chúng ta có thể tin phần nào là những đối tượng của bin Ladin hiểu rõ ngay ý nghĩa những lời nói bóng gió này.

Vào năm 1918, đế quốc Ottoman, là đế quốc cuối cùng của các đế quốc Hồi giáo hùng mạnh bị đánh bại – thủ đô Constantinople bị chiếm đóng, quốc vương bị bắt giữ và phần lớn lãnh thổ bị các đế quốc thắng trận (Anh và Pháp) xâu xé. Các tỉnh nói tiếng A-rập thuộc đế quốc Ottoman trước kia ở vùng Lưỡi liềm phì nhiêu bị phân chia ra thành các thực thể mới, với tên gọi và biên giới mới. 2 trong số những tỉnh này, Iraq và Palestine, được đặt dưới quyền ủy trị của Anh, còn tỉnh thứ 3, Syria, thì giao cho Pháp. Sau này, nước Pháp lại chia nhỏ Syria ra làm 2 phần, một phần gọi là Liban, còn phần kia vẫn giữ tên Syria. Ngưòi Anh cũng chia Palestine ra làm 2 vùng nằm vắt 2 bên bờ sông Jordan; bờ tây thì vẫn giữ lại tên Palestine, còn phần bên kia mang tên Cisjordan.

Bán đảo Ả -rập, chủ yếu toàn núí và các vùng sa mạc khô cằn và hiểm trở, lúc đó được coi như chẳng bỏ công chiếm đóng, cho nên được phép giữ lại nền độc lập bấp bênh và chẳng nhiều nhặn gì. Người Thổ (Turkey, cuối cùng cũng giải phóng được quê hương của họ tại cao nguyên Anatolia, không phải bằng ảnh hưởng Hồi giáo mà do phong trào quốc gia thế tục do Mustafa Kemal, một tướng lãnh Ottoman được biết nhiều hơn dướí tên Kemal Ataturk. Ngay cả khi viên tướng này chiến đấu thành công để giải phóng Thổ nhỉ kỳ khỏi sự thống trị của phương Tây, ông ta cũng bước đầu chấp nhận các đường lối Tây phương, hoặc theo đường lối cách tân của ông ta. Một trong những đạo luật đầu tiên ông ban hành vào tháng 11/1922, là bãi bỏ nhà nước sultan.

Quốc vương Ottaman không những chỉ là 1 sultan, người cai trị của 1 đất nưóc cụ thể, mà còn được rộng rãi thừa nhận là Caliph, tức là người đứng đầu của tất cả người Hồi giáo Sunni, và là người cuối cùng của 1 dòng dõi quân vương được hình thành sau khi Tiên tri Muhammad chết vào năm 632 CN, và việc bổ nhiệm người kế vị Ngài, không những chỉ là người đứng đầu về tinh thần mà còn là người đứng đầu về tôn giáo và chính trị của 1 nhà nước và của cộng đồng Hồi giáo. Sau 1 thời gian ngắn thực hiện việc chế độ Caliph tách biệt với nhà nước, cuối cùng vào tháng 3/1924 người Thổ bãi bỏ hẳn chế độ Caliph.

Trong suốt 13 thế kỳ, chế độ Caliph đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng nó vẫn còn là 1 biểu tượng mạnh mẽ cho sự thống nhất, thậm chí là 1 bản sắc Hồi giáo; tòan thể thế giới Hồi giáo cảm nhận sự biến mất của nó dưới 2 mặt tấn công của đế quốc ngọai bang cùng với những kẻ cách tân trong nước. Nhiều quốc vương và lãnh đạo Hồi giáo có đưa ra một số cố gắng cầm chừng để dành cái tước hiệu bỏ trống đó, nhưng chẳng đựơc ủng hộ bao nhiêu. Nhiều người Hồi giáo vẫn còn trăn trở về sự thiếu vắng này, và có người cho rằng chính Usama bin Ladin – đã – hoặc đang – có ước vọng muốn dành chức Caliph.

Danh từ Caliph đi từ tiếng Ả -rập khalifa, có ý nghĩa vừa là“người thừa kế” và “người phụ tá”. Lúc đầu, người đứng đầu cộng đồng Hồi giáo là “khalifa của đấng tiên tri của Thượng đế”. Một số người có nhiều tham vọng hơn, đã rút ngắn tên gọi thành”Khalifa của Thượng đế”. Luận điệu đòi uy quyền tinh thần này đã bị chỉ trích nhiều và dần dần bị bỏ đi, và các nhà lãnh đạo Hồi giáo lại sử dụng rộng rãi một danh xưng tuy vẫn như cũ nhưng ý nghĩa có phần nhẹ hơn là“Cái bóng của Thượng đế trên mặt đất”. Trong phần lớn lịch sử của định chế này, những người nắm quyền Caliph thỏa mãn với 1 danh xưng khiêm tốn hơn, Almir al-Mu’mmin, thương được dịch là Đấng Thống lãnh của các tín đồ”

Những ẩn dụ lịch sử do bin Ladin nêu ra, có thể là khó hiểu đối với nhiều người Mỹ, lại khá phổ biến đối với người Hồi giáo, và chỉ có thể hiểu đúng trong khuôn khổ các nhận thức về bản sắc (identity) của vùng Trung đông, và đặt trong khung cảnh lịch sử của vùng Trung đông. Ngay cả cái quan niệm về lịch sử và bản sắc cũng cần phải được định nghĩa lại để cho người phương tây muốn hiểu rõ vùng Trung đông hiện tại. Theo kiểu nói tiếng Mỹ hiện nay, thì câu” đó là lịch sử” được sử dụng rộng rãi để gạt bỏ những cái gì không quan trọng, không liên quan đến những điều quan tâm hiện tại, và nhưng trong tình hình hiện nay, mặc dù việc dạy sử và viết sử đã được đầu tư khá nhiều, nhưng mức kiến thức chung về lịch sử của xã hội Mỹ phải nói là cực kỳ thấp.Trong khi đó, các dân tộc Hồi giáo, cũng giống như mọi người khác trên thế giới, đều được lịch sử nhào nặn, nhưng không như những người khác, họ lại có ý thức sắc sảo về lịch sử. Tuy nhiên, ý thức của họ bắt nguồn từ lúc đạo Hồi mới khởi phát, có lẽ có chút ít liên quan đến các thời kỳ trước Hồi giáo, cần thiết để giải thích những ẩn dụ lịch sử trong kinh Qu’ran và trong các truyền thuyết và biên niên Hồi giáo sơ kỳ. Đối với người Hồi giáo, thì lịch sử Hồi giáo có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn gíao và về luật pháp nữa, bởi vì nó phản ánh ý đồ của Thượng đế cho cọng đồng của Người – là những ai chấp nhận lời giáo huấn Hồi giáo và tuân thủ các luật lệ của đạo này. Lịch sử của các nước và các dân tộc không phải – Hồi giáo không có nội dung này và vì thế đối với người Hồi giáo, không hề có chút giá trị hoặc điều gì đáng chú ý gì cả. Ngay cả đến các quốc gia có những nền văn minh cổ đại giống như thế tại vùng Trung đông, sự hiểu biết về lịch sử của kẻ khác đạo (pagan history) – về tổ tiên của họ những người đã lưu truyền đền đài và chữ viết khắp nơi – cũng chỉ là phần rất nhỏ.Các ngôn ngữ và chữ viết cổ đại đều bị quên lãng, các tài liệu cổ xưa bị chôn vùi cho tới khi chúng được các nhà khảo cổ và ngữ học phương tây có óc tìm tòi phát hiện và giải mã gần đây. Nhưng từ khi Hồi giáo xuất hiện, các dân tộc Hồi giáo đã hình thành 1 nền văn chuơng lịch sử phong phú và dồi dào – thật vậy, tại nhiều nơi, ngay cả tại các quốc gia có nền văn minh cổ đại như Ấn độ, thì những trang lịch sử nghiêm túc chỉ ra đời sau khi đạo Hồi du nhập.

Nhưng lịch sử về cái gì?. Trong thế giới phương Tây, đơn vị cơ bản của 1 tổ chức con người là quốc gia (nation), mà theo thông lệ ở Mỹ chứ không phải theo châu Âu, thì hầu như đồng nghĩa với 1 đất nước (country). Quốc gia sau đó được chia nhỏ ra theo nhiều kiểu, trong đó có kiểu chia nhỏ theo tôn giáo. Tuy nhiên, theo tín đồ Hồi giáo, lại cho rằng không phải từ 1 quốc gia chia nhỏ ra theo từng nhóm tôn giáo mà chính là 1 tôn giáo chia nhỏ ra thành nhiều quốc gia. Điều này hiển nhiên một phần là do phần lớn các quốc gia-nhà nước (nation-states) hình thành tại miền trung đông hiện nay là những nước được thành lập tương đối mới, dư vị của thời đại thống trị đế quốc Anh -Mỹ tiếp sau sự thất bại của đế quốc Ottoman, và những quốc gia-nhà nước này vẫn duy trì cái khung nhà nước (state-building) và đường biên giới do những ông chủ đế quốc cũ vạch ra. Ngay cả tên gọi cũng phản ánh tính giả tạo này: Iraq là 1 tỉnh thời trung cổ với biên giới khác rất nhiều so với biên giới của nước cộng hòa hiện nay (bỏ đi vùng Lưỡng hà ở phía bắc và lấy thêm 1 mảnh đất nhỏ của miền tây Iran); tên các nước Syria, Palestine và Lybia có từ cổ đại nhưng lại không đựơc sử dụng tại vùng này trong 1 ngàn năm hay nhiều hơn nữa trước khi được đế quốc châu Âu vào thế kỷ 20 phục hồi và gán cho những đường biên giới mới và thường là khác hẳn, Algeria và Tunisia thậm chí chưa hề có trong ngôn ngữ Arập – cùng 1 từ để chỉ 1 thành phố và 1 đất nước. Điều đáng chú ý nhất là trong ngôn ngữ Ả -rập không có từ để chỉ Arabia và đất nước Saudia Arabia được gọi là “vương quốc Arập Saudi “hoặc ” bán đảo của người Arập” tùy theo tình huống. Thực ra không phải do tiếng Ả -rập là 1 ngôn ngữ nghèo nàn – mà ngược lại mới đúng – nhưng bởi vì người Arập không hề nghĩ đến việc kết hợp giữa bản sắc dân tộc và lãnh thổ. Thật vậy, trích lời Caliph ‘Umar nói với người Ả -rập ”Hãy nghiên cứu dòng dõi của mình, và đừng có giống như mấy kẻ nông phu khi được hỏi đến nguồn gốc thì lại trả lời Tôi là người từ nơi này nơi nọ“.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button