Chuyên ngành

Phương Pháp Ăn dặm Do Bé Chỉ Huy

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Gill Rapley & Tracey Murket

Download sách Phương Pháp Ăn dặm Do Bé Chỉ Huy ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Chuyên Ngành

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

GIỚI THIỆU

Đối với nhiều bậc cha mẹ, lần đầu tiên bé ăn dặm đánh dấu cột mốc trong giai đoạn phát triển – mở ra một chương mới vô cùng kỳ thú trong cuộc đời bé. Cha mẹ cầu mong bé sẽ “ăn tốt”. Họ muốn bé yêu thích thức ăn, ăn uống khoa học và họ muốn gia đình có những bữa ăn dễ chịu, không căng thẳng.

Nhưng rất nhiều phụ huynh nhận thấy những năm đầu đời trẻ tập ăn dặm, cả bé và cha mẹ không hề cảm thấy vui vẻ. Cha mẹ phải đối mặt với các rắc rối chung, từ việc giúp bé ăn thô hay tình trạng kén ăn, đến các cuộc chiến nổ ra vào bữa ăn với trẻ mới biết đi. Thông thường, các gia đình đều miễn cưỡng đành phải để bé ăn trước và chế biến thực phẩm dành riêng cho bé.

Hầu hết các em bé đều bắt đầu ăn dặm bằng cách được cha mẹ đút thìa thức ăn nghiền nhuyễn vào thời điểm thích hợp. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thích làm như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn để bé quyết định thời điểm và cách thức bắt đầu ăn dặm? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn để bé tự cầm thức ăn “phù hợp” thay vì đút thìa cho bé ăn? Nói cách khác, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn để bé tự quyết định?

Giống như rất nhiều gia đình, chắc chắn bạn và bé sẽ nhận thấy cuộc phiêu lưu này thú vị hơn. Bé sẽ cho bạn biết khi nào bé sẵn sàng, và bé sẽ cùng ăn với bạn ngay từ buổi đầu tập ăn. Bé sẽ học hỏi về thức ăn có lợi cho sức khỏe, bằng cách nếm, ăn thử và tự ăn – không phải cháo đặc hay thực phẩm xay nhuyễn, mà là thức ăn đích thực. Bé sẽ có thể làm được tất cả những điều này từ khi được 6 tháng tuổi.

Phương pháp ăn dặm do bé chỉ huy[1] (BLW) sẽ phát triển kĩ năng nhai của bé, kĩ năng cầm tay thuận và phối hợp tay – mắt. Với sự trợ giúp của bạn, bé sẽ khám phá ra một loạt các món ăn có lợi cho sức khỏe và học được các kĩ năng xã hội quan trọng. Bé sẽ ăn theo nhu cầu, giúp bé ít có nguy cơ bị thừa cân khi lớn. Nhưng trên hết, bé sẽ thích – và kết quả là bé sẽ vui vẻ và hào hứng khi đến giờ ăn.

[1] Baby-led Weaning (BLW).

BLW an toàn, tự nhiên và dễ dàng – cũng giống như hầu hết các ý tưởng hay khác về kỹ năng nuôi con, phương pháp này không hề mới. Chính các bậc cha mẹ trên khắp thế giới phát hiện ra phương pháp này, chỉ đơn thuần bằng cách quan sát bé. BLW đem lại hiệu quả, bất kể bé đang bú sữa mẹ hay uống sữa bột, hay vừa bú mẹ vừa uống sữa bột. Và, theo các bậc cha mẹ từng thử cả phương pháp BLW và và đút cho bé ăn, phương pháp ăn cho phép bé chỉ huy sẽ dễ dàng và thú vị hơn.

Rõ ràng việc cho bé tự bốc thức ăn từ khi 6 tháng tuổi không phải là một sự thay đổi to lớn. Điểm khác biệt của BLW là bé chỉ được dùng tay ăn, biến cháo xay và ăn bằng thìa trở thành chuyện của dĩ vãng.

Sách này sẽ cho bạn thấy tại sao BLW là phương pháp khoa học giúp bé tập ăn dặm và tại sao lại hợp lý khi bạn tin tưởng vào kĩ năng và bản năng của bé. Cuốn sách sẽ cung cấp mẹo giúp bạn khởi động và kỳ vọng; đồng thời giúp bạn khám phá một trong những bí mật được giữ tốt nhất về phương pháp nuôi con không căng thẳng.

Với phương pháp BLW, không có chương trình nào để bạn tuân thủ và không có giai đoạn nào để hoàn thành. Bé của bạn sẽ không phải chật vật làm quen với bột, thức ăn nghiền nhuyễn và lổn nhổn trước khi bé được phép ăn thức ăn “đích thực” – và bạn không phải tuân thủ lịch trình phức tạp của các bữa ăn. Thay vào đó, bạn sẽ được thư giãn và hưởng thụ niềm vui từ cuộc phiêu lưu của bé với đồ ăn.

Hầu hết các cuốn sách hướng dẫn bé ăn dặm đều ghi rõ công thức và thực đơn chuẩn bị, cuốn sách này thì khác. Cuốn sách đề cập sâu đến cách thức để bé tự ăn, thay vì thứ được cho bé ăn. Lập kế hoạch “bữa ăn cho bé” khiến bé không thể ăn thức ăn thông thường của gia đình, hoặc đồ ăn của bé phải được chuẩn bị riêng. Nhưng hầu hết các thực đơn trong sách hướng dẫn nấu ăn đều có thể được điều chỉnh dễ dàng để bé 6 tháng tuổi của bạn có thể cùng ăn. Chỉ cần chế độ ăn của gia đình bạn khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, không cần thiết phải chuẩn bị món ăn riêng cho bé.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nêu một số gợi ý đối với các thức ăn khoa học cho bé trong giai đoạn đầu và thức ăn nên tránh, nhằm giúp bạn khởi động suôn sẻ. Và, bởi vì rất nhiều cha mẹ coi phương pháp BLW là cơ hội để nhìn xem họ ăn gì, chúng tôi cũng hướng dẫn cách thức đảm bảo bữa ăn lành mạnh và cân bằng dành cho cả gia đình. Vì vậy, nếu bạn đang sống dựa vào đồ ăn vặt hoặc đồ ăn nấu sẵn, bạn có thể vận dụng cuốn sách này để thay đổi cách sống.

Phương pháp BLW có thể trở thành niềm vui lớn dành cho bạn và bé. Nếu bạn chưa thấy em bé nào bắt đầu ăn dặm theo phương pháp này, có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé thuần thục xử lý các loại thức ăn khác nhau và bé rất ưa mạo hiểm với các mùi vị thức ăn mới, nếu so với các bé khác. Các bé vui hơn khi tự làm mọi việc cho mình – và điều đó sẽ giúp bé học hỏi.

Rất nhiều phụ huynh áp dụng phương pháp BLW đã chia sẻ kinh nghiệm để chúng tôi viết cuốn sách này. Một số cha mẹ từng thấy khó khăn khi phải cho bé ăn bằng thìa; một số người tìm đến BLW trong cơn tức giận khi bé 6 tháng tuổi từ chối không chịu ăn đút thìa. Một số người mới làm mẹ lần đầu và bị hấp dẫn bởi phương pháp BLW – đây là phương thức tập cho bé ăn dặm rất nhẹ nhàng và được đúc kết dựa trên kinh nghiệm. Rất nhiều lần chúng tôi nghe được rằng, các em bé của họ cực kỳ thích phương pháp này, giúp bé ăn vui vẻ và hòa đồng.

Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn khám phá sự dễ dàng trong giai đoạn chuyển tiếp của bé sang bữa ăn gia đình, và cách thức áp dụng phương pháp BLW có thể tạo nền tảng suốt đời cho chế độ ăn lành mạnh, thú vị cho bé.

Lưu ý: Xuyên suốt cuốn sách này, chúng tôi cố gắng tạo sự cân bằng giới tính bằng cách sử dụng linh hoạt từ “bé” dành cho cả bé trai và bé gái. Cuốn sách không ám chỉ bất kỳ sự phân biệt nào giữa bé trai và bé gái.

ĐỌC THỬ

1 THẾ NÀO LÀ PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM BÉ CHỈ HUY?

“Dường như đối với hầu hết cha mẹ, việc ăn uống của trẻ là một cơn ác mộng. Với Emily, chúng tôi không phải đối mặt với cuộc chiến mệt mỏi đó. Chúng tôi thực sự yêu thích giờ ăn. Với gia đình tôi, thức ăn không phải là vấn đề.”

Jess, mẹ bé Emily 2 tuổi

“Sẽ dễ hơn nhiều khi cho bé tập ăn cùng loại thức ăn của người lớn. Tôi đã rất lo lắng khi Ben đến tuổi ăn dặm, nhưng giờ tôi không còn lo lắng liệu Ben có ăn hay không nữa. Việc này rất tự nhiên – và vui vẻ hơn nhiều.”
Sam, mẹ bé Bella 8 tuổi, Alex 5 tuổi và Ben 8 tháng tuổi

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là sự thay đổi dần dần của bé, chuyển từ việc chỉ ăn sữa mẹ hoặc sữa bột sang ăn thêm các loại thức ăn khác. Sự thay đổi này mất tối thiểu 6 tháng nhưng cũng có thể kéo dài vài năm, đặc biệt là đối với các bé bú mẹ. Cuốn sách này viết về giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, có nghĩa là với lần đầu tiên bé ăn dặm.

Những món ăn dặm đầu tiên – đôi khi còn được gọi là thức ăn bổ sung – không có nghĩa là thay thế sữa mẹ hoặc sữa bột, thay vào đó, sẽ bổ sung cho chế độ ăn này, để bữa ăn của bé ngày càng thêm đa dạng.

Trong hầu hết các gia đình, thời điểm ăn dặm do cha mẹ quyết định. Khi cha mẹ bắt đầu đút thìa cho bé ăn, họ cũng quyết định thời điểm và cách thức bé bắt đầu ăn dặm; khi họ không còn cho bé bú mẹ hoặc bú bình, họ quyết định thời điểm cai sữa. Bạn có thể gọi đó là ăn dặm do-cha-mẹ-quyết-định. Ăn dặm do-bé- quyết-định lại khác. Phương pháp này cho phép bé dẫn dắt toàn bộ quá trình, bằng cách bé vận dụng bản năng và khả năng của mình. Bé quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình ăn dặm. Mặc dù việc này có vẻ kì cục, nhưng nó sẽ có ý nghĩa tuyệt đối khi bạn quan sát kĩ phương thức phát triển của bé.

Tại sao BLW lại khác biệt?

Khi nghĩ đến việc cho bé tập ăn dặm, mọi người thường hình dung thấy hình ảnh người lớn cầm thìa, đút cho bé ăn một vài thìa táo hoặc cà rốt xay nhuyễn. Có lúc bé sẽ háo hức há miệng để đón nhận thìa – nhưng bé cũng sẽ nhanh chóng nhè thức ăn, hất thìa, khóc hoặc không chịu ăn. Rất nhiều cha mẹ đành phải áp dụng trò chơi – “Tàu đến rồi đây!” – với nỗ lực thuyết phục bé chấp nhận thức ăn và thường thức ăn và giờ ăn của bé khác với gia đình.
Tại các nước phương Tây, phương pháp cho bé ăn như trên khá phổ biến, đến mức cho ăn bằng thìa trở thành phương thức thông thường để chuẩn bị ăn dặm. Các định nghĩa trong từ điển về việc cho ăn bằng thìa bao gồm: “giúp đỡ hoặc dạy (ai) quá nhiều đến nỗi người đó không tự suy nghĩ được nữa” và “đối xử (với người khác) theo cách thức ngăn cản ý nghĩ hoặc hành động tự lập.” Trong khi đó, phương pháp BLW khuyến khích thái độ tự tin và tính độc lập của bé bằng cách tuân theo tín hiệu của bé. Giai đoạn ăn dặm bắt đầu khi bé biểu hiện có thể tự ăn, và tiến triển theo nhịp độ riêng của bé. Việc này cho phép bé làm theo bản năng để bắt chước cha mẹ và các anh chị, bé phát triển kĩ năng ăn một cách tự nhiên, thú vị, đồng thời trong quá trình đó giúp bé học hỏi.

Nếu được tạo cho cơ hội, hầu hết các bé sẽ cho cha mẹ biết rằng các bé đã sẵn sàng cho món ăn khác ngoài sữa, chỉ bằng cách cầm một mẩu thức ăn và đưa vào miệng. Các bé không cần cha mẹ quyết định khi nào nên bắt đầu ăn dặm, và bé không cần phải được đút thìa; các bé có thể tự làm được.

Dưới đây là phương pháp BLW:
• Bé ngồi với cả gia đình khi đến giờ ăn và gia nhập khi bé sẵn sàng.
• Bé được khuyến khích khám phá thức ăn ngay khi cảm thấy thích thú, bằng cách cầm tay – ban đầu, dù bé có ăn hay không cũng không quan trọng.
• Thức ăn được xắt thành miếng có kích thước và hình dạng phù hợp cho bé dễ cầm nắm, thay vì món ăn sền sệt hoặc tán nhuyễn.
• Bé tự ăn ngay từ đầu, thay vì được người khác đút thìa.
• Bé tùy nghi quyết định lượng thức ăn, và bé nhanh chóng mở rộng các loại thức ăn mà bé ưa thích.
• Bé tiếp tục được bú sữa (sữa mẹ hoặc sữa bột) mỗi khi bé muốn và bé tự quyết định thời điểm giảm các cữ bú.

Kinh nghiệm đầu đời khi ăn dặm có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của bé về bữa ăn trong nhiều năm sau đó, vì vậy sẽ rất có ý nghĩa khi bạn giúp các bé cảm thấy thích thú. Nhưng đối với nhiều bé và nhiều cha mẹ, ăn dặm không được thú vị cho lắm. Đương nhiên, không phải tất cả các bé đều phản đối khi được cho ăn bằng thìa theo lối truyền thống, nhưng rất nhiều bé đành cam chịu phải ăn thay vì thực sự ham thích. Mặt khác, dường như các bé được phép tự ăn và ăn chung với gia đình đều yêu thích giờ ăn.

“Khi Ryan khoảng 6 tháng tuổi, tôi và một nhóm các mẹ có con cùng độ tuổi kéo nhau ra ngoài. Các mẹ bận bịu đút bột cho các con và dùng thìa vét quanh miệng để đảm bảo tất cả thức ăn đều đi vào miệng bé. Hình như họ tự biến cuộc sống trở nên khó khăn đến vậy, và chị sẽ thấy đám con nít không thích trò này chút nào.”

Suzannne, mẹ bé Ryan 2 tuổi

Tại sao phương pháp BLW lại hợp lý?

Các bé bò, đi và nói khi đã sẵn sàng. Các dấu mốc phát triển này sẽ không đến sớm hơn – với điều kiện bé được trao cơ hội – và cũng không muộn hơn thời điểm thích hợp với bé. Khi bạn đặt bé mới sinh xuống sàn để bé tập đá chân, tức là bạn tạo cho bé cơ hội tập lẫy. Khi bé có thể lẫy, bé sẽ lẫy. Bạn cũng sẽ tạo cho bé cơ hội tập đứng lên và bước đi. Việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nhưng nếu bạn tiếp tục cho bé cơ hội, bé sẽ làm được. Vậy thì tại sao không thể làm vậy với phương pháp cho bé ăn?

Các em bé khỏe mạnh có thể tự bú mẹ ngay khi chào đời. 6 tháng tuổi, bé có thể giơ tay cầm các mẩu thức ăn và đưa vào miệng. Sau nhiều năm, chúng ta biết quá rõ bé có thể làm việc này, và cha mẹ được khuyến khích tập cho bé làm quen với việc bốc ăn từ khi bé 6 tháng tuổi. Vì các bé có thể tự bốc ăn từ lúc 6 tháng nên dường như không cần phải cho bé ăn thức ăn tán nhuyễn.

Tuy nhiên, mặc dù chúng ta biết rõ các bé có bản năng và khả năng tự ăn vào thời điểm thích hợp, nhưng đút thìa vẫn là phương pháp mà hầu hết các bé được cho ăn trong năm đầu tiên – và đôi khi kéo dài lâu hơn nữa.

Khi nào bé nên bắt đầu ăn dặm?

Hiện nay, độ tuổi khuyến nghị để bắt đầu ăn dặm là 6 tháng. Trước khi đạt độ tuổi này, các em bé khó có thể tiêu hóa các loại thức ăn, trừ sữa. Cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi không tốt cho bé, bởi vì:
• Thức ăn dặm không có nhiều chất dinh dưỡng và calo như sữa mẹ hoặc sữa bột. Dạ dày của bé còn nhỏ và cần nguồn dinh dưỡng, calo dễ tiêu hóa, giúp bé phát triển tốt; chỉ sữa mẹ hoặc sữa bột mới cung cấp đủ các dưỡng chất này.
• Hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận các chất bổ dưỡng của thức ăn dặm, vì vậy các thức ăn này sẽ theo phân ra ngoài mà không góp phần nuôi dưỡng cơ thể bé.
• Nếu bé ăn dặm quá sớm, bé sẽ uống ít sữa, khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng hơn.
• Các bé ăn dặm sớm bị nhiễm khuẩn nhiều hơn và có nguy cơ dị ứng cao hơn các bé uống sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bởi hệ miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển trọn vẹn.

Theo nghiên cứu, cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi khiến sau này bé dễ mắc các nhân tố gây bệnh tim mạch, ví dụ như bệnh huyết áp cao.

Năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, nếu có thể, tất cả các em bé nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và sau giai đoạn đó mới cho bé tập ăn dặm

Nhận biết thời điểm bắt đầu ăn dặm

Các dấu hiệu sẵn sàng giả

Trong suốt nhiều năm liền, các bậc cha mẹ được khuyên nên tìm kiếm các dấu hiệu phát hiện thời điểm bé sẵn sàng ăn dặm. Hầu hết các dấu hiệu chỉ là một phần trong quá trình phát triển bình thường và liên quan đến độ tuổi của bé chứ không phải là các dấu hiệu biểu hiện bé sẵn sàng ăn dặm. Và có một số “dấu hiệu sẵn sàng” không đáng tin để chỉ dẫn thời điểm bắt đầu ăn dặm, nhưng rất nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng các dấu hiệu đó cho thấy bé cần thêm thức ăn ngoài sữa:
• Tỉnh giấc đêm. Rất nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm sớm với hi vọng việc này sẽ giúp bé ngủ ngon cả đêm. Họ cho rằng bé tỉnh giấc vì đói; nhưng bé tỉnh giấc đêm vì rất nhiều lý do, và không có bằng chứng cho thấy cho bé ăn dặm sẽ xử lý được rắc rối này. Nếu thực sự đói, các bé dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ nhiều hơn (hoặc uống nhiều sữa bột hơn), chứ không phải thức ăn dặm.
• Chậm tăng cân. Đây là lý do phổ biến khiến cha mẹ được khuyên nên cho bé ăn dặm sớm, nhưng nghiên cứu cho thấy tăng cân chậm là bình thường với các bé 4 tháng tuổi, đặc biệt là các bé bú mẹ. Đây không phải dấu hiệu bé cần ăn dặm.
• Bé nhìn cha mẹ ăn. Từ 4 tháng tuổi bé rất hào hứng với các hoạt động thường nhật trong gia đình, ví dụ như mặc đồ, cạo râu, chải răng và ăn. Nhưng bé chưa hiểu ý nghĩa của các hoạt động này – chỉ là bé hiếu kỳ thôi.
• Bé tóm tém miệng. Các bé đang học cách sử dụng miệng rất thích tập kĩ năng này, giúp bé học nói và học ăn. Miệng tóm tém là một phần giúp bé chuẩn bị cho giai đoạn ăn dặm, nhưng không có nghĩa là bé đã sẵn sàng ăn dặm.
• Bé còi cọc. Khi các em bé còi cọc, hoặc là do cơ thể bé còi, hoặc là do bé cần nhiều dinh dưỡng hơn. Nhưng nếu bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa bột mới là thứ bé cần để “tăng cân”, không phải thức ăn dặm. Ngoại lệ duy nhất là các bé sinh non, và một số các bé này cần thêm dinh dưỡng trước 6 tháng tuổi
• Bé bụ bẫm. Các em bé sinh ra đã bụ bẫm (hoặc tăng cân rất nhanh) không cần thêm thức ăn. Các bé bụ bẫm hoặc do gien hoặc trong một số trường hợp (đặc biệt là đối với các bé bú sữa bột) là do bé được cho uống nhiều sữa hơn mức cần thiết của cơ thể. Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé không hoàn thiện hơn các bé khác, vì vậy bé cũng đối mặt với rủi ro tương tự về sức khỏe nếu bé ăn dặm sớm. Quan niệm cho rằng các em bé bụ bẫm cần được ăn dặm sớm xuất hiện từ những năm 1950 và 1960, khi người ta nhầm tin rằng khi bé đạt trọng lượng nhất định (thường là 5,5 kg) bé cần được ăn dặm. Trong 6 tháng đầu, bé chỉ cần bú sữa – dù bé còi hay bụ bẫm. Trọng lượng không quan trọng.

“Tôi không hiểu sao mọi người lại nói: ‘Ô, thằng bé bụ quá, nó cần ăn thêm, cô nên cho nó ăn dặm đi,’ bởi thức ăn mà hầu hết các mẹ bắt đầu cho bé ăn là lê, bí xanh hầm và cà rốt, trong khi người ta chỉ ăn các món này khi ăn kiêng thôi.”

Holly, mẹ bé Ava 7 tuổi, bé Archie 4 tuổi và bé Glen 6 tháng tuổi

Các dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Cách đáng tin nhất để biết liệu bé đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa là hãy tìm kiếm các dấu hiệu trùng khớp với những thay đổi quan trọng trong cơ thể bé, giúp bé đối phó với thay đổi (tức là sự phát triển của hệ miễn dịch hệ tiêu hóa và miệng của bé.) Nếu bé có thể tự ngồi, thò tay cầm đồ vật, đưa nhanh và chính xác vào miệng; nếu bé gặm đồ chơi và nhai nhóp nhép, đó chính là lúc bé sẵn sàng khám phá thức ăn dặm.

Nhưng dấu hiệu tốt nhất cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm là khi bé tự đưa thức ăn vào miệng – và bé chỉ có thể làm vậy nếu được trao cơ hội.

“Khi bé ngồi trong lòng bạn và cầm một nắm đồ ăn trong đĩa, bé nhai và nuốt, đó chính là lúc người lớn cần đặt đĩa gần bé hơn.”

Gabrielle Palmer, tác giả, chuyên gia dinh dưỡng

Tại sao một số loại thực phẩm được dán nhãn là phù hợp cho bé 4 tháng tuổi?

Trở lại năm 1994, khi Bộ Y tế Anh quốc thay đổi khuyến nghị đối với độ tuổi tối thiểu để cho bé tập ăn dặm từ 3 tháng tuổi lên 4 tháng tuổi, một văn bản luật nhanh chóng được thông qua nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống cho trẻ em ghi nhãn mác rằng sản phẩm của họ có thể dùng cho các bé dưới 4 tháng tuổi.
Năm 2003, Anh quốc khuyến nghị độ tuổi tối thiểu thay đổi từ 4 tháng lên 6 tháng nhưng văn bản luật không đưa ra bất kì thay đổi nào, vì vậy các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống cho trẻ em tự do quảng bá các sản phẩm dành cho các em bé mới 4 tháng tuổi. Kết quả là rất nhiều cha mẹ hoang mang – họ không biết rằng các khuyến nghị chính thức đã thay đổi, hoặc nếu có biết, họ cũng không hiểu được tầm quan trọng của việc bú mẹ hoặc bú sữa công thức dưới 6 tháng tuổi. Vậy là họ tiếp tục mua thực phẩm cho các em bé chưa đến tuổi để ăn món đó.
Một bộ quy tắc ứng xử tự nguyện (Quy tắc Quốc tế về tiếp thị sản phẩm thay thế sữa mẹ) nghiêm cấm hành vi quảng bá mọi thực phẩm hoặc đồ uống dành cho bé dưới 6 tháng tuổi và hầu như tất cả các quốc gia đều ký tên vào bộ Quy tắc này. Nhưng tại nhiều quốc gia, trong đó có Anh quốc, phần nhiều Quy tắc ứng xử này vẫn mang tính chất tự nguyện – hay nói cách khác, ngành công nghiệp thực phẩm không phải tuân thủ đúng quy tắc này. Vì vậy, trước khi luật được thay đổi, một số thực phẩm nhũ nhi1 vẫn được dán nhãn “phù hợp cho bé 4 tháng tuổi trở lên.”

Câu chuyện BLW

Ax vẫn luôn nặng cân hơn so với tuổi, thằng bé đạt phân vị thứ 98. Vì vậy, tôi vẫn luôn nghe người ta nói này nọ về các em bé bụ bẫm, rằng bé nhanh đói hơn và cần ăn dặm từ 4 tháng tuổi, vân vân và vân vân. Nhưng tôi vẫn để bé chỉ dẫn cho mình.

Mặc dù bụ bẫm, nhưng dường như bé không thực sự thèm ăn. Chỉ cần nhìn phân của bé tôi cũng biết rằng bé chỉ ăn thứ gì đó khi được khoảng 8 tháng tuổi, và tôi nghĩ phải đến khi 10 tháng bé mới ăn nhiều.

Tôi thực sự coi 6 tháng đầu tiên tập ăn dặm theo phương pháp BLW là cơ hội để bé khám phá hương vị và hình dáng thức ăn, vì vậy, so với bạn bè cho con ăn thức ăn tán nhuyễn, tôi không hề lo lắng khi mình không biết rõ con ăn được bao nhiêu. Tôi nghĩ rằng, khi cho bé tập ăn theo phương pháp này, áp lực sẽ không còn nữa, sự thực là vậy. Tôi cũng từng thử đút thìa cho các cháu họ ăn, và các bé luôn phải ăn cho hết lượng thức ăn trong đĩa, tôi cảm thấy vô cùng căng thẳng khi các bé quyết định không ăn nữa.

Với phương pháp BLW, ban đầu bạn phải bình tĩnh và cho phép bé tự bắt nhịp theo tốc độ của riêng bé. Bạn dễ dàng nghĩ rằng bé không ăn gì hết, bé sẽ đói meo và rằng bạn cần phải cho bé ăn món gì đó. Trước đây tôi vẫn thường nghĩ: “Tại sao mình phải lo nhỉ? So với một nửa củ cà rốt, sữa mẹ tốt cho con hơn nhiều.” Tôi cho rằng bé nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Thằng bé bú mỗi khi nó muốn và hai việc này rất ăn khớp với nhau.

Charlotte, mẹ bé Max 16 tháng tuổi

(1) Giai đoạn từ 2 đến 12 tháng tuổi.

Phương pháp BLW không mới

Có thể bạn đang đọc cuốn sách và nghĩ, “Tôi cũng thực hiện phương pháp này rồi – chẳng có gì mới cả.” Bạn nói đúng. BLW không mới, nhưng nói về phương pháp này quả thực là mới.

Rất nhiều cha mẹ, nhất là những người có hơn ba đứa con, gần như vô tình phát hiện ra rằng cho phép bé chỉ huy sẽ giúp cuộc sống gia đình dễ dàng và thú vị hơn. Câu chuyện của họ thường bắt đầu thế này: với đứa con đầu lòng, họ làm theo mọi lời khuyên và nhận thấy cho bé ăn dặm cần rất nhiều sự kiên nhẫn để đổi lại phần thưởng rất nhỏ mọn. Họ thấy thoải mái hơn một chút với đứa con thứ hai, phá vỡ một số “quy tắc” và phát hiện ra rằng việc cho con ăn dặm dễ dàng hơn một chút. Đến khi bé thứ 3 chào đời, họ bận rộn đến mức “để bé tự làm quen”.

Đứa con đầu lòng – được cho ăn bằng thìa theo đúng những lời chỉ dẫn – trở nên kén ăn. Em bé thứ hai bớt kén chọn hơn, còn em bé thứ ba “ăn ngoan hơn” rõ rệt so với anh chị – ít kén ăn và thích khám phá đồ ăn hơn. Vậy là cha mẹ đã phát hiện ra BLW. Thật không may, do lo sợ người khác sẽ nghĩ mình là cha mẹ tồi – hoặc đơn giản là lười biếng – họ không kể với ai về phương pháp này.

“Càng nói chuyện với nhiều người, tôi càng nhận ra rằng tập cho bé ăn dặm theo phương pháp này không phải là ý tưởng mới. Rất nhiều người nói: ‘Thật ra hồi trước tôi cũng áp dụng đấy, nhưng tôi không nói ra thôi.’ Các bậc cha mẹ áp dụng phương pháp này suốt nhiều năm rồi chỉ có điều phương pháp này không có một cái tên cụ thể thôi.”

Clare, mẹ bé Louise 7 tháng tuổi

Sơ lược lịch sử về phương pháp BLW

Về mặt lịch sử, mãi đến cuối thế kỉ 19 mới có một chút thông tin liên quan đến phương pháp cho bé tập ăn dặm; kĩ năng và kiến thức nuôi con được truyền từ mẹ sang con gái, với rất ít thông tin được viết ra cụ thể. Nhưng rất có thể, cũng giống như ngày nay, rất nhiều gia đình tự phát hiện ra phương pháp BLW. Và mặc dù các bằng chứng mang tính chất giai thoại gợi ý rằng, xuyên suốt thế kỉ 20, ít nhất cũng có một số gia đình tập cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW, nhưng các câu chuyện đều không giống nhau.

Vào đầu thế kỉ 20, các em bé không được ăn dặm trước 8 hoặc 9 tháng tuổi; đến thập kỉ 60, độ tuổi này giảm xuống còn 2 hoặc 3 tháng tuổi, và đến thập niên 90, hầu hết các em bé đều ăn dặm khi 4 tháng tuổi. Những thay đổi này xuất phát từ các thay đổi trong phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ; có rất ít tài liệu nghiên cứu về phương pháp cho trẻ nhũ nhi ăn, và trước năm 1974 không có hướng dẫn chính thức nào về phương pháp cho bé ăn dặm.

“Khi thấy bé Rosy tự ăn, bà ngoại tôi nói điều đó thật tuyệt. Bà là chị cả của 6 người em và bà nói bà nhớ rằng cụ cũng cho các em bà ăn theo phương pháp đó. Bà không hề nhớ gì đến phương pháp đút thìa. Bà nói bà chỉ đút thìa cho mẹ tôi bởi người ta khuyên bà phải cho mẹ tôi ăn dặm từ khi mới 3 tháng tuổi.”

Linda, mẹ bé Rosy 22 tháng tuổi

Vào đầu những năm 1900 các bé chỉ bú sữa mẹ – dù là từ mẹ đẻ hay vú nuôi (người phụ nữ được cha mẹ bé thuê về để cho bé bú) – đến khoảng 8 hoặc 9 tháng, thậm chí lâu hơn. Mặc dù đôi lúc các bé cũng được cho ăn xương ninh nhừ hoặc vỏ bánh cứng khi 7 hoặc 8 tháng tuổi, nhưng hai món này chỉ được coi là phương thức giúp bé phát triển kĩ năng nhai hoặc trợ giúp răng lợi, chứ không được coi là “thức ăn”. Những thức ăn đầu tiên được khuyến nghị thường là nước xuýt thịt cừu hoặc thịt bò, và cho ăn bằng thìa.

Khi việc thuê vú nuôi ngày càng ít phổ biến hơn, các bác sĩ bắt đầu coi họ chính là người có vai trò khuyên răn các bà mẹ về phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ. Phó mặc mọi thứ cho bản năng của người mẹ – hay tồi tệ hơn là bản năng của bé – được coi là không đáng tin và phương pháp ăn dặm cho bé bắt đầu được kiểm soát chặt chẽ từ khi bé chào đời.

Mặc dù nuôi con bằng sữa mẹ được công nhận là phương pháp nuôi con tốt nhất, nhưng người ta vẫn nhận ra rằng bé càng bú sữa mẹ càng tiết ra nhiều. Các mẹ phải tuân thủ lịch trình nghiêm ngặt, hạn chế lượng thời gian bé ngậm vú và mỗi cữ bú cách nhau vài giờ. Kết quả là, rất nhiều bà mẹ “không” tiết đủ sữa – và các em bé “không” chóng lớn. Không có gì ngạc nhiên khi một số sản phẩm sữa thay thế thời đó trở nên thịnh hành và được các bác sĩ khuyên dùng, với mong muốn bé có đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi phương pháp cho ăn “đúng giờ” trở nên rộng khắp và có thêm nhiều bà mẹ tìm đến các loại sữa mới dành cho trẻ nhũ nhi, các bác sĩ hiểu rằng các sản phẩm này không tốt cho em bé như lời quảng cáo. Các em bé uống các loại sữa này thường bị ốm, thiếu dinh dưỡng và kén ăn, vậy nên sai lầm trở nên phổ biến.

Vì hầu hết các bà mẹ vẫn thích cho con bú sữa mẹ, ngay cả khi (do lịch biểu cho bú nghiêm ngặt) họ chỉ “có thể” cho con bú thêm vài tháng, các bác sĩ – và tác giả của những cuốn sách hướng dẫn nuôi con mới thịnh hành – đưa ra câu trả lời là khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ từ khi bé chào đời và tập cho bé ăn thức ăn thô mềm ngay khi sữa mẹ không còn “đủ” – thường là khi bé khoảng 2 đến 4 tháng. Sự mũm mĩm được coi là dấu hiệu sức khỏe tốt, và các bà mẹ được hối thúc phải “vỗ béo” con, vậy nên phần lớn thức ăn dặm đều là ngũ cốc, phổ biến nhất là bột và bánh bít-cốt.

Cũng vào khoảng thời gian đó, thực phẩm chuẩn – bị – sẵn xuất hiện tại các cửa hiệu và đến năm 1930, một loạt các thực phẩm nhũ nhi làm từ hoa quả và rau được đóng sẵn trong hộp thiếc và lọ. Các sản phẩm này dành cho bé trên 6 tháng tuổi nhưng các bé ít tháng tuổi hơn cũng ăn được.

Một khi bé được cho thức ăn “cứng” trước khi biết nhai, phương pháp cho bé tập gặm xương và vỏ bánh giảm dần. Và, mặc dù sự cần thiết phải cho bé tập ăn các món gần giống với bữa ăn gia đình vẫn được công nhận, nhưng các bé thường được đút thìa thức ăn lổn nhổn, thay vì được cho ăn thức ăn mà bé có thể cầm tay.

Vào thập kỉ 60, người ta nhận ra rằng nếu muốn nhai tốt, các em bé cần tập nhai và đưa đẩy thức ăn quanh miệng, và cha mẹ được khuyến khích cho bé tập làm quen với bốc thức ăn khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, vì giả định cho rằng bé phải quen với thực phẩm rất mềm trước khi học nhai, nên hầu hết mọi người đều tin rằng họ phải bắt đầu cho bé ăn bột trước 6 tháng tuổi, để bé có thể chuyển sang thức ăn thô vào thời điểm thích hợp.

Khi các chỉ dẫn chính thức về ăn dặm đầu tiên được ban hành năm 1974, hầu hết các bé 3 tháng tuổi đều đã ăn thêm thức ăn, ngoài các cữ bú (thường là cơm, cháo hoặc bánh bít-cốt “nhũ nhi”). Chỉ dẫn nói rằng bé không nên ăn dặm tối thiểu trước 4 tháng tuổi và nên ăn dặm khi 6 tháng tuổi. Lời khuyên này được xác nhận vào năm 1994 và vẫn là khuyến cáo chính thức tại Anh quốc đến tận năm 2003, khi khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ (hoặc sữa bột) trong 6 tháng đầu đời được công bố.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button