Phát Triển Toàn Diện Trong Năm Đầu Đời
1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK
Tác giả : Vương Kỳ
Download sách Phát Triển Toàn Diện Trong Năm Đầu Đời ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
Danh mục : Nuôi dạy con
2. DOWNLOAD
Download ebook
File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.
Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.
Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách
3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Lời nói đầu
Với những người lần đầu làm cha mẹ, lần đầu phải đối mặt với những công việc hoàn toàn mới mẻ, họ hết sức lúng túng trước các vấn đề như: em bé có những đặc điểm phát triển sinh lý nào; chăm sóc và cho em bé ăn ra sao; thực hiện giáo dục sớm với em bé như thế nào; mỗi tháng em bé có những thay đổi và phát triển sinh lý nào; đặc điểm dinh dưỡng của em bé; hướng dẫn em bé ăn và khai mở trí não của em bé như thế nào; làm thế nào để tạo cho em bé những thói quen tốt… Cuốn sách Bách khoa thai giáo trình bày những hướng dẫn khoa khọc cho các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình thành tài, giúp trẻ em lớn lên khỏe mạnh để bước những bước đầu tiên vào cuộc đời tươi đẹp.
Bách khoa thai giáo được biên soạn dựa trên quan điểm ưu sinh, giáo dục tốt; với tôn chỉ an toàn, khỏe mạnh, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và toàn diện về tâm sinh lý của trẻ. Cuốn sách là một bộ tài liệu y học khá toàn diện, và đã nhận được những đánh giá cao từ giới chuyên gia và sự quan tâm của bạn đọc.
Đặc điểm lớn đầu tiên của Bách khoa thai giáo là uy tín của các tác giả. Cuốn sách do các chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc trong công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em biên soạn. Đặc điểm lớn thứ hai là cuốn sách cung cấp hệ thống toàn diện, nội dung phong phú và bao quát mọi phương diện từ bảo vệ sức khỏe thai phụ, chăm sóc sản phụ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ sơ sinh, đến bảo đảm sức khỏe an toàn của mẹ và em bé trong quá trình mang thai và sau sinh, chế độ dinh dưỡng được trình bày hết sức chi tiết, cụ thể. Đặc điểm lớn thứ ba là tính khoa học và mới mẻ: cuốn sách là tài liệu phổ cập khoa học về chăm sóc trẻ em và bà mẹ khi mang thai và sau sinh, tập hợp thành quả cùng tinh hoa nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong những năm trở lại đây.
Đây là một bộ sách công cụ có tính ứng dụng, tính tri thức, tính tra cứu và tính hướng dẫn cao. Nội dung cuốn sách được sắp xếp theo trình tự thời gian, rất thuận tiện cho những bậc cha mẹ trẻ và những người làm công tác chăm sóc trẻ em tra cứu. Một đặc điểm khác của cuốn sách là sự dễ hiểu trong cách diễn đạt, biến những kiến thức chuyên môn khó hiểu thành tri thức thông thường hữu ích cho mọi người. Tin rằng đa phần quý vị độc giả có được nhiều trợ giúp và gợi ý thực tế từ cuốn sách này, nó sẽ trở thành người bạn, người thầy trung thực trong cuộc sống của mỗi gia đình.
CHƯƠNG 1: CHĂM SÓC SẢN PHỤ
PHẦN MỘT: PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC SAU SINH
I. Triệu chứng sinh nở
Khi đến gần ngày sinh, bạn phải luôn chú ý các phản ứng về mặt sinh lý, chuẩn bị đón em bé chào đời!
Bạn luôn chú ý đến các triệu chứng báo trước sinh. Khi gần đến thời gian dự định sinh, bác sĩ sẽ quan sát mức độ mở rộng của đầu tử cung, cũng như vị trí của thai nhi để phán đoán khoảng bao lâu nữa bạn sẽ sinh. Nhưng chẳng ai có thể biết một cách chính xác thời điểm sinh. Vậy các sản phụ phải làm thế nào mới có thể biết được mình đã cần phải đi bệnh viện hay chưa?
1. Triệu chứng trước khi sinh
Khi gần đến ngày sinh, đa số các sản phụ sẽ có các triệu chứng dưới đây:
– Đáy tử cung hạ thấp. Thai nhi bắt đầu thấp xuống. Vì thế, thai phụ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng khi hít thở, dạ dày không còn bị chèn ép nữa, cảm giác rất thoải mái, nhu cầu ăn uống cũng tăng lên.
– Phần bụng giãn nở. Còn gọi là cơn đau trước, đó là vì tử cung mẫn cảm, chỉ cần hơi chịu kích động là dễ dàng tạo thành co bóp. Có khi còn có cảm giác đau đớn và là những cơn đau không theo quy tắc nào cả, thậm chí cảm thấy đau vùng eo lưng.
– Thường xuyên tiểu tiện. Đó là do phần đầu của thai nhi hạ thấp xuống chèn vào bàng quang gây nên. Đặc biệt là vào ban đêm, thai phụ phải dậy năm ba lần để đi tiểu, điều này chứng tỏ ngày sinh đã đến rất gần.
– Thai cựa giảm dần. Đó là vì phần đầu thai nhi hạ thấp xuống đến khoang xương chậu nên thai khó cựa quậy.
– Đùi sưng phồng. Đùi hoặc chỗ gần bàng quang có cảm giác sưng phồng, thậm chí còn đau đến mức đi lại rất khó khăn.
– Dịch âm đạo tiết ra tăng nhiều. Chủ yếu là chất tiết ra ở phần cổ tử cung tăng lên, hơn nữa lại có trạng thái sệt dính, tác dụng của nó là làm trơn đường sản, để khi sinh, thai nhi dễ dàng đi qua.
– Không tăng cân. Trước kia vốn tăng cân liên tục nay không còn tăng nữa, thậm chí có khi còn giảm đi.
Gợi ý:
Bất kỳ thai phụ nào khi thấy xuất hiện các triệu chứng như trên đều cần phải ý thức được rằng em bé sắp chào đời, phải làm tốt công tác chuẩn bị ở tất cả các phương diện. Trước tiên cần bảo đảm ngủ đầy đủ và ăn uống nhiều, để có đủ sức khỏe phối hợp với các bác sĩ sản khoa sao cho mẹ tròn con vuông. Trong ăn uống, cần ăn các thực phẩm có độ đạm cao và lượng calo cao, phải chú ý ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, mì trứng gà, canh xương, cháo, v.v…
ĐỌC THỬ
2. Triệu chứng sinh
Khi gần đến ngày sinh, trong dịch âm đạo tiết ra có lẫn một ít máu. Đó là do tử cung co lại khiến cửa tử cung hơi căng ra một chút, phần bị căng vì thế mà rách chảy máu. Tuy không cần phải lo lắng nhưng cũng cần phải chuẩn bị đồ dạc cho ngày sinh.
II. Khi nào nhập viện?
Sản phụ nhập viện sớm quá không hề có lợi, nhưng đi viện muộn quá thì cũng rất phiền phức. Chính vì vậy, việc phán đoán thời điểm nhập viện cần phải dựa trên tình trạng sức khỏe của thai phụ.
Khi nhập viện, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin như thời gian bắt đầu các cơn đau có quy luật và quá trình diễn ra tiếp sau đó, thời gian phát hiện sớm nhất dịch tiết ra có màu đỏ nhạt hoặc màu nâu, lưu lượng của chúng ra sao, tình trạng sau đó thế nào, thời gian và tình hình sau đó (tiếp tục ra và màu sắc biến đổi), thời gian ra máu nhiều, lưu lượng và tình trạng ra máu sau đó thế nào, v.v…
1. Tiêu chuẩn nhập viện
Khi không có hiện tượng bất thường, thì sau khi bắt đầu có các cơn đau theo quy luật hoặc bị vỡ ối hoặc ra máu bất thường, bạn phải lập tức nhập viện.
– Bắt đầu các cơn đau, khi sản phụ sinh con đầu lòng mà cứ cách 10 phút tại vùng bụng lại xuất hiện cơn đau có tính quy luật thì lập tức nhập viện. Khi sản phụ sinh con thứ hai cứ cách 10~20 phút lại đau.
– Vỡ ối: cần lập tức nhập viện. Khi đó có thể dùng bông vệ sinh sạch để hút nước, có gắng nâng cao phần eo lưng, nhớ không được đi tắm.
– Khi ra máu nhiều: khi máu ra nhiều, có lẫn cục máu hoặc liên tục ra máu.
– Bụng đau dữ đội hoặc xảy ra các hiện tượng bất thường khác.
2. Những điều cần chú ý trước khi nhập viện
Trước khi nhập viện, tranh thủ lúc cơn đau chưa dữ dội, nên tắm rửa cho người sạch sẽ. Không nên trang điểm, đặc biệt là tô son hoặc sơn móng tay móng chân, bởi vì màu sắc thực của môi và móng chân móng tay có thể là cơ sở để phán đoán tình trạng sức khỏe của thai phụ.
III. Lựa chọn phương thức sinh nở
1. Sinh qua đường âm đạo – đường sản là phương thức sinh thông thường
Với điều kiện thông thường, thai nhi đều đi qua đường sản, chỉ khi xuất hiện dấu hiệu bất thường mới tiến hành đẻ mổ. Có sản phụ không hiểu rõ đặc điểm của hai dạng sinh đẻ này, đến khi lên giường đẻ, đáng lẽ phải đẻ mổ thì không chịu mổ, còn đẻ thường được thì cứ nhất quyết xin bác sĩ cho đẻ mổ. Đây chính là vấn đề quan trọng mà thai phụ cần phải đối mặt, thế nên cần lựa chọn phương pháp sinh nở nào cho tốt.
Khi sinh bằng âm đạo, tử cung co bóp tạo ra nhiều loại thay đổi có lợi cho cuộc sống độc lập của thai nhi sau sinh. Một là, tử cung co bóp khiến não bộ của thai nhi co vào và nở ra có tính nhịp điệu và quy luật, phổi của thai nhi có thể nhanh chóng sản sinh ra một loại vật chất dạng mỡ phốt pho, khiến các lá phổi sau sinh có lực đàn hồi cao, dễ dàng nở ra, đồng thời có thể đẩy một lượng nhỏ nước ối bị hít vào trong phổi ra ngoài, điều này rất có lợi cho việc hít thở sau sinh của thai nhi. Hai là tư thế thai nhi được sinh ra giống như khi đang bơi, đầu ngẩng và vươn khỏi nước, lúc đầu là đỉnh đầu rồi mới đến trán, mũi, miệng, cổ chui ra. Từng đợt co bóp của tử cung và các trở lực bên trong kháng lại tương ứng có thể đẩy dịch nhầy bám trong khoang miệng và mũi của trẻ ra ngoài, cũng thuận tiện vệ sinh, tránh để trẻ hít vào khi thở lần đầu. Ba là, khi đẻ thường, đầu thai nhi chịu áp lực cấp máu, có tác dụng kích thích trong hô hấp đối, nên sau sinh do sự kích thích hô hấp này mà trẻ bật khóc.
Khi đẻ mổ, bác sĩ thường phải nhanh chóng cắt đứt cuống rốn, lượng máu lấy được từ đế cuống rốn khá ít, vì vậy sau sinh trẻ rất dễ thiếu máu và giảm cân. Thực tế chứng minh rằng, mức độ tử vong và tàn tật ở trẻ đẻ mổ cao hơn ở trẻ đẻ thường. Còn việc đầu trẻ khi đẻ thường bị dài hơn là do thai nhi thích ứng với quá trình sinh đẻ, sau khi chào đời, trong khoảng thời gian rất ngắn đầu trẻ có thể khôi phục lại như cũ, không để lại bất kì dấu vết gì. Điều tra về sự phát triển cơ thể và trí thông minh giữa hai hình thức đẻ thường và đẻ mổ cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt nào giữa trẻ đẻ thường và đẻ mổ.
2. Phải đẻ mổ trong tình huống nào?
Với các trường hợp bất thường dưới đây:
Xương chậu của thai phụ hẹp, đường sản bị tắc, thai nhi quá lớn hoặc vị trí thai không đúng, quãng đường sinh quá dài hoặc cổ tử cung không mở to, đánh giá khả năng sinh qua âm đạo quả thực khó khăn.
Trước khi đẻ có ra nhiều máu, bao gồm đế cuống rốn, nhau thai tách ra sớm. Để đảm bảo an toàn tính mạng của sản phụ, bắt buộc phải tiến hành đẻ mổ.
Tình trạng thai nhi không tốt.
Đẻ mổ có nhiều bất lợi: ra máu nhiều, dễ bị viêm nhiễm, sức khỏe sản phụ sau phẫu thuật hồi phục chậm, sau này dễ bị dính ruột. Hơn nữa, trên tử cung sẽ để lại dấu vết, nếu sau khi đẻ đứa đầu mà bị vỡ kế hoạch ngay thì lần có bầu sau khi đẻ rất có khả năng xảy ra nguy cơ rách tử cung. Do vậy, ngoài trường hợp đặc biệt ra, sinh thường vẫn tốt hơn. Do vậy, ngoài trường hợp đặc biệt ra, sinh thường vẫn tốt hơn.
IV. Các nhân tố quyết định tiến trình sinh nở
Có ba nhân tố quyết định đến việc sinh nở là sức khỏe sinh sản, đường sản và thai nhi. Nếu ba nhân tố này bình thường mà thích ứng lẫn nhau, thai nhi có thể ra ngoài rất thuận lợi, gọi là đẻ thường. Nếu trong ba nhân tố có một hoặc hơn một nhân tố có vấn đề, không thích ứng lẫn nhau, thì lại gây khó khăn khi sinh, thường gọi là đẻ không bình thường, dân gian vẫn quen gọi là đẻ khó.
1. Sức khỏe sinh sản
Là chỉ sức lực để đưa thai nhi và các vật thuộc thai nhi từ trong tử cung ra ngoài. Chủ yếu là lực co bóp của tử cung, gọi tắt là tử cung co bóp, là sự co bóp không phải tùy tiện của phần thân tử cung. Tử cung co bóp là một hoạt động có quy luật, co bóp và giãn ra tiến hành tuần tự thay nhau. Giữa hai lần co bóp có một khoảng dừng nhất định. Trong khoảng thời gian ngừng này, các cơ của tử cung hoàn toàn thả lỏng. Do tử cung co bóp và giãn ra có tính quy luật khiến cổ tử cung mở rộng dần ra, và khiến thai bắt đầu đi xuống, đến khi tử cung hoàn toàn mở hết, cộng thêm lực co bóp của cơ bụng và lực co bóp của hậu môn, đưa thai nhi từ tử cung ra ngoài. Tất nhiên trong khoảng thời gian ngừng khi tử cung co bóp, vách cơ của tử cung thả lỏng, dòng máu của cuống rốn lại phục hồi, thai nhi lại có thể nhận được lượng khí oxy đầy đủ, cơ của tử cung cũng được nghỉ ngơi.
Nếu tử cung chỉ co bóp mà không ngừng nghỉ thả lỏng, thì lại là một hiện tượng bệnh lý. Nếu thành dạng co bóp mang tính co giật, không chỉ không có tác dụng trong việc mở rộng cổ tử cung, mà còn nguy hiểm rất lớn đối với thai nhi. Tử cung co bóp quá mạnh, quá nhiều, quá dài, quá ngắn, quá yếu, v.v… đều có thể gây bất thường khi sinh. Nếu đẻ cấp hoặc co bóp yếu, lại gây ra sự bất thường khi sinh đẻ, có thể gây ra các bệnh chứng tổng hợp như thai nhi bị ép, đầu thai nhi bị xuất huyết trong và thai nhi đẻ ra bị ngạt thở, v.v…
2. Đường sản
Đường sản là đường mà thai nhi, cuống rốn phải đi qua. Có thể chia thành hai bộ phận là đường sản bằng xương và đường sản mềm.
Đường sản bằng xương là xương chậu, là bộ phận cấu thành quan trọng của đường sản. Trong quá trình sinh, hình dạng của đầu thai nhi bắt buộc phải thích ứng với sự thay đổi của hình dạng các mặt bằng của khoang xương chậu. Dưới sự tác động của sức sinh sản thông thường, thai nhi mới có thể đi qua đường sản bằng xương cuối cùng được đẻ ra thuận lợi.
Đường sản mềm là một đường hình tròn do đoạn dưới tử cung, cổ tử cung, âm đạo và tổ chức đáy chậu tạo thành.
3. Thai nhi
Thai nhi có thể đi qua đường sản thông thường thuận lợi hay không còn được quyết định bởi các nhân tố như vị trí thai nhi, kích thước của thai nhi và thai nhi tăng trưởng có bình thường không, v.v…
V. Lời khuyên chăm sóc trong quá trình sinh nở
Sau khi nhập viện, chuyên gia gây mê có thể hỏi và tìm hiểu sản phụ có cần loại chấn áp cơn đau nào không. Bác sĩ đỡ đẻ, y tá hoặc người hỗ trợ sinh, thậm chí là chồng của bạn sẽ luôn ở bên bạn trong suốt quá trình sinh đẻ. Bác sĩ sẽ dùng ống nghe tim thai hoặc thiết bị nghe tim thai để tiến hành kiểm tra tim thai (khoảng nửa tiếng một lần), để tìm hiểu tình trạng giãn nở và biến mất của cổ tử cung. Việc kiểm tra trên thường được tiến hành khi bạn đã nằm ngửa trên giường đẻ. Nếu bạn cảm thấy tư thế nằm không thoải mái, có thể hỏi xem nằm nghiêng được không.
Mỗi lần tiếp nhận kiểm tra, bạn cần hỏi các bác sĩ và nhân viên y tế xem tình hình tiến triển của bạn ra sao. Giữa mỗi lần kiểm tra mà thấy cổ tử cung mở thêm ra thì đó là dấu hiệu đáng mừng.
Gợi ý
Khi tiến hành kiểm tra bên trong hoặc giữa khoảng thời gian co bóp tử cung, nhân viên y tế có thể hỏi bạn một số vấn đề. Cần tập trung để ý đến các cảm giác của bạn và đợi sau khi tử cung co bóp xong thì trả lời câu hỏi.
1. Những điều cần chú ý của quá trình sinh nở ban đầu
Thai phụ cần tự tìm cho mình tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Nên thay đổi vị trí, luôn thử các tư thế mới. Tận dụng sự trợ giúp của các đồ dùng gia đình hoặc chồng. Rất nhiều thai phụ thích đi lại, khi tử cung co bóp liền áp dụng ngay tư thế đã lựa chọn. Người chồng cần giúp đỡ vợ trong việc vận động.
(1) Kiến nghị đối với chồng và người nhà
Trong giai đoạn trước khi các cơn đau xảy ra, phải giục sản phụ đi ngủ để đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể thấy bản năng làm mẹ của sản phụ và sức khỏe tinh thần của họ, nhưng nhất định phải khuyên họ nên nghỉ ngơi.
Trong thời gian đầu của quá trình sinh nở, khi chưa phá được màng, khuyến khích sản phụ đi tắm nước nóng và đỡ sản phụ ra vào bồn tắm để tránh bị ngã. Nếu đã vỡ màng, chỉ rửa qua người là được.
Khuyến khích sản phụ ăn nhẹ và uống nước. Nước hoa quả tự nhiên và sô cô la có thể cung cấp cho sản phụ một lượng nhiệt lượng lớn.
Khi tử cung co bóp, bạn cần ghi lại thời gian giữa các lần co bóp (từ lúc tử cung bắt đầu co bóp đến lúc bắt đầu lần co bóp tiếp sau) và thời gian duy trì của mỗi lần co bóp. Đặt tay lên bụng sản phụ, bạn sẽ cảm nhận thấy điểm cao nhất của co bóp tử cung.
(2) Tử cung mở có ý nghĩa gì?
Quá trình đẻ ban đầu là cổ tử cung mở ra hoàn toàn (mở rộng, mở hoàn toàn) khiến đầu của thai nhi có thể đi qua. Tử cung có chiều dầy ổn định và bền vững biến thành mỏng và mềm, dần dần bị các cơ tử cung kéo căng nên mới mở to ra. Hiện tượng này gọi là “biến mất” (khi sinh ống cổ tử cung biến mất). Vì thế, cổ tử cung đã dài ra, nghĩa là mở rộng theo mỗi lần tử cung co bóp cho đến khi toàn bộ ống cổ tử cung biến mất thì thôi. Khi đó, cổ tử cung đã mở rộng hoàn toàn, mức độ mở rộng của nó đã đạt đến tiêu chuẩn, do đó có thể miêu tả chính xác và tính toán được tiến độ sinh. Y tá hộ sinh thường lấy số cm mở rộng của cổ tử cung hoặc dùng số ngón tay (một đầu ngón tay khoảng 1cm) để nói về khả năng đẻ.
Cổ tử cung mở rộng thường từ 1cm và mở rộng dần, khi mở đến 5-6cm thì có thể cho là đã mở được một nửa. Khi cổ tử cung hoàn toàn mở, đường kính của nó khoảng 10cm, khi đó quá trình sinh ban đầu hoàn thành. Trên thực tế, quá trình đẻ ban đầu chuyển dịch dần dần sang quá trình đẻ thứ hai.
Bình thường, cổ tử cung vững bền phải biến thành mỏng thì đầu thai nhi mới có thể đi qua được. Sau đó, ống cổ tử cung bắt đầu biến mất – hoàn toàn biến mất – tử cung co bóp càng nhiều thì cổ tử cung càng lớn. Khi mở đến 7cm, y tá sinh sẽ chỉ chạm đến phần trước và hai bên cổ tử cung còn đang bọc lấy phần đầu thai nhi. Khi phần cuối cùng của cổ tử cung ở phía trước đã biến mất, cổ tử cung liền mở rộng hoàn toàn.
(3) Người chồng cần giúp gì trong quá trình sinh ban đầu?
Một trong những trọng trách quan trọng nhất của bạn là dìu đỡ sản phụ trong quá trình co bóp tử cung, an ủi và động viên vợ. Không nên lớn tiếng, phải cố gắng hết sức để biểu dương, khen ngợi vợ.
Nếu vợ không muốn bạn an ủi mà tìm sự giúp đỡ của y tá hộ sinh, thì bạn cũng không nên tức giận. Vợ bạn làm như vậy chỉ là muốn sự trợ giúp của người có kinh nghiệm chứ không phải từ chối sự giúp đỡ của bạn.
Rửa mặt, xoa bóp lưng và bụng cho vợ, thậm chí nắm lấy hai tay vợ để giúp cô ấy bình tĩnh và cảm giác được an ủi.
Phải chú ý triệu chứng co cơ ở phần cổ, phần vai và trán trước của sản phụ, nhắc nhở sản phụ phải thả lỏng cơ, nói cho họ biết phải làm thế nào. Bảo đảm giữa hai lần tử cung co bóp, phần miệng sản phụ luôn hơi mở là tốt nhất. Nếu bạn thấy bất kể triệu chứng căng thẳng nào thì bảo họ ngậm miệng và để xương hàm dưới thả lỏng.
Nếu sản phụ dậy vận động, đề nghị nhắc nhở họ mỗi giờ đi vệ sinh một lần. Khi sản phụ muốn xuống giường đi lại vận động, phải đi gần họ, vì bất kể hoạt động dưới hình thức nào cũng đều làm tăng co bóp tử cung. Phải đi cùng sản phụ vào nhà tắm. Khi bạn ở ngoài cửa nhà tắm sẽ làm tăng cảm giác an toàn cho họ.
Nếu sản phụ cần sự hỗ trợ thì nhanh chóng làm theo những điều sản phụ yêu cầu.
Khi gần sinh, bạn đặt tay lên trên bụng sản phụ. Như vậy, bạn có thể cảm nhận được khi nào tử cung bắt đầu căng lên và biết được khi nào thì xảy ra lần co bóp sau. Khi tử cung bắt đầu cứng và gồ lên, yêu cầu các sản phụ hít thở sâu. Cần có người bên cạnh chăm sóc khi xảy ra co bóp tử cung, như vậy sản phụ có thể khống chế tốt hơn việc co bóp tử cung.
(4) Tư thế của thai phụ
* Duy trì đứng thẳng
Trong quá trình sinh ban đầu, tư thế này có thể thúc đẩy tử cung co bóp. Nếu bạn tách đầu gối ra một chút, lưng thẳng lên thì cảm giác rất dễ chịu. Bạn nên đặt gối mềm làm đệm trên tựa ghế để tiện cho bạn dựa vào.