Chuyên ngành

Những Nhân Vật Nổi Tiếng Thế Giới

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hoàng Văn Tuấn

Download sách Những Nhân Vật Nổi Tiếng Thế Giới ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KIẾN THỨC TỔNG HỢP

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử được hình thành bởi con người chúng ta. Lịch sử của toàn thế giới khi được liên hệ với từng sự việc cụ thể thì sẽ cung cấp thêm lượng thông tin, đáp ứng được nhu cầu độc giả.

Khi biết nhìn lại quá khứ thì chúng ta sẽ nhìn xa, trông rộng hơn, biết làm mọi việc tốt hơn. Con người có thói quen tư duy và bản năng nhận thức rằng đọc xong cuốn sách nào đó thì sẽ biết được điều gì, hiểu ra điều gì và như vậy chúng ta sẽ luôn không ngừng cố gắng.

Đáp ứng yêu cầu đó của bạn đọc, NXB Lao Động liên kết cùng Công ty Văn hóa Hương Thủy xuất bản cuốn “Những nhân vật nổi tiếng thế giới”. Đọc cuốn sách này, bạn đọc có thể thấy những con người vô cùng vĩ đại mà bình dị, những trí tuệ tầm vóc vượt lên trên thời đại này đã cống hiến hết mình cho cuộc sống, từ đó để thấy ta cần phải cố gắng thật nhiều trước biển tri thức mênh mông của nhân loại. Chúng tôi coi đây là tài liệu tham khảo có ích, đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của đông đảo độc giả hiện nay.

Dù rất cố gắng nhưng cuốn sách này chắc chắn còn những hạn chế khó tránh khỏi, cũng như còn những đánh giá mang tính chủ quan, rất mong được độc giả lượng thứ và góp ý chân tình.

Ban biên tập

1 ADAM SMITH

(1723 – 1790)

Adam smith, nhân vật mở đường cho phát triển lý luận kinh tế, sinh năm 1723 tại scotland. Thời trẻ, ông học hai trường đại học Oxford và Cambridge. Trong thời gian từ 1751 đến 1764, ông là giáo sư của trường đại học Glasca. Trong thời gian này, ông đã xuất bản tác phẩm đầu tiên của mình “Bàn về đạo đức”, giúp ông giành được tiếng tăm trong giới học thuật. Thế nhưng tác phẩm làm cho ông nổi tiếng chủ yếu lại là tác phẩm vĩ đại “Bàn về nguyên nhân và tính chất của tài sản quốc gia” (gọi tắt là “Bàn về tài sản quốc gia”). Cuốn sách này, sau khi xuất bản năm 1776, lập tức giành được thành công và làm cho smith suốt đời được tôn vinh. Adam smith mất năm 1790, cả đời không kết hôn, cũng không có con.

Adam smith không phải là người đầu tiên nghiên cứu lý luận kinh tế, nhiều tư tưởng nổi tiếng cũng không phải do một mình ông tìm ra. Nhưng ông là người đầu tiên hoàn chỉnh, hệ thống hoá lý luận, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của kinh tế học. Vì vậy, chúng ta có thể nói một cách công bằng rằng “Bàn về tài sản quốc gia” là điểm khởi đầu của nghiên cứu chính trị kinh tế học hiện đại.

Một trong những thành tựu vĩ đại của cuốn sách này là nó đã loại bỏ những khái niệm sai lầm trước đây. smith đã phản đối chủ nghĩa trọng thương cũ, lý luận này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhà nước có nhiều tiền vàng. Đồng thời, ông cũng từ chối quan điểm trọng nông, lý luận này cho rằng đất đai là nguồn gốc quan trọng của giá trị. smith nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của lao động. smith đã tập trung nhấn mạnh phân công lao động đem lại sự tăng trưởng to lớn cho sản xuất. Ông còn đả kích toàn bộ các biện pháp cũ rích và tuỳ tiện, gây trở ngại cho phát triển công nghiệp do chính phủ đặt ra.

Tư tưởng trung tâm của “Bàn về tài sản quốc gia” là thị trường tự do, xem ra hỗn loạn trên thực tế là một cơ chế tự điều tiết, nó có thể tự động nghiêng về sản xuất các sản phẩm với số lượng phù hợp nhất, được xã hội hoan nghênh và cần thiết nhất. Chẳng hạn, nếu như một sản phẩm nọ được hoan nghênh ở vào trạng thái cung ứng thiếu, giá cả của nó sẽ tự nhiên tăng lên, mà giá cao thì sẽ đem lại cho những người sản xuất ra nó lợi nhuận cao; do nó có lợi nhuận cao, các nhà sản xuất khác cũng nhảy vào sản xuất loại sản phẩm này. Kết quả là sản lượng tăng, sẽ làm giảm bớt sự khan hiếm, nói cụ thể hơn, sự cung ứng tăng lên này gắn liền với việc nhiều nhà sản xuất cạnh tranh với nhau, ngược lại nó sẽ làm cho giá cả tụt xuống đến “giá tự nhiên” của sản phẩm đó. Không ai có ý muốn giúp xã hội giảm bớt sự khan hiếm, nhưng vấn đề đã được giải quyết. Nói theo cách của smith, mỗi một người “đều chỉ định giành lấy lợi ích cho riêng mình”, nhưng anh ta quả thực lại “bị một bàn tay vô hình dẫn dắt, tạo nên kết quả mà anh ta vốn không muốn này… Qua việc theo đuổi lợi ích của mình, anh ta thường thúc đẩy xã hội đến trạng thái có hiệu quả cao hơn, điều này vượt quá điều anh ta thực tế muốn làm ban đầu”. (Chương 2 quyển 4 “Bàn về tài sản quốc gia”).

Nhưng nếu như có bất kỳ trở ngại nào đối với sự cạnh tranh tự do, “bàn tay vô hình” không thể phát huy tốt tác dụng của nó được. Từ đó smith theo đuổi mậu dịch tự do và phản đối mạnh việc đánh thuế cao. Trên thực tế, ông phản đối sự can thiệp của nhiều chính phủ đối với thương mại và thị trường tự do. Ông cho rằng sự can thiệp như vậy gần như luôn luôn làm giảm hiệu quả kinh tế, và cuối cùng, dẫn đến người dân phải trả giá cao hơn (smith chưa phát minh ra thuật ngữ “thị trường tự do”, nhưng số lần ông đề xướng khái niệm này lại nhiều hơn bất cứ người nào).

Có người cho rằng Adam smith chỉ là một người bảo vệ cho lợi ích thương mại, quan điểm này là sai. Ông đã nhiều lần dùng ngôn từ mạnh mẽ nhất để khiển trách hành vi thương mại lũng đoạn, và thúc đẩy việc giảm bớt hành vi này. smith không ngây thơ nhìn nhận hoạt động thương mại thực tế. Trong “Bàn về tài sản quốc gia” có một đoạn viết điển hình: “Người cùng nghề khó khăn lắm mới gặp nhau được một lần, nhưng các cuộc nói chuyện của họ hoặc là kết thúc bằng âm mưu chống lại công chúng, hoặc bằng cuộc thảo luận vui vẻ về nâng cao giá cả”.

Adam smith còn xây dựng và trình bày hệ thống tư tưởng kinh tế của mình. Mười mấy năm sau, những trào lưu tư tưởng thời kỳ ban đầu đó bị vứt bỏ. Những người kế thừa smith đã kết hợp hệ thống của ông (không thay đổi bộ khung cơ bản của nó) vào trong cấu trúc lý luận mà ngày nay chúng ta gọi là kinh tế học cổ điển. Mặc dù kinh tế học hiện đại đã có thêm rất nhiều khái niệm mới và phương pháp kỹ thuật mới, nhưng nó chủ yếu vẫn là kết quả tự nhiên của kinh tế học cổ điển.

“Bàn về tài sản quốc gia” một phần còn đề cập đến quan điểm của malthus về dân số quá thừa, không như quan điểm của Ricardo và Karl marx, đã kiên trì cho rằng áp lực dân số sẽ làm cho việc tăng tiền lương không vượt quá trạng thái đủ duy trì mức sống thấp nhất (tức cái gọi là định luật không đổi về tiền lương), còn smith thì cho rằng trong điều kiện dân số tăng thì tiền lương cũng sẽ tăng. Rõ ràng, sự phát triển của lịch sử đã chứng minh smith đúng.

Ngoài các vấn đề như tính chính xác của smith và ảnh hưởng của ông đối với các nhà lý luận kinh tế học thế hệ sau, một thực tế nữa là ảnh hưởng của ông đối với lập pháp và chính sách của chính phủ. “Bàn về tài sản quốc gia” được viết bằng một thủ pháp hết sức khéo léo và ngôn ngữ rõ ràng, vì thế nó được truyền đọc rộng rãi. Việc smith phản đối chính phủ can thiệp vào kinh tế và thương mại, cùng với luận điểm thuế quan thấp và mậu dịch tự do đã có ảnh hưởng có tính quyết định đối với chính sách của chính phủ trong suốt thế kỷ XiX. Đích thực, ảnh hưởng của ông đối với những chính sách này đến nay chúng ta vẫn còn cảm nhận được.

Do lý luận kinh tế đã được phát triển rất mạnh kể từ thời kỳ smith, cũng do một số tư tưởng nào đó của ông đã bị vượt qua, vì vậy ngày nay rất dễ đánh giá thấp tầm quan trọng của Adam smith. Mặc dầu vậy, ông vẫn là người sáng lập và đặt nền móng chủ yếu trong việc dùng lý luận kinh tế để tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống, là một nhân vật chính trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button