Chuyên ngành

Nhìn Thấu Lòng Người

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Kim Oanh

Download sách Nhìn Thấu Lòng Người ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KIẾN THỨC TỔNG HỢP

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời giới thiệu


Nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý con người là một vấn đề “xưa như trái đất”. Ngay từ thời Xuân thu Chiến quốc con người ta đã nghiên cứu sâu về tâm lý con người. Trải qua biết bao chặng đường thời gian, song nó vẫn chưa được lý giải đầy đủ, vẫn đang chờ chúng ta tiếp tục hoàn thiện.

Trong cuộc sống sôi động ngày nay, nhu cầu giao tiếp ngày càng trở nên bức xúc, quan hệ giao tiếp cũng ngày càng trở nên phức tạp. Nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý con người không những giúp chúng ta thành công trong công việc, sự nghiệp, mà còn giúp chúng ta vui vẻ, nhẹ nhàng trong cuộc sống.

Cuốn sách này không chỉ giúp ích cho các nhà doanh nghiệp, nhà chính tri, mà còn giúp mọi người khắc phục trở ngại trong quan hệ đối nhân xử thế, nhận biết lòng người, đặng thu phục nhân tâm và thành công như ý.

ĐỌC THỬ

Chương 1KHÓ KHĂN CỦA VIỆC NHÌN THẤY LÒNG NGƯỜI

Khả năng nhìn thấu đối phương

Khả năng nhìn thấu tâm lý và hành động của đối phương là mục tiêu của tâm lý học và khoa học hành vi ngày nay. Thế nhưng, khả năng này không chỉ dựa vào lý luận để giải quyết mà phải dựa trên mối quan hệ diệu kỳ giữa con người với con người. Bây giờ chúng ta lấy một câu chuyện tiêu biểu về khả năng nhìn thấu đối phương vốn đã được vận dụng từ thời Chiến quốc để chứng minh.

Nước Sở có một người, vì việc công mà anh ta bị tình nghi phạm tội, tuy Tể tướng đã điều tra ba năm, nhưng vẫn không thể phán quyết tội của anh ta được. Anh ta rất muốn biết tâm lý của Tể tướng, nhưng vì đang bị tình nghi, lại không thể trực tiếp hỏi Tể tướng, anh ta thấp thỏm không yên, bụng nghĩ: “Rốt cục mình có tội hay không đây? Nếu mình có tội, nhà cửa của mình nhất định sẽ bị tịch thu, tại sao Tể tướng mãi vẫn chưa có hành động gì?”. Cuối cùng anh ta nghĩ được một cách để thăm dò tâm lý của Tể tướng. Anh ta nhờ một người rất thân với Tể tướng đến gặp Tể tướng và vờ như buột miệng nói: “Nhà của tên bị tình nghi kia có thể nhượng cho tôi ở được không?”. Anh ta nghĩ bụng nếu Tể tướng đồng ý, thì cho thấy Tể tướng sẽ kết tội. Nhưng Tể tướng lắc đầu nói: “Không! Người này không có tội, ngôi nhà đó không thể nhượng cho ngươi được”. Lúc người kia ra về, Tể tướng thầm kêu một tiếng: “Hỏng rồi!” Đồng thời lớn tiếng gọi anh ta nói: “Ta với ngươi giao tình chẳng đến nỗi nào, tại sao ngươi lại giở thủ đoạn ra với ta?”. Người kia biết rõ đã bị nhìn thấu rồi, song vẫn giả bộ không hiểu nói: “Tôi có giở trò gì đâu?”. Tể tướng nói: “Yêu cầu của ngươi bị ta từ chối, mà lại vẫn vui vẻ như vậy, ta nghĩ ngươi nhất định là chịu sự uỷ thác của kẻ bị tình nghi kia đến dò ta phải không?”.

Trong câu chuyện này, hai nhân vật chính đều dùng những phương pháp khác nhau để nhìn thấu một cách thành công tâm ý của đối phương. Những chuyện đại loại như vậy, trong cuốn “Chiến quốc sách” còn rất nhiều. Nếu các bạn hứng thú, xin đừng ngại giở ra để xem tiếp.

Biết mình biết người

Binh pháp cổ đại của Trung Quốc rất đề cao khả năng “nhìn thấu tâm lý đối phương”, cái gọi là “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng” là vậy.

Tôn Tử, người được coi là ông tổ của nền binh học, trong binh pháp, ông đã chỉ ra được nhiều điều huyền bí trong quan hệ giao tiếp (vì binh pháp là phương pháp bàn về chiến tranh trên cơ sở hành vi của con người).Người ngang hàng với Tôn Tử là Ngô Tử cũng đã nói như thế này: “Phàm khi bắt đầu chiến tranh, trước tiên phải hiểu được cá tính của tướng lĩnh đối phương, sau đó mới nghiên cứu tài lược của anh ta”. Hay nói một cách khác, khi đứng trước chiến tranh, cần nghiên cứu điều tra tính cách tướng địch trước, sau đó mới nhìn thấu được năng lực của anh ta. Dựa vào tình hình của đối phương để vận dụng phương pháp thích hợp, như vậy sẽ có thể nhanh chóng nắm được phần thắng. Dưới đây chúng tôi lấy một vài sách lược chiến tranh mà Ngô Tử đưa ra để các bạn tham khảo:

1. Người tham lam mà không biết liêm sỉ, có thể dùng tiền bạc để mua anh ta.

2. Người đơn điệu mà không coi trọng việc biến hoá, có thể dùng sách lược để làm cho anh ta phải mệt vì trốn chạy.

3. Tướng địch nếu ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến sự gian khổ nghèo túng của bộ hạ, chúng ta có thể lợi dụng bộ hạ của anh ta để làm cho nội bộ chúng phân hoá.

4. Tướng địch nếu do dự không quyết, hoàn toàn không có chủ kiến và làm cho bộ hạ cảm thấy là người không thể nhờ cậy, có thể dùng thủ đoạn đe doạ, làm cho chúng kinh sợ bỏ chạy.

Xét bề ngoài, chiến tranh là một môn học phức tạp, “thắng” và “bại” chẳng ai có thể liệu trước được. Thế nhưng nếu có thể nhìn thấu đối phương, đồng thời vận dụng sách lược đúng đắn, thì có thể luôn luôn giành được thế có lợi. Cũng theo lẽ đó, vận dụng vào trong quan hệ giữa người với người, hiệu quả cũng tương tự.

Cái khó của việc thuyết phục

Muốn thuyết phục người khác hay đề xuất ý kiến, trước tiên cần chú ý tới việc nên vận dụng kỹ xảo giao tiếp như thế nào. Nhưng khi Hàn Phi Tử tập trung bình luận về chính trị của Trung Quốc trong tác phẩm của mình ông lại không nói như vậy; ông chủ trương trước hết cần nhìn thấu tâm lý của đối phương. Quả thực, nếu không phù hợp với tâm lý của đối tượng, thì cho dù bạn nói có dễ nghe đến mấy, đối phương cũng đều coi như gió thổi bên tai mà thôi. Muốn thuyết phục đối phương mà lại không hiểu được tâm lý, như vậy rất khó được kết quả. Chẳng hạn: cứ khi đối phương đang bận rộn, bạn lại muốn nói chuyện với anh ta, chẳng mấy chốc anh ta sẽ ghét bạn. Dù là nhân viên chào hàng nói năng khéo léo tới đâu, nếu gặp lúc đối phương quả thực không cần, thì cũng chẳng thể nào đạt được mục đích của việc chào hàng. Vì vậy nói rằng “thuyết phục” vẫn cần phải bắt đầu từ việc tìm hiểu đối phương.

“Khuyến cáo” cũng là một việc làm rất khó, vậy thì khó ở chỗ nào? Đó không phải là khó ở chỗ người khuyến cáo không có đủ trình độ, hay khó ở chỗ không bày tỏ được những lời trong long, lại càng không phải là thiếu dũng khí nói ra một cách trôi chảy những câu thật lòng, mà lại khó ở chỗ người khuyến cáo không nhìn thấu được tâm lý của đối phương, không thể làm cho ý kiến của mình hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của đối phương. Chẳng hạn, đối phương là một bậc chính nhân quân tử, mà chúng ta lại nói với họ về việc làm thế nào để giành được lợi ích riêng, thì nhất định anh ta sẽ coi thường. Ngược lại, đối với những hạng người tiểu nhân, trọng cái lợi mà xem nhẹ cái nghĩa, nếu khuyên bảo anh ta làm một bậc chính nhân quân tử, anh ta nhất định sẽ cho rằng chúng ta không hiểu thời cuộc, là một kẻ ngốc chẳng hiểu gì. Những kẻ tiểu nhân, trong bụng thì coi trong cái lợi, nhưng bề ngoài thì giả như là một bậc quân tử, với hang người này nên đối phó thế nào đây? Nếu bạn khuyên anh ta làm một bậc quân tử, bề ngoài anh ta nhất định sẽ tiếp thu, nhưng trong bụng nhất định là đang gạt bỏ. Ngược lại, nói với anh ta làm thế nào để kiếm lợi, trong bụng anh ta nhất định sẽ tiếp nhận, nhưng ngoài mặt thì lại tỏ ra vẻ không quan tâm để ý, vì vậy khuyến cáo người khác, trước hết phải hiểu được những tâm lý ảo diệu này của đối phương.

Nhìn thấu nhau

Người muốn nhìn thấu người khác cũng cần lưu ý là người khác đồng thời cũng đang quan sát và muốn nhìn thấu bạn đấy! Nếu bạn coi nhẹ điểm này, chỉ chăm chú nhìn đối phương thì nhất định sẽ gặp thất bại.

Phần lớn mọi người đều thích bình luận người khác: “ông X nói còn để nghe hơn là hát, kỳ thực tôi đã rõ bản ý của ong ta từ lâu rồi”. Qua câu này chúng ta có thể thấy được rằng ong X đang cao giọng nói kia đã bị người khác dễ dàng nhìn thấu rồi. Qua ngữ khí và thái độ bình luận người khác, chúng ta có thể nhìn ra được nhân cách của anh ta.

“Cấp trên hoài nghi cấp dưới, cấp dưới cũng hoài nghi cấp trên, như vậy trái tim của họ sẽ đi ngược lại nhau”. Đó là câu nói của một vị tướng người Nhật. Trước thời Chiến quốc của Nhật, cũng có một vị tướng nói thế này: ” Chu tướng thường tuyển chọn bộ hạ, bộ hạ cùng lựa chọn chủ tướng để nương tựa”.

Dưới đây xin giới thiệu một số quy tắc có liên quan tới việc vận dụng sách lược để nhìn thấu người khác, nhưng khi sử dụng những quy tắc này cần phải đặc biệt lưu ý, nếu không cẩn thận một chut , bị người khác phát giác, mọi người sẽ ghét bỏ bạn, cảm thấy bạn là người quá coi trọng tâm cơ. Khả năng nhìn thấu người khác giống như một con dao hai lưỡi vậy, sử dụng không tốt, bản thân mình cũng có thể bị thương. Cần nói thêm rằng trong một số trường hợp cũng không còn quá chú ý vào việc nhìn thấu trở lại của đối phương. Chẳng hạn bạn đồng thời muốn nhìn thấu cả mấy người cấp dưới, nhưng như trên đã nói, họ cũng đang tìm cách tìm hiểu bạn, nhìn thấu bạn. Bạn chỉ có hai con mắt, còn đối phương thì lại có những mấy con mắt. Lúc này, nếu bạn quá chú ý tới việc đối phương nhìn mình như thế nào thì bạn sẽ mệt nhọc vô cùng. Trong trường hợp đó, chỉ cần hiểu được sự tác động lẫn nhau là được rồi, vì so với việc quá quan tâm, thà rằng để cho nó phát triển tự nhiên để còn được tự do thoải mái hơn.

Lời cảnh cáo của Phùng Quán

Nếu có người phản bội bạn, bạn nên xử lý ra sao? Ở đây toi xin giới thiệu câu chuyện “Lời cảnh cáo của Phùng Quán”.

Phong trào nuôi kẻ sĩ thời Chiến quốc của Trung Quốc rất thịnh hành, lúc bấy giờ ở nước Tề đang xưng bá một phương (nay là tỉnh Sơn Đông) có người Tể tướng tên là Mạnh Thường Quân, ông có 3000 thực khách trong nhà (trong truyện Mạnh Thường Quân – “Sử ký” có ghi). Mạnh Thường Quân đối xử rất lịch sự đối với thực khách của mình, ông ta đã xây rất nhiều nhà, đồng thời chuẩn bị nhiều ngựa xe chuyên dùng cho các thực khách, thậm chí mỗi lần lễ, tết đều tặng quà cho người nhà của các thực khách, vì vậy nhiều danh sĩ trong thiên hạ đều mộ danh mà đến.

Nhưng có một hôm, vì đã chọc giận Tề Vương nên Mạnh Thường Quân đã mất chức Tể tướng, thấy thế những thực khách kia đã lần lượt ra đi. Mạnh Thường Quân tuy cũng nghĩ tới sự vô tình của đám thực khách, nhưng cũng chẳng biết làm sao. Không lâu, một thực khách tên là Phùng Quán, là người ở lại duy nhất lúc đó, lại đem đến cho Mạnh Thường Quân một vận may, làm cho Mạnh Thường Quân khôi phục lại được chức Tể tướng.

Lúc này đám thực khách kia đều muốn quay lại, thế là Mạnh Thường Quân kêu ca với Phùng Quán rằng: “Cái đám vong ân bội nghĩa kia thật thực dụng quá, lúc ta thất thời, họ kéo nhau bỏ ta mà đi, bây giờ ta khôi phục lại được chức quan, họ lại muốn quay về chỗ ta đây… Nếu họ quay lại, ta nhất định chửi rủa họ một trận”.

Nhưng Phùng Quán đã làm cho Mạnh Thường Quân hiểu được đại nghĩa, khuyên ông đừng trách cứ những người đã phản bội lại ông, đây chính là “lời cảnh cáo của Phùng Quán” nổi tieng trong lịch sử Trong “Sử ký” và “Chiến quốc sách” đều ghi lại câu chuyen này. Từ xưa tới nay, câu chuyện này luôn được mọi người coi là tài liệu tham khảo trong đối nhân xử thế. Dưới đây chúng ta hãy xem một đoạn lời Phùng Quán khuyên bảo Mạnh Thường Quân:

“Bất cứ việc gì cũng đều có cái lý tất nhiên của nó. Sinh rồi sẽ chết, đây là quy luật của tự nhiên. Quan hệ giữa ngươi với người cũng theo quy luật tự nhiên này. Lúc ông đại phú đại quý, mọi người tự nhiên sẽ thích gần ông, nhưng khi ông ban cùng, họ cũng tự nhiên xa lánh ông, đây là tính cách con người. Ông đã thấy đám người đi lại trên chợ chưa? Buổi sáng nhộn nhịp tấp nập, tới buổi chiều tối thì người ít đi, đó không phải là họ có tình cảm ghét thích đối với bản thân chợ, mà là vì buổi tối không còn cái gì đáng mua nữa cả.

Những thực khách kia nghe nói ông đã mất chức Tể tướng liền rời xa ông, chẳng phải là cùng lẽ đó ư? Ông đừng oán hận họ, ông nên đối xử mặn nồng như trước đây mới phải”.

Mạnh Thường Quân nghe xong cảm thấy có lý, liền làm theo lời khuyên của Phùng Quán.

Nếu chúng ta có thể lĩnh hội được cái lý này, thì sẽ có thể đạt tới mức không đắc ý khi được người khác phỉnh nịnh, không tức giận khi người khác phản bội. Suy nghĩ này của Phùng Quán, nhìn bề ngoài thì là thiệt thòi, nhưng trên thực tế, ông ta lại đã đặt trước nền móng tốt cho căn nhà. Vì vậy, ngôi nhà xây dựng lên sau này sẽ vô cùng vững chắc.

Con người sống với nhau nếu có lúc không thuận hoà, thì bạn cần xem xét đối phương vì lý do gì mà lãnh đạm như vậy, sau đó tìm hiểu kỹ về cá tính của đối phương. Sau khi hoàn toan hiểu rõ rồi, sẽ khắc phục từng nhân tố cản trở quan hệ qua lại của các bạn, như vậy tình bạn xây đắp nên m ới có t hể gi ữ được l âu dài . N ếu không bình tĩnh phán đoán, thì cũng như khi xây nhà, không thăm dò địa chấn vậy.

Trong câu chuyện trên chỉ suy xét tới tình bạn và tín nghĩa, thì cũng như chỉ chú trọng tới mái nhà và các vật chất trang trí khác. Những toà nhà kiểu này một khi gặp giông bão sẽ dễ dàng đổ sụp.

Cái khó của việc đánh giá người khác

Nếu như có một cái thước có thể đo được mọi cái của một con người thì thật là tiện lợi biết bao! Chỉ đáng tiếc là chúng ta chẳng thể nào tìm ra được loại thước tiện lợi như vậy.

Đánh giá giá trị của một người là một việc khó mà có thể thấy được qua các kỳ thi tuyển nhân viên của các công ty. Ở các công ty nói chung việc thi tuyển trước hết là thẩm tra hồ sơ của người dự thi, xem học lực, kinh nghiệm của anh ta có đủ tư cách để đưa vào hàng ngũ những người dự thi hay không, sau đó mới bắt đầu thi viết, kiểm tra một số kiến thức có tính chuyên môn hoặc viết một bài ứng dụng. Kiến thức chuyên môn có một tiêu chuẩn tuyệt đối, nhưng bài viết thì lại không, cần phải có mấy vị chấm bài họ cho điểm theo cách nhìn của từng người sau đó thống kê ra thành tích. Từ các bài có điểm số khá cao, chọn ra một số người sơ tuyển với số lượng cao gấp mấy lần số người định lấy để tham gia thi vấn đáp, cuối cùng các vị mới tuyển chọn lấy những người ưu tú, xuất sắc.

Đây tuy là một phương pháp thi tuyển khá công bằng, nhưng phương pháp này đã phủ định việc đánh giá bình chọn cá tính. Chúng ta biết rằng, có những người không hiểu được ý nghĩa của Hội đồng kinh tế châu Á và Hội đồng quỹ dự phòng quốc tế của Liên hiệp quốc, nhưng lại rất giỏi trong hoạt động kinh doanh. Cũng có những người do khi thi không được lễ độ cho lắm nên suýt nữa bị đánh trượt, nhưng khi vào công ty rồi thì lại rất được việc.

Rõ ràng không thể chỉ dựa vào thành tích ở trường, có những học sinh luôn giữ thành tích cao ở trường, có thể lại chang hiểu gì về quan hệ giao tiếp cả.

Có một viên sĩ quan chia 30 thanh niên tham gia đánh trận thanh ba nhóm trước khi xuất phát. Anh ta chọn ra nhóm thứ nhất gồm 10 người mà anh ta cho rằng rất dũng cảm, rất có tài năng, chắc chắn sẽ có những biểu hiện nổi trội; nhóm thứ hai là 10 người thể lực kém một chút, xem ra chẳng có tài năng gì đặc biệt. 10 người còn lại bị coi là những người quá bình thường.

Qua thành tích chiến đấu thực tế, nhóm thứ ba bị coi là những người quá bình thường thì thành tích chiến đấu rất đặc biệt; nhóm thứ nhất được coi là ưu tú nhất thì lại có hai người đặc biệt sợ sệt , bất tài ; nhóm thứ hai được coi là không có khả năng gì thì lại có hai dũng sĩ xuất hiện với chiến công nổi bật.

Nhìn người mà lại nhìn nhầm, có lẽ là sai lầm của người đánh giá, vì có thể họ đã coi nhẹ khả năng tiềm ẩn trong con người.

Phương pháp thi tuyển đã nêu ở trên, chúng ta không thể nói là sai, nhưng đối với nhân tài trong xã hội, nếu chỉ đặt họ trong sự phát triển đồng đều, thì tổ chức xã hội đó sẽ thiếu đi sức sống.

Thước đo con người

“Nhìn mặt mà bắt hình dong” là lỗi để phạm phải nhất của mọi người nói chung. Khi chúng ta đánh giá người khác, tuyệt đối không thể chỉ dùng một con mắt để quan sát, mà phải dùng cả hai mắt để nhìn cho thấu đáo. Vì có những người diện mạo bên ngoài hung dữ, nhưng trong lòng có thể lại rất hiền lành lương thiện.

Có một câu danh ngôn nói: “Những người làm việc giỏi giang, không nhất định là có trình độ hiểu biết cao”.

Nếu chúng ta chỉ quan sát bằng một con mắt, nhất định chỉ có thể nhìn thấy một mặt giỏi giang khéo léo của anh ta, nhưng nếu nhìn bằng cả hai mắt, thì cái nhìn thấy được chắc chắn sẽ hơn hẳn.

“Những người có dũng khí, tuy có thể làm những việc làm cho người khác kinh ngạc, nhưng những người thật sự lập được công trạng lớn thì lại thuộc về những người biết tự kiềm chế bản thân”. Câu nói này có thể nói là đã dùng cả hai con mắt để nhìn thấu.

Mọi người nói chung đều thích những người thông minh lanh lợi, ăn nói khéo léo, mà coi nhẹ những người lầm lì ít nói, vùi đầu vào làm. Chúng ta không thể nói là loại người nào tốt, loại người nào xấu, vì họ đều có những mặt mạnh mặt yếu. Vì vậy, là cấp trên, nếu có thể nhìn thấy được sự khác nhau cá biệt của cấp dưới, và làm cho họ phát huy được hết năng lực tiềm tàng, thì sự lãnh đạo của anh ta có thể coi là đã thành công.

Phần trên tôi đã đề cập tới việc không thể dùng một cái thước để đo người khác, phải dùng các loại, các kiểu thước thì mới có thể đã được kết quả chính xác. Bây giờ chúng ta hãy bàn về các chủng loại thước khác nhau. Chẳng hạn khi chúng ta bầu một đại biểu quốc hội, thước đo sử dụng tất nhiên là khác nhau. Khi bầu đại biểu quốc hoi , nếu chỉ dùng chiếc thước “có thể đem lại phúc lợi cho địa phương hay không”, thì khó mà chọn ra được ứng cử viên thích hợp. Cũng tương tự, nếu chọn ra đại biểu thành phố, nếu lấy cái thước “một quan chức ngoại giao” để đo anh ta, thì sẽ không có ý nghĩa gì cả. Công ty muốn tuyển nhân viên cũng cần dùng các loại thuốc với các tính chất khác nhau để đánh giá nhân tài thì mới có thể chính xác. Dùng com-pa để do độ dài hoặc dùng thước thẳng để do độ cong, thì đều không đúng đắn. Xin đưa ra một vài ví dụ:

Có một vị viên ngoại, chính thất của ông ta chết, hai người thiếp của ông ta một thì rất đẹp, một thì rất xấu, khi ông ta muốn chọn một trong hai người để lập chính thất, bạn bè đều cho rằng chắc chắn ông ta chọn người xinh đẹp kia, không ngờ ông ta lại chọn người thiếp xấu xí. Bạnbè đều rất ngạc nhiên, bèn hỏi ông ta:

– Kỳ lạ? Tại sao anh lại không chọn người thiếp xinh đẹp làm phu nhân?

– Vì người xấu không có lòng hư vinh, mà bên trong cô ấy tu dưỡng tốt, vì vậy để cô ấy điều hành việc nhà là khá thích hợp.

Thiên lương và tà ác

Ở Nhật đã từng xảy ra một vụ hung sát, một học sinh cấp ba đã giết chết người bạn thân cùng phòng mình, nguyên nhân giết người không phải là do cãi lộn nhau, mà là khi đang hoc trong phòng, hung thủ đột nhiên giết chết đối phương.

Theo báo chí, khi học ở cấp ba, thành tích của hung thủ rất xuất sắc, nhưng khi chuẩn bị thi vào trường Đại học Kyodo, do bị suy nhược thần kinh nên bị buộc phải học tụt lại. Trong thời gian học tụt một năm so với các bạn, tình bạn đã biến thành sự thù hận, vì vậy nên mới nảy sinh động cơ giết người.

Như vậy cho thấy, chỉ là oán hận do thi cử không như ý muốn, sinh ra mưu sát, nhưng nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ phát hiện thấy tính cách con người thật đáng sợ biết bao? Vạn nhất người bạn thân cười nói vui vẻ, sống hoà thuận bên bạn, bỗng nảy sinh ý định giết người, lúc đó bạn sẽ làm thế nào đây?

Trong lòng con người hoặc ít hoặc nhiều đều có suy nghĩ của quỷ thần tồn tại, nhưng con người có lý trí, có thể kiềm chế thích đáng hành động suy nghĩ của mình.

Cần trấn áp đúng lúc những động cơ tà ác, nếu không thì xã hội không biết sẽ tàn bạo hỗn loạn biết bao!

Hai nhân vật Yeruki và Havây trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Anh Stevenson cũng vậy, người ta thường lấy anh ta làm danh từ chỉ nhân cách hai mặt. “Tiến sĩ Yeruki lương thiện, đã bị ảnh hương của thuốc đã biến thành Havây ác độc”.

Từ năm 1885, khi đăng chuyện này cho tới nay, dường như không ai không biết, còn Stevenson cũng nổi tiếng vì quan điểm thiên lương và tà ác của Havây, trong lòng người hoặc ít hoặc nhiều đều đồng thời có hai nhân tố này. Trên thực tế, nhân cách hai mặt chỉ cần không nghiêm trọng lắm thì cũng chẳng có gì đáng nói, vì tính cách của con người vốn đã không phải là đơn nhất, mà là sự biểu hiện của nhiều mặt, chỉ có điều là không rõ ràng mà thôi. Trong lòng con người không chỉ có suy nghĩ của thần và quỷ, mà còn kèm thêm cả nhiều tâm trạng phức tạp.

Con người có tâm lý phức tạp, nếu chúng ta chỉ bình luận người khác từ một phía, thì sẽ không có cách nào để hiểu hoan toàn đối phương được, vì người tốt cũng có lúc làm việc xấu, ngươi xấu thì đôi khi cũng làm việc tốt. Giả dụ người mà bạn tin tưởng lại lừa gạt bạn, bạn nhất định sẽ nổi trận lôi đình, giận dữ mãi, kỳ thực như vậy là uổng công. Bạn nên trách mình không phòng bị từ trước, hơn nữa không quan sát đối phương từ nhiều phía. Đối với lối quan sát một phía, suy xét lại, thì kẻ đáng ân hận lại chính là bạn.

Tất nhiên không phải là tôi chủ trương cứ luôn luôn hoài nghi người khác. Người Nhật có câu: “Hãy quan sát đối phương như một tên trộm vậy!”.

Câu nói này không thể có được trong quan hệ giao tiếp vì nếu chúng ta thật sự làm như vậy, một mặt lương tâm sẽ không yên, mặt khác có thể sẽ mắc chứng thần kinh quá nhạy cảm.

Vậy thì tính cách con người rốt cục là thiện hay ác?

Đó là vấn đề cơ bản nhất khi nhìn thấu đối phương. Về vấn đề nay, trong cuốn “Hàn Phi Tử” có ghi:

“Người bán quan tài hy vọng có người chết, vậy thì bản tính của anh ta là ác chăng? Tất nhiên là không, vì xuất phát điểm của anh ta là – Nếu không có người chết, thì sẽ chẳng bán được quan tài. Cũng theo lý đó, nhà buôn xe cũng mong mọi người thành công trong sự nghiệp và kiếm được nhiều tiền, vậy thì bản tính của anh ta là thiện ư? Điều đó cũng chưa chắc, vì xuất phát điểm của anh ta là – Nếu người khác không thành công trong sự nghiệp, thì cũng chẳng thể kiếm được tiền, và chẳng tới mua xe”.

Hay nói một cách khác, chỉ đưa vào các quy tắc máy móc để quyết định cái thiện và cái ác của tính cách con người thì chẳng có ý nghĩa gì; vì vậy phương pháp khá khách quan là quan sát động cơ hành động của đối phương trước, sau đó sẽ phán đoán.

Thiên lương và tà ác

Ưu điểm và khuyết điểm

Bên trên chúng ta đã nói tới các vấn đề có liên quan tới giơi doanh nghiệp tuyển dụng nhân tài, vậy khi chúng ta nhìn thấu đoi phương, liệu có tồn tại những vấn đề này không? Có, chúng ta cân loại bỏ quan niệm đẳng cấp như người đẳng cấp trên, người đẳng cấp dưới; người tốt, người xấu…, thì mới có thể phán đoán, đánh giá một cách khách quan được.

Cho phép tôi nhắc lại một lần nữa – chúng ta không thể nhìn thấu người khác từ một phía được. Nhất là khi nhìn nhận cá tính thì càng cần phải chú ý. Chúng ta thường nghe thấy những từ đánh giá như “ưu điểm”, “khuyết điểm” đây là cái khong có ý nghĩa gì, vì cái gọi là “ưu điểm”, “khuyết điểm” không phai là một tiêu chuẩn tuyệt đối. Chẳng hạn: tính khí thô bạo, chúng ta có thể nói nó là khuyết điểm; nhưng ngược lại, chúng ta coi đó là cương trực, thì lại là ưu điểm của anh ta.

Bạn thích “người tính cương cường” hay “người tính nhu mì”?. Nhiều người cho rằng người tính nhu mì khá dễ sống. Song người tính cương cường tuy khó sống, nhưng một khi đã trở thành tri kỷ với anh ta, tình cảm của anh ta sẽ không biến thiên. Ngược lại, người tính nhu mì tuy dễ sống, nhưng đối với kẻ địch anh ta cũng có thể nhu mì như vậy. Nói cách khác, người có tínhcách nhu mì không thể dựa được về mặt tình cảm. Những độc giả thông minh, các bạn có thể nói ra hai loại người này loại nào “tốt” không? Tôi nghĩ rằng chẳng có đáp án của ai là tuyệt đối cả!

Trong cuốn binh thư “Tam lược” của Trung Quốc có một câu: “Đừng để người nhân nghĩa nắm giữ tiền bạc”, ý là nói đừng cho những người có lòng nhân từ và đầy tình người quản lý tiền bạc, vì những người này có thể để thất thoát do tình cảm.

Hay nói một cách khác, những người lương thiện, tấm lòng cởi mở tuy dễ sống, nhưng anh ta không hoài nghi người khac, vì vậy không thể cùng làm việc với loại người này được. Ngược lại, khi làm việc với những người lòng dạ hẹp hòi lại cần phải luôn đề phòng anh ta, vì có thể bất cứ lúc nào anh ta cũng phản bội ban.

Nước Yên thời Chiến Quốc của Trung Quốc (nay là tỉnh Hà Bắc) bị nước Tề đánh chiếm vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, mất đi mười thành lớn, lúc đó có một nhà mưu lược tên là Tô Tần (Tô Tần là một nhà mưu lược nổi tiếng thời Chiến Quốc, chúng ta có thể coi ông là một nhà ngoại giao thời cổ đại. Mấy câu thành ngữ như “Hợp tung liên hoành”, “Thà làm đầu gà chứ không chịu làm đuôi bò”, “Chuyển hoạ thành phúc” đều là của ông ta) nhận lời uỷ thác của vua nước Yên tới nước Tề, nhờ vào ba tấc lưỡi của mình nói chuyện với vua nước Tề, cuối cùng phần đất bị mất đã hoàn toàn thu lại được. Vua nước Yên hết sức vui mừng, nhưng đại thần của ông ta lại sàm tấu rằng Tô Tần bụng dạ không bình thường, giữ ông ta lại bên mình sẽ vô cùng nguy hiểm, vì vậy vua nước Yên liền nảy sinh tâm lý cảnh giác sợ sệt đối với Tô Tần. Nếu người bình thường gặp cảnh này, nhất định sẽ cố gắng hết sức để biện bạch cho mình, nhưng Tô Tần lại không làm vậy, ông nói với vua nước Yến : Bề tôi không đáng tin, đó là phúc của vua ta!”.

Câu nói đó hàm ý sâu xa, chỉ vì bầy tôi là kẻ không đáng tin mà vua lại biết động não, vì vậy vua mới dùng được tôi chứ! Sau khi vua nước Yên nghe xong, lập tức hiểu được hàm ý của câu nói, thế là càng tín nhiệm Tô Tần. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng: Sống trong thời loạn thật không đơn giản chút nào? Quan hệ giao tiếp đan xen phức tạp có thể thao túng cả tương lai của một người.

Nhật Bản có câu: “Người bình thường bị chúng ta coi là kẻ ác, có lúc cũng làm những việc thiện mà chúng ta không ngờ tới”. Cũng tức là nói tốt và xấu, thiện và ác đều chẳng phải là cái tuyệt đối.

Khi Tần Thuỷ Hoàng chưa thống nhất thiên hạ, ông rất tán thưởng một người tên là Diêu Giả, vì tài ngoại giao của Diêu Giả hết sức cao minh, đã từng thay Tần Thuỷ Hoàng đánh một trận chiến hết sức đẹp. Nhưng các đại thần trong triều lại xúc phạm ông ta, và nói ông ta xuất thân hàn vi, là một kẻ vong mệnh. Tần Thuỷ Hoàng tin là thật, bắt đầu cảnh giác với ông ta, muốn bãi chức ông ta. Diêu Giả nói:

“Chu Văn Vương vì trọng dụng Thái Công Vọng, nên nền tảng cơ nghiệp của nhà Chu mới có cơ sở. Còn về Thái Công Vọng, nguyên là một lãng tử không có nghề nghiệp chính, không có ai coi trọng ông ta cả, thậm chí ngay cả vợ của ông ta cũng không nhận ông ta, bất đắc dĩ mới ra chợ bán thịt để kiếm sống. Song nếu không có ông ta, thì nhà Chu chẳng thể thịnh vượng đến như vậy. Quản Trọng vốn là một nhà buôn, song vì trọng dụng ông ta nên Tề Hằng Công mới xưng bá thiên hạ được. Tổ tiên của Tần là Mục Công, vì tín nhiệm dùng một người tên là Bách Lý Hề mà bình định được các dân tộc ở biên cương, mà Bách Lý Hề vốn là một nô lệ, là một người mà người khác dùng cái giá năm miếng da bò để chuộc thân cho ông ta. Những người đó sống trong xã hội đều bị người khác coi thường, nhưng do quân chủ sáng suốt biết trọng dụng họ, mới làm cho họ có cơ hội thể hiện tài năng, phát huy được năng lực tiềm ẩn”.

Tần Thuỷ Hoàng nghe những lời này xong, bụng nghĩ: “Đúng thật? Chỉ cần ta biết người và giỏi dùng người, thì xuất thân của họ để ý tới làm gì!”.

Điều chỉnh “ống kính” của mình

Khi sử dụng kính viễn vọng và kính hiển vi, chẳng phải bạn cần điều chỉnh ống kính sao? Nếu ống kính lờ mờ, thì chẳng nhìn rõ cái gì cả. Muốn nhìn thấu tâm lý của người khác cũng vậy, bất kể đối phương là nhân vật loại nào, nếu “ống kính” của bạn mờ và không rõ, thì chẳng thể nhìn chính xác đối phương được. Vì vậy trước khi chưa nhìn thấu người khác, đầu tiên nên điều chỉnh “ống kính” của mình đã.

Muốn hiểu được mình là việc rất khó, Hàn Phi Tử có câu: “Biết người không khó, mà khó ở chỗ biết mình”. Đối với bản thân còn chưa hiểu, mà lại muốn hiểu được người khác, đó không phải là chuyện dễ dàng. Điều đó cũng tựa như ống kính nếu lờ mờ, thì rất khó nhìn rõ đối phương. Còn nguyên nhân chính làm cho “ống kính” lờ mờ không rõ chính là con người có lòng “tham”.

Có một lần, bạn tôi bị tình nghi dính líu tới lừa gạt, tôi cùng anh ta tới đồn cảnh sát khai báo, sau khi ra về, tôi không quên câu nói của viên cảnh sát hình sự, anh ta nói: “Phần lớn các vụ lừa đảo trách nhiệm nên quy vào người bị hại, vì kẻ lừa gạt đều là những tên khéo ăn nói, người bị hại nếu không vì ham lợi, làm sao lại không thấy rõ bộ mặt thật của đối phương?”.

Bất kỳ xảy ra tình huống nào, hai bên đều biết rằng cần xử lý bình tĩnh. Thế nhưng nếu đối phương vận dụng thủ pháp khéo léo, kết hợp với tài ăn nói lanh lợi, thì rất dễ khơi dậy long tham của mình (lúc này “ống kính” đã bắt đầu mờ đi), vả lại tâm lý của con người đều có một loại ý thức phản ứng từ trước, khi có sự trông chờ nào đó đối với một mục tiêu hữu hình hay vô hình, tâm tính đều dịch chuyển theo hướng đó. Chúng ta hãy lấy việc tham tiền làm ví dụ.

“Có lẽ sẽ kiếm được tiền”… “mình thích kiếm tiền”…

“Nhất định sẽ kiếm được tiền”. Nếu đã hướng tới nấc thứ ba, thì bộ mặt thật của đối phương đã hoàn toàn không còn rõ nữa, đay chính là cái gọi: “tham mờ cả mắt”. Nói tới đây, tôi nghĩ đến một câu chuyện vui:

Trước đây có một anh thường hay mơ thấy vàng. Một hôm anh ta đi trên phố, thấy vàng trong cửa hàng vàng bị ánh mặt trời chiếu óng ánh, thế là liền xông vào cầm lấy vàng co cang chạy, người trong tiệm vàng giật nảy mình, vội tóm anh ta lai nói: “Anh này to gan thật, cửa hàng đông người thế này, anh cũng dám vớ vấn hả?”

Người kia sợ hãi nói: “Cái gì? Có nhiều ngươi ở đây à? Tôi tưởng là chỉ có vàng ở đó!”.

Muốn hoàn toàn loại bỏ lòng tham của một người đó là việc không thể, vì vậy chỉ cần trước khi nhìn thấu người khác, hãy nhắc nhở mình một chút có phải là sa vào lòng tham không? Vậy thì “ống kính” sẽ không lờ mờ nữa. Con người, nếu lòng tham nổi lên, lý trí cũng bị che phủ và lòng tham sẽ được lan rộng; lòng tham rộng rồi, tà niệm sẽ chi phối phản ứng có sẵn của tâm lý, lúc này việc phán đoán sự việc cũng sẽ sai sót, và vì thế rước về một đống những chuyện phiền não. Ngoài lòng tham còn có nhiều nhân tố khác cũng có thể ảnh hưởng t ới vi ệc phán đoán, những nhân t ố đó chúng ta sẽ lần lượt nói rõ ở các phần sau.

Sự yêu ghét của con người

Tôi tình cờ bật ti vi lên, thấy có mấy khán giả nữ đang vây quanh một ngôi sao màn bạc mà họ rất hâm mộ: “Cô thích ăn gì? Cô dậy lúc mấy giờ? Cô ngủ lúc mấy giờ?…”

Khi ngôi sao màn bạc kia đang trả lời những câu hỏi vô vị kia, một quý bà nội trợ đột nhiên trịnh trọng đưa ra một câu hỏi “Xin hỏi cô, cô cũng cần đi toa-lét chứ ạ?”. Sau khi tôi nghe xong, không khỏi cảm thấy khó xử cho cô ta. Ngôi sao màn bạc kia tuy rất ngượng ngập nhưng đây dù sao cũng là xã giao trong nghề nghiệp, không thể không ứng phó, bèn cười đau khổ nói: “Điều đó tất nhiên rồi! Tôi cũng là người mà!”.

Cảm tình cũng giống như lòng tham vậy, có thể làm cho “ống kính” của người nhìn lờ mờ không rõ. Người mà mình thích, thì khuyết điểm của anh ta cũng có thể nhìn thành ưu điểm; người mình không thích, thì ưu điểm của anh ta cũng có thể bị coi là khuyết điểm. Người Nhật có một câu nói rất hay, đại ý là: “Ngươi mà mình thích, nốt ruồi của anh ta cũng nhìn thành lúm đồng tiền; người mình không thích, thì lúm đồng tiền đẹp cũng sẽ bị coi là nốt ruồi xấu xí”.

Ngày xưa, Vệ Linh Công rất sủng ái một chàng thiếu niên đẹp trai Di Tử Hà, vì vậy giữ anh ta lại trong cung. Một buổi tối, chàng thiếu niên này được biết mẹ chàng bị mắc bệnh trầm trọng, trong lòng hết sức lo lắng, không kịp xin phép Vệ Linh Công liền đánh xe của ông ta đi cả đêm về nhà thăm mẹ. Theo quy định trong cung, tự tiện ngồi xe ngựa của Quốc vương sẽ bị xử phạt chặt chân, nhưng sau khi Vệ Linh Công biết chuyện này, không những không xử phạt anh ta, mà còn khen ngợi anh ta rất có hiếu: “Chịu nguy hiểm bị chặt chân để về nhà thăm bệnh mẹ, lòng hiếu hạnh ấy thật đáng khen”.

Lại có một lần, Di Tử Hà theo Vệ Linh Công đi dạo trong vườn, thấy một quả đào chín, liền tiện tay hái xuống ăn, anh ta cắn một miếng, cảm thấy rất ngon, bèn đưa quả đào cắn dở cho Vệ Linh Công ăn. Vệ Linh Công rất vui mừng, tán thưởng anh ta và nói: “Ngươi để dành thứ ngon cho ta ăn. Quả nhân thật mừng quá!”. Mấy năm sau, Di Tử Hà trở thành người lớn, dần dần mất đi dáng vẻ của một thiếu niên đẹp trai, vì vậy Quốc vương cũng không còn sủng ái như trước đây nữa. Vệ Linh Công nhớ lại những việc trước đây, lại càng thấy không hài lòng với Di Tử Hà, và trách anh ta: “Ngươi trước đây giả xưng là đã được ta cho phép, tự tiện ngồi xe ngựa của ta; lại còn lấy quả đào đã cắn rồi đưa ta ăn, thật là vô lễ quá”!. Thế là liền đuổi Di Tử Hà ra khỏi cung.

Cùng một việc, trước đây được khen, mà sau thì lại bị xử phạt, đây là chủ đề mà Hàn Phi Tử đã bình luận trong bài “Giữa cái yêu và cái ghét”. Mọi người thường áp dụng phương pháp suy xét này. Bây giờ tôi xin kể một câu chuyện mà đã được đưa vào trong “Hàn Phi Tử”. Có một phú ông, tường bao nhà ông ta bị sụp đổ do trời mưa mấy ngày liền, con ông ta nói: “Cha! Sao cha không mau gọi người tới sửa đi? Trộm nó có thể vào đấy!”. Phú ông nói: “Việc gì phải vội, hàng xóm cũng thường nhắc với bố. Nhưng chưa từng thấy xảy ra chuyện gì”. Không ngờ buổi tối hôm đó nhà phú ông bị khoắng một mẻ sạch trơn. Lúc đó phú ông lại có lời bình khác đối với hai người đã nhắc nhở ông ta: “Dù sao con mình cũng sáng suốt. À! Chưa biết chừng tên trộm tối hôm qua lại là gã hàng xóm ấy chứ!”.

Cảnh giác với nhân duyên

Đừng chỉ chú ý đến duyên “phận”, phải biết rằng “duyên phận” có lúc cũng có thể gây trở ngại cho sự nghiệp của bạn.

Có một danh tướng của Nhật đã từng cảnh cáo bộ hạ của mình rằng: “Con người có thể hữu duyên và vô duyên, nhất là khi quốc vương chọn quần thần, hiện tượng này càng rõ rệt. Điểm này là nguyên nhân chính của việc tạo nên sự không công bằng, nếu ta có hiện tượng đó, hy vọng các ngươi nhắc nhở ta. Vì đối với những người có duyên với mình, chúng ta thường khá rộng rãi, còn đối với những người không có duyên với mình thì lại luôn hà khắc, có lúc rõ ràng là đối phương có lý, chúng ta lại coi anh ta là vô lý. Tâm lý bị tác động của mối nhân duyên này, làm chúng ta phải cảnh giác cho nhau!”.

Một võ tướng của Nhật cũng từng nói: “Hãy thử sống với những người không hợp! Như vậy sẽ rất có ích cho bạn”.

Chỉ sống với những người hợp với mình, “ống kính” của bạn sẽ dễ càng ngày càng mờ đi.

Hiệu quả của khéo ăn, khéo nói

“Những kẻ nói dối, sau khi chết sẽ bị Diêm Vương cắt lưỡi?”.

Những câu cảnh cáo như vậy, vào thời buổi ngày nay khi khoa học đã phát triển, thì ngay cả đứa trẻ con cũng không doạ nổi. Thế nhưng, thời xưa Diêm Vương được mọi người coi là đại pháp quan dưới địa ngục – ông ta có quyền uy cực cao, đồng thời còn có thể nhìn thấu lòng người.

Nghe nói Diêm Vương cũng đã từng gây nên chuyện nực cười, nếu các vị không tin, tôi có thể lấy một câu chuyện được ghi trong văn học cổ điển của Trung Quốc để chứng minh:

Có một hôm, Diêm Vương đột nhiên nổi máu hăng, lệnh cho một tiểu quỷ trong điện rằng: “Ngươi tới trần gian bắt những tên ăn nói khéo léo mồm mép dẻo quẹo tới đây cho ta, ta cần ném chúng vào vạc dầu cho chết đi; loại người đó sống trên đời không làm ăn đứng đắn, suốt ngày dùng lời khéo léo lừa gạt người khác, làm cho nhiều người mất hết bản tính, lầm đường lạc lối… Được rồi! Bây giờ ngươi tới trần gian đi”. Tên tiểu quỷ vội đáp: “Dạ?” liền rời khỏi địa ngục, xuất phát về hướng trần gian. Một lát sau, tên tiểu quỷ tóm về một người đàn ông, Diêm Vương hỏi:” Sao mà nhanh thế! Ngươi không bắt nhầm đấy chứ?”. Tên tiểu quỷ vội trả lời: “Làm sao mà nhầm được ạ? Loại người này quả thực nhiều lắm, tiện tay tóm một cái là được, nếu đại nhân không tin, có thể xét hỏi xem sao”. Diêm Vương bắt đầu xét hỏi người đàn ông, trong khi xét hỏi do sơ ý đánh một cái rắm kêu, mùi thối ngất trời, người đàn ông kia bỗng nảy ra một ý, nhanh chóng bước tới trước mặt Diêm Vương, cung kính vái ông ta một cái nói: “Chà? Rắm của Đại Vương, kêu thật là hay! Nghe cứ như một bản nhạc tuyệt vời vậy, đồng thời lại có cả mùi thơm của xạ hương và hoa lan nữa”. Diêm Vương nghe xong trong bụng rất vui, liền nói: “Ồ! Chỉ có ngươi mới biết tôn trọng long thể của ta, ta cần phải xá tội cho ngươi. Ê! Tiểu quỷ, đưa người đàn ông này vào trong điện, tiếp đãi anh ta cho cẩn thận”.

Người đàn ông kia theo sau tên tiểu quỷ vừa đi vừa nói: “Anh tướng mạo phi phàm, nghi biểu cũng khác người, hai cái sừng của anh trên đầu cũng đẹp và trơn như trăng vậy, lại còn đôi mắt sáng của anh giống như ánh sao băng trên bầu trời xanh. Sau này nhất định anh sẽ đại phú đại quý!”. Tiểu quỷ nghe xong liền dừng bước nói: “Đại Vương dặn chuẩn bị tiệc, còn phải một lúc nữa mới chuẩn bị xong, ngươi hãy tới nhà chúng ta uống chén trà nghỉ một lát đã có được không?”.

Câu chuyện này có thể nói là một sự phê phán mạnh tính cách của con người. Mỗi một người đều có tâm lý kiêu ngạo, nhưng nếu bị tác động của những lời nói khéo léo, thì tâm lý kiêu ngạo đó sẽ làm cho “ống kính” của kính nhìn thấu mờ đi.

Tự tôn và hư vinh cũng có tác động tương tự, một số ngươi cho rằng mình có tài năng và xem thường người khác. Loại người này ngay cả bộ hạ thân cận của anh ta cũng sẽ không thích anh ta, hơn nữa anh ta cũng chẳng thể hiểu nổi bộ hạ của mình.

Người ta thường nói: ” Lòng không kiêu ngạo thì tự nhiên sẽ kính trọng người khác; lòng không kiêu ngạo, thì mới biết người khác giỏi”.

Trở ngại của quyền uy

Còn một loại nhân tố khác có thể làm cho “ống kính” của chúng ta mờ đi – “địa vị” và “học hành”. Quan niệm coi trọng “học hành” của mọi người sẽ là một trở ngại lớn cho việc nhìn thấu người khác. Kỳ thực, những ngươi thật sự thông minh sẽ không phán đoán người khác qua việc học hành và dáng vẻ bề ngoài. Ở Nhật trước đây có một người đã rời khỏi quê hương đi khắp thiên hạ từ khi 19 tuổi, đến năm 20 tuổi thì đã tham gia việc nước, anh ta ngồi ngang hàng với các chính khách khác, cùng nam giữ quyền lớn trong tay. Vả lại lúc bấy giờ quan niệm của chế độ phong kiến còn thâm căn cố đế, anh ta giữ được một vị trí, thì quả thật chẳng đơn giản!

Anh chàng này cuốn theo cùng với các nhân vật lớn dày dan kinh nghiệm kia chắc là vất vả lắm? Nếu bạn nghĩ như vậy là sai đấy, vì anh ta đã sớm hiểu được cách lau sạch “ống kính” của kính nhìn thấu của mình rồi. Anh ta nói: “Bất kể trong trường hợp nào, chỉ cần chúng ta nắm được thái độ sống của đối phương đối với vợ của anh ta là được. Nếu nắm được tâm lý, tâm trạng và tình cảm của anh ta đối với vợ, thì sẽ không sợ có vấn đề gì nữa”. Ý của câu nói này là – đối với những người nghiêm khắc, phải quan sát từ mặt thoải mái của anh ta để tìm hiểu anh ta. Nếu nắm được điểm quan trọng này, thì sẽ dễ dàng nhìn ra bộ mặt thật ban đầu của anh ta.

Thời Tần Thuỷ Hoàng, khi khởi nghĩa, Trần Thắng có nói một câu, đại ý là: “Bất kể là vương hầu hay khanh tướng, huyết thống của họ chẳng có gì khác với người bình thường, họ không phải sinh ra đã tôn quý gì”.

Nói tới đây, tôi lại nhớ tới một câu chuyện mà An-đéc-xen viết: “Quốc vương mình trần”. Có một người thợ cắt may tới trươc mặt vị Quốc vương thích đẹp nói: “Thưa bệ hạ? Thần xin may cho bệ hạ một bộ lễ phục tàng hình có một không hai trên thế giới”. Quốc vương nghe xong rất vui mừng, liền trọng thưởng cho ông ta. Sau khi Quốc vương mặc bộ lễ phục tàng hình này vào, bèn đi tuần du trên phố. Lúc đó tất cả các quan đại thần, các quý bà và các vị đại phu đều khen ngợi không ngớt, nhưng đám trẻ con lại ngây thơ hò hét: “A! Mọi người mau tới xem Quốc vương mình trần!”

Qua câu chuyện ngụ ngôn này chúng có thể thấy rằng, càng cố che đậy mình, càng dễ lộ ra bộ mặt thật. “Bộ quần áo quyền uy” quả thực chỉ có trẻ con với đôi mắt quan sát trong sáng thì mới có thể nhìn xuyên suốt được.

Trong giới thương nghiệp hiện nay cũng rất coi trọng “sự nổi tiếng”, “nổi tiếng” đã trở thành tiêu chí của quyền uy. Mọi hàng hoá trên thị trường cũng như vậy. Một số hàng hoá sau khi được tuyên truyền quảng bá trên ti vi nhiều lần, dù là thứ không cần thiết, cũng trở thành hàng hoá bán chạy nổi tiếng. Vì vậy để tránh mắc bẫy, chúng ta phải thường xuyên lau ống kính nhìn thấu của mình. Vì trong số các hàng “không nổi tiếng” cũng có thể có hàng thật. Nhưng chúng ta phân biệt như thế nào đây? Điều này rất đơn giản, trước tiên chúng ta không thể cứ giữ thiên kiến, bất kể nó có quyền uy hay không, đều cần phải nhìn bằng thái độ khách quan như nhau.

Trở ngại của lời đồn

Lời đồn đại không có hình thức nhất định, cũng không có phương hướng nhất định, sờ không thấy, tóm không được, hơn nữa rất khó ngăn ngừa. Nếu nhẹ dạ tin vào lời đồn đại, thì sẽ sinh ra phán đoán sai lệch.

Sau khi lời đồn nảy sinh thì thường khuếch tán ra tứ phía, lúc này bất kể là thánh nhân hay người thường, hoặc ít hoặc nhiều đều sẽ bị ảnh hưởng, cộng thêm vào các tạp chí, các báo lại thích thổi phồng thêm những tin kiểu “nhà trống lắm gió” đó, thế là lời đồn đại ngày một rộng ra, ảnh hưởng cũng ngày một lớn.

Con người, hễ tụ tập với nhau là thích bàn luận tới ngươi khác. Ai ai cũng biết rằng không thể tin vào lời đồn đại để phán đoán người khác, nhưng lại vô tình phạm phải tật này, đây chính là cái gọi là “lặp đi lặp lại sẽ có hiệu quả”.

Câu chuyện “Tăng Tham giết người” chứng minh điều này.

Chuyện kể rằng có một người cùng họ cùng tên với Tăng Tham đã giết người, người nghe thấy tin này đầu tiên cho rằng Tăng Tử giết, liền chạy tới nhà ông nói với mẹ ông rằng: “Nghe nói Tăng Tham giết người”. Mẹ của Tăng Tham đang dệt vải, nghe tin này xong, bình tĩnh nói:

“Con tôi không thể làm việc đó được”. Nói xong lại tiếp tục dệt vải. Một lát sau, lại có một người nói với Tăng mẫu: “Con trai bà đã giết người, còn không mau chạy đi xem xem!” Tăng mẫu vẫn không động lòng, lại tiếp tục dệt vải. Tiếp đó người thứ ba lại chạy tới nói: “Tăng Tham giết người đã bị bắt rồi”. Lúc này Tăng mẫu hoảng lên, lập tức ngừng dệt vải, chạy ra bên ngoài xem thế nào.

“Chiến quốc sách” có đưa ra kết luận về câu chuyện này như sau: “Sự hiếu thuận của Tăng Tử làm cho Tăng mẫu có lòng tin kiên định đối với ông. Nhưng qua vài người kể đi kể lại, ý chí của Tăng mẫu cũng dao động theo”.

“Chiến quốc sách” là một cuốn sách chuyên ghi chép những câu chuyện của thời Chiến quốc, trong đó đặc biệt là kể lại rat nhiều chuyện các nhà mưu lược vận dụng quyền, mưu, thuật, số như thế nào.

Trong các ghi chép của “Chiến quốc sách” còn có một chuyện tương tự như “Tăng Tham giết người”: Một hôm, trên chợ có một người hét lớn: “Hổ tới!”, nhưng không một ai tin. Không lâu sau lại có một người cũng hét như vậy: “Hổ tới!”. Vẫn không có ai tin. Tiếp đó lại có một người hét lớn: “Hổ tới!”. Lúc này mọi người tranh nhau bỏ chạy.

Con người rốt cục vẫn sống trong một tập đoàn lớn, vì vậy nhất định phải có một lòng tin kiên định và một khả năng phán đoán phân biệt phải trái thì mới không bị lời đồn hoàn toàn mê hoặc. Hàn Phi Tử có nói về việc bậc quân chủ tuyển chọn đề bạt nhân tài như sau: “Một bậc quân chủ nếu không có một tiêu chuẩn nhất định và phương pháp thích hợp để sát hạch bề tôi, thì sẽ để tiếp nhận các lời đồn đại. Người khác cho là người tốt người xấu, ông ta cũng sẽ nhận định anh ta là người xấu”.

Nhiều người thích phê bình người khác một cách tuỳ tiện, kiểu phê bình vô trách nhiệm này có thể hoàn toàn phủ định tài năng của một người. Chẳng hạn có người nói ai đó không ổn, nếu người đó quả thật không ổn, thì cũng chẳng có gì đáng nói; nhưng nếu người đó rất có tài, thì điều đó quả là tồi tệ. Vì câu nói đó một khi đã truyền đi, thì ngay cả người vốn hiểu anh ta sẽ nảy sinh hoài nghi.

Song con người thường không muốn đối lập với tâm lý cua mọi người, mà thích sống hoà vào với tập thể. Vì vậy, chúng ta không nên tuỳ tiện phê bình người khác, gây tổn thương cho ngươi khác, thậm chí có thể tổn hại đến tương lai, tiền đồ của một con người.

Vật rõ mắt rành

Muốn hoàn toàn loại bỏ những nhân tố làm cho kính nhìn thấu bị mờ như tham lam, tình cảm yêu ghét, kiêu căng, quyền uy, lời đồn đại… là điều không đơn giản, điều đó ngay cả thánh nhân cũng không thể làm nổi, nhưng chúng ta có thể tự tìm cách làm cho nó giảm bớt. Sau khi xác lập quan niệm này rồi, chúng ta tiếp tục đi sâu thảo luận các phương pháp cụ thể có liên quan tới việc nhìn thấu đối phương. Nhưng có một điểm cần chú ý trước khi đi sâu tìm hiểu đối phương, nên tìm cách nâng cao độ chính xác của kính nhìn thấu. Nâng cao độ chính xác của kính nhìn thấu như thế nào đây? Là không ngừng lau chùi những lớp sương mờ trên “ống kính”, hay nói một cách khác, lấy tìm hiểu đối phương làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Tiêu đề của phần này là một câu nói trong cuốn binh pháp “Tư Mã Pháp”: “Vật đã rõ mắt đã rành”.

“Vật đã rõ, mắt đã rành” có nghĩa là, đối với sự việc đã tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn nó một cách rõ ràng. Chang hạn: trước mặt có một đám học sinh đi tới, trong đó có một người mà chúng ta biết, vậy thì chúng ta có thể dễ dàng tìm ra vị trí của anh ta, đây là duyên cớ của “vật đã rõ”.

Đối với những người mới gặp lần đầu, chúng ta không nên quan sát anh ta ngay, mà nên tìm kiếm những tư liệu trước về anh ta (học hành, kinh nghiệm…), để phán đoán anh ta. Vì bèo nước gặp nhau, chúng ta rất dễ bị ấn tượng đầu tiên chi phối, còn nếu đã có tư liệu từ trước, thì có thể hiểu đối phương khá dễ.

Từ trên trông xuống từ dưới trông lên

Muốn nhìn thấu người khác, trước tiên cần nhìn thấu từ vị trí nào đây? Đây là một vấn đề rất quan trọng. Bất kể là ánh mắt sắc bén như thế nào nhưng nhìn quá gần vật thể thì tiêu điểm không dễ điều chỉnh được vị trí thích hợp; không giữ được cự ly nhất định, thì “ống kính” sẽ chẳng thể nào phát huy công hiệu của nó. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả chúng ta cần quan sát từ nhiều hướng của vật thể.

Trước tiên chúng ta bắt đầu từ nơi cao.

“Ngô Tử binh pháp” cũng từng nhắc đến “phép leo cao nhìn xa”: “Trên chiến trường gặp phải tình hình bất lợi, và khi ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, thì cần phải leo lên chỗ cao để trông ra xa”.

Điều này có thể vận dụng vào trong quan hệ giao tiếp, ví dụ: Việc không thể giải quyết được ở một chỗ nào đó, chỉ cần rời khỏi môi trường đó, quan sát từ một góc độ khác, thì có thể thay rõ những điều ảo diệu bên trong. Có thể đối phương luôn được chúng ta cho là đáng sợ, hoá ra cũng chỉ là một người bình thường.

Khi hai bên đều kiên trì giữ ý kiến của mình, đối lập nhau, hoặc trong trường hợp tranh cãi phức tạp, nguyên tắc nói trên đặc biệt hữu hiệu. Nhật Bản có câu cách ngôn:

“Khi cãi nhau, chiến thắng thuộc về phía bình tĩnh”.

Vì anh ta có thể nhìn đối phương từ trên cao. Ngược lại, người ở tư thế thấp cần quan sát như thế nào? Đây cũng là một điểm rất quan trọng. Đối với một số người, dùng phương pháp nhìn từ phía dưới lên rất hữu hiệu, nhất là đối với những người cao giọng và thích đàm luận những việc lớn, chỉ có sử dụng phương pháp này thì mới có thể biết được bộ mặt thật của anh ta.

“Trên ghế hội nghị, những người thích nói cao giọng, tự cho mình là giỏi giang, chúng ta cần nhìn anh ta từ phía dưới, xem rốt cục anh ta đã làm những việc gì cụ thể? Xem anh ta có giẫm chắc chân không? Xem anh ta nói năng hành động có thống nhất hay không? Quan sát như vậy thì sẽ dễ dàng nhìn ra bộ mặt thật của anh ta”.

Hãy thường xuyên thay đổi góc độ để quan sát! Nếu không thì “ống kính” sẽ không thể phát huy được tác dụng của nó.

Trước tiên, tôi xin giới thiệu một câu chuyện mà khoe khoang mình có tài nhìn thấy trước nên dẫn đến thất bại. Người em khác mẹ của Nguỵ Vương là Tín Lăng Quân, lúc bấy giờ được liệt vào một trong “Tứ công tử” cực kỳ nổi tiếng. Trong “Sử ký” có ghi lại Tín Lăng Quân có tới hơn 3000 thực khách vì ngưỡng mộ tiếng mà đến.

Một hôm, Tín Lăng Quân đang cùng Nguỵ Vương đánh cờ tiêu khiển ở trong cung, bỗng có một tên lính vào báo cáo, biên giới phía Bắc có lửa khói, có thể là tín hiệu báo rằng quân địch đang tới đánh.

Nguỵ Vương vừa nghe thấy tin này lập tức bỏ việc chơi cơ, định triệu tập quần thần cùng thương lượng biện pháp ứng phó với địch.

Tín Lăng Quân ngồi bên bình tĩnh ngăn Nguỵ Vương, nói: “Xin đừng vội vàng, có lẽ là vua nước bên cạnh đi săn, lính trấn giữ của ta nhất thời nhìn lầm, ngờ là quân địch, vì vậy mới đốt lưa để báo về kinh thành”.

Một lát sau lại có báo cáo, vừa rồi khói bốc lên báo cáo địch tơi đánh là nhầm, quả thực là vua nước bên cạnh đang đi săn. Nguỵ Vương rất kinh ngạc hỏi Tín Lăng Quân:

“Sao ngươi biết được việc này?”. Tín Lăng Quân rất đắc ý trả lời:

“Tôi có đặt tai mắt ở nước bên cạnh, vì vậy sớm biết là vua nước láng giềng có thể đi săn”.

Từ đó Nguỵ Vương dần dần nhạt nhẽo đối với Tín Lăng Quân. Về sau, Tín Lăng Quân bị người ta vu khống, mất đi sự tín nhiệm của vua, những năm về già lại say đắm trong tửu sắc, cuối cùng bị bệnh mà chết.

Bất cứ ai biết những việc mà người khác đều không biết, khó tránh khỏi có một cảm giác hơn người. Đối với ưu điểm của mình mà người khác không bằng, chúng ta phải giấu nó đi, nhằm tránh chuốc họa vào thân. Một nhà chính trị nổi tiếng như Tín Lăng Quân, vì nhất thời không biết co mình lại mà dẫn tới cả đời tiếc nuối, chẳng phải là đáng tiếc lắm sao?

Dưới đây xin kể một câu chuyện ngược hẳn với Tín Lăng Quân:

Nước Tề có một viên quan tên là Âm Tư Di, nhà gần sát vơi một viên quan quyền quý nước Tề tên là Điền Thường. Điền Thường đối xử với người khác rất ác độc, về sau khi vua phản quốc đã bắt lấy vua, tự nhận chức Tể tướng nắm lấy đại quyền.

Âm Tư Di tuy hoài nghi Điền Tường tâm địa khó lường, nhưng vẫn giữ thái độ bình thường, hoàn toàn không để lộ chút gì.

Một hôm, Âm Tư Di tới nhà của Điền Thường chơi, để tỏ ý kính trọng. Điền Thường sau khi tiếp đón ông ta như bình thường, rồi phá lệ dẫn ông ta lên lầu cao để chiêm ngưỡng phong cảnh. Âm Tư Di đứng trên lầu cao nhìn ra bốn phía, cảnh trí ba mặt Đông, Tây, Bắc đều có thể trông thấy hết, duy chỉ có mặt phía Nam bị một cái cây lớn trong vườn của Âm Tư Di che mất tầm nhìn, thế là Âm Tư Di hiểu ngay được dụng ý của Điền Thường khi dắt ông ta lên lầu cao.

Âm Tư Di về tới nhà, lập tức lệnh cho người nhà chặt cái cây to che mất tầm mắt kia xuống.

Đang lúc người làm bắt đầu chặt cây to kia, Âm Tư Di đột nhiên nghĩ ra điều gì đó. Lệnh cho người làm lập tức ngừng chặt cây. Người nhà cảm thấy rất lạ, bèn hỏi rất cục là vì nguyên cớ gì. Âm Tư Di trả lời:

Người ta thường nói rằng có thể nhìn thấu bí mật của người khác không phải là chuyện hay. Nay Điền Thường đang mưu đồ việc lớn, chỉ sợ người khác nhìn ra ý đồ của ông ta, nếu ta theo sự ám chỉ của Điền Thường, chặt cây đó đi, chỉ làm cho Điền Thường cảm thấy ta cơ trí hơn người, chỉ có hại chứ không có lợi đối với sự an nguy của bản thân ta; nếu không chặt cây, nhiều nhất là bị một vài lời bình luận phô ra, chứ không chuốc cái hoạ diệt thân. Vì vậy, ta cứ giả vờ không hiểu, nhằm bảo toàn tính mạng”.

Câu chuyện này cho chúng ta biết rằng, biết quá nhiều sẽ có thể rước thêm hoạ. Đây cũng là một kiểu sách lược sáng suốt giữ mình của những người thông minh thời xưa ở Trung Quốc.

Thuật nhìn thấu lòng người cần chú ý tới điểm này, đừng để đối phương phát giác ra bạn đã biết bí mật của anh ta, nếu không thì sẽ hoàn toàn mất đi ý nghĩa của việc nhìn thấu lòng ngươi . Thế nhưng, nếu cố ý muốn làm cho đối phương biết rằng bạn có thể nhìn xuyên suốt tâm ý của anh ta, tất nhiên sẽ không thuộc giới hạn này.

Đề phòng quá thông minh

Những người khoe khoang những mẹo vặt vãnh không nhất định sẽ thành đạt. Những người được coi là “tài tử” nói chung có thể sẽ là một tham mưu giỏi, nhưng không nhất định có thể trở thành một đại tướng. Không những thế, những người khoe khoang mình, cho dù cóthể làm tham mưu cũng rất có thể bị những người xung quanh cô lập… và không đứng vững được. Vì vậy, nếu bạn có tài nhìn thấu tâm ý của người khác, tuyệt đối không thể phô trương nó ra, nếu không rất có thể bị mọi người cô lập.

Tương truyền Nhật Bản có một câu chuyện về “bài học lông mũi”.

Bậc thủy tổ khai lập quận X của Nhật có bốn người con trai, người con trai thứ tư của ông kế thừa được chí cha, xây dựng vững chắc cơ sở của quận X, trở thành quận lớn nhất nhì của Nhật. Sinh thời ông ta để lông mũi rất dài, không bao giờ cắt sưa, nay nhìn ảnh của ông, còn làm cho người ta có cảm giác buồn cươi .

Để lông mũi dài rất xấu, song bề tôi không dám nói thẳng, vì vậy thường có những thuộc hạ dâng gương cho ông ta, hoac cố ý nhổ lông mũi trước mặt ông, hy vọng có thể nhắc nhở ông cắt sửa bớt lông mũi xấu xí kia. Song ông ta luôn không để ý tới những điều đó.

Cuối cùng, một hôm có một bầy tôi không thể kiên nhẫn được nữa, lúc ông ta đang tắm, lệnh cho người hầu dâng lên một cái kẹp nhổ lông; Trước tình thế đó, ông bèn triệu tập quần thần, nói với họ rằng: “Ta biết các ngươi chú ý tới lông mũi của ta từ lâu, ta cũng biết mọi người thường coi người để lông mũi là thằng ngốc, vậy thì tại sao ta lại để lông mũi?

Ta là một đại quận chúa mà mọi người đều nhìn vào, nếu ta tỏ ra vẻ tinh nhanh giỏi giang, thì khó tránh khỏi bị người khác đố kỵ và công kích. Để tránh mối nguy hiểm đó, ta cố ý để lông mũi dài, để cho người khác cảm thấy ta có vẻ ngốc nghếch, thì mới không ghen ghét ta, như thế thì mới có thể giữ được yên ổn vùng đất của mình không bị xâm phạm”. “Những người tài trí hơn người, trong cuộc chiến tranh chưa chắc đã thành công, thông minh hơn người, nhãn quan sắc sảo đen độ có thể nhìn thấu được tương lai chưa đủ đảm bảo trở thành đại tướng được”. Những người thông minh đến mức ó thể nhìn thấu tương lai chưa chắc có thể đạt được sự nghiệp lớn.

 


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button