Chuyên ngành

Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại

nhat hoang hirohito sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Herbert P. Bix

Download sách Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Toshie, vợ tôi vì những cống hiến cho cuốn sách này. Cô ấy đã làm việc rất chăm chỉ và mang lại cho tôi nguồn tư liệu vô cùng phong phú, từ đó tôi nghiên cứu và tìm ra phương hướng để viết cuốn sách này.

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt tới Sam Hileman, một nghệ sĩ đồng thời từng là biên tập viên, vì những nhận xét hết sức có ý nghĩa của ông cho toàn bộ bản thảo cuốn sách này. Ông không chỉ giúp tôi làm cho từng trang viết trở nên trôi chảy hơn mà ông còn là một kho ý tưởng vô cùng phong phú, một nhà phê bình sắc bén và là một người bạn tốt. Tim Duggam, biên tập viên của nhà xuất bản Harper Collins là một biên tập viên rất tuyệt vời. Ông sắc sảo trong phê bình, kiên nhẫn và sẵn sàng giúp đỡ tôi trên mọi phương diện. Tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ của ông. Đặc biệt tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Susan Llewellyn, biên tập viên nhà xuất bản Harper Collins vì đã dụng công cho nội dung toàn bộ cuốn sách này. Tôi cũng xin cảm ơn Susan Rabiner, đại diện xuất bản của tôi, người đã phụ trách việc xuất bản và hỗ trợ tôi trong toàn bộ quá trình viết sách.

John Dower đã cho tôi những lời khuyên sáng suốt; ông cũng có những nhận xét rất tinh tế về bản thảo đầu tiên của hai chương viết về chiến tranh. Hơn mười năm trước, khi đến thăm Sheffield, Anh, một người bạn cũ khác của tôi, Nakamura Masanori đã đưa cho tôi cuốn sách của ông viết về nền quân chủ Nhật Bản thời hậu chiến; cũng trong cùng thời gian đó Glenn Hook, một người sống ở Sheffield đã gửi cho tôi cuốn “Tự bạch” của Nhật Hoàng. Hai tác phẩm này đã thôi thúc tôi bắt tay vào viết cuốn sách này. David Swain đã đưa ra những ý kiến phản hồi vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu tôi bắt tay vào nghiên cứu và viết sách. Martin Sherwin đã có những nhận xét sắc sảo về bản thảo đầu tiên của cuốn sách này, và Mark Selden, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những năm tôi viết cuốn sách này, đã đưa ra ý kiến nhận xét cho chương cuối cùng của cuốn sách. Tôi thật sự biết ơn họ rất nhiều, và tôi cũng rất biết ơn Feroz Ahmad Victoria, Ed Friedman và Jon Halliday vì những đóng góp của họ cho cuốn sách. Noam Chomky đã có những góp ý hết sức sáng suốt giúp tôi hoàn thiện hơn các sự kiện quan trọng liên quan đến chiến tranh. Andrew Gordon đã giúp đỡ bằng cách cho phép tôi trở lại giảng dạy một năm tại trường Đại học Havard.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Thư viện Havard-Yenching và Thư viện Đại học Hitotsubashi nơi tôi đã dành thời gian nghiên cứu để viết cuốn sách này; tới Elly Clay vì đã dành thời gian đọc bản thảo đầu tiên của chương 7 cuốn sách; tới Jonathan Dresner và Christine Kim vì đã đáp ứng các đề nghị cung cấp tư liệu của các thư viện Đại học Havard, và tới Kikuchi Nobuteru vì trình độ sử dụng máy vi tính của ông cũng như sự tham gia hữu ích của ông trong khóa giảng dạy của tôi về chế độ quân chủ Chiêu Hoà.

Một nhóm nghiên cứu của Hội đồng Giáo dục Nhật Bản – Hoa Kỳ (Chương trình Fulbright) đã giúp tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu này tại trường Đại học Hitotsubashi, Tokyo năm 1992. Tại đây, tôi đã gặp Yoshida Yutaka và Watanabe Osamu, hai người từng có những bài viết rất sâu sắc và thành công về sự thay đổi của chế độ quân chủ hiện đại. Họ đã trao đổi với tôi những quan điểm về Hirohito và chia sẻ kiến thức sâu rộng về lịch sử quân sự, chính trị và lập hiến của Nhật Bản hiện đại. Trong những năm tôi tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Hitotsubashi tại Tokyo, họ đã giải đáp tất cả các thắc mắc của tôi, luôn thông cảm và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình. Awaya Kentaro, một người bạn cũ và rất tốt khác của tôi đã cung cấp cho tôi tư liệu về các vụ xét xử tại Tokyo, không những thế ông còn mang đến cho tôi rất nhiều ý tưởng và đề xuất. Nếu không có họ, chắc chắn rằng cuốn sách này sẽ không được đầy đủ như vậy và tôi cũng đã bỏ sót nhiều tư liệu quan trọng về Nhật Bản. Vào khoảng cuối thập kỷ, tôi đã đến giảng dạy tại Viện Đào tạo Khoa học Xã hội Sau Đại học ở Hitotsubashi và trong môi trường vô cùng lý tưởng đó tôi đã hoàn thành nghiên cứu của mình và viết lại lần cuối bản thảo cuốn sách này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Okabe Mako và Yamada Akira vì đã chia sẻ cho tôi những tư liệu của họ và thảo luận với tôi về các vấn đề liên quan. Rất nhiều nhà sử học tên tuổi khác đã giúp tôi hiểu về cuộc đời của Hirohito thông qua các tác phẩm đồ sộ của họ, trong số đó tôi đặc biệt muốn đề cập tới Tanaka Nobumasa, Fujiwara Akira và cả Tanaka Hiromi, người đã cung cấp cho tôi những hồi ký chưa từng xuất bản của Tướng Nara Takeji. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Akagawa Hiroaki vì những hỗ trợ của ông và vì những tư liệu mà ông đã cung cấp cho tôi.

Trong hơn 10 năm theo đuổi công trình nghiên cứu này, bố vợ tôi, Shigeaki Watanabe đã chia sẻ với tôi những bộ sưu tập của ông về thời sơ khai của triều đại Chiêu Hoà. Bà Yoshida Ryoko cũng góp phần vào cuốn sách này bằng việc liên tục gửi cho tôi các tài liệu được viết bằng tiếng Nhật.

Các phần của chương 13 được trích từ bài tiểu luận của tôi “Sự đầu hàng chậm trễ của Nhật Bản: Một cách nhìn khác” được đăng tải trên tờ Lịch Sử Ngoại Giao (1995); rất nhiều đoạn trong các chương 14 và 16 được trích từ bài “Sáng tạo hình mẫu Quân Chủ tại Nhật Bản” đăng trên Tập San Nghiên Cứu Nhật Bản (1995). Tôi xin chân thành cảm ơn hai tờ báo trên vì đã cho phép tôi sử dụng các tư liệu đó…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button