Chuyên ngành

Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học

moi dua tre mot cach hoc sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Cynthia Ulrich Tobias

Download sách Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học Đi tìm phong cách học tập của con bạn.

Tất cả các bậc cha mẹ và thầy cô đều có chung một đích đến: những đứa trẻ sẽ trở thành học sinh xuất sắc và có niềm hứng khởi, say mê vô tận với việc học. Thế nhưng, không phải ai cũng đạt mục đích. Tại sao vậy? Vì ngoài tình yêu thương, sự kiên định và nỗ lực, điều quyết định cuối cùng là một phương pháp đúng.

Chỉ với việc nhìn nhận mỗi đứa trẻ là một cá thể với cá tính riêng biệt, bạn mới không đi vào lối mòn rập khuôn và làm lệch lạc thiên hướng phát triển. Chỉ khi xác định đúng phong cách học tập của trẻ, bạn mới có thể khơi dậy tối đa khả năng tiềm tàng trong con trẻ. Với Mỗi đứa trẻ một cách học, sự uyên bác, sự linh hoạt và những kiến giải sâu sắc, đầy kinh nghiệm của một chuyên gia giáo dục tài năng sẽ cung cấp cho bạn phương pháp tuyệt vời này.

Bạn sẽ tìm thấy ở đây lời giải đáp cho rất nhiều câu hỏi cốt lõi:

– Phong cách học tập của bản thân bạn và con bạn là gì?

– Cách bố trí không gian, nhiệt độ, ánh sáng, thời gian học nào phù hợp nhất với phong cách ấy?

– Đâu là cách giúp con bạn tập trung và nhớ hiệu quả nhất?

– Làm thế nào để xác định những thế mạnh và hạn chế của con bạn và chính bản thân bạn trong quá trình học tập?

– Đâu là những sai lầm mà các bậc cha mẹ không bao giờ nên phạm phải?

– Nên giúp trẻ học tập theo cách nào để hạn chế những bất đồng?

Bạn sẽ bắt đầu một hành trình mới mẻ và đầy thử thách, nhưng cuối cùng, chính bạn sẽ phải kinh ngạc với thành quả lớn lao mà cuốn sách này mang lại.

Tác giả Cynthia Ulrich Tobias là thạc sỹ Giáo dục học, người sáng lập, quản lý và điều hành hệ thống “Ứng dụng phong cách học tập” trên khắp nước Mỹ và trên thế giới. Bà là một diễn giả nổi tiếng, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy về chủ đề giáo dục: Every Child Can Succeed, Bring out the Best in Your Child, Do You Know What I Like About You? và You Can’t Make Me (But I Can be Persuaded).

Tuyệt Vời!!!– Đây là một quyển sách hay và thú vị khi bạn muốn xác định đúng phong cách học tập của trẻ, bạn mới có thể khơi dậy tối đa khả năng tiềm tàng trong con trẻ. Không những thế cuốn sách còn dành cho chính bạn nữa.

Đọc quyển sách để bạn hiểu thêm về khả năng tiềm tàng trong phong cách học tập của trẻ và cả chính bạn thân bạn. Với Mỗi đứa trẻ một cách học, sự uyên bác, sự linh hoạt và những kiến giải sâu sắc, đầy kinh nghiệm của một chuyên gia giáo dục tài năng sẽ cung cấp cho bạn phương pháp tuyệt vời này. Trước khi chưa đọc quyển sách này, tôi luôn phân vân tìm kiếm cách học nào phù hợp với bản thân mình. Nói thật tôi thấy việc học thật khô khan và chẳng thú vị tẹo nào. Tôi nghĩ tôi không thông minh. Tôi ghen tị với mọi người nhưng khi cầm quyển sách này. Những ý nghĩ đó bị đánh bật hoàn toàn!!! Tôi nghĩ bạn nên bắt đầu một hành trình mới mẻ và đầy thử thách, mà cuốn sách này mang lại đi nhé! Tin tôi đi. Quyển sách này có hiệu quả với tất cả mọi người. Và đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không thể !” – Trịnh Cấm Tú.

Một Cuốn Sách Bổ Ích – Nếu bạn đang có con em trong độ tuổi đến trường, thì đây thực sự là một cuốn sách không nên bỏ qua. Không chỉ là một cẩm nang về giáo dục, cuốn sách còn như một tài liệu bổ ích, giúp bạn hiểu về con trẻ hơn, giúp chúng có thể học tập tốt hơn. Mỗi trang sách được trình bày một cách khoa học, với những thông điệp, bài học vô cùng mới mẻ, độc đáo. Cuốn sách khai thác những khía cạnh mới của việc học tập, chỉ rõ những điểm khác biệt trong cách học của mỗi người bằng cách lập luận thuyết phục, mạch lạc. Qua đó, người đọc sẽ tự tìm được những cách thức khác nhau để giúp con em phát huy khả năng của mình, để tạo sự hứng thú trong việc học tập mỗi ngày” – Phạm Thành Trung.

Yêu Con Nên Đọc Cuốn Sách Này – Khi chúng ta thực sự muốn uốn nắn một mầm cây, chúng ta cần phải hiểu về đặc tính của cây để từ đó có cách thức cho phù hợp. Nếu còn điều gì đó chưa hiểu hết, ta tiếp tục đi cho đến tận cùng của thông tin. Cuốn sách này cũng vậy, khi ta thực sự muốn hướng con cái chúng ta đến một chuẩn mực nào đó một cách mềm dẻo, không khiên cưỡng, thì chúng ta tự hỏi phải làm cách nào để hiểu hết tính cách của chúng. Vì suy cho cùng chúng chỉ là những đứa trẻ cần tình thương yêu của chúng ta, chúng cũng cần có thời gian nô đùa cùng bạn bè. Phải có lòng yêu thương con cái thực lòng thì mới tìm và đã tìm rất lâu mới thấy những phương pháp hay, bỏ đi những hiểu lầm trong cách dạy con. Hiểu được tất cả những điều trong cuốn sách đã là tốt, chúng ta còn phải tìm ra cách truyền tải những hiểu biết đó đến con cái chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng tôi nghĩ cuốn sách đã thành công khi nói cho chúng ta hiểu rằng không có gì khó là không thể thực hiện nếu chúng ta thực sự yêu con cái xuất phát từ đáy lòng mình” – Vu Hong Ha.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG I. PHONG CÁCH HỌC TẬP LÀ GÌ?

“Đứa bé đầu tiên ra rồi!”

Không khí trong phòng sinh tràn ngập sự háo hức và mong đợi. Tôi sinh mổ nên hoàn toàn tỉnh táo chứng kiến sự ra đời của hai đứa con trai trong buổi chiều tháng tư đó.

Bác sĩ bế đứa trẻ bé bỏng còn đỏ hỏn lên và thì thầm: “Thằng bé thật dễ thương!” Chỉ hai phút sau, ông bế lên đứa thứ hai.

“Cu cậu trông giống hệt đứa trước!” Một cô y tá thốt lên.

 

Nhưng tôi phân biệt được hai đứa ngay tức khắc. Đứa trẻ nào khi mới lọt lòng đều biểu hiện ngay những cử chỉ giống hệt như những gì đã thể hiện mấy tháng cuối trong bụng mẹ. Tôi và hai đứa trẻ đã bắt đầu làm quen với nhau ngay từ lúc chúng còn trong trứng nước, nhưng giờ nhìn chúng, tôi mới kinh ngạc khi thấy hai đứa trẻ giống nhau như đúc này lại khác nhau đến thế. Dù phải mất đến hàng năm trời mới quen được với tính cách phức tạp của mỗi đứa trẻ, nhưng rõ ràng sự khác biệt giữa chúng đã sớm bộc lộ ngay từ khi chào đời.

 

Bạn bè và người quen khi nhìn vào hai cái đầu tóc đỏ thường kinh ngạc hỏi tôi làm sao phân biệt nổi hai đứa với nhau. Tôi thường trả lời: “Cứ ngắm chúng vài phút, cậu sẽ biết.” Nếu lắng nghe cách chúng nói với nhau và nói với bạn, nếu quan sát cách chúng xử sự với mọi người và ứng xử với các tình huống, bạn sẽ chẳng mảy may nghi ngờ rằng hai cậu bé sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm này lại có hai cá tính hoàn toàn khác biệt.

 

Khi còn nhỏ xíu, đồ chơi yêu thích của cặp song sinh nhà tôi là một cái bàn dài của thợ máy với búa và những cái chốt. Robert, cậu con trai thích-là-làm, tỏ ra rất khoái chí với việc đập rầm rầm lên những cái chốt. Còn Michael, với bản năng “đào sâu phân tích” hơn, lại lấy làm thích thú với phát hiện rằng, ở chính giữa cái bàn có một cái hộc nhỏ vừa khít để cất một chiếc búa.

 

Nếu bạn sống trong một gia đình đông anh chị em, ắt hẳn bạn đã nhận thấy rằng những đứa trẻ lớn lên trong cùng điều kiện và môi trường vẫn có những cách tiếp cận cuộc sống khác hẳn nhau. Bạn bắt đầu nhận thấy rằng con người khác nhau một cách cơ bản. Đó là do cá tính, điều khiến mỗi người là một, là riêng, là duy nhất nhưng lại là những thách thức lớn cho các bậc phụ huynh. Không thể cứ quyết định cách nuôi nấng một đứa trẻ rồi áp dụng nguyên xi cho tất cả những đứa sau này. Phụ huynh cần phải hiểu con mình, từng đứa một và phải hiểu không có cặp song sinh nào giống hệt nhau!

 

Thường thì, với tất cả sự tận tâm và những ý định tốt đẹp nhất, chúng ta sắp xếp các khoá học và lên kế hoạch các sự kiện trong cuộc đời con mình theo cách chúng ta cảm thấy hiệu quả nhất – cách chúng ta đã làm. Xét cho cùng, chúng ta đã kiểm nghiệm và chứng minh cách đó có hiệu quả mà! Nhưng điều hiếm khi chúng ta để ý là những người khác, thậm chí ngay cả những người trong gia đình, có thể nhìn thế giới hoàn toàn khác chúng ta. Đó là lí do vì sao khi chúng ta cố dạy dỗ hay giao tiếp với con mình (hoặc với người khác), không phải đứa nào cũng tiếp thu được như nhau theo cùng một cách.

 

Nếu thuộc số đông các bậc phụ huynh bận rộn, bạn có thể cảm thấy bất lực khi rát hơi bỏng cổ kèm con làm bài tập về nhà hay giúp con ôn tập trước bài kiểm tra mà chẳng ích gì. Bạn dễ quy chụp rằng tất cả chỉ đơn giản là do con bạn chưa cố gắng hết sức. Nhưng thật ra, trẻ nhận thức cuộc sống khác với chúng ta. Mỗi đứa là một cá nhân độc đáo với sở trường và sở thích riêng. Xu hướng của cá nhân hay cá tính của trẻ sẽ định hình cái gọi là phong cách học của trẻ.

 

Cho dù chúng ta chấp nhận, hoặc thậm chí còn cảm thấy vui vẻ với sự độc đáo của từng đứa trẻ, nhưng trị được ngần ấy cá tính không phải là việc đơn giản, nhất là khi lên thời khóa biểu chung cho cả gia đình và dung hòa được yêu cầu từ trường lớp của con và công việc của mình.

 

Khi biết mình sẽ làm mẹ của một cặp sinh đôi, tôi đã đọc rất nhiều. Tôi đã tìm thấy một bài báo có gợi ý tuyệt vời cho mọi ông bố bà mẹ: cha mẹ nên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày ở một mình với từng đứa trẻ. Chọn một nơi an toàn, vui vẻ và để con cho bạn thấy bé muốn chơi và giao tiếp với bạn theo cách nào. Bạn tuyệt đối đừng uốn nắn, gợi ý hay mắng con. Chỉ đơn giản là tận hưởng thời gian với con mình. Khen con càng nhiều càng tốt, và chú ý ghi nhớ cách con thích làm mọi việc. Nếu chịu khó dành thời gian cho con, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng việc xác định phong cách học của con không đến nỗi quá phức tạp!

 

Hiểu và chấp nhận mỗi đứa trẻ là một cá thể với những cá tính riêng biệt là cả một quá trình mệt mỏi nhưng bõ công. Cuộc sống của chúng ta càng trở nên bận rộn và phức tạp bao nhiêu thì chúng ta càng khó nhớ được rằng mỗi người trong gia đình đều có cách đóng góp theo cách nhìn của riêng họ.

 

Mục đích của tôi là giúp các bạn khám phá ra những cách nhìn khác nhau đó và hỗ trợ bạn phát triển những phương pháp cấp tốc và thiết thực giúp con bạn phát huy được các thế mạnh của trẻ, đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của việc học ở trường bây giờ và suốt cuộc đời còn lại.

 

Các bậc bố mẹ hiếm khi cố ý làm con mình thất vọng, nhưng vô tình hay hữu ý, điều đó vẫn xảy ra. Cuốn sách này sẽ đưa ra cách nhận biết đâu là những trường hợp mà thất vọng và mâu thuẫn xuất phát trực tiếp từ sự khác biệt phong cách học giữa trẻ và cha mẹ. Chứ không nhằm phủ nhận uy quyền của cha mẹ. Thử thách cho các phụ huynh là phải tìm ra những cách tích cực để giúp trẻ phát triển thế mạnh thiên bẩm mà không phải hi sinh những ước vọng chúng ta đặt vào con. Dù bạn tin hay không, điều đó là có thể!

 

Một nhiệm vụ quan trọng nữa của cha mẹ là giúp con học tập hiệu quả với nhiều giáo viên khác nhau, với nhiều phong cách dạy khác nhau. Sau khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ thu thập được những thông tin rất tích cực để chia sẻ với các giáo viên của con mình. Là người trong nghề, tôi có thể khẳng định rằng nếu bạn tiếp cận với cả ban giám hiệu và các giáo viên với cái nhìn tích cực, bạn sẽ thấy rằng họ rất sẵn lòng chấp nhận cách học tập riêng của con bạn.

 

Khi mới bắt đầu đi dạy, tôi ngỡ ngàng nhận thấy rằng rất nhiều học sinh của tôi không học theo cách tôi đã từng học. Nhưng tôi đã thực sự nghĩ rằng đó chỉ là vì các em không biết cách. Và nếu tôi dạy các em học được cách của tôi, chắc chắn các em sẽ học theo cách này.

 

Với bầu nhiệt huyết sẵn có của một giáo viên mới vào nghề, tôi quyết tâm sẽ khiến lũ trẻ háo hức đến trường. Vì cho rằng các em đều giống mình, tôi khẳng định rằng nỗi buồn chán là kẻ thù số một trong sự nghiệp cắp sách đến trường của đời học sinh. Tôi bắt đầu lên một chiến dịch phòng chống cảm giác buồn chán trong lớp.

 

Ngày đầu tiên đi dạy, đợi lũ trẻ ra về, tôi bắt tay sắp xếp lại bàn ghế theo một thứ tự mới và sáng tạo. Tôi không thông báo sơ đồ chỗ ngồi cụ thể, nên không lường trước được những phản ứng mà mình nhận được vào ngày hôm sau.

 

“Em ngồi ở đâu ạ?” Một số học sinh hỏi.

 

“Ngồi đâu cũng được!” Tôi hào hứng trả lời. “Bàn ghế hôm nay được xếp theo hình con bướm. Các em có thấy hai cái cánh không?”

 

“Vậy, cô muốn bọn em ngồi ở đâu ạ?” Các em nghi ngại hỏi.

 

Giờ thì tôi đã hơi bực mình. “Cô không quan tâm,” tôi gắt gỏng, “các em hãy chọn một phần của con bướm và ngồi chỗ ngồi mới của mình đi!”

 

Học sinh của tôi đi một vòng quanh lớp và ngó xuống ngăn bàn.

 

“Bàn mình đâu rồi không biết?” Một học sinh càu nhàu.

 

Hôm đó, rất nhiều em đã đánh dấu bàn của chúng để hôm sau có thể tìm thấy. Tôi sớm nhận ra rằng sự nhàm chán đối với người này lại chính là sự an toàn đối với người khác. Dù trong những năm đầu dạy học, tôi được nhiều học sinh yêu quý và tôn trọng vì quan tâm và sáng tạo, nhưng thi thoảng vẫn có học sinh gặp rắc rối với phương pháp của tôi. Sau này, khi tôi khám phá ra các phong cách học, tôi bắt đầu áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để tương tác với lũ trẻ. Thật nhẹ nhõm khi khám phá ra rằng chúng không cố tình làm tôi khó chịu, mà chỉ là vì phong cách học của chúng khác của tôi!

 

Cuốn sách này mới chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi” về các phong cách học. Trong đó, tôi sẽ nhấn mạnh những khía cạnh thiết thực nhất của năm mô hình nghiên cứu hàng đầu về vấn đề này. Một danh mục tra cứu được đính kèm để bạn có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Tôi nghĩ bạn sẽ thực sự say mê. Từ trước đến nay, đã có nhiều bài viết và nghiên cứu cố gắng đưa tất cả mọi người vào những khuôn mẫu đúc sẵn. Nhưng vì mỗi người là một thực thể duy nhất và là tổng hợp phức tạp của nhiều đặc tính, nên không một mẫu phong cách học nào có thể bao hàm trọn vẹn một con người. Dù những chương đoạn của cuốn sách này có làm cho mọi việc trở nên sáng tỏ hơn, thì bạn vẫn nên khắc cốt khi tâm rằng: Mỗi chương chỉ là một miếng ghép trong một trò chơi xếp hình mà thôi. Chúng có thể giúp ta nhận ra và phân biệt các kiểu cư xử và giao tiếp, những thứ sẽ là chìa khóa cho việc thấu hiểu và đánh giá các phong cách học tập khác nhau. Nhưng điều mà chúng tôi không dám làm là khuôn mỗi người hoàn toàn vào một loại chuyên biệt theo kiểu đẽo chân cho vừa giày.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button