Chuyên ngành

Mẹ Cáu Giận, Con Hư Hỏng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Fusaichi Yamazaki

Download sách Mẹ Cáu Giận Con Hư Hỏng ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : NUÔI DẠY CON

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI MỞ ĐẦU

Cô Iwamoto là mẹ của hai đứa con.

Đặt mục tiêu trở thành một bà mẹ tốt, cô tham gia vào lớp học kỹ năng dành cho các bậc phụ huynh. Tuy vậy, đôi khi cô vẫn không tránh khỏi cảm thấy mệt mỏi, stress hoặc cáu giận vô cớ với con. Một ngày nọ, cô hỏi hai đứa con của mình: “Khi mẹ nổi cáu thì mấy đứa cảm thấy như thế nào?” Bé Takashi, khi đó đang học lớp hai bảo rằng:

“Bị mẹ mắng con sợ lắm!”

Còn Tamotsu, cậu nhóc thứ hai đang học mẫu giáo thì bập bẹ: “Con sẽ buồn, con khóc ạ.”

“Nếu ngày nào mẹ cũng quát mắng suốt thì sao?”

“Chắc con ngã bệnh mất.” Chúng đồng thanh nói.

“Thế nếu mẹ xin lỗi thì các con thấy sao?”

Tamotsu bảo: “Nhìn mẹ buồn thì con thấy thương lắm.”

Takashi bảo: “Chỉ cần mẹ mỉm cười là được ạ, không cần xin lỗi đâu.”

Bắt đầu từ hôm đó, dù việc nhà bận rộn đến mấy, khi hai con tìm đến và bắt chuyện, Iwamoto cũng tạm gác lại để trò chuyện cùng chúng, chị luôn chăm chú lắng nghe và thi thoảng cất lời hưởng ứng “Vậy à, giỏi quá cơ”, “Thế hả con?” Có thể thấy, chị đã hoàn toàn từ bỏ thái độ hằn học, tiêu cực trước kia.

Dần dần, hai đứa trẻ bắt đầu cảm thấy vững tâm, luôn tin rằng khi gặp phải bất cứ vấn đề gì cũng có mẹ dang tay giúp đỡ và đứng về phía mình. Thế nên dù không có mẹ ở bên nhắc nhở, bé Takashi cũng tự giác làm bài tập, nghiêm túc chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau. Thành tích học tập luôn thuộc top đầu của lớp. Bên cạnh đó, Takashi cũng rất say mê bóng đá. Cậu bé bắt đầu tin rằng mình có thể làm được bất cứ điều gì.

“Tôi chưa từng nghĩ rằng việc dạy con lại vui vẻ, thảnh thơi đến thế. Takashi và Tamotsu đều trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn hơn trước rất nhiều.” Chị Iwamoto đã tâm sự với tôi như vậy. Nghe câu nói “Tôi chưa từng nghĩ việc dạy con cái lại vui vẻ, thảnh thơi đến thế” của chị, tôi như được tiếp thêm lòng tin rằng lớp học dành cho các bà mẹ mà mình đang tổ chức đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực và khả quan.

Tôi mong rằng qua cuốn sách này, các bạn cũng sẽ cảm nhận được niềm vui thích ấy.

FUSAICHI YAMAZAKI

ĐỌC THỬ

Chương I NGỪNG CÁU GIẬN, TRẺ SẼ THAY ĐỔI

Phần 1 LỜI ĐỘNG VIÊN “CON CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC” SẼ GIÚP PHÁT HUY TIỀM NĂNG CỦA TRẺ

Trước kia tôi từng xem một bộ phim, trong đó có một cảnh mà đến tận bây giờ vẫn còn lưu lại trong tâm trí tôi: Hai anh em bị chó sói đuổi sau lưng. Khi chạy đến hẻm núi thì người anh thuận đà nhảy được sang bên kia, nhưng cô bé vì quá sợ hãi nên vội khựng lại. Nếu cô bé không nhảy qua khe núi sâu thì con sói sẽ đuổi kịp, người anh vội hét lên: “Mau nhảy qua khe núi đi!”

Thế nhưng cô bé không thể nhảy qua được, cô nhìn xuống khe núi sâu thăm thẳm, run lẩy bẩy rồi ngồi sụp xuống khóc:

“Em sợ lắm! Anh ơi!”

Người anh khua hai cánh tay, rơm rớm nước mắt gào lên:

“Em làm được mà! Nhảy qua đây đi. Nhanh lên!”

Nghe câu nói đó của người anh trai, cô bé như được tiếp thêm sức mạnh, lập tức quệt nước mắt, xốc váy đứng dậy, gom hết sức bình sinh rồi bật nhảy. Thân hình nhỏ bé lao trên không trung. Giây tiếp theo, đôi tay bé bỏng của cô bé đã ôm lấy người anh trai. Vậy là cuối cùng, cô bé ấy đã thực hiện được một hành động mạo hiểm chưa từng có và giữ được mạng sống của mình.

Bản chất của việc giáo dục con cái là làm sao để động viên trẻ “You can do it!”, hay nói cách khác là thực hiện triệt để các phương pháp để trẻ có thể tự khẳng định mình 100%.

Đọc đến đây, chắc hẳn các bạn đều hiểu thứ đã tiếp thêm sức mạnh cho cô bé chính là câu nói “Em có thể làm được mà” của người anh trai.

Điều cốt lõi tôi muốn truyền đạt qua cuốn sách cũng được đúc kết qua câu nói này của nhân vật chính. Bởi xét cho cùng, bản chất của việc giáo dục con cái là làm sao để động viên trẻ “You can do it!”, hay nói cách khác là thực hiện triệt để các phương pháp để trẻ có thể tự khẳng định mình 100%.

Thái độ học tập của trẻ thay đổi vì một lời than vãn của người mẹ

Tôi còn nhớ trước kia có một người mẹ tìm đến tôi và không ngớt lời than vãn rằng cô ấy đã hoàn toàn mất lòng tin trong việc dạy dỗ con cái. Con trai của cô lúc nào cũng uể oải, ngồi thẫn thờ xem phim hoặc chơi điện tử cả ngày. Thỉnh thoảng, cô ấy giục nó “Học bài đi!” thì nó cãi lại một câu nghe hết sức vô lý: “Mẹ càng giục thì con càng không học!”

Càng làm căng với nó thì nó càng nổi đóa lên, cô dần dần bất lực đối với chính đứa con của mình. Thế nhưng khi chứng kiến kết quả học tập của con ngày càng bê bết, cô vẫn không thể không ca thán:

“Con là đứa ngốc hay sao mà đem về cho mẹ cái bảng điểm như vậy?”

“Con đang bị tụt hạng đấy. Trời ơi, mẹ xấu hổ quá!”

Nói cách khác, cô ấy vẫn luôn hét lên với đứa con rằng “You can not do it!”

Thứ làm cho cậu bé mất đi động lực phấn đấu và trở nên tiêu cực về cảm xúc không gì khác chính là cách hành xử thiếu khôn ngoan của người mẹ. Thế nhưng, tiếc là cô ấy lại không nhận ra. Giống như khi bị chó sói đuổi sát sau lưng, nếu bị ai đó nói rằng “Em không thể nhảy qua khe núi được đâu” thì dù là ai cũng sẽ mất hết sự can đảm và tự tin, khó tránh khỏi kết cục bị chó sói ăn thịt hoặc rơi xuống đáy vực.

Tuy nhiên, cũng khó có thể trách cứ người mẹ này, bởi cô ấy chỉ muốn chỉnh đốn lại tinh thần của con nên mới nói những lời gay gắt như vậy. Trong thâm tâm, cô ấy luôn trông đợi thằng bé sẽ tự lên dây cót tinh thần, kiểu như “Được! Vậy con sẽ học hành cật lực cho mẹ xem.” Thế nhưng, sự trông mong đó lại hoàn toàn phản tác dụng. Những lời ca thán khó nghe đó không những không đem lại hiệu quả mà còn làm cậu bé mất hết tự tin và động lực phấn đấu. Trong phần này, chúng ta hãy cùng nhau phân tích cơ chế tâm lý của cậu bé đáng thương này nhé!

Con người dần lớn lên và tiếp thu tri thức mới nhờ vào quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

Vậy đứng dưới góc độ của người học, chắc hẳn họ phải mong đạt được điều gì đó mỗi khi tiếp nhận thử thách mới? Hãy đi thẳng vào kết luận, đó chính là niềm vui.

Khi đứa trẻ mới bắt đầu tập đi, mẹ vỗ tay động viên. Khi thấy con chập chững bước về phía mình, mẹ như ngập chìm trong cảm giác sung sướng, hạnh phúc. Đứa bé đi được hai, ba bước thì ngã phịch xuống đất, mẹ sẽ chạy đến bế lên, áp má và khen ngợi “Con mẹ giỏi quá!” Được chứng kiến niềm hân hoan của mẹ, đứa trẻ cũng cảm thấy rất vui. Khi ấy, nó biết rằng sự cố gắng của mình đã nhận được sự tán thưởng và công nhận của mẹ. Chính vì vậy, đứa trẻ sẽ có động lực để tiếp tục học cách bước đi.

Chúng ta quay trở lại vấn đề. Cậu bé ấy đã nói một điều rất phi lý rằng: “Mẹ càng giục thì con càng không học!” Đó chính là biểu hiện của sự phản kháng.

Cậu bé thể hiện sự phản kháng bởi cách hành xử của người mẹ đã khiến nó mất đi hai thứ: Sự tin cậy đối với mẹ và cảm giác yên tâm đối với bản thân. Những lời chỉ trích của người mẹ đã đi lệch khỏi mục đích ban đầu, đẩy cậu bé vào nỗi bất an và ác cảm gay gắt. Một khi đã có cảm giác bất an, con người thường không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Xét về mặt bản năng, cảm giác bất an là tín hiệu cảnh báo rằng ở nơi đó có nguy hiểm. Trong trạng thái như vậy, quả thực sẽ rất khó để con người tập trung vào một việc nào đó. Vì vậy, cái lý lẽ lạ lùng “Mẹ càng giục thì con càng không học” tạm được cho là hợp lý theo cách riêng của cậu bé.

Cậu bé thể hiện sự phản kháng bởi cách hành xử của người mẹ đã khiến nó mất đi hai thứ: Sự tin cậy đối với mẹ và cảm giác yên tâm đối với bản thân.

Cậu bé phải chịu một nỗi bất an và áp lực nặng nề từ những lời chê trách của mẹ. Việc học tập chẳng những không mang lại niềm vui mà còn biến thành nỗi đày đọa bởi những lời nói vô tình, gay gắt của mẹ. Đó là lý do vì sao cậu bé lại tỏ ra bướng bỉnh, phản bác lại mẹ – người đã khiến cậu rơi vào trạng thái bất an vì không thể tập trung vào việc học.

Nhật ký của một bà mẹ tham gia lớp học dành cho phụ huynh – Hối tiếc về hậu quả mà cơn giận đã gây ra

Năm 12 tuổi, Toshitaka được thầy chủ nhiệm đảm bảo rằng với học lực của mình, cậu hoàn toàn đủ khả năng để thi đậu vào trường điểm, nhưng cuối cùng cậu lại thi trượt kỳ thi vào trung học. Lý do là vừa bước vào phòng thi, Toshitaka bỗng cảm thấy căng thẳng, lo lắng không yên. Dù bài thi không quá khó nhưng cậu vẫn chẳng thể tập trung để làm.

Nhìn đứa con trai thất vọng, ủ dột, tôi đâm sốt ruột, và rồi những câu than thở, trách móc cứ vô tình tuôn ra: “Ôi trời! Con nhà người ta đều đỗ vào những trường tốt, vậy mà con lại thi trượt, mẹ xấu hổ quá không dám ra đường luôn đấy!”

Nghe tôi nói vậy, Toshitaka mắt rơm rớm nước: “Tại mẹ lúc nào cũng nói kiểu như vậy nên nhìn vào bài thi là con lại tưởng tượng ra khuôn mặt của mẹ đang quát ‘Thi trượt là mẹ không tha cho con đâu!’…”

Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra sự hiện diện của mình đã khiến cho con cảm thấy khổ sở.

Sau khi trao đổi qua điện thoại, thầy Yamazaki đã khuyên tôi rằng: “Trường nguyện vọng hai cũng được, nguyện vọng ba cũng chẳng sao. Chị hãy cố gắng phát huy tiềm năng của cháu, làm sao để dù học ở trường bình thường, cháu cũng học được nhiều điều như ở trường chuyên. Nếu làm được như vậy thì tương lai cháu mới có thể thành công. Thời đại đề cao những giá trị ngoại tại (mức độ nổi tiếng của các trường) đã kết thúc rồi, giờ đã là thời của những giá trị nội tại (bản thân con người).”

Hiện Toshitaka đang cố gắng học để thi lại trung học phổ thông. Giờ đây tôi không còn càu nhàu hay gây áp lực cho con nữa. Trường nào cũng được. Tôi thực sự nghĩ rằng trường mà con trai mình muốn vào học chính là ngôi trường tốt nhất đối với nó.

Nhật ký của một bà mẹ tham gia lớp học dành cho phụ huynh – hãy thử ngừng cáu giận!

Để bắt Yosuke học bài, lúc nào tôi cũng phải thúc giục, la mắng: “Bài tập về nhà đâu?”, “Tập viết xong chưa?”

Tuy nhiên, giả sử thằng bé thi được 90 điểm vì bị mẹ thúc ép thì cũng là vì nó sợ nên phải cố gắng nhồi nhét vào đầu, chứ đó không phải là thực lực của nó. So với 90 điểm kiểu đó thì việc nó chỉ đạt 50 điểm bằng sự tự giác của bản thân về lâu về dài sẽ tốt hơn cho nó… Tôi thầm nghĩ như vậy và chợt nhận ra rằng, việc dạy con bằng những lời quát mắng, cáu giận là dại dột và phản tác dụng. Tất nhiên, đôi khi những lời quát mắng “Học bài đi! Không học hành là không được!” cũng chực phát ra, nhưng may là tôi vẫn kịp kìm lại. Chẳng bao lâu sau, những bài kiểm tra của Yosuke đã dần tăng lên 60-70 điểm. Buổi sáng hôm bắt đầu kỳ thi cuối học kỳ hai, Yosuke nắm lấy tay tôi nói:

“Mẹ, hôm nay con thi môn Toán đấy.”

“Ừm. Nhóc Yo thông minh nên sẽ làm được bài thôi. Nhưng mà này, có chỗ nào con không biết, không làm được cũng đừng lo nhé. Cố gắng hết sức là giỏi rồi, đừng có sợ nhé!”

“Dạ, thưa mẹ con đi.”

Yosuke tung tăng đến trường, quá trưa thì tươi tỉnh trở về.

“Mẹ, con về rồi.”

“Chào con.”

“Mẹ, chắc con sẽ được 100 điểm đấy! Con đọc bài thấy câu một với câu bốn không biết nên để đó rồi làm nhanh các câu khác. Sau đó, con chậm rãi đọc lại thì nghĩ ra cách giải ạ!”

“Vậy à, giỏi quá!”

Ba ngày sau, Yosuke mang bài thi 100 điểm về nhà khoe mẹ.

Những đứa trẻ không biết điểm mạnh của mình

Tôi thường đưa ra một bài kiểm tra vô cùng đơn giản cho những học sinh mới vào Học viện Yoko nơi tôi bảo trợ. Trong đó có một mục yêu cầu hãy liệt ra những ưu điểm của bản thân. Tuy nhiên các em thường vò đầu bứt tai, suy nghĩ rất lâu nhưng cuối cùng lại chẳng viết gì, gãi đầu gãi tai đặt tờ giấy lên bàn nộp cho tôi rồi định quay về chỗ.

“Chờ đã!” Tôi gọi những học sinh đó lại.

“Mục liệt kê những ưu điểm này, sao các em không viết gì cả?”

“Dạ… Vì không có ạ.” Các em ấp úng đáp.

“Sao lại có chuyện đó? Vậy thì các em đã điền đầy đủ trong mục điểm yếu của bản thân rồi chứ?”

“Dạ, cái đó… Học kém, ngốc nghếch, chậm chạp…”

“Tại sao?”

“Vì mẹ em thường nói như vậy.”

Những đứa trẻ này bị chính người mẹ của mình thẳng thừng vạch ra khuyết điểm, phơi bày trước mắt và chỉ trích hết lần này đến lần khác. Chính vì vậy, bọn trẻ hiểu rất rõ về những khuyết điểm của bản thân nhưng lại hoàn toàn không biết ưu điểm của mình là gì, bởi chúng chưa từng nhận được bất cứ lời khen ngợi nào từ mẹ.

Xin hãy nhớ lại câu nói “You can do it” trong đoạn mở đầu.

Nếu bị người khác bảo “Cậu không làm được đâu”, “Cậu chẳng làm được gì hay ho” thì không chỉ con trẻ mà ngay cả người lớn cũng sẽ mất đi động lực để phấn đấu. Không chỉ có vậy, nếu thường xuyên bị lăng mạ, phỉ báng thì không những chúng ta không thể làm chuyện tốt mà còn rất dễ rơi vào con đường tội lỗi.

Điều xấu là mặt trái của điều tốt. Nếu liên tục bị sỉ nhục là “Đồ ngu” thì dần dần, bất cứ ai cũng có thể trở thành một kẻ lười biếng, đần độn và ngu ngốc thực sự.

Nếu một đứa trẻ thường xuyên bị mắng nhiếc, chỉ trích mà vẫn quyết tâm phấn đấu để trở nên giỏi giang thì đó quả là kỳ tích. Trẻ thường tự nhận thức bản thân thông qua ngôn từ của người mẹ. Khi bị mẹ mắng là “ngu ngốc” thì chúng sẽ nghĩ rằng mình thực sự ngu ngốc.

Nếu liên tục bị sỉ nhục là “đồ ngu” thì dần dần, bất cứ ai cũng có thể trở thành một kẻ lười biếng, đần độn và ngu ngốc thực sự.

Khi được khen ngợi “Con nhanh nhẹn lắm đấy” thì đứa bé ấy sẽ tự hào nói “Con nhanh nhẹn thật ạ? Từ giờ con sẽ cố gắng hơn nữa.” Ngược lại, nếu bị chê rằng “Đứa bé này yếu ớt quá” thì hẳn nó sẽ xịu mặt xuống và cho rằng “Mình yếu ớt vậy sao?”

Hầu như những đứa trẻ tự ti, không ý thức được điểm mạnh của mình đều chưa từng được cha mẹ khen ngợi hoặc đề cập đến sở trường của bản thân, ví dụ như “Con thật chăm chỉ”, “Con cũng giỏi đấy chứ”… Ngược lại, chúng thường bị chính những người cha người mẹ của mình chỉ trích “Mày là đứa đần độn”, “Đồ lười biếng”, “Sau này chắc chẳng làm nên trò trống gì”, để rồi dần dần chúng đã đánh mất sự tự tin của bản thân. Những đứa trẻ ấy bị buộc phải vác một gánh nặng khổng lồ mang tên “khuyết điểm” trên đôi vai nhỏ bé của mình, chúng sẽ dần đánh mất sự tự tin và dễ dàng gục ngã. Tâm hồn chúng lúc nào cũng thiếu thốn cảm giác yên tâm và luôn phải cảnh giác, lo sợ rằng người khác sẽ phát hiện ra khuyết điểm của mình và chỉ trích nó. Về lâu về dài, điều này sẽ gây ra hậu quả vô cùng tai hại cho quá trình phát triển của trẻ, chúng sẽ trưởng thành với rất nhiều khiếm khuyết về mặt tư duy, ý thức và nhân cách. Vì vậy, điều đầu tiên mà cha mẹ cần làm để thay đổi viễn cảnh đáng sợ này là ngừng ngay những lời chỉ trích, chê bai. Thay vào đó, hãy tích cực nhìn nhận những ưu điểm, sở trường của con và dành tặng những lời tán dương, khen ngợi để củng cố sự tự tin trong chúng.

Hầu như những đứa trẻ tự ti, không ý thức được điểm mạnh của mình đều chưa từng được cha mẹ khen ngợi hoặc đề cập đến sở trường của bản thân, ví dụ như “Con thật chăm chỉ”, “Con cũng giỏi đấy chứ”… Ngược lại, chúng thường bị chính những người cha người mẹ của mình chỉ trích “Mày là đứa đần độn”, “Đồ lười biếng”, “Sau này chắc chẳng làm nên trò trống gì”, để rồi dần dần chúng đánh mất sự tự tin của bản thân.

Trẻ con phát triển thông qua ngôn từ của người mẹ

Có thể chia học sinh ra làm hai nhóm:

Một nhóm hứng thú với nội dung bài học, luôn tỏ ra chăm chỉ và tập trung; nhóm còn lại thì hướng sự quan tâm vào giáo viên chứ không phải bài học, vì thế, chúng sẽ dần tiếp thu những lời nói của thầy giáo một cách vô thức.

Thế nhưng, ăng-ten cảm xúc của tuýp học sinh thứ hai thường ở trong trạng thái cảnh giác, căng thẳng cao độ. Chúng để tâm đến sự có mặt của giáo viên hơn là nội dung bài học. Sau đó vì không theo kịp nội dung bài học nên chúng dần cảm thấy mệt mỏi, chán ghét, hệ quả tất yếu là chúng sẽ mất hứng thú học tập.

Tuy nhiên, nếu được người khác đánh giá rằng “You can do it” thì chúng sẽ bắt đầu nắm trong tay hai thứ: sự tự tin và cảm giác an tâm, không những vượt qua được cảm giác sợ hãi, dám đối mặt với thử thách mà còn có thể tập trung thực hiện bất cứ việc gì.

Trẻ con là một trang giấy trắng. Viết điều gì lên đó là một trọng trách mà các bậc làm cha làm mẹ được giao phó. Chắc hẳn chẳng có bậc cha mẹ nào muốn viết những câu như “Đồ lười biếng” hay “Đồ vô tích sự” trên trang giấy ấy. Vậy nhưng đáng tiếc thay, trên thực tế vẫn có rất nhiều những bậc phụ huynh có thể bình thản thốt ra những lời cay nghiệt đối với con cái mình.

Mẹ không chỉ là đấng sinh thành mà còn là người đỡ đầu cho tư chất của trẻ. Một đứa trẻ sơ sinh không hề nhận ra nó là con trai cho đến khi nghe mẹ nói rằng “Con trai của mẹ.” Lần đầu tiên thấy mẹ khẳng định điều đó, nó sẽ rất vui khi nhận ra giới tính của mình.

Có thể nói rằng mọi đứa trẻ đều được tạo nên bởi ngôn từ của người mẹ, đó là bởi não chúng sẽ hình thành sự tự nhận thức thông qua những từ ngữ phát ra từ miệng của người mẹ.

Khi những bà mẹ mang con đến để nhờ tôi tư vấn, tôi thường khen chúng như sau: “Đó là một đứa bé năng động, đầy tính hiếu kỳ. Hơn thế nữa, nó còn là người làm chủ cảm xúc một cách tinh tế đến không ngờ, là một đứa bé rất có tương lai.” Khi nghe được những lời đánh giá tích cực như vậy, mắt đứa trẻ sẽ sáng lên và nhìn khắp xung quanh. Phải nói rằng tâm trạng nắn nót từng nét chữ, cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất khi đặt tên đứa con vừa mới sinh của chúng ta hoàn toàn trái nghịch với hành động than thở, mắng nhiếc, độc mồm độc miệng cũng của chính chúng ta khi con bắt đầu đi học. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều bà mẹ có hành động trái ngược như thế.

Trẻ sẽ phát triển nếu có được sự tự tin

Nếu không cảm nhận được tình yêu thương từ lời nói của mẹ, trẻ sẽ luôn sống trong cảm giác sợ hãi và tuyệt vọng.

Những đứa trẻ thường bị la mắng, sỉ nhục sẽ nghi ngờ về sự tồn tại của tình yêu thương và cảm thấy mất phương hướng, dần dần sẽ rất khó dạy bảo. Thế nhưng, nếu được khen ngợi đúng lúc đúng chỗ thì sự tự tin trong chúng sẽ dần trở lại, đó là bởi chúng cảm nhận được tình yêu từ lời nói của mẹ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button