Chuyên ngành

Làm Cha Mẹ Cũng Cần Phải Học – 7 Bài Học Dành Cho Cha Mẹ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Liệu Khang Cường, Trương Hoành Vũ

Download sách Làm Cha Mẹ Cũng Cần Phải Học – 7 Bài Học Dành Cho Cha Mẹ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con


2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời tựa

CHA MẸ CŨNG CẦN ĐƯỢC ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN

Là các bậc cha mẹ, chỉ mang lại nhiều của cải cho trẻ là chưa đủ mà bản thân phải tự nâng cao năng lực và trách nhiệm để có cách giáo dục trẻ đúng đắn.

Một nhà giáo dục đã từng hỏi tổng thống một câu hỏi như thế này: “Ngài cảm thấy làm lãnh đạo và làm cha mẹ, vai trò nào khó hơn?” Tổng thống rất ngạc nhiên: “Tại sao anh lại hỏi câu này? Đương nhiên là làm cha mẹ khó hơn rồi.” Đến lượt nhà giáo dục cảm thấy rất kì lạ: “Có phải vì làm lãnh đạo trước tiên là được bồi dưỡng sau đó mới được đề bạt, trong khi làm cha mẹ không được bồi dưỡng cũng không có đề bạt gì?”

Chúng ta thấy rằng, có rất nhiều ông bố bà mẹ hao tâm tổn sức để làm tất cả mọi việc cho trẻ. Họ không tiếc tiền bạc, cũng chẳng tiếc thời gian cho trẻ nhưng họ chưa bao giờ nghĩ tới một vấn đề: Để trở thành cha mẹ, họ cũng cần phải học. Có phụ huynh cho rằng, cuộc sống bây giờ cạnh tranh vô cùng ác liệt, áp lực công việc lại lớn, làm gì có thời gian để làm những việc như vậy. Việc của họ là mang lại cho con một cuộc sống vật chất đầy đủ, còn giáo dục, dạy dỗ trẻ là việc của nhà trường.

Những suy nghĩ này của cha mẹ trái ngược với kì vọng lớn lao mà họ đã dành cho trẻ. Cha mẹ cần biết một điều, về phương diện tâm lí và hành động thì trẻ con thời nay khác rất nhiều so với thời kì mà cha mẹ đã sống, vì vậy cha mẹ cần không ngừng nghiên cứu đặc điểm tâm lí của trẻ, học cách giao lưu với trẻ, như vậy mới có thể hòa hợp với trẻ được. Rất nhiều cha mẹ có trình độ văn hóa cao, có quan niệm sống hiện đại, nhưng do không hiểu trách nhiệm của bản thân, không hiểu tính cách của con cái, cũng không hiểu được các quy luật và phương thức cần có của việc dạy dỗ trong gia đình, nên khi nuôi dạy trẻ đã không nắm được những phương pháp phù hợp, dẫn đến xảy ra những sai lầm không đáng có.

Cha mẹ vì con cái mà sẵn sàng hi sinh cho con tất cả. Theo suy luận thông thường, người mà con cái tôn trọng nhất sẽ là cha mẹ chúng. Nhưng theo một kết quả điều tra ở thành phố Thượng Hải – Trung Quốc thì trong suy nghĩ của trẻ, người cha bị xếp ở hàng thứ mười, còn hàng thứ mười một lại dành cho mẹ, điều này chứng tỏ trong thâm tâm trẻ, cha mẹ không phải là một “hình ảnh sáng chói”.

Làm thẩm phán thì phải tinh thông luật pháp, làm nghệ nhân thì phải có sự khéo léo của đôi tay; làm bác sĩ phải tinh thông y thuật, tương tự làm cha mẹ cũng phải có những “tố chất chuyên nghiệp”, bao gồm việc dạy dỗ trẻ đúng đắn, nắm bắt được phương pháp và quy luật của giáo dục gia đình để không ngừng nâng cao năng lực giáo dục của bản thân. Những tố chất đó là điều bắt buộc phải có đối với các bậc cha mẹ, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục trong gia đình mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Để có một phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn nhất, thì ngay từ khi bắt đầu làm cha mẹ, bạn đã phải xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện để trở thành bậc cha mẹ có tinh thần trách nhiệm, xem việc làm cha mẹ là một công việc thực thụ để chăm chỉ rèn luyện bản thân hơn. Muốn trở thành cha mẹ tốt thì cần có các phương pháp và kiến thức dạy dỗ khoa học, không nên chỉ dựa vào những tình cảm đơn thuần và kinh nghiệm truyền thống.

Maria Montessori là nhà giáo dục người Ý, thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về trẻ em, bà đã rút ra một kết luận: cha mẹ phải tuân theo quy luật phát triển theo từng giai đoạn của trẻ để nâng cao tài năng, phát huy những năng lực như tính độc lập, tự tin, chăm chú và sáng tạo ở trẻ…, tất cả phải được thực hiện trong một môi trường thư giãn và vui vẻ, như vậy mới đặt nền móng tốt cho sự phát triển của trẻ sau này.

Để nâng cao trình độ và kĩ năng giáo dục trẻ, cha mẹ nên tuân theo những phương pháp giáo dục đã được trình bày trong cuốn sách “Làm cha mẹ cũng cần phải học – 7 bài học dành cho cha mẹ” dưới đây.

Đây là cuốn sách “Dạy cách làm cha mẹ” mà tác giả đặc biệt dành cho các bậc phụ huynh. Thông qua cuốn sách, cha mẹ sẽ nắm bắt được những kiến thức đúng đắn trong quá trình dạy dỗ con cái. 7 bài học là 7 phương pháp đề cập trực tiếp đến quá trình giáo dục trẻ trong gia đình, đó cũng là phương pháp chuẩn mực để giáo dục cha mẹ trở thành những phụ huynh hoàn hảo, giúp cha mẹ thay đổi những quan điểm dạy dỗ truyền thống lạc hậu, bắt kịp với các phương pháp giáo dục mới mẻ và khoa học, tránh tình trạng cha mẹ quá yêu thương chiều chuộng trẻ mà gây hại cho chúng.

Chỉ cần có ý thức học cách làm cha mẹ thì tất cả các ông bố bà mẹ đều có thể trở thành những bậc cha mẹ thông thái.

Xin được gửi lời chúc phúc tới tất cả những bậc làm cha mẹ trên thế gian này.

Bài 1

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH CHA MẸ HOÀN HẢO

Không ai mới sinh ra đã là cha mẹ hoàn hảo, cũng không ai mới sinh ra dám khẳng định mình là cha mẹ thông thái; vì thế tất cả các bậc cha mẹ cần phải học, học cách làm thế nào để trở thành cha mẹ, làm thế nào để tiếp thu được những kiến thức làm cha mẹ đầy đủ và sớm nhất.

1

HỌC LÀM CHA MẸ TỐT

“Đá quý muốn mài thành viên ngọc đẹp, phải nhờ đến đôi bàn tay tài hoa của người thợ chế tác; vàng thô muốn luyện thành đồ trang sức, đương nhiên cũng phải cậy nhờ đến người thợ gia công vàng. Việc luyện vàng và mài ngọc không phải ai cũng làm được, đều cần trải qua quá trình học hỏi và rèn luyện… Tương tự như vậy, để bồi dưỡng nên được những người con tài giỏi, cha mẹ chẳng khác nào những người thợ, cũng phải khổ công học tập và rèn luyện không ngừng.”

Thái Nguyên Bồi (Trung Quốc)

Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy rất nhiều cha mẹ tập trung hết sức lực của mình vào trẻ, họ hi sinh bản thân mình và dành toàn bộ tình yêu cho trẻ. Thế nhưng điều này liệu có đúng đắn? E rằng không ít cha mẹ chưa từng suy ngẫm nghiêm túc về vấn đề này.

Mỗi ngành nghề đều có tiêu chuẩn riêng để đánh giá mức độ thành công, nhưng sự dạy dỗ trong gia đình thì phải đợi đến khi trẻ trưởng thành mới nhìn ra được kết quả. Công việc có thể làm lại từ đầu, còn những năm tháng phát triển của trẻ thì không bao giờ làm lại được.

Phu nhân Stoner[1] cho rằng, chỉ nuôi dưỡng trẻ thôi là chưa đủ, phải đến khi dạy dỗ được trẻ nên người thì cha mẹ mới hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bà từng tâm sự rằng: “Ngay từ khi mang thai con gái, tôi đã suy nghĩ rất nhiều xem mình sẽ dạy con như thế nào. Cứ mỗi lần con bé cựa mình trong bụng là tôi lại hình dung tới khuôn mặt xinh xắn của cháu. Khi đó, tôi tự dặn là mình nhất định sẽ trở thành người mẹ tốt, mỗi ngày niềm vui sắp được làm mẹ lại lớn dần trong tôi.”

[1] Phu nhân Stoner: Bà là giảng viên ngôn ngữ học tại Đại học Pittsburgh, bang Pennsylvania. Bà là một trong những người đọc cuốn “Giáo dục Karl Witte” và áp dụng thành công với con mình.

Phu nhân Stoner cũng nói: “Tôi cho rằng để nuôi dạy được một đứa trẻ nên người, cha mẹ có kiến thức và kĩ năng nhiều thế nào cũng không bao giờ là đủ, bởi cuộc sống hàng ngày luôn nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi cha mẹ phải giải quyết. Là cha mẹ giỏi thì bạn phải không ngừng tìm tòi và tự mình cải thiện phương pháp dạy con, hơn nữa quá trình này phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, giúp trẻ khi trưởng thành có thể tự đương đầu với mọi khó khăn.”

Phu nhân Stoner còn nhấn mạnh thêm rằng: “Trở thành cha mẹ lí tưởng là điều khó, tôi cũng như các bậc cha mẹ khác luôn cảm thấy những người xung quanh làm cha mẹ tốt hơn mình. Thực tế khi đóng vai trò là “mẹ” thì con người ta vẫn nằm trong giai đoạn phát triển của đời người, phải đối mặt với hàng ngàn thử thách của cuộc sống và tất nhiên bản thân vẫn có rất nhiều khuyết điểm. Nhưng dù thế nào, thì tôi vẫn luôn nỗ lực để làm được những điều tốt nhất, để trở thành một bà mẹ hoàn hảo.”

Làm cha mẹ là “nghề” cao quý và vĩ đại nhất, bên cạnh việc phải lo cho trẻ có đủ cơm ăn áo mặc thì cha mẹ còn phải gánh trách nhiệm giáo dục trẻ trưởng thành… Điều cốt lõi của giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là bồi dưỡng trẻ có một nhân cách lành mạnh. Nhưng trên thực tế, đa số các bậc cha mẹ lại coi trọng trí tuệ hơn đạo đức. Thống kê cho thấy mỗi gia đình có một kiểu dạy trẻ khác nhau, song hầu hết có một điểm chung là cha mẹ không biết hay không xác định được cách dạy trẻ như thế nào mới là đúng. Vì sự không đúng ấy nên mới dẫn đến tình trạng trẻ không vâng lời; kết cục là cha mẹ lấy đánh đập làm phương pháp dạy dỗ, khiến trẻ bị tổn thương tâm lí lâu dài.

Giáo dục gia đình thành công đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp và sự nhất quán trong suy nghĩ, hành động của cha mẹ con cái. Cha mẹ đúng nghĩa đối với trẻ không chỉ là người dạy dỗ đơn thuần mà còn phải có năng lực và phương pháp dạy dỗ đúng đắn, nếu không trẻ sẽ từ chối lĩnh hội những điều cha mẹ dạy và công sức của cha mẹ sẽ trở nên vô ích.

Làm cha mẹ cần hiểu được con mình muốn gì; hiểu được việc chúng la hét, khóc lóc có nguyên nhân từ đâu; hiểu được điều chúng muốn tìm kiếm thực sự đằng sau những hành động; hiểu được suy nghĩ và hành động, ngôn ngữ và lời nói; cũng phải hiểu được năng lực tiếp nhận thông tin khi chúng còn nhỏ và tâm tư tình cảm khi chúng trưởng thành.

Nhà giáo dục Đào Hành Tri từng nói: “Muốn con trở thành người như thế nào thì trước tiên cha mẹ phải là người như thế ấy.” Cha mẹ nếu không có phương pháp giáo dục khoa học thì cũng sẽ mất đi năng lực dạy dỗ trẻ, vì thế mới có câu: “Giáo dục gia đình không chỉ là vấn đề nuôi dạy trẻ mà còn là sự dạy dỗ cho cả hai thế hệ.” Do vậy, để trẻ tiếp thu được một cách toàn diện sự dạy dỗ, thì việc đầu tiên cha mẹ cần làm là chủ động tiếp nhận tất cả những phương pháp giáo dục đúng đắn.

Lời khuyên của chuyên gia

(1) Học những kiến thức pháp luật có liên quan đến giáo dục trẻ

Phải hiểu được trách nhiệm cơ bản và chuẩn mực trong việc dạy dỗ trẻ, hiểu được nghĩa vụ, quyền lợi của bản thân và thực hiện chúng.

(2) Hiểu trẻ và học từ chính trẻ

Hiểu được đặc điểm và nhu cầu của trẻ, học cách suy nghĩ đứng từ góc độ của trẻ, học những thứ mình còn thiếu ở trẻ và cùng trẻ trưởng thành.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button