Chuyên ngành

Hồ Cẩm Đào – Con Đường Phía Trước

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Mã Linh

Download sách Hồ Cẩm Đào Con Đường Phía Trước ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KIẾN THỨC TỔNG HỢP

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

I. Quê hương của Hồ Cẩm Đào

Kể từ khi Hồ Cẩm Đào vào Trung Nam Hải, trong chính giới, thậm chí ngay cả bản thân ông cũng đều có ý né tránh sự thực “người Giang Tô” này. Những người không biết chuyện thì cảm thấy khó hiểu, còn những người biết chuyện thì hiểu rằng bên trong có ẩn tình.

Tháng 10 năm 1992, sau khi Hồ Cẩm Đào được bầu làm ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá XIV, mọi người bắt đầu tập trung ánh mắt vào nhân vật chính trị mới này. Hồ Cẩm Đào (nam) dân tộc Hán, sinh tháng 12 năm 1942, người Tích Khê, An Huy. Vào Đảng tháng 4 năm 1964, tham gia công tác từ tháng 7 năm 1965, tốt nghiệp khoa thủy lợi, Đại học Thanh Hoa.

Người Trung Quốc do vậy có ấn tượng Hồ Cẩm Đào là người An Huy.

Trên thực tế, Tích Khê, An Huy chỉ là quê gốc của Hồ Cẩm Đào, cũng tức là nguyên quán mà chúng ta thường nói. Rành rẽ mà nói thì Hồ Cẩm Đào là người Thái Châu, Giang Tô vì ông sinh ra ở Thái Châu, trưởng thành ở Thái Châu. Sau khi học xong tiểu học ở Thái Châu, ông vào học trường trung học Thái Châu, sau đó thi đỗ với số điểm cao vào trường Đại học Thanh Hoa.

Mặc dù khi khai lý lịch thời học sinh, ông đã luôn khai là “Tích Khê, An Huy” trong mục quê quán, nhưng đó chẳng qua là cách làm phổ biến của người Trung Quốc lúc bấy giờ, chỉ là ghi rõ gốc gác tổ tiên ở đâu.

Đối với cách nói “người Tích Khê, An Huy”, dường như bản thân Hồ Cẩm Đào cũng không tán đồng.

Theo tập quán của người Trung Quốc hiện nay, sinh ra ở đâu, thì nên tính là người ở đó.

Khoảng đầu thế kỷ trước, do cuộc sống bức bách, hàng loạt người Sơn Đông dắt díu gia đình đến Quan Đông, vượt qua đường xa ngàn dặm tới trú ngụ ở Đông Bắc. Đến nay, thế hệ sau của những người này đã sinh ra, trưởng thành và sinh sôi ở Đông Bắc, trở thành người Đông Bắc chính cống. Ngoài thế hệ già của họ, còn có ai nói mình là người Sơn Đông nữa?

Hồ Cẩm Đào cũng vậy, thậm chí bậc tổ thượng của ông còn rời khỏi vùng quê đó sớm hơn nữa. Từ đời thái tổ của ông đã đi ra khỏi vùng núi An Huy, tới Giang Tô. Cụ nội của Hồ Cẩm Đào là Hồ Doãn Nguyên, từ An Huy tới Giang Tô từ thời thiếu niên, vào quán trà học nghề, khi đủ lông đủ cánh thì đến huyện Thái Hưng của Giang Tô mở quán trà đầu tiên của họ Hồ.

Từ đó về sau, họ Hồ an cư lạc nghiệp ở Giang Tô, mở cửa hàng kinh doanh quán trà. Mấy đời sau này, họ Hồ đã sớm vì vấn đề kinh doanh mà chuyển đến Giang Tô. Người Huy Châu sau khi thành đạt sự nghiệp thường quen về quê nhà lấy vợ sinh con, nhằm bày tỏ sự hiếu thuận với cha mẹ. Ông nội của Hồ Cẩm Đào theo khảo cứu sinh ra ở quê hương Tích Khê, nhưng cha của Hồ Cẩm Đào sinh ra ở đâu, thì không ai biết được.

Nhân viên công tác của phòng văn hoá lịch sử của Thái Châu, Giang Tô đã từng đích thân đến nơi tổ cư của gia tộc họ Hồ ở Tích Khê, An Huy để điều tra, nhưng cuối cùng cũng không tìm hiểu rõ được vấn đề này. Mẹ của Hồ Cẩm Đào là người Thái Châu, nếu như theo phong tục con cái theo mẹ ở thành phố của Trung Quốc, thì Hồ Cẩm Đào cũng nên thuộc về Thái Châu. Vì vậy, nếu như ông nội và cha của Hồ Cẩm Đào vẫn còn sống mạnh khoẻ, gọi họ là người Tích Khê, An Huy, có lẽ còn miễn cưỡng chấp nhận được. Còn tiếp tục quy Hồ Cẩm Đào về quê quán của ông nội, nói ông là người Tích Khê, An Huy, thì có phần hơi quá khiên cưỡng.

Nếu cứ lý sự như vậy, thì Giang Trạch Dân cũng là người An Huy. Bậc cao tổ của Giang Trạch Dân sinh ra ở Giang Thôn của An Huy, bậc cao tổ của ông ta cũng giống như bậc cao tổ của Hồ Cẩm Đào vậy, cũng vì sinh kế mà đi khỏi An Huy, đến Giang Tô. Giang Thôn nằm ở thị trấn Bạch Địa, huyện Tinh Đức, vùng núi phía Nam An Huy, người của thôn này đến nay vẫn khoe khoang nơi mình ở là nơi tổ cư của Giang Trạch Dân.

Bạn học cũ của Hồ Cẩm Đào thời đại học cũng luôn cho rằng Hồ Cẩm Đào là người Giang Tô, vì Hồ Cẩm Đào đến từ Giang Tô, khi mới vào đại học nói giọng Giang Tô, khi nhắc tới quê hương cũng nói tới Thái Châu, Giang Tô, không hề nhắc gì tới quê gốc là An Huy.

Tóm tắt tiểu sử của Hồ Cẩm Đào do Trung ương công bố, nếu nói quê gốc của ông là Tích Khê, An Huy, thì còn coi được, thế nhưng nói ông là người Tích Khê, An Huy, tức có ý làm mơ hồ khái niệm đi. Ở Trung Quốc, quê gốc và người ở đâu là hai khái niệm. Đối với người già mà nói, quê gốc và nơi sinh về cơ bản cùng một nơi, còn đối với những người trẻ tuổi mà nói, quê gốc và nơi sinh đã hoàn toàn tách rời nhau, vì những người trẻ ở thành phố sinh ra ở đâu thì là người ở đó.

Kể từ sau khi Hồ Cẩm Đào vào Trung Nam Hải, chính giới, thậm chí ngay cả bản thân Hồ Cẩm Đào, cũng đều có ý né tránh sự thực “người Giang Tô” này, quả thực khiến người ta thấy thú vị.

Về điểm này, những người không biết chuyện thì cảm thấy khó hiểu, còn những người biết chuyện thì hiểu rằng bên trong còn có ẩn tình.

Khi Hồ Cẩm Đào xuất hiện trên diễn đàn chính trị với tư thế của một con hắc mã, thì Giang Trạch Dân đã ở trên cương vị Tổng Bí thư được hơn ba năm. Khi ấy Đặng Tiểu Bình bố trí như vậy đã tương đối rõ ràng: Hồ Cẩm Đào trẻ hơn Giang Trạch Dân hơn 10 tuổi sẽ là người kế nhiệm của Giang Trạch Dân.

Giang Trạch Dân là người Dương Châu, Giang Tô, mà Thái Châu, trước khi vận hành độc lập trở thành một thành phố cấp huyện vào tháng 7 năm 1996, luôn chịu sự quản lý của Dương Châu. Cách đây không lâu người viết đến tận Giang Tô khảo sát thì thấy, ra khỏi thành phố Thái Châu đi về phía tây chưa đầy mười dặm, là đã đến địa giới của Dương Châu. Có thể dễ dàng thấy được, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào là đồng hương đích thực.

Như thế, trong vấn đề nhạy cảm là người kế nhiệm này, sự trùng hợp hai người lãnh đạo cao nhất là đồng hương sát nhau, khó tránh khỏi một số người thích hiếu kỳ với nền chính trị của Trung Quốc đồn đoán này nọ. Cần biết rằng, lịch sử Trung Quốc xưa nay cực kỳ nhạy cảm đối với vấn đề người nơi nào nắm vị trí lãnh đạo chủ chốt, tức người miền Nam làm vua hay người miền Bắc làm vua. Nếu như người lãnh đạo chính của các triều đại khác nhau liên tiếp là người miền Bắc hoặc người miền Nam, thì khắp cả nước sẽ bàn tán xôn xao.

Tất nhiên, điều này không có lợi cho tình hình trong nước.

Thế là, vốn dĩ là người Giang Tô, khi Hồ Cẩm Đào được Trung ương long trọng giới thiệu, “lắc mình” biến thành người An Huy.

Không ngờ, về sau đánh chệch mà lại trúng đích.

Giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Giang Trạch Dân lần lượt điều từ Thượng Hải một loạt cán bộ vào bố trí ở các cương vị lãnh đạo quan trọng trong Trung ương và các bộ ngành. Những người này tập trung ở Bắc Kinh rất khiến người ta chú ý. Vì vậy uy tín của Giang Trạch Dân bị ảnh hưởng nhất định, trong và ngoài Đảng đều đồn ầm Giang Trạch Dân tạo dựng “phe Thượng Hải” trong Trung ương. Bí thư Thành ủy Bắc Kinh là Trần Hy Đồng cảm thấy bị dồn nén, để thể hiện tâm trạng bất mãn của mình, là đi khỏi Bắc Kinh, câu kết với các quan chức địa phương, ý muốn thách thức với “phe Thượng Hải” do Giang Trạch Dân đứng đầu. Kết cục Trần Hy Đồng bị xử lý theo pháp luật vì vấn đề kinh tế. Tuy “cuộc đấu Bắc Kinh – Thượng Hải” của Trần Hy Đồng thất bại, nhưng nó đã có ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội, khiến cho Giang Trạch Dân từ đó về sau cũng không thể không lo lắng về thuyết “phe Thượng Hải”.

Sau khi “phe Thượng Hải” hơi có chút co lại, người Trung Quốc lại ít nhiều tập trung ánh mắt vào “phe Giang Tô”. Vì vậy, trước khi hình thành tình thế Hồ Cẩm Đào bất đắc dĩ trở thành người An Huy, về sau xem ra cũng dường như là sự sắp đặt có tầm nhìn xa sáng suốt từ trước rồi.

Trung ương có tồn tại “phe Thượng Hải” và “phe Giang Tô” hay không, ở đây tạm thời chưa bàn tới. Thế nhưng, hãy để chúng ta xem xem xuất xứ của bảy ủy viên thường vụ Bộ Chính trị trong ủy ban thường vụ Bộ Chính trị Trung ương tại Đại hội XV, cũng là một việc rất thú vị.

Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ đều đến từ cương vị lãnh đạo Thượng Hải; Hồ Cẩm Đào là người Thái Châu, Giang Tô; Lý Lam Thanh là người Trấn Giang, Giang Tô. Trong bảy người, có bốn người đến từ Thượng Hải và Giang Tô (Chu Dung Cơ là người Hồ Nam, mặc dù từ Thượng Hải điều lên Bắc Kinh, nhưng do cá tính của ông ta, nên mọi người không đưa ông ta vào “phe Thượng Hải”), thảo nào tiếu lâm chính trị thịnh hành hiện nay nói là ủy ban thường vụ Bộ Chính trị dùng tiếng Thượng Hải hoặc tiếng Giang Tô nói với nhau. Trên thực tế, Giang Trạch Dân người Dương Châu, Hồ Cẩm Đào người Thái Châu, Lý Lam Thanh người Trấn Giang, quê hương của ba người này khá gần nhau, cách nhau chưa đầy 100 kilômét, vì vậy phương ngôn của quê hương họ mà nói ra, chắc hẳn là cùng một kiểu.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button