Chuyên ngành

Hiểu Lòng Con Trẻ (3 – 6 Tuổi)

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Vương Nghệ Lâm

Download sách Hiểu Lòng Con Trẻ (3 – 6 Tuổi) ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trẻ em trong thời kì từ 3-6 tuổi phát triển rất nhanh. Mỗi ngày, các bé lại gặp những thử thách mới, những khó khăn phải trải qua. Khi đó, có những vấn đề và khúc mắc mà cha mẹ sẽ phải giải quyết. Với cuốn sách này, độc giả có thể hiểu thêm về thế giới nội tâm, tình cảm của bé yêu nhà mình. Từ đó đưa ra những sự giúp đỡ và khuyến khích hợp lý, tạo cho các bé một cuộc sống vui vẻ, an toàn, no ấm, giúp bé yêu khôn lớn từng ngày.

LỜI NÓI ĐẦU

Trẻ em 3-6 tuổi phát triển rất nhanh, chúng luôn tích cực, mạnh dạn khám phá thế giới, chấp nhận những thách thức và không ngừng tiến bộ. Mỗi ngày, trẻ đều phải đối diện và vượt qua những thách thức, khó khăn. Đây là một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bé. Khám phá thế giới xung quanh là công việc mà bé hứng thú nhất. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của các bé cũng đã đủ để có thể biểu đạt suy nghĩ, đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời. Hơn nữa, nếu cha mẹ tập cho các bé thói quen đọc sách từ nhỏ thì có thể giúp các bé học đọc, học viết rất nhanh. Các bé không ngừng tự đặt ra mục tiêu cho mình và cũng dần dần hiểu thế nào là cạnh tranh, ví dụ như luôn muốn chạy nhanh hơn bạn khác…

Bắt đầu từ giai đoạn này, việc nuôi dạy con cũng bớt vất vả hơn vì các bé không còn phụ thuộc vào người lớn nhiều như trước nữa, các bé đã có thể tự nghĩ ra những trò chơi mới và rất tích cực, chủ động tìm hiểu về những thứ mình thích. Có những phụ huynh tự hào khoe bé yêu mới bốn tuổi mà đã rất thích học Tiếng Anh, bé học Tiếng Anh thông qua những hình vẽ; có bé mới năm tuổi đã thích chơi cờ, còn tự mình nghĩ ra nước cờ nữa. Nhưng điều này không có nghĩa là cha mẹ phải “trả tự do” cho bé, vì các bé vẫn luôn cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ, các bé có thể hết hứng thú khi gặp những việc khó, hoặc cũng có thể bỏ dở vì không còn gì để phấn đấu nữa, mỗi khi như vậy, cha mẹ nên là người khuyến khích, cổ vũ và tư vấn cho bé. Chỉ có không ngừng tăng cường hứng thú thì mới có thể giúp các bé phát huy hết năng lượng của mình. Với trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ cũng nên nhớ rằng, vai trò của mình chỉ là người cổ vũ, động viên và cố vấn, nhất quyết không được “vượt quá bổn phận”, trở thành người ra lệnh, quyết định thay cho các bé. Điều đó sẽ dập tắt cá tính và đánh mất rất nhiều cơ hội chứng minh năng lực của bé.

Mong rằng qua cuốn sách này, bạn có thể hiểu thêm về thế giới nội tâm của bé, chỉ khi đó, bạn mới có thể trao cho bé tình yêu thương đúng đắn nhất, mới có thể tạo cho bé cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, yên ấm, để bé yêu lớn khôn từng ngày.

Hi vọng độc giả sẽ tìm thấy đáp án cho những vấn đề mình đang gặp phải khi đến với cuốn sách này. Chúc cho tất cả các bé yêu luôn sống vui vẻ, bình an, chúc cho mọi gia đình luôn được hưởng niềm hạnh phúc nhìn con cái khôn lớn trong tình yêu và sự thấu hiểu.

Trong quá trình biên soạn cuốn sách, chúng tôi đã tham khảo nhiều tư liệu, phỏng vấn nhiều gia đình. Do năng lực còn hạn chế nên cuốn sách khó tránh khỏi có những sai sót, chúng tôi hi vọng nhận được sự đánh giá và góp ý của các nhà chuyên môn và đông đảo quý vị phụ huynh.

CÁC TÁC GIẢ

HỌC TẬP – KHÔN LỚN – TÂM HỒN

Trong quá trình bé học tập, khôn lớn và phát triển tâm hồn, có những vấn đề mà phụ huynh không thể lập tức nhận ra. Các bé học tập như thế nào, phát triển ra sao, hoàn thiện và xây dựng thế giới nội tâm như thế nào, có những lúc chúng ta không nhìn kĩ được, nhưng đây đều là thực tế và thậm chí còn gây ra những vấn đề khiến cho các bé và cha mẹ phải đau đầu.

Lúc này, các bé rất cần sự quam tâm và giúp đỡ của người lớn. Nếu cha mẹ chủ động cổ vũ và an ủi các bé, các bé sẽ vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng. Nhờ đó mà cha mẹ cũng không phải buồn phiền, lo lắng vì sao hôm qua con học nhanh thế mà hôm nay lại chậm, không phải sợ hãi hay hốt hoảng khi con đột nhiên nói rằng “con đang yêu”.

VÌ SAO KHI Ở TRƯỜNG BÉ RẤT HIẾU ĐỘNG?

Bé yêu nhà mình gần 6 tuổi rồi, ở trường mẫu giáo, các cô giáo đều nói bé rất hiếu động, nghịch ngợm, hay gây mất trật tự ảnh hưởng đến giờ học. Lúc đầu mình cũng không chú ý đến việc đó vì nghĩ rằng con trai có nghịch một tí cũng không sao, hơn nữa bình thường khi ở nhà, mình quan sát thấy sức tập trung của bé vẫn rất tốt, bé có thể ngồi hàng giờ chơi lắp tàu hỏa. Nhưng sau nhiều lần phản ánh của cô giáo, mình bắt đầu lo, không biết có phải bé mắc chứng “tăng động” hay không. Gần đây, khi cho bé đi học lớp nhạc, mình mới phát hiện ra quả thật bé rất nghịch ngợm. Vào lớp chưa được mấy phút, bé đã chạy nhảy khắp nơi, hết lăn lộn lại nghịch những nhạc cụ bày trên giá. Tuy nhiên sức tập trung của bé không hề giảm sút, vì mỗi lần cô giáo gọi bé lên đánh lại những tiết tấu cô vừa đánh thì bé đều làm được, không sai một nốt. Ngay cả cô giáo cũng “bó tay” với bé nhà mình. Mình nghĩ có lẽ không phải bé mắc chứng “tăng động”, nhưng cứ làm phiền cô giáo trên lớp thế này, mình cũng thấy rất khó xử, không biết phải làm gì bây giờ.

LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG CON TRẺ

Ở trường mẫu giáo và ở nhà luôn có những bé không được “ngoan” cho lắm, các bé không chịu ngồi yên nghe cô tổ chức các hoạt động và cũng không làm theo lời cô nói, xem ra rất thích làm theo ý mình, ảnh hưởng đến sự hướng dẫn, điều tiết của cô giáo và phụ huynh. Trước tiên, không thể dựa vào biểu hiện này để nói bé tăng động hoặc gây rối, cha mẹ phải để ý xem trẻ hay nghịch ngợm trong hoàn cảnh nào, nghịch cái gì và nghịch như thế nào, sau đó mới tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé lại hành động như vậy.

Theo lời kể của vị phụ huynh trong câu chuyện trên, có thể thấy rằng, bé có khả năng nắm bắt nội dung cô dạy rất nhanh, sau đó nếu không tò mò khám phá nhạc cụ thì cũng tìm cách để giải phóng năng lượng dư thừa trong cơ thể bằng cách nghịch cái gì đó. Cha mẹ nên nói chuyện với cô giáo xem bé có những biểu hiện giống như thế khi đi học hay không. Nếu có, chứng minh rằng bé nhà bạn rất thông minh, trong một thời gian ngắn đã có thể nắm được kiến thức, vậy thì thời gian còn lại đối với bé chắc hẳn rất vô vị, bé bắt buộc phải tìm cách để giết thời gian nên mới có những hành động như thế.

GỢI Ý CHO MẸ

1. Bắt nhịp cùng bé

Đây có thể coi là một thử thách với cô giáo và phụ huynh, bé nhà bạn là một đứa trẻ thông minh lanh lợi hơn người, chỉ có những thử thách vừa sức mới có thể khiến bé thấy hứng thú. Cha mẹ nên dành nhiều cơ hội cho bé vui chơi, khám phá thế giới và thường xuyên liên lạc với cô giáo, thỏa thuận với cô khi ở trường sẽ giao cho bé những công việc có độ khó cao, kể cả khi bé không làm được thì cũng có thể để bé làm “trợ thủ nhí” của cô, giúp bé có chỗ để tiêu hao năng lượng dư thừa. Nếu cô giáo không có cách giáo dục có lợi và phù hợp với năng khiếu cho bé, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tự do của con bạn.

2. Cho bé tự do

Nếu như phụ huynh và cô giáo không thể sắp xếp và để ý cho bé làm những việc đặc biệt trong giờ học thì có thể để bé tự hoạt động trong những lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên, tốt nhất không nên để bé tự làm theo ý mình, nên tạo cho bé những hoạt động có lợi cho việc phát triển tâm sinh lí. Khi không còn việc gì có thể thu hút sự chú ý của bé, có thể bé sẽ có những hành vi phá phách, nghịch ngợm thật sự. Hơn nữa, đối với những em bé hoạt bát, năng động thì sự vô vị, nhàm chán sẽ làm lãng phí rất nhiều thời gian và năng lực.

3. Hướng bé vào những hoạt động có mục đích

Nếu cha mẹ lo lắng bé không thể chuyên tâm học tập, có thể dựa vào tình hình thực tế để hướng dẫn cho bé tập trung tinh thần vào một việc nào đó. Do các bé rất hiếu động và có vẻ “không biết mệt”, lúc nào cũng có những ý tưởng mới mẻ nên rất cần có sự hướng dẫn đúng đắn, nếu không các bé sẽ rất dễ mải chơi quên học, sau này sẽ trở thành những học sinh ham chơi không thích học. Những trò chơi vui vẻ có mục đích không chỉ thỏa mãn nhu cầu của các bé mà còn rất có lợi cho việc tiếp thu kiến thức.

Ví dụ, nếu bé nhà bạn thích chơi tàu hỏa thì khi chơi, cha mẹ có thể cho trẻ tham khảo thêm nhiều kiến thức khác về xe cộ và tìm hiểu về tàu hỏa, còn có thể chơi lắp ghép tàu và đường ray, hoặc tự chế tạo những động cơ máy móc đơn giản, những hoạt động này đều giúp trẻ tập trung làm việc có mục đích.

LÀM SAO KHI BÉ CÓ VẺ HƠI “VỤNG VỀ”?

Bé nhà mình năm nay 4 tuổi, so với những đứa trẻ cùng độ tuổi khác thì bé có vẻ hơi “vụng về”. Ví dụ, những bé khác đá bóng rất giỏi thì bé nhà mình chỉ biết đá đi nhưng lại không trúng vào gôn, những bé khác đều biết ngồi cầu trượt hình xoắn ốc nhưng bé nhà mình lại không dám ngồi. Mình muốn cho bé luyện tập thêm nên đã mua cho bé một đôi giày trượt patin, còn cho bé tham gia lớp học trượt patin nữa. Nhưng bé có vẻ không thích thú lắm, những bé 3 tuổi học cùng lớp trượt giỏi hơn bé nhà mình. Mình cảm thấy rất lo lắng. Bé nhà mình “vụng về” quá, không biết phải làm sao đây?

LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG CON TRẺ

Mỗi một đứa trẻ đều có một tài năng và những ưu khuyết điểm riêng. Bạn có thể thấy, hầu hết trẻ 5, 6 tháng tuổi là bắt đầu biết ngồi, một tuổi là bắt đầu tập đi, sau đó là học nói, những gì bé nhà người khác làm được thì bé yêu của bạn cũng biết làm, nếu có chậm hơn hay nhanh hơn thì cũng chỉ trong vòng vài tháng. Khi bé yêu càng lớn thì càng bộc lộ nhiều sự khác biệt. Một số bé học được những kĩ năng thông qua việc chơi đùa, nhưng có những bé lại không thấy hứng thú.

Khi bé nhà bạn có biểu hiện khác biệt thì sự khoan dung và chấp nhận của cha mẹ là hết sức quan trọng. Nếu cha mẹ không chấp nhận sự thật là bé nhà mình khác biệt so với những đứa trẻ khác thì sẽ luôn thấy không hài lòng về con tự nhiên sẽ tạo thêm áp lực cho bé. Điều này không những làm bé khó chấp nhận bản thân mà còn khiến bé không thể tự do phát huy năng lực của mình.

GỢI Ý CHO MẸ

1. “Con đường nào cũng tới thành Roma”

Trong trường hợp này, cha mẹ càng cần phải hiểu cá tính và sở thích của bé. Trong cuộc sống có rất nhiều lựa chọn, không thích cái này thì đã có thứ khác, nếu bé không thích hát, có thể bé sẽ thích chơi một nhạc cụ nào đó, cả hai lựa chọn này đều giúp ích cho khả năng cảm thụ âm nhạc của bé. Bé không thích trượt patin nhưng có thể sẽ thích bơi lội, cả hai môn này đều có thể giúp bé rèn luyện thể lực. Cha mẹ không nên tham lam, muốn bé cái gì cũng biết, cũng giỏi, điều này sẽ tạo thêm áp lực cho bé và khiến bé cảm thấy rất mệt mỏi, không những không thể giúp ích gì cho bé mà ngược lại còn khiến bé phản kháng.

2. Cha mẹ nên giữ bình tĩnh

Khi cùng bé tham gia các hoạt động, cha mẹ nên giữ thái độ bình tĩnh, tự xem lại bản thân xem có thói quen ra lệnh, “chỉ tay năm ngón” hay trở thành “chuyên gia” trước mặt các bé hay không. Nếu phụ huynh yêu cầu quá cao đối với bé hoặc yêu cầu bé phải làm tốt một việc gì đó trong một khoảng thời gian nhất định đều khiến các bé nóng vội hoặc mất đi hứng thú. Cha mẹ cũng không nên dửng dưng trước những tiến bộ của bé vì như vậy sẽ làm mất đi sự tích cực của bé.

Thái độ bình tĩnh của cha mẹ còn thể hiện ở chỗ có hay so sánh bé nhà mình với các bé khác hay không. Trên đời này không có ai là người hoàn hảo, cũng không có ai là kẻ hoàn toàn vô tích sự, lấy con mình so sánh với những đứa trẻ khác là một hành động không khôn ngoan và thiếu công bằng. Nếu bạn muốn bé trượt patin để rèn luyện sức khỏe chứ không phải để đạt tới một trình độ nhất định thì hãy vui vẻ chia sẻ niềm vui khi bé tiến bộ. Ngay cả khi những bé khác chỉ mất một tháng để biết trượt patin mà bé nhà bạn phải mất đến nửa năm thì cũng có sao đâu. Chỉ cần bé vui vẻ và thích chơi trượt patin thì chẳng phải đã đạt được mục đích rèn luyện sức khỏe rồi sao?

3. Toàn tâm tin tưởng bé

Lòng tin của cha mẹ là động lực rất lớn để bé trưởng thành. Đây không phải là lòng tin mù quáng, xa vời, không thực tế; mà là truyền sự tích cực, lạc quan và kiên trì cho bé. Cha mẹ hãy tin bé có thể làm được, có thể đột phá và có thể tự lập.

Thứ nhất, những áp lực tạo ra do sự kì vọng quá cao của cha mẹ không phải là lòng tin tưởng đúng nghĩa. Ví dụ, bé rõ ràng không có năng khiếu về điền kinh nhưng phụ huynh lại cứ khăng khăng: “Con nhất định sẽ chạy được, nhất định sẽ chiến thắng.” Điều này chỉ tạo ra áp lực cho bé, một mặt bé không thể đánh giá đúng về bản thân, khi không thể chiến thắng thì bé sẽ nghi ngờ cha mẹ và nghi ngờ chính bản thân mình. Mặt khác, bé không thể chấp nhận sự thất bại của mình, đồng thời cũng mất hết niềm yêu thích với môn điền kinh.

Thứ hai, sự tin tưởng của cha mẹ không cần bất kì điều kiện gì, không có yêu cầu gì, chỉ tin tưởng bé sẽ làm được, không cần biết có đứng thứ nhất hay không, kết quả như thế nào cũng không quan trọng. Nói cách khác, chỉ cần bé có thể chạy hết đường đua thì đã rất đáng khen ngợi rồi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button