Chuyên ngành

Hiểu Lòng Con Trẻ (0 – 3 Tuổi)

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Vương Nghệ Lâm

Download sách Hiểu Lòng Con Trẻ (0 – 3 Tuổi) ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đối với cha mẹ, con cái là món quà lớn nhất mà thượng đế đã ban tặng, dẫu có yêu con đến thế nào cũng cảm thấy là chưa đủ. Nhưng những người lần đầu làm cha mẹ thường hay thắc mắc trước những hành vi của trẻ. Rốt cuộc con muốn biểu đạt điều gì? Thế giới nội tâm của con rốt cuộc như thế nào? Cuốn sách này phân chia theo độ tuổi của trẻ, thông qua những ví dụ thực tế để tái hiện lại các mặt của cuộc sống, giới thiệu một cách toàn diện những thói quen trong hành vi của trẻ từ 0-3 tuổi, đồng thời tiến hành phân tích kĩ lưỡng những ví dụ đó, lí giải nỗi lòng của con trẻ. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đưa ra những gợi ý và phương pháp giải quyết gần gũi, thực tế.

Cuốn sách sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu sâu hơn thế giới nội tâm của trẻ, bởi chỉ có thực sự hiểu trẻ thì mới có thể yêu trẻ đúng cách, mới có thể giúp trẻ trưởng thành khỏe mạnh và vui vẻ.

LỜI NÓI ĐẦU

Trẻ nhỏ đến với cuộc sống của chúng ta bởi tình yêu, không ngừng trưởng thành nhờ được tắm mình trong tình yêu.

Nhưng đến một ngày chúng ta sẽ phát hiện ra, con cái của chúng ta vô cùng khó hiểu. Mới ngày hôm qua con còn thích được nâng lên cao, nhưng hôm nay vừa nâng lên đã khóc mãi không ngừng; Con chỉ vào con vịt đồ chơi và không ngừng kêu “a, a”, nhưng khi đem con vịt đó lại cho bé thì con lại khóc òa lên; Vốn dĩ con đã có thể đi rất vững nhưng cả ngày lại cứ đòi người lớn bế; Tại sao con lại không thèm để ý đến món đồ chơi đắt tiền mà cha mẹ đã mua về; Tại sao con lại vô duyên vô cớ nổi cáu; Tại sao con lại nói với mẹ rằng “Đi đi, mẹ đáng ghét”…

Rốt cuộc con muốn nói điều gì, muốn biểu đạt cái gì? Thế giới nội tâm của con rốt cuộc ra sao? Cuốn sách này thông qua những ví dụ thực tế tái hiện lại các mặt của cuộc sống, đồng thời tiến hành phân tích kĩ lưỡng những ví dụ đó, lí giải nỗi lòng của con trẻ, cùng với đó sẽ đưa ra những gợi ý và phương pháp giải quyết gần gũi, thực tế.

Khi đọc, bạn sẽ có thể nhận ra, cách mà mình yêu hoặc đối xử với con có thể sẽ gây nên những tổn thương về mặt tâm lí cho con; bạn cũng có thể nhận ra điều ẩn chứa đằng sau tiếng khóc của con trẻ hóa ra chỉ là vì một việc cỏn con không đáng bận tâm; Có thể, bạn cũng sẽ phát hiện ra rằng những việc mình cảm thấy lo lắng không yên thực chất chỉ là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình trưởng thành của trẻ mà thôi; Bạn sẽ nhận ra rằng có những việc bạn không coi là gì nhưng không ngờ chúng lại tác động sâu sắc đến con như vậy.

Thông qua cuốn sách này, bạn sẽ từng bước hiểu được thế giới nội tâm của con, bởi chỉ có thực sự hiểu con thì mới có thể yêu con đúng cách, mới có thể giúp trẻ trưởng thành khỏe mạnh và vui vẻ.

Hi vọng mỗi một độc giả đều có thể tìm thấy cho mình câu trả lời cho các vấn đề còn đang vướng mắc thông qua cuốn sách này. Chúc cho các bé có thể trưởng thành một cách vui vẻ, khỏe mạnh. Chúc cho mỗi gia đình đều có được một cuộc sống hạnh phúc, ngập tràn tình yêu và sự thấu hiểu.

Trong quá trình biên tập cuốn sách, chúng tôi đã tham khảo rất nhiều tư liệu, đến thăm rất nhiều gia đình, nhưng do trình độ có hạn, ắt không tránh khỏi những sơ suất, hi vọng nhận được những đóng góp ý kiến và phê bình của các bậc phụ huynh và các chuyên gia.

BAN BIÊN TẬP

HIỂU LÒNG CON TRẺ GIAI ĐOẠN TỪ 0-1 TUỔI
Một đứa bé đáng yêu như thiên thần đến bên bạn, khiến bạn cảm thấy vừa thân thuộc vừa lạ lẫm. Thân thuộc là vì thời gian thai nghén chín tháng mười ngày đã gắn bó, bé sinh ra có thể giống bố hoặc giống mẹ, điều này khiến bạn cảm thấy thật gần gũi thân thiết. Còn lạ lẫm là bởi cách mà bạn giao tiếp với bé hoàn toàn không giống với bất cứ cách giao tiếp xã hội nào. Khi đứa trẻ vừa thân thuộc vừa xa lạ này cất tiếng khóc oe oe, có lẽ bạn sẽ đột nhiên không biết phải làm gì: Rốt cuộc bé cần gì? Bú sữa? Đi ngủ? Bị lạnh? Bị nóng? Hay là cáu giận?

Đối diện với “cục cưng” của mình nhưng bạn lại không biết con muốn biểu đạt điều gì, không biết tại sao đột nhiên con lại khóc, thậm chí cũng không biết được tại sao con lại cười. Cha mẹ trong những lúc mệt mỏi thường hay ước rằng giá như mình có thể hiểu được con thì tốt biết bao. Trong chương này, chúng tôi sẽ dẫn dắt các bậc cha mẹ tìm hiểu những hành vi rất thường gặp mà lại khó hiểu của các bé trong giai đoạn từ 0-1 tuổi, để cha mẹ biết được rằng rốt cuộc tiếng lòng của con là gì. Khi bạn biết được con cần gì thì rất nhiều vấn đề sẽ được thông suốt.

MẸO NHỎ

Những biểu hiện của bé trong giai đoạn từ 0-1 tuổi chính là để biểu đạt những nhu cầu của bản thân, do vậy, nhiệm vụ đầu tiên chính là đem lại cho bé cảm giác an toàn và thỏa mãn.

Con của tôi vẫn chưa đầy tháng, khi ngủ có lúc con mỉm cười, có khi bật cười thành tiếng. Chúng tôi cảm thấy rất thú vị, không biết có phải là con đang mơ một giấc mơ đẹp không? Nhưng con vẫn bé thế này, liệu có biết cười vì một chuyện vui nào đó không? Ban ngày chẳng thấy con cười lần nào hết!

LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG CON TRẺ

Nghiên cứu chứng minh rằng, cười là biểu cảm đã được hình thành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, do đó khi mới chào đời, bé cười là hoàn toàn bình thường. Chỉ có điều, cái mỉm cười này không giống như những gì người lớn lý giải, không phải trẻ cười vì vui, bởi lúc này đây trẻ còn chưa

biết cách dùng nụ cười để biểu đạt tình cảm của mình. Chức năng của hệ thống trung khu thần kinh ở trẻ vẫn còn chưa ổn định, góc miệng của trẻ có thể bị co rút khi gặp một sự kích thích nào đó, và hoạt động phản xạ của cơ bắp này giống như đang cười. Hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ ngủ.

Vài tháng sau khi sinh, những ý nghĩa bao hàm trong nụ cười của trẻ sẽ không ngừng thay đổi. Nụ cười bắt đầu mang ý nghĩa xã hội, trẻ 3 tháng tuổi có thể sẽ cười lớn khi có những tiếp xúc cơ thể, nhưng vẫn chưa thể biết cười vì một sự việc nào đó. Sau 4 tháng, trẻ bắt đầu xuất hiện nụ cười mang tính xã giao, trẻ bắt đầu biết cười để biểu thị rằng mình đang vui hay thích một thứ gì đó. Đến khi trẻ được khoảng 9 tháng thì nụ cười lúc này đã mang những hàm ý tương tự như của người lớn, trẻ đã biết cách dùng nụ cười để giao lưu với mọi người.

GỢI Ý CHO MẸ

Bất kể nụ cười của bé có mang ý gì hay không, thì nụ cười như thiên thần đó cũng đem lại niềm vui cho cha mẹ. Cha mẹ nên đáp lại nụ cười của con, điều này sẽ giúp bé học được cách khống chế hoạt động của cơ mặt một cách tốt hơn, đồng thời học được cách làm thế nào để cười lớn những lúc thích hợp. Có điều, trong quá trình học này, bạn sẽ phát hiện ra rằng, đôi khi bé cười chỉ là một hành động luyện tập một mình chứ không hề quan tâm đến phản ứng của người lớn; Có những khi bạn làm một động tác hoặc làm mặt hề có thể khiến bé cười lớn, nhưng lần sau thì chưa hẳn đã có tác dụng; Hoặc có những việc người lớn cho là rất buồn cười, nhưng bé lại hoàn toàn không có cảm giác, đó đều là những việc hết sức bình thường, là một quá trình học tập của trẻ. Bất kể thế nào, hãy cố gắng hết sức để cùng cười với con, cùng vui với trẻ, bởi đó chính là những việc giúp chúng ta vui vẻ.

Bé con mới ra đời được 1 tuần và thường hay cuộn người lại, bất kể là đang nằm ngửa hay nằm nghiêng. Nhiệt độ trong phòng rất thích hợp, bé cuộn người lại như vậy có phải là do bị lạnh, hay là bé có vấn đề về xương? Có cần phải giúp bé nắn thẳng tứ chi, giúp bé học cách duỗi thẳng chân tay hay không?

LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG CON TRẺ

Bé thích nằm cuộn người lại là bởi đó chính là tư thế mà bé đã nằm trong suốt thời gian ở trong bụng mẹ. Bé mới ra đời chưa được bao lâu nên vẫn còn giữ thói quen đó. Người lớn nhìn vào tư thế nằm đó có thể lo bé không thoải mái, nhưng trên thực tế, trẻ cảm thấy rất thoải mái, hơn nữa còn có cảm giác an toàn nữa. Bạn sẽ phát hiện ra rằng, khi nằm ngủ, bé đặc biệt thích tư thế nằm này, điều này giúp bé nhớ lại những giây phút đẹp đẽ khi còn ở trong bụng mẹ.

1. Thuận theo tự nhiên

Không áp dụng bất cứ phương pháp nào để làm thay đổi tư thế của bé. Khi đã ra khỏi tử cung của mẹ và sau khi tứ chi có thể duỗi ra, trẻ sẽ không ngừng vận động để các cơ ở tay chân được cứng cáp hơn, hoạt độn g của cơ thể cũng sẽ ngày càng nhiều, điều này sẽ giúp cho cơ thể và tứ chi của trẻ ngày càng được duỗi ra thoải mái. Không lâu sau, trẻ sẽ học được cách tiếp tục giữ trạng thái này, do đó không cần người lớn tiến hành bất cứ thay đổi nào. Thêm nữa, tư thế cuộn tròn giúp trẻ có được cảm giác an toàn, cũng giúp trẻ ổn định tâm trạng của mình, do đó cha mẹ không nên quá lo lắng.

2. Tiếp xúc thân thiết

Nếu như trẻ chấp nhận, thì có thể dành ra mỗi ngày khoảng 10 phút để vỗ về xoa nhẹ cơ thể bé. Sự vỗ về xoa dịu có thể giúp cho lớp da toàn thân nhận được sự kích thích nhẹ nhàng, làm tăng năng lực cảm thụ thế giới bên ngoài của trẻ, đồng thời cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp. Thêm vào đó, trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc, các cơ dễ bị căng ra, việc xoa nhẹ vỗ về sẽ giúp trẻ thả lỏng cơ thể.

Bé được 1 tháng tuổi, chỉ cần tỉnh dậy một cái là chân tay sẽ khua khoắng không ngừng mà chẳng có mục đích gì. Đưa cho bé đồ chơi, bé không cầm nắm, chỉ là không ngừng múa máy. Như thế liệu bé có phải đã hoạt động quá nhiều? Liệu có phải là bé mắc chứng “bệnh múa máy”?

LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG CON TRẺ

Bậc phụ huynh này đã lo lắng quá mức, bởi việc trẻ nhỏ khoa chân múa tay là một hiện tượng hết sức bình thường. Đó là do hệ thống thần kinh của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nên trẻ vẫn chưa ý thức được việc khống chế các hoạt động của cơ bắp. Lúc này đây, tất cả các hoạt động của trẻ đều là vô thức. Đợi đến khi trẻ được 2 – 3 tháng tuổi, những hoạt động tự chủ của trẻ mới dần tăng lên, ví dụ như ý thức cầm nắm đồ chơi cũng thường phải đến khoảng 3 tháng tuổi mới có. Trình tự phát triển cơ thể của trẻ là từ gần đến xa, bắt đầu từ cơ thể đến tứ chi rồi đến những điểm ở xa. Điều này cũng một phần giải thích tại sao sự phát triển cơ bản các hoạt động lớn ở trẻ đều tuân theo trình tự : Ngẩng đầu, lật người, ngồi, bò, đi, tự ăn cơm.

1. Cho trẻ có đủ không gian

Những vận động vô thức của trẻ đều rất có lợi cho sự phát triển của cơ thể, do đó, cha mẹ cần cố gắng cho trẻ mặc quần áo phù hợp, nếu như nhiệt độ cho phép có thể chỉ cho trẻ mặc quần thôi cũng được, như vậy sẽ giúp tạo cho trẻ có nhiều không gian vận động tự do hơn. Không bao lâu sau, bạn sẽ phát hiện ra cơ bắp của con đã ngày một săn chắc. Đừng nên quấn chặt trẻ bởi những chiếc tã lót dày cộm.

2. Đáp lại những động tác của con

Thông thường, khi nhận được kích thích, trẻ sẽ vận động cơ thể nhiều hơn. Cha mẹ có thể đưa ra những kích thích tốt cho trẻ khi trẻ đang vận động, ví dụ như cho trẻ nghe nhạc, hát cho trẻ nghe, hay nhẹ nhàng vuốt ve tay chân trẻ, đó đều là những kích thích dễ chịu, thúc đẩy sự vận động của trẻ. Điều này sẽ giúp cho sự vận động tế bào thần kinh trên vỏ não hình thành nên một lượng lớn những khớp thần kinh, từ đó làm gia tăng số lượng tế bào thần kinh bề mặt, thúc đẩy sự liên kết thần kinh trong đại não của trẻ.

TẠI SAO TRẺ LẠI HAY ĐÒI BẾ?

Bé vẫn chưa đầy tháng, ban ngày khi ngủ thì không sao, nhưng đến lúc ngủ buổi tối thì rất phiền phức, khi không bú thì cứ khóc mãi, đến khi bế lên thì mới đỡ khóc, bé thường đòi bế mới ngủ. Có những lúc bé còn phải nằm trên bụng người lớn mới ngủ ngon lành, vì sao lại như vậy?

LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG CON TRẺ

Khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ được bao bọc bởi lớp nước ối, toàn bộ lớp da bề mặt đều đã cảm nhận và quen với áp lực này. Sau khi rời tử cung, áp lực này biến mất, trẻ sẽ cảm thấy mất cảm giác an toàn. Khi mẹ ôm trẻ, trẻ sẽ cảm nhận được sự an toàn, và sự tiếp xúc trên bề mặt da cũng đem lại cho trẻ cảm giác vui vẻ.

Rất nhiều trẻ thích ngủ trên bụng người lớn, nguyên nhân cơ bản chính là trẻ thích nghe tiếng tim đập. Khi còn trong tử cung, mỗi ngày trẻ đều có thể nghe được nhịp tim của mẹ, sau khi trẻ đến với thế giới hoàn toàn xa lạ này, việc nghe được một âm thanh quen thuộc sẽ khiến trẻ có được sự an ủi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button