Chuyên ngành

Thế Giới Khi Loài Người Biến Mất

the gioi khi loai nguoi bien mat sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alan Weisman

Download sách Thế Giới Khi Loài Người Biến Mất ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Phần mở đầu. CÔNG ÁN LOÀI KHỈ

Một buổi sáng tháng sáu năm 2004, Ana María Santi ngồi tựa lưng vào chiếc cột bên dưới một mái vòm lớn lợp bằng cọ, khuôn mặt bà tư lự khi nhìn thần dân tụ tập ở Mazàraka, ngôi làng của họ ở Rio Conambu, một nhánh thượng nguồn dòng sông Amazon ở Ecuado. Ngoại trừ mái tóc vẫn còn dày và đen sau bảy thập niên, những nét khác của Ana Maria đều khiến người khác liên tưởng đến một cái vỏ đậu khô. Đôi mắt xám tựa như hai chú cá nhợt nhạt mắc kẹt trên gương mặt nhăn nheo. Bà mắng các cô cháu gái và con của họ bằng thổ ngữ Quichua và một ngôn ngữ đã gần như biến mất, tiếng Zápara. Một giờ sau khi mặt trời ló dạng, mọi người trong làng, trừ Ana Maria, đều đã say khướt.

Đây là dịp lễ minga, một từ tiếng Amazon đồng nghĩa với lễ dựng trại. Bốn mươi thổ dân Zápara để chân trần, một số vẽ lên mặt, ngồi sát nhau thành vòng tròn trên những chiếc ghế gỗ. Để bồi dưỡng những người sẽ đi phát quang và đốt rừng làm nương sắn cho em trai của Ana María, họ uống hàng vại chicha. Thậm chí trẻ nhỏ cũng xì xụp những chiếc bát sứ to đựng loại bia màu trắng sữa, có vị chua được ủ từ bột khoai mì lên men bằng nước bọt của những phụ nữ Zápara, họ đã nhai những nắm bột khoai mì này cả ngày. Hai cô gái tết tóc bằng cỏ quanh quẩn giữa đám đông, châm đầy những chiếc bát chicha và phục vụ những đĩa cháo cá trê. Đối với bậc trưởng lão và khách mời, họ sẽ tiếp đãi những khoanh thịt luộc to, màu sậm như sô-cô-la. Nhưng Ana María Santi, người cao niên nhất tại đó, lại không dùng gì cả.

Mặc dù phần còn lại của nhân loại vừa chạm ngõ kỷ nguyên mới, Zapara chỉ mới bước vào thời kỳ đồ đá. Giống như loài khỉ nhện mà họ cho là tổ tiên của mình, người Zápara về cơ bản vẫn trú ngụ trên cây, buộc những thân cây cọ bằng dây leo __bejuco để đỡ mái nhà được kết bằng lá cọ. Trước khi có khoai mì, ruột cây cọ là rau củ chủ yếu của họ. Để có chất đạm, họ đánh cá và săn lợn vòi, lợn cỏ, chim cút, và gà rừng châu Mỹ bằng tên tre và ống thổi. Họ vẫn làm như thế, nhưng không còn nhiều thú để săn. Khi ông bà của Ana María còn trẻ, bà kể lại, khu rừng dễ dàng nuôi sống họ, ngay cả khi Zápara là một trong những bộ lạc lớn nhất vùng Amazon, với khoảng 200 ngàn thành viên sống trong những ngôi làng dọc bờ sông. Thế rồi, ở một nơi cách đó rất xa đã xảy ra một sự kiện, và không thứ gì trong thế giới của họ – hay của bất kỳ người nào – còn giữ nguyên như cũ nữa.

Đó chính là sự kiện Henry Ford tìm ra phương thức sản xuất ôtô hàng loạt. Nhu cầu đối với săm lốp tăng nhanh chóng thôi thúc những cư dân châu Âu tham vọng tiến về mọi nhánh sông Amazon có thể tiếp cận bằng tàu bè, để khai thác đất trồng cây cao su và bắt giữ lao động cạo mủ cao su. Ở Ecuador, người Quichua Indian ở cao nguyên, được những nhà truyền giáo Tây Ban Nha cải đạo trước đó, tiếp tay cho họ và vui vẻ giúp đỡ họ xích những người đàn ông Zápara ngoại đạo ở vùng đất thấp vào thân cây để làm việc cho đến khi gục ngã. Phụ nữ và trẻ em gái Zápara bị bắt đi chăn nuôi súc hoặc làm nô lệ tình dục, bị cưỡng hiếp cho đến chết.

Đến thập niên 1920, đồn điền cao su ở Đông Nam Á đã hủy hoại thị trường mủ cao su tự nhiên Nam Mỹ. Hàng trăm cư dân Zápara may mắn trốn thoát trong thời kỳ diệt chủng cao su vẫn biệt tăm. Một số tự cho mình là người Quichua vẫn sống chung với những kẻ thù nay đã chiếm hết đất đai của họ. Số khác bỏ trốn đến Peru. Bộ lạc Zápara ở Ecuador chính thức bị xem là tuyệt chủng. Thế rồi, vào năm 1999, sau khi Peru và Ecuador giải quyết được một tranh chấp từ lâu về đường biên giới, người ta phát hiện ra một pháp sư Zápara gốc Peru đang đi trong rừng Ecuador. Ông nói rằng mình đến gặp họ hàng lần cuối.

Việc tái phát hiện người Zápara gốc Ecuador trở thành sự kiện nhân chủng học nổi tiếng. Chính phủ công nhận quyền lãnh thổ của họ, mặc dù nó chỉ tương đương một khu nhỏ trong đất đai của tổ tiên họ, UNESCO cấp một khoản viện trợ để họ hồi sinh văn hóa và bảo lưu ngôn ngữ. Vào thời điểm đó, chỉ còn bốn thành viên trong bộ lạc có thể nói được thứ tiếng này, Ana María Santi là một trong số đó. Khu rừng họ từng biết gần như biến mất: họ đã học cách đốn cây bằng rựa sắt và đốt gốc cây để trồng khoai mì từ những người xâm lược Quichua. Sau mỗi vụ thu hoạch, khoảnh đất đó sẽ bị bỏ hoang trong nhiều năm; ở khắp nơi, khu rừng lá tán cao chót vót đã bị thay thế bằng những cây nguyệt quế, mộc lan và cọ copa thứ sinh khẳng khiu. Giờ đây, khoai mì là lương thực chính của họ, được tiêu thụ hàng ngày dưới dạng chicha. Zapara đã sống sót đến thế kỷ 21, nhưng họ bước tới trong hơi men chuếnh choáng, và cứ giữ nguyên lối sống ấy.

Họ vẫn săn bắt, nhưng nay thì những người đàn ông có thể phải đi nhiều ngày mà vẫn không tìm được một con lợn lòi hay chim cút nào. Họ đã phải chuyển sang săn khỉ nhện, trước đây ăn thịt chúng là điều cấm kỵ. Ana María lại đẩy chiếc bát do cô cháu gái dâng lên sang một bên, trong bát chứa miếng thịt màu sô-cô-la với một bàn chân không ngón nhỏ. Bà hất chiếc cằm xương xẩu về phía món thịt khỉ hầm bị từ chối. “Khi chúng ta đã đến nước phải ăn thịt tổ tiên của mình,” bà hỏi, “liệu sẽ còn lại gì đây?”

Cách xa những khu rừng và thảo nguyên của tổ tiên, số ít người trong chúng ta vẫn còn cảm nhận được mối liên hệ với các tổ tiên động vật xa xưa của mình. Việc bộ lạc Zápara vùng Amazon thực sự có được khả năng đó thật đáng kinh ngạc, vì sự kiện loài người thoát li khỏi những loài động vật linh trưởng khác đã xảy ra ở một châu lục khác. Tuy nhiên, gần đây chúng ta lại dần dần linh cảm được điều Ana María muốn nói. Kể cả khi không bị đẩy tới cảnh phải trở thành những kẻ ăn thịt người, phải chăng chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt với những lựa chọn nghiệt ngã khi lẩn tránh tương lai?

Cách đây một thế hệ, loài người đã lảng tránh thảm hoạ hủy diệt nguyên tử; nhờ may mắn, chúng ta sẽ tiếp tục né tránh được nó và nhiều mối đe doạ kinh hoàng khác. Nhưng hiện tại, chúng ta lại thường xuyên nhận ra mình đang tự hỏi liệu có phải chúng ta đang vô tình hạ độc hoặc hun nóng hành tinh, bao gồm cả chính bản thân mình không. Chúng ta cũng lạm dụng nước và đất trồng đến mức chúng chỉ còn lại rất ít, và tiêu diệt hàng ngàn giống loài khiến chúng có lẽ sẽ không bao giờ tái xuất hiện nữa. Thế giới của chúng ta, như vài tiếng nói đáng kính đã cảnh báo, một ngày nào đó có thể sẽ thoái hóa thành thứ gì đó giống hệt một khu đất bỏ hoang, nơi lũ quạ và chuột lẩn trốn giữa đám cỏ dại, săn lùng lẫn nhau. Nếu điều đó có xảy ra thật, thì khi nào là thời điểm mà con người chúng ta, với tất cả trí thông minh tuyệt đỉnh đáng tán dương của mình, không còn nằm trong số những kẻ sống sót nữa? …


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button