Chuyên ngành

Dạy Trẻ Về Thế Giới Xung Quanh

sach day tre ve the gioi xung quanh ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Glenn Doman

Download sách Dạy Trẻ Về Thế Giới Xung Quanh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Dành tặng đội ngũ cán bộ cao cả của Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người, những người đã vắt kiệt sức lực, nhận đồng lương ít ỏi, nhưng đã lao động hết mình, với thế giới của những trẻ em đáng yêu nhất.

Đôi lời cùng các bậc phụ huynh

Các bậc phụ huynh từ mọi lục địa trên Trái Đất (trừ châu Nam Cực, tôi không tin ở đó có trẻ con) đã tới Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người ở Philadelphia để tham dự khóa học bảy ngày mang tên Tăng cường trí thông minh của trẻ.

Đã có hàng nghìn cha mẹ chọn tham gia khóa học kể từ năm 1975. Cuốn sách này hoàn toàn được rút ra từ những bài giảng trong khóa học đó.

Mặc dù cuốn sách này được viết bởi ba tác giả, nhưng không phải cả ba người viết tất cả các chương. Phần lớn các chương là do giảng viên cao cấp Glenn Doman, người thành lập Viện, viết. Các chương khác được viết bởi Janet Doman, giám đốc Viện và Susan, giám đốc Phân viện Trí tuệ Vượt trội.

Lý do của việc này là trong mỗi trường hợp, tác giả viết chương đó từ chính các bài giảng của mình, những bài giảng họ đã quá quen thuộc nhờ giảng dạy hàng trăm lần cho hàng nghìn bậc phụ huynh.

Thêm một điều nữa. Để tiết kiệm, tránh mất thời gian cho việc nói rõ cha hay mẹ và các bé trai hay các bé gái, chúng tôi sử dụng chung từ “mẹ” để chỉ mẹ hoặc cha và sử dụng chung từ “cậu bé” để chỉ bé trai hay bé gái.

Vậy là công bằng.

Giờ bạn có thể bắt đầu tìm hiểu xem vì sao dạy cho con bạn kiến thức phổ thông lại thật thú vị và tuyệt vời; đồng thời bạn cũng sẽ học được cách thực hiện việc đó để nó trở nên thú vị và hiệu quả hơn.

Các dữ kiện là nền tảng của hiểu biết

Trẻ nhỏ thích học hơn là ăn hay chơi. Bạn có thể dạy bé bất cứ điều gì mà bạn có thể diễn đạt một cách thẳng thắn, xác thực – và các dữ kiện là nền tảng của hiểu biết.

TRÍCH TỪ KHÓA HỌC

“Tăng cường trí thông minh của trẻ”

Thật vậy, hàng trăm trong số hàng ngàn cha mẹ đã dạy cho con mình đọc kể từ khi cuốn sách Dạy trẻ biết đọc sớm xuất bản vào năm 1964. Họ bắt đầu khi con họ mới được vài tháng, 1 tuổi hay 2, 3, 4 tuổi.

Thật vậy, rất nhiều cha mẹ đã viết thư cho chúng tôi để thông báo về những kết quả rực rỡ mà họ thu được. Những bức thư này là bằng chứng xác thực chứng minh rằng trẻ nhỏ có thể đọc, thích đọc và hoàn toàn hiểu những gì mình đọc được.

Trẻ nhỏ có thể học bất cứ điều gì mà bạn diễn đạt cho chúng một cách chính xác và các bé không phân biệt đó là kiến thức phổ thông, các từ để đọc, Toán hay những điều vô nghĩa.

Các bé muốn biết về những điều tuyệt vời – đọc, Toán học, tất cả các vị tổng thống Mĩ, các quốc gia châu Âu, nghệ thuật hội họa thế giới, tiếng hót của các loài chim, các loài rắn trên thế giới, các vị vua và hoàng hậu, những bản nhạc nổi tiếng thế giới, các biển hiệu giao thông, khủng long, các loài hoa, hay bất cứ điều gì trong hàng triệu những điều kỳ diệu có thể học hỏi trên Trái Đất.

Các bé tiếp nhận cả những điều vô nghĩa nếu đó là tất cả những gì các bé có thể tiếp cận.

Trẻ nhỏ học từng phút mỗi ngày và chúng ta hàng ngày vẫn đang dạy chúng – dù chúng ta có ý thức được điều đó hay không. Vấn đề là nếu dạy các bé trong khi chúng ta không ý thức được điều đó thì rất nguy hiểm. Chúng ta có thể vô tình dạy cho chúng những điều mình không hề có ý định dạy, những điều không đáng học – hoặc ít nhất là không đáng học bằng những điều mà các bé đáng lẽ có thể học và học nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Tôi không dám nói với các bậc phụ huynh đâu là thị hiếu tốt hay xấu – tôi là ai mà dám nói với các bậc cha mẹ điều đó?

Nhưng sau khi sống bên cạnh hơn hai mươi ngàn gia đình và đã nghiên cứu về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh ra ở hơn một trăm quốc gia (từ những vùng lạc hậu nhất như trong các khu rừng, sa mạc và vùng đất hoang Bắc cực cho tới những trung tâm văn minh nhất trên thế giới) và học được những sự thật tuyệt vời về trẻ em trong quá trình đó – tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm nói với tất cả các bậc cha mẹ rằng họ có thể đặt tiêu chuẩn chất lượng vào đầu óc trẻ dễ dàng như đặt vào đó những điều rác rưởi.

Thật ra là còn dễ hơn.

Dạy cho trẻ về những bức tranh tuyệt vời của thế giới dễ hơn là dạy cho chúng về phim hoạt hình. Dạy cho trẻ bản nhạc tuyệt vời của thế giới dễ hơn là dạy cho chúng những vần điệu đơn giản.

Nhưng tôi đã đi hơi quá đà mất rồi.

Bạn có thể dạy một đứa trẻ bất cứ điều gì bạn diễn đạt cho nó một cách thẳng thắn và xác thực.

Và các dữ kiện là điều quan trọng nhất trong toàn bộ công việc đó.

Và mặc dù bộ não nặng chưa tới 1,5kg có khả năng gấp hàng nghìn lần so với bất kỳ bộ máy tính nào, nhưng bộ não và máy tính lại có rất nhiều điểm chung. Máy tính, giống như bộ não, dựa hoàn toàn trên cơ sở các dữ liệu nó lưu trữ trong bộ nhớ.

Ở máy vi tính, mỗi dữ kiện đó được gọi là một Bit thông tin (đoạn thông tin). Đối với con người, chúng tôi quyết định gọi những dữ kiện đó là những “Bit” thông minh.

Ở máy vi tính, cũng như ở não của trẻ nhỏ, những kiến thức mới có thể phát sinh từ những dữ kiện đó bị giới hạn bởi số lượng các dữ kiện được lưu trữ.

Ở máy vi tính, tập hợp các dữ kiện lưu trữ được gọi là Cơ sở dữ liệu. Với bộ não của con người, chúng tôi quyết định gọi những dữ kiện đó là Cơ sở kiến thức.

Và trẻ nhỏ học những dữ liệu – hay những “bit” thông minh đó – với tốc độ mà người lớn thua xa.

Tự bản thân các dữ kiện có tạo nên trí tuệ không?

Không, tất nhiên là không rồi.

Nhưng chúng có thể tạo nên cơ sở để trí tuệ được hình thành.

Không có dữ kiện thì không có trí tuệ.

Với một số các dữ kiện khổng lồ, chúng ta có cơ sở cho một trí tuệ trung bình.

Và với trẻ nhỏ, học các dữ liệu dễ như ăn cháo và lại rất vui nữa.

Trẻ càng nhỏ thì càng dễ dạy cho bé các dữ kiện.

Dạy cho trẻ 5 tuổi dễ hơn 6 tuổi, 4 tuổi dễ hơn 5 tuổi, 3 tuổi dễ hơn 4 tuổi, 2 tuổi dễ hơn 3 tuổi, 1 tuổi dễ hơn 2 tuổi, và dễ nhất là trước 1 tuổi.

Tất cả những điều bạn cần biết là chính xác thì làm thế nào để thực hiện việc đó và vì sao bạn lại làm việc đó.

Hãy nói về một vài đứa trẻ mà hầu như ngày nào ta cũng gặp, về những dữ kiện mà chúng đã học được, cách chúng kết hợp những dữ kiện này lại với nhau để dẫn đến một kết luận mới mẻ, cách chúng sử dụng mối quan hệ qua lại giữa những dữ kiện đó để trở nên cực kỳ sáng tạo và những đứa trẻ đó hiện nay ra sao.

Trước tiên, hãy gặp gỡ các bé đó. Các em cũng nằm trong số những người mà tôi yêu quý.

ĐỌC THỬ

Đó là những đứa trẻ là học viên của Phân viện Evan Thomas.

Các em tới từ hai nhóm. Nhóm đầu tiên gồm các trẻ thuộc Chương trình Phát triển sớm với độ tuổi từ sơ sinh tới 5 tuổi. Những em này hoàn toàn được mẹ dạy dỗ. Mẹ các em tới Viện một tuần một lần, mỗi lần bốn tiếng để học cách dạy các em. Sau đó họ về nhà và với sự giúp đỡ của chồng mình, họ thực hành việc dạy con và trở lại vào tuần tiếp theo.

Nhóm thứ hai là các học viên của chương trình vào ngày 1 tháng 12 năm 1983 gồm:

Hầu hết những trẻ này được đăng ký từ trước khi sinh (thường là vì các em có anh hay chị thuộc chương trình này) hay trong năm đầu đời. Một vài em vừa mới tham gia chương trình như:

Ryan Rossitto 3 tuổi

Trong số các em đã tham gia trên một năm, rất nhiều em đã được mẹ dạy tại nhà từ trước. Một số em là con của cán bộ Viện, như Marlowe Doman, Yuuki Nakayachi, Nicolas, Christopher và Chole Coventry. Bản thân tất cả các trẻ nhỏ đều thực sự là cán bộ Viện vì các em, cùng với cha mẹ mình, là đại diện cho những phụ huynh tham gia vào các khóa học của Viện. Các em nhỏ dưới 2 tuổi thể hiện cách các em được cha mẹ dạy dỗ và các trẻ từ 2 tuổi trở lên thể hiện điều các em học được.

Các em đã học được điều gì?

Ồ, những điều các em học, và học một cách hứng thú, háo hức, là các dữ kiện – những dữ kiện mà chúng tôi gọi là các “bit” thông minh. Tập hợp lại với nhau, những “bit” thông minh này hình thành nên tri thức bách khoa.

Các dữ kiện, để thực sự là dữ kiện, phải có những tính chất sau: Chúng phải đúng sự thật (không phải chỉ là các ý kiến); phải chính xác (tuyệt đối rõ nét, không ước định); phải độc lập (dữ kiện riêng lẻ); không được mơ hồ (được gọi tên chính xác) và phải đủ lớn để nhìn thấy được rõ ràng hay đủ to để nghe được rành mạch.

Ví dụ về một số dữ kiện:

  • Một bức chân dung của Washington là một dữ kiện.
  • Một bức tranh như bức Mona Lisa là một dữ kiện.
  • Bản phác thảo bang Pennsylvania là một dữ kiện.
  • Bức ảnh một con rắn hổ mang là một dữ kiện.
  • Một từ, được nói ra hoặc viết ra, là một dữ kiện.
  • Mùi gas là một dữ kiện.
  • Một nốt nhạc, được thể hiện dưới dạng âm thanh hay viết, là một dữ kiện.

Những con số thực, được nói hay in, là các dữ kiện.

Và hàng trăm, hàng ngàn những điều khác cũng vậy.

Nếu chúng được thể hiện đơn lẻ và đáp ứng được tất cả những yêu cầu mà chúng tôi vừa miêu tả, thì mỗi dữ kiện đó là một “bit” thông minh.

Những bà mẹ của Chương trình Phát triển sớm bắt đầu chương trình ngay khi đứa trẻ được sinh ra, càng sớm càng tốt, truyền đạt những dữ kiện này cho con mình bằng những phương pháp sẽ được đề cập tới trong những chương sau. Họ làm điều đó với rất nhiều sự hài lòng, nhiệt tình và những đứa trẻ đáp lại với độ hài lòng và nhiệt tình giống y hệt như cách cha mẹ chúng thể hiện trong khi truyền đạt.

Làm như vậy sẽ mang lại kết quả gì?

Xin thưa, khoảng hai năm (trước ngày sinh nhật lần thứ ba của các bé) tất cả những trẻ đã bắt đầu từ năm 1 tuổi hoặc nhỏ hơn đều có những đặc điểm sau đây.

  1. Nhận biết được hơn bốn nghìn “bit” bằng mắt. (Vì hiển nhiên là các em biết những điều đó cả bằng mắt và bằng tai, như vậy nghĩa là tám nghìn “bit” thông minh).
  2. Đọc được ít nhất là bốn nghìn từ bằng hai loại ngôn ngữ hoặc hơn. (Vì hiển nhiên là các em biết những từ đó cả bằng mắt và tai, như vậy nghĩa là tám nghìn “bit” thông minh).
  3. Có thể đọc rất nhiều sách.
  4. Đã bắt đầu chơi đàn violon.
  5. Có thể làm phép tính số học.
  6. Biết những bức tranh nổi tiếng thế giới và những kiệt tác nghệ thuật khác.
  7. Quen thuộc với địa lý thế giới.
  8. Nhận biết những bản nhạc nổi tiếng thế giới. (Các em đã được nghe băng nhạc từ khi còn ở trong bụng mẹ).
  9. Biết viết.
  10. Có thể nói và hiểu câu bằng ít nhất một loại ngôn ngữ.
  11. Có thể làm được rất nhiều việc như bơi lội, lặn và tập thể dục.
  12. Các em là những em bé ngọt ngào, chu đáo và vô cùng đáng yêu, những đứa trẻ vô cùng tò mò và nghĩ rằng học tập quả là một trò chơi tuyệt vời nhất mà cuộc sống ban tặng.

Các em sở hữu sự tổng hợp của hàng ngàn dữ kiện và có khao khát cháy bỏng được học tất cả các dữ kiện trên thế giới. Các em sẽ không bao giờ học được tất cả những điều cần biết trên thế giới, nhưng các em sẽ muốn cố gắng đạt được điều đó. Các em tin rằng thế giới là một nơi tuyệt diệu và con người thật vĩ đại.

Xin được giới thiệu với bạn một số người tôi rất yêu quý

Gần như một phép màu khi các phương pháp giáo dục hiện đại chưa bóp chết hoàn toàn sự tò mò học hỏi thiêng liêng; vì cái mầm nhỏ bé mong manh này, ngoài sự kích thích ra, còn cần tự do; không có tự do chắc chắn nó sẽ thui chột. Quả là một sai lầm trầm trọng khi nghĩ rằng niềm vui thích được nhìn tận mắt và tìm tòi lại có thể được thôi thúc bằng cách ép buộc hay ý thức trách nhiệm.

– ALBERT EINSTEIN

Xin được giới thiệu với bạn một số người mà tôi rất yêu quý trên toàn thế giới. Sự thật là tôi rất muốn bạn gặp tất cả những người mà tôi yêu mến. Họ sẽ làm bạn tràn ngập niềm hy vọng. Nhưng giới hạn của cuốn sách không cho phép điều đó, vì vậy cho phép tôi chọn lọc một số rất ít trong vô vàn các em nhỏ.

Khi được 5 tuổi, những em nhỏ đó như thế nào?

Bước vào tuổi thứ năm, các em là những đứa trẻ xuất sắc và đã sẵn sàng vào trường Quốc tế (nếu các em và cha mẹ các em muốn như vậy).

Vào thời điểm đó, tất cả các em đều có những tính chất sau:

Các em đọc thành thạo và đã đọc hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cuốn sách. Một trong những thời điểm tự hào nhất của đời tôi là khi một đoàn truyền hình ghé thăm và hỏi Heather McCarty (một trong những bé tôi yêu mến), lúc đó mới được 4 tuổi, liệu bé có đọc được không.

Sau một thoáng cân nhắc để đảm bảo mình hiểu câu hỏi, Heather nói: “Cháu có thể đọc bất cứ cái gì”.

Sau một thoáng cân nhắc để đảm bảo mình hiểu câu trả lời, người đạo diễn cầm một cuốn sách trên chiếc bàn gần đó lên và hỏi xem cô bé đã đọc cuốn sách đó bao giờ chưa. Heather trả lời em chưa đọc bao giờ.

Đó chính là một cuốn sách của tôi – Dạy trẻ biết đọc sớm.

Ông đạo diễn lật qua cuốn sách và đề nghị cô bé đọc đoạn cuối cùng.

Heather đọc đoạn đó.

Trẻ nhỏ đã bắt đầu đọc và phát triển kiến thức của mình và dù cuốn sách này chỉ giúp được cho một em nhỏ biết đọc sớm hơn hay tốt hơn thì nó cũng sẽ xứng đáng với nỗ lực bỏ ra. Ai có thể nói được rằng một em nhỏ vượt trội nữa sẽ có ý nghĩa thế nào với thế giới? Ai là người có thể nói được cuối cùng thì tổng số lợi ích mà nhân loại có được nhờ làn sóng ngầm thầm lặng vốn đã bắt đầu hình thành, cuộc cách mạng mềm này, sẽ là bao nhiêu.

Heather đọc đoạn đó trước máy quay nhẹ nhàng, rõ ràng và tự tin. Rồi cô bé mỉm cười mãn nguyện.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button