Chuyên ngành

Dạy Trẻ Biết Đọc Sớm

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Glenn Doman – Janet Doman

Download sách Dạy Trẻ Biết Đọc Sớm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu cho lần tái bản thứ ba

Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1964, cuốn sách này thực sự là mốc khởi đầu cho cuộc Cách mạng Mềm. Những ông bố bà mẹ tiên phong mê mải với cuốn sách. Họ là những người đầu tiên nhận ra đây là một cuộc phiêu lưu khám phá thế giới kì diệu và mênh mông của sự phát triển nói chung và trí não nói riêng của con trẻ. Những ông bố bà mẹ này biết rằng trẻ em thông minh hơn mọi người nghĩ nhiều. Vậy là họ bắt đầu tìm hiểu và họ đã làm được một việc tuyệt vời.

Cuốn sách này ngày càng được xuất bản rộng rãi trên thế giới kể từ lần đầu tiên đạt 5 triệu bản trên 22 nước. Tất cả những điều được nhắc đến trong cuốn sách đều đã trở thành hiện thực dù đã hơn 40 năm trôi qua.

Chỉ có duy nhất một thứ thay đổi.

Ngày nay, có hàng chục nghìn trẻ em đủ mọi lứa tuổi học đọc từ rất sớm và sử dụng cuốn sách này. Kết quả là, có hàng nghìn bà mẹ đã viết thư cho chúng tôi kể về sự hào hứng, say mê và cả những trải nghiệm của mình trong quá trình dạy con đọc. Họ đã chia sẻ với chúng tôi kinh nghiệm, sự hân hoan và đôi khi là cả sự chán nản. Họ đã miêu tả cuộc cách mạng và những chiến thắng của chính mình. Bên cạnh đó, họ còn đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc.

Những bức thư như thế chính là nguồn kiến thức vô giá và sự hiểu biết tuyệt vời về thế giới trẻ thơ.

Họ cũng là những minh chứng hùng hồn nhất trong lịch sử thế giới chứng minh rằng trẻ em có thể học đọc, nên học đọc và sẽ học đọc và điều quan trọng nhất là những gì sẽ xảy ra khi các em đến tuổi đi học và trưởng thành.

Cuốn sách này cực kì quan trọng với thế hệ những ông bố bà mẹ trẻ hiện nay, những người luôn coi con cái mình là ưu tiên hàng đầu.

Chương 7 của cuốn sách có thay đổi so với bản gốc, không phải là thay đổi về những nguyên tắc đã đưa ra trước đây mà chỉ là điều chỉnh chúng theo những kinh nghiệm phong phú của các bậc phụ huynh trên toàn thế giới.

Chương 8 cũng là một chương hoàn toàn mới so với bản gốc với những chi tiết về các cách tiếp cận trẻ theo từng giai đoạn: sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu nhi

Chương 9 cũng mới được bổ sung thêm phần trả lời hai câu hỏi thường gặp nhất khi dạy con đọc là:

  1. “Điều gì sẽ xảy ra khi các bé đến tuổi đi học?”
  2. “Điều gì sẽ xảy ra khi các em trưởng thành?”

Đây là những câu trả lời từ chính bố mẹ. Chúng không được rút ra từ những vấn đề lí thuyết, mà chính là từ sự trải nghiệm thực tế với con cái của những vị phụ huynh tuyệt vời.

Hãy vui vẻ, nhẹ nhàng như làn gió và tận hưởng từng giây phút bên con bạn.

Ở viện nghiên cứu, dù là nam hay nữ cũng không có một ai theo chủ nghĩa sô vanh. Chúng tôi yêu quí tất cả các vị phụ huynh và trẻ em, không phân biệt nam nữ. Để giải quyết vấn đề đau đầu là phải nhắc đến người khác như “người đàn ông đã trưởng thành” hay “cô bé con”, trong phần lớn cuốn sách này chúng tôi gọi các bậc phụ huynh là mẹ và gọi các bé là trẻ.

Trân trọng
Glenn Doman

Lời tựa

Bắt đầu một dự án nghiên cứu cũng giống như lên một chuyến tàu mà chưa biết điểm đến. Chuyến hành trình ấy đầy bí ẩn và thú vị mà bạn sẽ không bao giờ biết được mình ngồi khoang hạng sang hay hạng ba, trên tàu có phục vụ bữa tối hay không, rồi nó sẽ chỉ tiêu tốn của bạn một đô la hay tất cả gia tài, và trên hết là sẽ kết thúc ở nơi bạn định đến hay một nơi bạn chưa bao giờ mơ tới.

Khi các thành viên trong đoàn nghiên cứu của chúng tôi lên tàu ở những ga khác nhau, chúng tôi đều hy vọng rằng điểm đến cuối cùng sẽ là phương pháp trị liệu tốt hơn cho trẻ bị tổn thương não. Không ai trong chúng tôi nghĩ rằng nếu đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ phải ngồi mãi trên tàu mà điểm đến là nơi những trẻ bị tổn thương não có thể giỏi hơn những trẻ bình thường.

Chuyến đi này đã kéo dài nửa thế kỉ. Danh sách hành khách ban đầu chỉ có một bác sĩ phẫu thuật não, bác sĩ lý liệu pháp (chuyên về thuốc và hồi sức), một chuyên gia vật lí trị liệu, diễn giả, nhà tâm lí, nhà giáo dục và một y tá. Giờ đây thì đoàn đã có hơn 100 người với rất nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.

Chúng tôi bắt đầu bằng cách tiếp cận vấn đề cơ bản nhất mà những trẻ em bị tổn thương não 50 năm trước phải đối mặt. Đó là vấn đề về sự nhận dạng. Có ba nhóm trẻ em gặp phải vấn đề này, và thường bị ghép vào chung một nhóm giống nhau. Thực tế chúng không phải là những anh em họ nhiều đời. Chúng được nhóm lại với nhau vì những lí do rất đơn giản như vẻ ngoài giống nhau và đôi khi là cả hành động giống nhau.

Ba nhóm trẻ này gồm: nhóm trẻ bị tổn thương não, suy yếu cả về mặt chất lượng và số lượng; nhóm trẻ bị rối loạn tinh thần với bộ não bình thường về mặt thể chất nhưng không thể suy nghĩ và cuối cùng là nhóm trẻ bị tổn thương não dù có bộ não tốt nhưng lại bị tổn thương về thể chất.

Chúng tôi chỉ quan tâm đến nhóm trẻ cuối cùng, nhóm vốn được cho là có bộ não hoàn hảo nhưng lại bị tổn thương. Chúng tôi nghiên cứu nhóm trẻ này là vì dù số lượng những trẻ bị thiếu hụt và rối loạn tinh thần thực sự còn ít nhưng đã có hàng trăm nghìn trẻ em đã và đang được chẩn đoán bị thiếu hụt và rối loạn tinh thần thực ra là bị tổn thương não. Nguyên nhân dẫn đến những chẩn đoán nhầm lẫn như vậy là do nhiều trẻ bị tổn thương tới não từ trước khi ra đời.

Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu khi đã có nhiều năm làm phẫu thuật và thăm khám bệnh nhân, và chúng tôi đã có thể đối diện trực tiếp với vấn đề tổn thương não.

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng việc tổn thương xuất hiện trước hay sau khi sinh chỉ là vấn đề nhỏ (ngoại trừ xét từ quan điểm nghiên cứu). Điều này cũng giống như quan tâm đến việc một đứa trẻ bị ô tô đâm trước hay sau buổi trưa. Vấn đề thực sự ở đây là phần nào của não bị tổn thương, tổn thương đến mức độ nào và có thể làm gì với tổn thương ấy.

Chúng tôi cũng thấy rằng việc não trẻ bị tổn thương do các nguyên nhân như bố mẹ bị Rh tương khắc, mẹ mắc sởi trong ba tháng đầu mang thai, thiếu hụt oxy lên não bào thai hay sinh non cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Não cũng có thể bị tổn thương do lao động trong thời gian dài, do trẻ bị ngã đập đầu trong hai tháng đầu đời, bị sốt viêm não lúc 3 tuổi, bị xe đâm lúc 5 tuổi hoặc rất nhiều nguyên nhân khác.

Từ trước đây, thế giới đã có quan điểm chữa trị cho những trẻ bị tổn thương não bằng cách điều trị những triệu chứng xuất hiện trong tai, mắt, mũi, miệng, ngực, vai, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, hông, đầu gối, mắt cá và ngón chân. Hiện nay vẫn còn nhiều người trên thế giới tin vào cách điều trị này.

Nhưng cách tiếp cận này không hề phát huy hiệu quả.

Do chưa thành công nên chúng tôi kết luận rằng nếu giải quyết các vấn đề của trẻ bị tổn thương não, chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc của những vấn đề ấy và tiếp cận não người.

Dù mới nghe có thể thấy cách giải quyết này là không thể và nhiều rủi ro, nhưng nhiều năm sau chúng tôi đã tìm ra những phương pháp điều trị phẫu thuật và không phải phẫu thuật cho não.

Chúng tôi tin rằng điều trị các triệu chứng bệnh hoặc chấn thương là phản khoa học và bất hợp lí, và nếu tất cả những lí do này chưa đủ để khiến chúng tôi thôi công kích thì vẫn có một sự thật tồn tại là cách tiếp cận trẻ bị tổn thương não như vậy không mang lại hiệu quả.

Trái lại, chúng tôi cảm thấy mình có thể tự tìm hiểu vấn đề. Những triệu chứng sẽ tự động biến mất khi chúng tôi thành công trong quá trình điều trị những tổn thương xuất hiện trong não.

Đầu tiên, chúng tôi tiếp cận từ quan điểm không dùng phẫu thuật. Trong những năm nghiên cứu, chúng tôi đã bị thuyết phục rằng nếu có thể chữa trị thành công tổn thương trong não thì chúng tôi cũng phải tìm ra cách tái tạo mẫu phát triển thần kinh ở trẻ khỏe mạnh. Điều này nghĩa là phải hiểu được não của trẻ khỏe mạnh bắt đầu hình thành, phát triển và trưởng thành như thế nào. Chúng tôi đã nghiên cứu rất cẩn thận hàng trăm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khi đã biết được một bộ não bình thường phát triển như thế nào, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu những hoạt động cơ bản và đơn giản nhưng quan trọng nhất với một đứa trẻ khỏe mạnh như bò, trườn. Chúng tôi nhận thấy nếu trẻ khỏe mạnh không có những hành động như vậy do các yếu tố xã hội, môi trường hay văn hóa thì khả năng của chúng sẽ bị hạn chế nghiêm trọng. Và khả năng của những trẻ bị tổn thương não còn bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Khi nghiên cứu những cách tái tạo mẫu thể chất bình thường của quá trình trưởng thành, chúng tôi đã thấy trẻ bị tổn thương não có dấu hiệu cải thiện – dù chỉ rất nhỏ.

Lúc này bằng cách phát triển những cách tiếp cận phẫu thuật thành công, chúng tôi đã đi đến quyết định là vấn đề nằm chính trong bộ não. Có nhiều nhóm trẻ bị tổn thương não với các vấn đề tự nhiên sẽ thường chết sớm. Đứng đầu nhóm này là bệnh tràn dịch não. Đầu của những trẻ này thường rất to do áp suất của chất lỏng trong não tủy sống khi lượng chất lỏng này không được hút lại do bị tổn thương.

Không ai dại đến nỗi thử điều trị triệu chứng bệnh này bằng cách mat-xa hoặc tập thể dục. Do áp suất lên não tăng nên trẻ chắc chắn sẽ tử vong. Bác sĩ thần kinh của chúng tôi đã cùng một kĩ sư nghiên cứu loại ống có thể mang chất lỏng dư thừa trong não từ kho dự trữ được gọi là não thất nằm sâu bên trong não tới tĩnh mạch cảnh và chuyển vào máu, nơi chất lỏng có thể được hút lại theo cách bình thường. Chiếc ống này có van bên trong cho phép chất lỏng dư thừa chảy ra ngoài đồng thời ngăn cản máu chảy ngược về não.

Đây thực sự là một thiết bị kì diệu được cấy ghép vào trong não có tên gọi “ống shunt V-J”. Hơn 25.000 trẻ em đã được cứu sống nhờ chiếc ống đơn giản này. Nhiều em còn có thể tiếp tục sống hoàn toàn bình thường và đi học như các bạn khác.

Đây là minh chứng rõ nét cho thấy việc điều trị các triệu chứng tổn thương não là hoàn toàn vô ích, cũng như sự logic đúng đắn và cần thiết của cách điều trị trực tiếp não.

Một phương pháp điều trị gây ngạc nhiên khác cũng sẽ là dẫn chứng cho phương pháp phẫu thuật não thành công mà ngày nay đang được sử dụng rộng rãi để điều trị tổn thương não cho trẻ.

Não có 2 bán cầu, bán cầu trái và bán cầu phải. Hai bán cầu này được chia tách ở ngay giữa đầu từ trước ra sau. Với những người khỏe mạnh, bán cầu não phải chịu trách nhiệm kiểm soát phần bên trái của cơ thể, còn bán cầu não trái thì chịu trách nhiệm điều khiển phần bên phải cơ thể.

Nếu một trong hai bán cầu bị tổn thương ở bất kì mức độ nào thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Phần còn lại của cơ thể sẽ bị tê liệt, và các chức năng của trẻ sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay có nhiều trẻ bị co giật, động kinh và không phản ứng với bất kì phương thuốc điều trị nào.

Thật khó khăn khi phải nói ra một điều rằng những trẻ này cũng sẽ tử vong.

Người ta chẳng làm gì ngoài việc cất tiếng khóc ai oán suốt những thập kỉ qua. Họ nghĩ rằng: “Khi một tế bào não đã chết, thì sẽ chẳng thể làm gì để cứu sống đứa trẻ cho nên đừng cố gắng”. Nhưng đến năm 1955, các thành viên phẫu thuật thần kinh của nhóm chúng tôi đã thực hiện một cuộc phẫu thuật không thể tin nổi với những trẻ như thế; nó được gọi là phẫu thuật tách bán cầu não.

Đúng như tên gọi của nó, phẫu thuật tách bán cầu não sẽ tách riêng hai nửa bán cầu não.

Lúc ấy chúng tôi nhìn thấy nhiều trẻ chỉ còn lại nửa bán cầu não trong đầu, còn một nửa kia với hàng tỷ tế bào não – những tế bào đã chết thì được đặt trong những chiếc lọ trong bệnh viện. Nhưng các em thì không chết.

Thay vì đó, chúng tôi nhìn thấy những trẻ với nửa bán cầu não đi lại, trò chuyện và đi học như bao đứa trẻ bình thường khác. Những trẻ như vậy đều đạt kết quả học tập trên mức trung bình và ít nhất có một em trong số đó có chỉ số IQ đáng nể.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, chúng tôi đều biết rằng, một trẻ có thể có tới 10 tế bào não bị chết và chúng ta không nhận ra điều đó. Có lẽ chúng ta phải nói rằng, em đó có 100 tế bào não bị chết và chúng ta không hề nhận thức được. Mà thậm chí là cả 1000.

Có lẽ chưa bao giờ chúng ta dám mơ rằng một trẻ với hàng tỷ tế bào não bị chết vẫn có thể hoạt động tốt và thậm chí còn tốt hơn những đứa trẻ bình thường.

Bây giờ thì độc giả hãy cùng tham gia với chúng tôi trong nghiên cứu này. Liệu bạn có thể quan sát Johnny – một trẻ đã được phẫu thuật tách bán cầu não trong bao lâu, và so sánh với Billy – một trẻ bình thường mà không tự hỏi: “Có chuyện gì với Billy?”. Vì sao Billy – đứa trẻ có đủ cả hai bán cầu não lại không thể hoạt động tốt gấp đôi hay ít ra thì cũng tốt hơn Johnny?

Quan sát điều này lặp đi lặp lại, chúng ta thấy những đứa trẻ bình thường cũng sẽ bắt đầu hoài nghi.

Liệu những trẻ bình thường có thể làm tốt hết sức? Đây là một câu hỏi quan trọng mà chưa bao giờ chúng ta nghĩ tới.

Đúng lúc ấy, những người không phải là bác sĩ phẫu thuật trong đoàn của chúng tôi đã thu được một lượng kiến thức rất lớn về việc trẻ em trưởng thành như thế nào và quá trình phát triển của não. Do những kiến thức cơ bản được bổ sung nên những phương pháp tái tạo đơn giản cho trẻ bị tổn thương não cũng được cải thiện. Giờ đây, chúng tôi đã có thể nhìn thấy một số ít những trẻ bị tổn thương não có thể đạt tới sự hoàn hảo bằng những phương pháp điều trị đơn giản không phải phẫu thuật giúp cải thiện và tiến bộ một cách ổn định.

Mục đích của cuốn sách này không phải là đi vào chi tiết các khái niệm hay phương pháp giải quyết các vấn đề cho trẻ bị tổn thương não. Cuốn sách Làm gì khi con bạn bị tổn thương não? đã trình bày những vấn đề này. Tuy nhiên, giờ đây cũng có nhiều người nhận ra rằng trẻ em hoàn toàn có thể làm tốt hơn những gì chúng đang thể hiện. Có thể nói rằng những kĩ thuật cực kì đơn giản đã giúp tái tạo sự phát triển bình thường ở những trẻ bị tổn thương não.

Chúng ta cũng sớm nhận thấy những trẻ bị tổn thương não cũng có thể thể hiện không kém gì so với những trẻ bình thường.

Vì những kĩ thuật này còn có thể cải thiện nhiều thứ hơn nữa nên chúng tôi bắt đầu nghiên cứu những trẻ bị tổn thương não không chỉ thể hiện được tốt như những trẻ bình thường mà còn khiến người ngoài khó có thể phân biệt được.

Do đã có những kiến thức cơ bản về phẫu thuật thần kinh nên chúng tôi bắt đầu nghiên cứu cả những trẻ bị tổn thương não mà có thể thể hiện trên mức trung bình hay thậm chí ở mức xuất sắc.

Điều này cực kì thú vị, thậm chí còn hơi sợ. Có vẻ như chúng ta đã đánh giá thấp khả năng của trẻ.

Điều này đặt ra một câu hỏi thú vị. Hãy giả sử chúng ta đang quan sát ba đứa trẻ 7 tuổi: Albert, chỉ còn một nửa bán cầu não; Billy, não hoàn toàn bình thường; và Charley: đã được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật, hiện giờ có thể hoạt động bình thường dù đã có hàng triệu tế bào não bị chết.

Hai cậu bé Albert, với nửa bán cầu não và Charley, có hàng triệu tế nào não bị chết đều thông minh như Billy.

Vậy có điều gì không ổn với cậu bé hoàn toàn bình thường như Billy?

Có gì không ổn với những đứa trẻ khỏe mạnh?

Trong nhiều năm nghiên cứu, mỗi người chúng tôi đều cảm thấy rung động trước những sự kiện hay khám phá quan trọng. Chúng tôi đã dần xua tan những đám mây mù bí ẩn bao quanh các trẻ em bị tổn thương não. Chúng tôi cũng tìm ra những sự thật mọi người chưa bao giờ nghĩ tới về những đứa trẻ khỏe mạnh. Một sự kết nối đầy logic đã hiện hữu giữa những trẻ bị tổn thương não (thần kinh bị mất tổ chức) và những trẻ khỏe mạnh (thần kinh có tổ chức), mà trước đây vốn chỉ là sự đứt đoạn, không có liên kết ở những trẻ khỏe mạnh. Chuỗi logic này đã vạch ra con đường để chúng ta có thể đem lại sự thay đổi tốt đẹp hơn cho loài người. Liệu tổ chức thần kinh của một trẻ bình thường có phải là điểm cuối của con đường này?

Giờ đây những trẻ bị tổn thương não có thể thể hiện ngang bằng, thậm chí tốt hơn những trẻ khỏe mạnh, nên nhiều khả năng con đường này sẽ còn được kéo dài hơn nữa?

Người ta vẫn thường cho rằng sự phát triển thần kinh và sản phẩm cuối cùng của nó – khả năng – là một sự thật không thể thay đổi: Đứa bé này có khả năng còn đứa bé kia thì không. Đứa trẻ này thông minh còn đứa kia thì không.

Và không có gì hơn ngoài sự thật ấy.

Sự thật là, sự phát triển thần kinh, thứ vốn được coi là bất biến lại là một quá trình động và có thể thay đổi.

Với những trẻ bị tổn thương não nặng, chúng ta thấy quá trình phát triển thần kinh hoàn toàn bị dừng lại.

Còn ở trẻ “chậm phát triển” thì quá trình này bị chậm lại.

Còn với trẻ bình thường thì quá trình này diễn ra với tốc độ trung bình, còn với trẻ xuất sắc, thì quá trình này diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

Giờ đây chúng ta nhận ra rằng, những trẻ bị tổn thương não, trẻ khỏe mạnh, trẻ xuất sắc không phải là ba nhóm trẻ em mà thay vào đó chúng đại diện cho quá trình liên tục từ thần kinh không có tổ chức do não bị tổn thương gây ra, thông qua giai đoạn thần kinh không tổ chức trung bình của não bình thường cho đến mức độ tổ chức thần kinh cao ở não của trẻ xuất sắc.

Với trẻ bị tổn thương não, chúng tôi đã tái tạo thành công quá trình phát triển đã bị dừng lại, còn với trẻ có não chậm phát triển thì chúng tôi đã đẩy nhanh tốc độ hơn.

Rõ ràng quá trình phát triển thần kinh hoàn toàn có thể diễn ra nhanh hoặc chậm.

Bằng phương pháp tái tạo đơn giản, chúng tôi đã giúp trẻ em bị tổn thương não từ chỗ thần kinh không có tổ chức lên đến mức tổ chức bình thường hoặc thậm chí còn ở mức độ cao hơn. Có nhiều lí do để chúng tôi tin rằng những chương trình như thế này có thể được sử dụng để tăng mức độ tổ chức thần kinh ở những trẻ bình thường. Và một phần trong chương trình ấy là dạy cho trẻ bị tổn thương não biết đọc.

Chẳng có khi nào khả năng tổ chức thần kinh tăng lên rõ ràng hơn khi bạn dạy một em bé đọc.

ĐỌC THỬ

Chương 1 Tommy và những phát hiện thú vị

Tôi đã nói là con bạn có thể đọc.

– LUNSKI

Cuộc Cách mạng Mềm này ban đầu không có chủ đích.

Điều lạ là nó ra đời vào thời điểm cuối của một sự kiện.

Trẻ em – nhân vật chính của cuộc cách mạng này lại không biết rằng mình có thể đọc được nếu có công cụ, còn người lớn – những người sống trong ngành công nghiệp truyền hình thì lại không biết rằng trẻ em có khả năng này và chính tivi sẽ cung cấp những công cụ cần thiết.

Thiếu công cụ là nguyên nhân khiến cuộc cách mạng này phải rất lâu mới xảy ra, nhưng giờ thì nó đã đến rồi và các vị phụ huynh phải thúc đẩy cuộc cách mạng này, phải đẩy nhanh tốc độ để trẻ em có thể thu được thành quả của nó.

Tivi đã mang lại toàn bộ bí mật thông qua những chương trình quảng cáo. Kết quả là khi người đàn ông trong tivi nói từ “vịnh” to và rõ ràng và màn hình cũng hiện chữ “vịnh” rất to thì tất cả trẻ em đều nhận biết được từ này dù chúng chưa biết chữ cái nào.

Sự thật là những trẻ rất nhỏ hoàn toàn có thể học đọc. Có thể nói chắc chắn rằng, một đứa bé có thể đọc được miễn là bạn làm những chữ cái thật to ngay từ đầu.

Nhưng bây giờ chúng ta đều đã biết những điều này.

Chúng ta đều biết mình phải làm gì đó vì những gì xảy ra khi chúng ta dạy trẻ đọc sẽ rất quan trọng với thế giới.

Nhưng có đúng là trẻ hiểu ngôn ngữ nói dễ hơn ngôn ngữ viết? Cũng không hẳn. Não trẻ – cơ quan duy nhất có khả năng học, sẽ “nghe” được những từ to, rõ ràng trên truyền hình bằng tai và làm rõ chúng. Đồng thời, não trẻ sẽ nhìn thấy những chữ cái to, rõ ràng bằng mắt và cũng sẽ thể hiện y như vậy.

Không có gì khác biệt với não khi “nhìn” một hình ảnh hay “nghe” âm thanh. Não có thể thực hiện tốt cả hai chức năng này. Chỉ cần âm thanh phải đủ to và rõ ràng để tai có thể nghe được, còn chữ cái cũng phải đủ to và rõ ràng để mắt có thể nhìn được – điều đầu tiên chúng ta đã làm được rồi, nhưng điều thứ hai thì chưa.

Thường thì mọi người hay nói chuyện với trẻ em to hơn khi nói với người lớn, và chúng ta vẫn cứ làm như vậy vì bản năng nhận thấy trẻ em không thể nghe và hiểu được giọng nói hội thoại thông thường của người lớn.

Mọi người thường hay nói to với trẻ, trẻ càng bé chúng ta nói càng to.

Hãy ví dụ như trong một cuộc tranh luận, người lớn lại cố gắng nói nhẹ nhàng để trẻ không nghe thấy và hiểu được. Tuy nhiên, những âm thanh này vẫn đủ to để con đường truyền âm trở nên phức tạp để nghe và hiểu được khi trẻ lên 6.

Trong hoàn cảnh này, có thể chúng ta sẽ cho trẻ kiểm tra nghe ở độ tuổi lên 6. Nếu trẻ nghe được mà không hiểu được từ (có thể do con đường âm thanh không phân biệt được những âm nhỏ) thì chúng ta có thể giới thiệu với trẻ ngôn ngữ nói bằng cách nói các chữ cái A, B… đến khi nào trẻ học hết bảng chữ cái, trước khi bắt đầu dạy trẻ nói các từ.

Có thể nhiều trẻ gặp phải vấn đề khi nghe từ và câu, vì thế thay vì đọc cuốn sách nổi tiếng Vì sao Johnny không đọc được (Why Johnny Can’t Read) của Rudolf Flesch, có lẽ chúng ta cần đọc cuốn Vì sao Johnny không nghe được (Why Johnny Can’t Hear).

Trên đây chính là những điều chúng ta đã làm với ngôn ngữ viết. Chúng ta đã dùng chữ quá nhỏ để trẻ có thể “nhìn và hiểu” được.

Bây giờ hãy đặt một giả thiết khác.

Nếu chúng ta vừa nói thầm, vừa viết từ và câu thật to, rõ ràng thì trẻ cũng có thể đọc được nhưng sẽ không thể hiểu được ngôn ngữ nói.

Hãy thử hình dung tivi đang hiện những từ được viết rất to, đồng thời được đọc rất rõ. Một cách tự nhiên, trẻ có thể đọc từ nhưng nhiều trẻ sẽ bắt đầu hiểu được ngôn ngữ nói ở độ tuổi lên 2 hoặc lên 3.

Và đó chính là những gì đang xảy ra hiện nay!

Tivi cũng cho chúng ta biết nhiều điều thú vị về trẻ em.

Đầu tiên là trẻ thường xem các chương trình dành riêng cho chúng nhưng không thể tập trung mãi; nhưng mọi người đều biết rằng khi đến các chương trình quảng cáo thì trẻ chạy ngay đến tivi rồi nghe và đọc các thông tin liên quan đến sản phẩm được quảng cáo.

Điểm mấu chốt ở đây không phải là các chương trình quảng cáo trên tivi nhắm vào trẻ em 2 tuổi hay có cái gì đặc biệt cả. Sự thật là trẻ em có thể học được từ những chương trình quảng cáo với những chữ cái to, rõ ràng và âm thanh đủ lớn, những thông điệp được lặp đi lặp lại nên tất cả trẻ em đều rất ham xem.

Trẻ thường thích học những gì hài hước mà đơn giản như phim hoạt hình Chuột Micky. Kết quả là, trẻ sẽ vô tình đọc bảng chữ “Vịnh”, “Mc Donalds” hay “Coca cola” và nhiều kí hiệu khác.

Bạn không cần phải đặt câu hỏi: “Liệu trẻ nhỏ có thể học đọc được không?”. Chính chúng đã trả lời rằng “Chúng có thể”. Câu hỏi nên hỏi ở đây là: “Chúng ta muốn trẻ đọc gì?”. Chúng ta có nên cấm trẻ đọc tên các sản phẩm và thành phần hóa học chứa trong các sản phẩm đó hay chúng ta cứ để trẻ đọc bất cứ thứ gì có thể làm cuộc sống của trẻ trở nên phong phú.

Hãy đọc những điều cơ bản sau đây:

  1. Trẻ nhỏmuốn học đọc.
  2. Trẻ nhỏcó thể học đọc.
  3. Trẻ nhỏđang học đọc.
  4. Trẻ nhỏnên học đọc.

Chúng tôi dành bốn chương sách cho bốn vấn đề trên. Mỗi điều trong đó đều hoàn toàn đúng và cũng rất đơn giản.

Có thể điều rất đơn giản này lại khiến chúng ta khó hiểu, thậm chí là khó tin, câu chuyện vô lí mà ông Lunski đã kể chúng ta nghe về Tommy.

Thật lạ là chúng tôi mất khá nhiều thời gian mới chú ý đến ông Lunski vì lần đầu tiên nhìn thấy Tommy tại viện nghiên cứu, chúng tôi đã nhận thức được tất cả những gì cần biết để hiểu xem chuyện gì đang xảy ra với Tommy.

Tommy là con thứ tư của ông Lunski. Trước đó ông bà Lunski không có nhiều thời gian quan tâm đến chuyện học hành ở trường và phải làm việc rất nỗ lực để nuôi ba đứa con xinh đẹp của mình. Đến khi Tommy ra đời, ông Lunski đã có một tiệm rượu và mọi việc đều rất ổn.

Tuy nhiên, ngay từ khi mới sinh ra, não Tommy đã bị tổn thương rất nặng. Khi lên 2, em được đưa đi kiểm tra thần kinh tại một bệnh viện nổi tiếng ở New Jersey. Vị bác sĩ giải thích rằng các nghiên cứu của ông đã cho thấy Tommy chỉ như một đứa trẻ thực vật, không bao giờ có thể đi lại hoặc nói chuyện được vì thế nên đưa em vào một viện nghiên cứu.

Tính quyết đoán của một người gốc Ba Lan đã khiến ông Lunski càng trở nên cứng nhắc. Ông đứng dậy và nói: “Ông nhầm hết cả rồi bác sĩ ạ. Đây là con của chúng tôi”

Nhà Lunski đã mất rất nhiều tháng để tìm ai đó có thể nói với họ rằng không cần thiết phải như vậy. Nhưng tất cả câu trả lời đều giống nhau.

Tuy nhiên, trước lần sinh nhật 3 tuổi của Tommy, họ đã tìm được bác sĩ Eugene Spitz, Trưởng khoa Thần kinh của Viện Nhi ở Philadelphia.

Sau khi tiến hành nghiên cứu cẩn thận, bác sĩ Spitz cho biết Tommy bị tổn thương não rất nặng và có lẽ trung tâm nghiên cứu ở ngoại ô Chestnut Hill có thể làm gì đó cho cậu bé.

Tommy đến Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người khi mới 3 năm, 2 tuần tuổi. Cậu bé không thể đi lại hay nói chuyện được.

Viện đã đánh giá các vấn đề tổng hợp và những tổn thương trong não Tommy. Một chương trình điều trị đã được tiến hành để tái tạo lại sự tăng trưởng, phát triển bình thường cho Tommy. Bố mẹ cậu bé cũng được hướng dẫn cách thực hiện chương trình này tại nhà và được dặn rằng nếu họ nghiêm túc thực hiện thì có thể Tommy sẽ cải thiện đáng kể. Hai tháng sau họ sẽ phải quay lại để kiểm tra và nếu Tommy có tiến triển thì sẽ có chương trình tổng hợp.

Ông bà Lunski đã làm theo các chỉ dẫn rất nghiêm túc và cẩn thận.

Khi họ trở lại lần thứ hai, Tommy đã có thể bò được.

Bây giờ ông bà Lunski rất chăm chỉ tham gia chương trình này với hy vọng thành công. Họ quyết tâm đến mức nếu trên đường đến Philadelphia lần thứ ba mà xe bị hỏng thì họ sẽ mua một cái xe cũ và vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Họ khó có thể đợi để nói với chúng tôi rằng Tommy giờ đã có thể nói được hai từ “mẹ” và “bố”. 3 tuổi rưỡi Tommy đã có thể bò bằng tay và đầu gối.

Sau đó, mẹ cậu bé đã cố gắng làm một số việc mà chỉ có người mẹ mới có thể làm với một đứa trẻ như Tommy. Cũng giống như một người bố mua cho con mình quả bóng, mẹ Tommy mua cho cậu bé đã 3 tuổi rưỡi nhưng mới chỉ nói được hai từ một bảng chữ cái. Bà cho biết Tommy rất sáng dạ dù nó không đi, hay không nói được. Bất kì ai cũng có thể nhìn thấy điều này bằng cách nhìn vào mắt cậu bé!

Trong khi các nghiên cứu về sự thông minh của trẻ bị tổn thương não của chúng tôi có phạm vi rộng hơn của bà Lunski, nhưng cũng không chính xác hơn. Chúng tôi đồng ý rằng Tommy thông minh, nhưng để dạy một cậu bé 3 tuổi rưỡi bị tổn thương não đọc tốt thì lại là vấn đề khác.

Chúng tôi không chú ý lắm khi bà Lunski thông báo rằng lên 4 tuổi, Tommy có thể đọc được tất cả các từ trong sách chữ cái, thậm chí còn đơn giản hơn khi cậu bé đọc chữ cái. Chúng tôi quan tâm hơn đến khả năng nói của Tommy đang tiến bộ từng ngày cũng như khả năng di chuyển của cậu bé.

Khi Tommy được 4 tuổi 2 tháng, bố cậu thông báo rằng cậu có thể đọc được cả quyển truyện Những quả trứng màu xanh và chiếc bánh hamburger (Green Eggs and Ham) của Seuss. Chúng tôi chỉ cười lịch sự và để ý thấy sự tiến bộ đáng kể trong lời nói và hoạt động của Tommy.

Khi Tommy được 4 tuổi rưỡi, ông Lunski lại thông báo cậu bé có thể đọc được và đã đọc hết tất cả sách của Seuss. Chúng tôi đã thấy Tommy tiến bộ thật tuyệt vời, cũng như ông Lunski nói Tommy có thể đọc được.

Khi đến trung tâm lần thứ 11, Tommy mới tổ chức sinh nhật tròn 5 tuổi. Dù chúng tôi và bác sĩ Spitz đều rất vui mừng với những tiến bộ mà cậu bé đã đạt được nhưng không có dấu hiệu nào của buổi viếng thăm này cho thấy hôm nay sẽ là một ngày quan trọng với tất cả trẻ em. Chẳng có gì ngoại trừ bản báo cáo vô lý của ông Lunski. Ông Lunski đã thông báo Tommy có thể đọc được bất cứ thứ gì, hơn nữa cậu bé có thể hiểu được, đặc biệt là ngay từ trước sinh nhật lần thứ 5.

Một nhân viên nhà bếp mang đồ ăn trưa đến với nước quả và bánh hamburger đã cứu chúng tôi khỏi phải đưa ra lời nhận xét nào. Ông Lunski thấy chúng tôi không phản ứng gì liền lấy trong ngăn kéo ra một tờ giấy và viết: “Glenn Doman thích uống nước cà chua và ăn bánh hamburger”.

Tommy đã làm theo lời chỉ dẫn của cha mình, đọc câu này rất đơn giản với giọng đọc chính xác và truyền cảm. Cậu bé không hề ngại ngần như những cậu bé khác, đọc từng từ rời rạc và không hiểu nghĩa câu.

“Ông hãy viết một câu khác đi”, chúng tôi nói chậm rãi.

Ông Lunski lại viết: “Bố Tommy thích uống bia và rượu whisky. Bụng ông rất to do uống rượu bia ở quán của Tommy”.

Tommy mới đọc to được ba từ đầu tiên thì đã cười phá lên. Phần buồn cười nhất là bụng của bố đã được viết xuống dòng thứ tư do ông Lunski viết chữ hoa.

Thực sự cậu bé bị tổn thương não này đã đọc nhanh hơn nhiều so với khi cậu kể lại từng từ với giọng nói bình thường. Tommy không chỉ đọc, cậu còn đọc rất nhanh và tất nhiên là cũng hiểu nữa!

Chúng tôi vô cùng kinh ngạc và quay sang ông Lunski.

“Tôi đã bảo là Tommy có thể đọc mà”, ông Lunski nói.

Sau ngày hôm ấy, tất cả chúng tôi đều không còn như trước, vì đây chính là vấn đề phức tạp nhất trong vòng 20 năm qua.

Tommy đã cho chúng tôi thấy một đứa trẻ bị tổn thương não vẫn có thể đọc sớm hơn những đứa trẻ bình thường.

Tất nhiên, ngay lập tức Tommy đã được kiểm tra trên diện rộng bởi một nhóm các chuyên gia đến từ thủ đô Washington trong vòng một tuần. Tommy – một cậu bé mới chỉ 5 tuổi và bị tổn thương não có thể đọc hiểu tốt hơn một trẻ bình thường lớn gấp đôi tuổi em.

Khi lên 6, Tommy đã đi được dù còn khá yếu và khó khăn; cậu bé đã đọc được sách trình độ lớp Sáu (tương đương với 11-12 tuổi). Tommy sẽ không phải ở trong viện nghiên cứu nữa nhưng bố mẹ cậu lại đang tìm một trường “đặc biệt” để cho cậu đi học vào tháng Chín tới. Một trường đặc biệt theo nghĩa tích cực chứ không phải một trường chuyên biệt. Cũng may là giờ có rất nhiều trường dành cho những trẻ có năng khiếu. Tommy bị tổn thương não và được bố mẹ yêu thương hết mực – những người luôn tin tưởng rằng ít ra thì một đứa trẻ cũng đang không thể hiện hết năng lực của mình.

Cuối cùng, Tommy chính là chất xúc tác cho công trình nghiên cứu suốt 20 năm. Có thể sẽ chính xác hơn khi nói rằng cậu bé đã châm ngòi cho sứ mệnh đã và đang được phát triển từ 20 năm qua.

Điều thú vị ở đây là Tommy rất thích đọc và tận hưởng từng khoảnh khắc tuyệt vời ấy.

 

 

 

Chương 2 Trẻ nhỏ muốn học đọc

Chúng tôi không thể bắt con dừng đọc từ khi cháu lên 3 tuổi

– BÀ GILCHRIST, MẸ BÉ MARY 4 TUỔI,
Newsweek

Chưa bao giờ trong lịch sử loài người, một nhà khoa học lại không tò mò bằng một đứa trẻ từ 18 tháng tuổi đến 4 tuổi. Người lớn chúng ta mắc căn bệnh tò mò với mọi thứ và đó là nguyên nhân thiếu khả năng tập trung.

Tất nhiên, chúng ta quan sát trẻ rất kĩ nhưng không phải lúc nào cũng hiểu được hết những hành động của chúng. Đối với một vấn đề, mọi người thường dùng nhiều từ ngữ khác nhau cứ như thể chúng giống nhau vậy. Học và giáo dục là những từ như thế.

Theo American College Dictionary, từ học có nghĩa là: 1. “có được kiến thức nào đó bằng cách học, chỉ dẫn hoặc trải nghiệm…”. Còn từ giáo dục thì có nghĩa: “1. phát triển khả năng bằng dạy học, hướng dẫn hoặc đến trường học…, và 2. cung cấp nền giáo dục cho ai; cho ai đi học…”

Nói cách khác, học là quá trình của một người nếu muốn có được kiến thức, trong khi giáo dục lại là quá trình học được hướng dẫn bởi giáo viên hay trường lớp. Dù mọi người đều biết điều này, nhưng hai quá trình này thường bị cho là một.

Vì thế đôi khi chúng ta cảm thấy rằng, độ tuổi đi học chính thức là 6 nên quá trình học – quá trình quan trọng hơn nhiều cũng sẽ bắt đầu ở độ tuổi này.

Sự thật thì không phải như vậy.

Sự thật là một đứa trẻ bắt đầu học ngay từ khi sinh ra. Đến năm 6 tuổi trẻ bắt đầu đến trường, trong khi đã tiếp thu những bài học thú vị, sự thật và có lẽ còn nhiều hơn những gì trẻ sẽ học trong suốt cuộc đời.

6 tuổi, trẻ đã học được hầu hết những điều cơ bản về bản thân mình và gia đình. Trẻ cũng biết về hàng xóm và các mối quan hệ, về thế giới xung quanh và mối liên quan với nó cùng vô số những sự kiện không thể đếm được khác. Điển hình nhất là, trẻ đã học được một thứ tiếng và thậm chí còn hơn cả một (cơ hội này rất ít vì trẻ chỉ có thể học tốt một thứ tiếng khác sau 6 tuổi).

Tất cả những điều này được trẻ tiếp thu trước khi tới trường.

Nếu được khuyến khích và đánh giá cao, quá trình học trong giai đoạn này sẽ diễn ra với tốc độ không thể tin được.

Chúng ta có thể làm mất đi khả năng học hỏi của trẻ bằng cách cô lập chúng. Đôi lúc chúng ta vẫn đọc thấy có trường hợp một cậu bé 13 tuổi được tìm thấy bị xích ở chân giường và người ta cho rằng cậu bé đó rất ngu ngốc. Trường hợp có thể ngược lại. Có vẻ như cậu ta ngốc thật vì cậu ta bị xích ở chân giường. Nhưng để nhận thức được vấn đề này chúng ta cần thấy rằng chỉ có những bố mẹ bị rối loạn tâm thần mới xích con như vậy. Bố mẹ xích con vì họ bị tâm thần và kết quả là trẻ sẽ bị tổn thương vì bị chối bỏ cơ hội được học.

Chúng ta có thể loại bỏ khao khát học của trẻ bằng cách giới hạn những gì trẻ được trải nghiệm. Thật không may là gần như cả thế giới đều làm điều này bằng cách hạ thấp tất cả những gì trẻ có thể học.

Chúng ta có thể tăng khả năng học của trẻ một cách đáng kể chỉ bằng cách đơn giản là loại bỏ các rào cản mà chúng ta đã áp đặt lên trẻ.

Chúng ta còn có thể nhân lượng kiến thức trẻ tiếp thu và khả năng của trẻ lên nhiều lần nếu biết đánh giá cao khả năng học và cho trẻ cơ hội đồng thời khuyến khích trẻ học.

Trong lịch sử đã có nhiều trẻ bị cách ly, nhưng cũng có nhiều trường hợp dạy trẻ con đọc và làm nhiều điều tuyệt vời khác bằng cách đánh giá cao và khuyến khích trẻ. Trong tất cả những trường hợp ấy, chúng ta đều thấy rằng kết quả của những việc làm như thế là trẻ học được vô số điều tuyệt vời và trẻ sẽ trở thành những người biết cách cân bằng và rất thông minh.

Chúng ta nên nhớ rằng những trẻ này không phải là thông minh sẵn có rồi người lớn trao cho chúng cơ hội được học, thay vào đó bố mẹ chúng chỉ cung cấp nhiều thông tin hết mức có thể cho trẻ ở giai đoạn đầu đời.

Hãy quan sát kĩ một đứa bé 18 tháng và xem nó làm gì.

Đầu tiên nó làm mọi người xao lãng.

Vì sao lại như vậy? Vì nó muốn tiếp tục tò mò. Nó không thể bị ngăn cản, kỉ luật hay kìm hãm mong muốn được học, dù chúng ta cố gắng thế nào đi chăng nữa – và chắc chắn chúng ta phải rất cố gắng.

Đứa bé muốn biết về cái đèn và tách café, về cái chao bóng đèn điện, về tờ báo… về tất cả mọi thứ trong phòng – nghĩa là nó có thể chạm vào bóng đèn, làm đổ cốc café, cho tay vào chao đèn và xé toạc tờ báo. Nó đang học hỏi một cách tự nhiên và chúng ta không thể ngăn cản.

Từ cách trẻ làm, chúng ta kết luận rằng trẻ rất hiếu động và không thể tập trung chú ý, trong khi sự thật đơn giản chỉ là trẻ chú ý đến mọi thứ. Trẻ rất tỉnh táo khi học hỏi về mọi thứ xung quanh. Trẻ nhìn, nghe, cảm nhận, ngửi và nếm. Chẳng còn cách nào khác để học ngoài việc trẻ sử dụng cả năm cách này.

Trẻ nhìn thấy chiếc đèn nên kéo nó xuống để cảm nhận, nghe, ngửi và nếm nó. Hãy cho trẻ cơ hội, trẻ sẽ làm tất cả những động tác này với cái đèn và cũng tương tự với các đồ vật khác trong phòng. Trẻ đang cố gắng hết sức để học và tất nhiên chúng ta cũng đang cố gắng hết sức để ngăn trẻ vì quá trình học này phải trả giá bằng nhiều thứ.

Những ông bố bà mẹ chúng ta đã nghĩ ra một vài biện pháp để đối phó với sự tò mò của trẻ và thật không may là hầu hết những biện pháp đó lại đều đánh mất khả năng học của trẻ.

Biện pháp phổ biến đầu tiên là đưa cho trẻ một đồ chơi nào đó mà trẻ không thể làm vỡ được. Thông thường có thể là một cái xắc xô màu hồng rất đẹp, hoặc cũng có thể là một đồ chơi gì đó phức tạp hơn. Khi nhìn thấy, trẻ lập tức chú ý vào đồ chơi (đó là lí do tại sao đồ chơi thường có màu sáng), lắc lắc để xem có phát ra tiếng kêu gì không (vì thế mà xắc xô có tiếng kêu), cảm nhận nó (vì thế mà đồ chơi không có cạnh sắc nhọn), nếm nó (nên sơn trên đồ chơi không độc) và thậm chí là ngửi nó (chúng ta vẫn chưa biết được đồ chơi phải có mùi gì vì thế nên chúng ta không ngửi). Quá trình này của trẻ chỉ diễn ra trong khoảng 90 giây.

Giờ thì trẻ đã biết tất cả những gì muốn biết về đồ chơi này và bắt đầu chuyển sang cái hộp đựng. Trẻ thấy cái hộp cũng thú vị như cái đồ chơi vậy, và tìm hiểu về cái hộp ấy – đó là lí do tại sao chúng ta nên mua đồ chơi để trong hộp. Quá trình này có thể cũng sẽ mất 90 giây. Thực tế là trẻ chú ý đến cái hộp nhiều hơn là đến đồ chơi. Vì trẻ được phép làm hỏng cái hộp và có thể còn biết cái hộp làm từ gì. Đây là ưu điểm mà trẻ không có được khi khám phá đồ chơi vì nếu làm hỏng đồ chơi thì khả năng học của trẻ tất nhiên sẽ giảm.

Vì thế việc mua đồ chơi đựng trong hộp dường như là cách tốt để làm tăng gấp đôi khả năng chú ý của trẻ. Nhưng liệu chúng ta có cho trẻ cơ hội được làm quen với nhiều vật dụng như vậy không? Câu trả lời thường là không. Nói ngắn gọn, chúng ta phải kết luận rằng khả năng chú ý của trẻ liên quan đến số lượng đồ chúng ta đưa trẻ học hơn là để cho trẻ tin như chúng ta vẫn thường làm, và trẻ có thể sẽ chú ý rất lâu.

Nếu quan sát một đứa trẻ, bạn sẽ thấy rất nhiều ví dụ như vậy. Thế nhưng, với rất nhiều ví dụ đập vào mắt như thế nhưng chúng ta vẫn thường đi đến kết luận rằng khi trẻ không chú ý lâu nghĩa là trẻ không thông minh. Điều suy luận này có nghĩa là trẻ (cũng giống như nhiều trẻ khác) không thông minh vì còn quá bé. Nhưng tự hỏi kết luận này của chúng ta là như thế nào nếu bắt gặp một đứa bé 2 tuổi ngồi chơi sắc xô một mình trong góc nhà suốt năm tiếng đồng hồ. Có lẽ bố mẹ của những trẻ như thế sẽ buồn lắm.

Phương pháp phổ biến thứ hai mà người lớn thường hay sử dụng là cho trẻ vào một cái cũi đồ chơi.

Thực ra thì cái cũi đồ chơi cũng chỉ là một cái cũi. Chúng ta nên tìm hiểu về những đồ như thế này và đừng nói rằng “Hãy mua cho con mình một cái cũi đồ chơi”. Hãy nói sự thật và thừa nhận rằng chúng ta mua cho chính mình.

Có một bộ phim hoạt hình, bà mẹ ngồi trong một cái cũi đồ chơi, đọc truyện và cười mãn nguyện trong khi đứa con ở ngoài không thể đến gần mẹ. Bộ phim hoạt hình này ngoài yếu tố hài hước còn nhắn gửi một sự thật khác: người mẹ đã biết về thế giới có thể bị cách ly trong khi đứa trẻ ở ngoài vẫn còn nhiều thứ phải học và có thể tiếp tục quá trình khám phá của mình.

Chỉ rất ít bố mẹ nhận ra rằng một cái cũi đồ chơi thật sự có giá như thế nào. Cái cũi không chỉ cản trở khả năng tìm hiểu thế giới của trẻ mà một điều hiển nhiên là nó còn cản trở sự phát triển thần kinh do giới hạn khả năng bò của trẻ (một quá trình rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường). Điều này dẫn tới sự phát triển tầm nhìn, khả năng dùng tay, hoạt động giữa tay và mắt và nhiều hoạt động khác cũng bị hạn chế.

Chúng ta thường tự thuyết phục mình rằng mua cũi để bảo vệ trẻ khỏi bị đau nếu không may nhai phải dây điện hay bị ngã. Thực ra, chúng ta đang nhốt trẻ lại để không phải đảm bảo là trẻ đang an toàn. Chúng ta là những người khôn nhỏ nhưng dại lớn.

Không biết là thông minh đến chừng nào nếu chúng ta sắm cho trẻ một cái cũi để cho trẻ bò và học trong suốt những năm tháng quan trọng của cuộc đời trong không gian chỉ dài 3,6m và rộng hơn 5m. Với một cái cũi như vậy, trẻ chỉ có thể bò theo một đường thẳng 3,6m trước khi nhận ra mình đã ở đầu bên kia. Một chiếc cũi như thế tất nhiên là cũng thuận tiện với bố mẹ vì nó chỉ tốn diện tích một góc nhà.

Chiếc cũi được sử dụng làm công cụ cản trở việc học của trẻ và không may là nó lại hiệu quả hơn nhiều so với sắc xô vì sau khi mất 90 giây để xem các đồ chơi mẹ đưa cho, trẻ sẽ ném nó đi.

Vì thế chúng ta đã thành công trong việc không cho trẻ phá đồ (cũng là một cách trẻ học). Cách tiếp cận này sẽ khiến trẻ thiếu khả năng suy nghĩ, học hỏi và cũng sẽ không thể kéo dài được lâu do chúng ta không thể chịu nổi tiếng trẻ kêu gào đòi ra; hoặc là, cứ giả sử chúng ta có thể chịu đựng được thì đến khi trẻ đủ cao để trèo ra ngoài và lại tìm kiếm những điều mới mẻ thì sao?

Vậy thì tất cả những điều trên đây có ám chỉ rằng chúng ta nên để trẻ làm vỡ cái đèn? Cũng không hẳn. Những điều này chỉ có nghĩa là chúng ta đang thiếu tôn trọng khao khát được học của trẻ, bất chấp tất cả những dấu hiệu rõ ràng mà trẻ đã bộc lộ rằng trẻ muốn được học tất cả mọi thứ, càng nhanh càng tốt.

Những câu chuyện không có thật vẫn tiếp tục được sáng tạo và giúp khám phá ra nhiều điều.

Có một câu chuyện về cậu bé 5 tuổi đang đứng trong sân trường thì máy bay bay ngang qua. Một cậu bé nói đó là máy bay siêu âm; những cậu bé khác thì không đồng ý vì sải cánh máy bay không rộng. Tiếng chuông vào học vang lên làm ngắt quãng cuộc tranh luận và một cậu bé nói “Chúng ta phải dừng tại đây và quay lại với chuỗi hạt kia”.

Câu chuyện này không có thật nhưng lại ám chỉ một điều.

Hãy thử quan sát khi một đứa trẻ 3 tuổi hỏi bố: “Bố, sao mặt trời lại nóng?”, “Sao một người thế kia lại chui được vào tivi?”, “Cái gì làm cho hoa nở?”

Khi đứa trẻ còn đang thể hiện sự tò mò với sinh học, điện tử và thiên văn thì chúng ta lại thường bảo trẻ ra chỗ khác và đi chơi đồ chơi. Đồng thời lại kết luận rằng nó còn bé, có giải thích nó cũng không hiểu và nó cũng sẽ không nhớ gì cả. Ít ra thì chắc chắn nó cũng đã có đồ chơi rồi.

Chúng ta thường rất thành công khi tách trẻ khỏi việc học trong giai đoạn mà trẻ thích học nhất của cuộc đời.

Não người rất đặc biệt, có thể nói rằng nó như một cái hộp chứa mà bạn bỏ vào càng nhiều thì nó càng chứa được nhiều.

Khoảng từ 9 tháng đến 4 tuổi, khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều, và mong muốn được học cũng cao hơn bất kì giai đoạn nào. Thế nhưng chúng ta lại luôn giữ cho trẻ sạch sẽ, được ăn ngon và an toàn với thế giới bên ngoài – và làm giảm khả năng học.

Thật là mỉa mai khi trẻ lớn hơn, chúng ta lại chê trách trẻ ngu dốt khi không muốn học thiên văn, vật lí hay sinh học. Chúng ta sẽ nói với trẻ rằng, học là điều quan trọng nhất trên cuộc đời này và quả đúng là như vậy.

Học cũng là trò chơi lớn nhất và vui nhất trong cuộc đời.

Chúng ta thường nghĩ rằng trẻ ghét học vì hầu hết chúng ta đều không thích hoặc thậm chí còn khinh thường trường học. Một lần nữa chúng ta lại phạm sai lầm với việc học ở trường. Không phải trẻ em nào đến trường cũng học – cũng giống như là không phải tất cả trẻ em đang học đều làm thế ở trường.

Theo kinh nghiệm của tôi thì lớp Một toàn là những thứ trẻ đã biết từ lâu rồi. Nói chung, các cô chỉ bảo trẻ đứng lên, ngồi xuống, giữ im lặng, chú ý nghe cô giảng, quá trình mà cô nói khá là vất vả với cả cô và trò nhưng sẽ giúp trẻ học được nhiều thứ.

Trong trường hợp của tôi, tài tiên đoán của cô giáo lớp Một có vẻ rất đúng; điều này khá là vất vả, ít nhất là trong 12 năm đầu, tôi không thích tí nào. Tôi chắc rằng không phải mình tôi có suy nghĩ ấy.

Quá trình học nên là một trò chơi thực sự vui vẻ nhất trong cuộc đời. Dù sớm hay muộn những người thông minh cũng sẽ nhận ra điều này. Bạn sẽ nghe nhiều người nói rằng “Một ngày tuyệt vời! Tôi học được rất nhiều điều mà trước đây chưa từng biết”. Hoặc thậm chí cũng sẽ có người nói “Một ngày kinh khủng! Nhưng tôi đã học được vài điều”

Một kinh nghiệm mới đây được đúc kết từ hàng trăm trường hợp đã cho thấy trẻ nhỏ muốn học đến khi nào chúng không thể phân biệt được học và vui chơi. Chúng sẽ vẫn thích học đến khi bị người lớn thuyết phục rằng học không vui chút nào.

Nhóm chúng tôi đã nghiên cứu một trẻ 3 tuổi bị tổn thương não trong nhiều tháng và cô bé đã tiến đến được thời kì nên cho cô bé học đọc. Việc học đọc rất quan trọng với khả năng phục hồi của cô bé này vì không thể ngăn một chức năng đơn lẻ nào của não mà không ảnh hưởng đến các chức năng khác. Ngược lại, nếu chúng ta dạy một trẻ bị tổn thương não đọc, chúng ta sẽ giúp tăng khả năng nói và các chức năng khác. Vì lí do này mà chúng ta nên để những trẻ như thế được học đọc.

Cha của cô bé vẫn còn hoài nghi về việc dạy cô con gái 3 tuổi bị tổn thương não của mình học đọc. Ông chỉ bị thuyết phục khi khả năng nói và hoạt động thể chất của cô bé gần đây được cải thiện đáng kể.

Quay lại kiểm tra sau hai tháng, ông đã vui mừng kể câu chuyện này: dù đã đồng ý làm như được hướng dẫn nhưng ông không tin rằng nó sẽ mang lại hiệu quả. Ông cũng quyết định rằng nếu ông cố gắng dạy đứa con bị tổn thương não của mình học đọc thì ông sẽ phải tạo ra một môi trường “giống như lớp học”

Vì thế, ông đã xây một phòng học, có bàn, có bảng đen và bục giảng. Ông cũng bảo cả cô con gái 7 tuổi của mình tham gia.

Đúng như dự đoán, cô con gái 7 tuổi của ông mới nhìn thấy lớp học đã reo lên vui sướng. Cô bé có thứ đồ chơi lớn nhất trong khu vực này, lớn hơn cả một chiếc xe đẩy trẻ em, hơn cả ngôi nhà cho búp bê. Cô bé đã có trường của riêng mình.

Tháng Bảy, cô bé sang nhà hàng xóm và tìm thêm năm đứa bé từ 3-5 tuổi để chơi “trường học”.

Tất nhiên bọn trẻ rất hào hứng và hứa sẽ ngoan ngoãn nên chúng có thể đi học như các anh các chị mình. Chúng chơi ở trường học năm ngày trong tuần trong suốt kì nghỉ hè. Cô bé 7 tuổi là cô giáo và những bé nhỏ hơn là học sinh.

Bọn trẻ không bị bắt phải chơi trò chơi. Đây chỉ đơn giản là trò tuyệt nhất mà chúng từng được chơi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button