Chuyên ngành

Cuộc Đời Trẻ – 99% Phụ Thuộc Vào Bố

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ngạn Thu

Download sách Cuộc Đời Trẻ – 99% Phụ Thuộc Vào Bố ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời nói đầu

Vì sao “Tốt nghiệp” gắn liền với “Thất nghiệp”?

Chúng ta đang sống trong một thời đại, mà ở đó luôn tiềm ẩn những nguy cơ khiến con người cảm thấy lo lắng và bất an như; chiến tranh, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, nghèo đói… hay cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do khủng hoảng nợ xảy ra tại Mỹ, cuộc khủng hoảng này đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế thế giới, khiến việc “cắt giảm nhân lực”, “không trả lương công nhân” càng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, sinh viên mới ra trường rất khó khăn để tìm được việc. Tất cả những vấn đề này đã trở thành mối lo cho một xã hội ổn định. Nhưng, chúng ta hãy gạt chuyện này sang một bên và cùng nghĩ đến một vấn đề khác: một người được giáo dục từ khi học mẫu giáo đến khi học đại học, được đầu tư vật chất đầy đủ, nhận được sự thương yêu chăm sóc của cha mẹ, thầy cô, kết quả lại trở thành “sản phẩm” không được xã hội thừa nhận, điều này không khác gì một người “đi buôn bị lỗ vốn”. Vậy, nguyên nhân là do đâu? Mặc dù chúng ta thường quy trách nhiệm về phía nhà trường và xã hội, nhưng tác giả lại cho rằng, người trước tiên cần phải tự kiểm điểm, chính là cha mẹ, đặc biệt là trách nhiệm của người cha.

Warren Buffett là một nhà đầu tư cổ phiếu hàng đầu thế giới. Ông cũng là người giàu nhất thế giới tính đến trước năm 2008.

Warren Buffett sinh năm 1930 tại một thị trấn nhỏ Omaha – miền Tây nước Mỹ. Khi được sinh ra, cũng là lúc gia đình ông rơi vào tình cảnh khó khăn nhất. Cha ông – Howard Buffett chơi cổ phiếu thua lỗ, cuộc sống gia đình vô cùng túng thiếu.

Khi Warren được năm tuổi, ông có bày một quầy hàng nhỏ, rồi đứng bán kẹo cao su cho mọi người qua đường; sau này, ông còn đi bán trà chanh trên các con phố lớn nhộn nhịp đông người qua lại.

Năm lên chín tuổi, ông mua nước ngọt từ cửa hàng của ông nội, đem rao bán nước giải khát khắp nơi trong thành phố.

Khi Warren mười tuổi, mỗi ngày, vào lúc sáng sớm, ông đi đưa 500 tờ báo, sau một tháng, ông để ra được 175 dollar.

Với đầu óc tính toán đầu tư ngay từ nhỏ, Warren Buffett về sau đã trở thành một người đầu tư cổ phiếu thành công nhất. Những việc Buffett làm được từ khi còn nhỏ ấy, đã khiến tôi và bạn phải cùng nhau suy nghĩ. Liệu, con chúng ta khi lên 5 – 6 tuổi, sẽ có thể làm được gì? Đến năm 8, 9 tuổi sẽ biết làm gì nữa? Chắc chắn, bạn sẽ trả lời rằng: con tôi chỉ biết “Đi học”. Vấn đề chính nằm ở chỗ này, vì cách giáo dục con cái của chúng ta không hề giống nhau, hơn nữa, quan niệm truyền thống về tiền bạc của mỗi người lại vô cùng hẹp, thậm chí là mơ hồ, cho nên, cha mẹ đã có những quan niệm sai lầm trong việc giáo dục tiền bạc cho trẻ. Đại đa số cha mẹ đều cho rằng: “Việc trẻ ham mê tiền bạc là một điều đáng sợ”. Điều này thật là mâu thuẫn! Chúng ta vất vả kiếm tiền cho con cái học hành đàng hoàng, cũng là mong con có một tương lai tốt đẹp. Chẳng lẽ tương lai tốt đẹp lại không cần đến tiền sao?

Giáo dục trong trường học chủ yếu là dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản. Nhưng nếu muốn trẻ phát triển toàn diện, không thể thiếu sự giáo dục của gia đình. Người cha chính là trụ cột trong gia đình, cũng là người có nhiều kiến thức về của cải, vì vậy, khi bồi dưỡng những kiến thức tiền bạc cho trẻ, người cha đóng vai trò quan trọng nhất.

Nếu bạn muốn con mình ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường, không cần đợi đến sau khi tốt nghiệp đại học, vẫn có thể làm tốt công việc kinh doanh, bạn nhất định phải tiến hành giáo dục tiền bạc cho trẻ từ khi còn nhỏ.

Vì thế, câu nói “Cha nào con nấy” không phải là không có cơ sở, tầm ảnh hưởng của người cha đối với con cái là vô cùng quan trọng. Thử nghĩ xem, nếu cha của Buffett không phải là một nhà đầu tư cổ phiếu giàu kinh nghiệm, mà chỉ là một người nông dân chất phác, thì cơ hội để Buffett trở thành “vua đầu tư chứng khoán” như hiện nay chắc chắn là rất ít.

Nếu bạn là người cha có trách nhiệm, luôn mong muốn con cái mình biết quản lý vấn đề tiền bạc một cách sớm và chủ động, bạn nhất định phải đọc cuốn sách này.

Phần 1

Của cải không phải là đống rác

Trong số chúng ta, có lẽ, không ai là không thích tiền, nhưng khi nhắc đến điều này, đa phần mọi người đều tỏ ra ngại ngùng e dè, coi sự ham mê tiền bạc giống như hạ thấp nhân phẩm, bại hoại cốt cách. “Tiền bạc như rác rưởi” – câu nói này có cơ sở hay chỉ là sự đùa cợt?

Ham mê tiền bạc là một kiểu phát triển tâm lý bình thường

Từ khi Barack Obama chính thức nhậm chức, trở thành tổng thống nước Mỹ cho tới nay, thì mọi hành động cử chỉ, dù là nhỏ nhất của hai cô con gái ông đều trở thành mối quan tâm hàng đầu trong dư luận xã hội.

Theo báo cáo của một hãng truyền thông Mỹ, hai cô con gái của tổng thống là Sasha Obama và Malia Obama, thường xuyên phải làm việc nhà để kiếm thêm tiền tiêu vặt cá nhân. Chúng được trải nghiệm “mùi vị” kiếm tiền bằng sức lao động ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Tổng thống nói rằng, ông chỉ cho mỗi con (một người 7 tuổi, một người 10 tuổi) mỗi tuần 1 dollar. Đây được gọi là khoản thù lao làm việc nhà của hai cô bé. Chẳng hạn như bày bàn ăn, rửa chén bát, dọn dẹp đồ chơi trong phòng…

Chuyện làm việc nhà rồi trả tiền công, hay chuyện cho trẻ tiền tiêu vặt đều là những vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng, việc nhà là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người trong gia đình, dù là trẻ con cũng phải cùng giúp đỡ cha mẹ, ông bà… nên không phải cứ làm việc nhà là được nhận tiền công. Mặt khác, những người ủng hộ việc làm này – như tổng thống Obama chẳng hạn, lại nghĩ rằng trẻ con vốn không phải làm bất cứ việc gì, nên chuyện cho trẻ tiền tiêu vặt là việc bắt buộc cha mẹ phải làm. Cho nên, nếu để trẻ làm việc nhà và nhận tiền thù lao, sẽ có thể giúp trẻ học được một số kỹ năng cơ bản trong việc quản lý tài sản.

Trên thực tế, cũng giống như tổng thống Obama, để bồi dưỡng tư duy tiền bạc, vật chất cho trẻ từ khi còn nhỏ, chúng ta phải tiến hành từ những việc làm cụ thể. Việc làm này ở các nước phương Tây khá phổ biến. Ví dụ như ở Pháp, cha mẹ bắt đầu dạy trẻ kiến thức về tiền bạc khi trẻ được ba hoặc bốn tuổi. Lúc trẻ khoảng mười tuổi, cha mẹ sẽ lập một tài khoản cá nhân tại ngân hàng đứng tên trẻ, để trẻ tự học cách chi tiêu, việc làm tích cực ấy sẽ bồi dưỡng quan niệm tiền bạc cho chúng.

Ở Mỹ, giáo dục quản lý tài sản được thực hiện rất quyết liệt. Mỗi giai đoạn đều có quy định rõ ràng: trẻ ba tuổi sẽ được học cách nhận biết tiền giấy và tiền xu; trẻ bốn tuổi được học tính một xu bằng bao nhiêu phần của một dollar, biết được mọi thứ không dễ dàng được cho không và nhận không, vì thế bắt buộc phải đưa ra sự lựa chọn; trẻ năm tuổi nắm bắt được nguồn gốc xuất xứ của tiền, biết được giá trị tiền mặt của một số đồ dùng nhỏ; trẻ sáu tuổi đã có thể biết tiết kiệm tiền; trẻ bảy tuổi nhận biết được giá cả trên thị trường; trẻ tám tuổi hiểu được cách kiếm tiền thông qua một số công việc; trẻ chín tuổi biết so sánh trong khi mua sắm đồ đạc; trẻ mười tuổi có thể tính toán mỗi tuần bỏ ra được bao nhiêu tiền và đưa ra cách sử dụng hợp lý với số tiền đó; trẻ mười một tuổi có thể phân biệt thật giả từ những chương trình quảng cáo trên truyền hình; trẻ mười hai tuổi biết cách gửi tiền vào tài khoản cá nhân, có thể sử dụng chính xác thuật ngữ chuyên ngành ngân hàng; trẻ mười ba tuổi bắt đầu hiểu được ý nghĩa của việc kiếm tiền bằng làm ăn, lao động, đầu tư hay chơi cổ phiếu…

Hãy nhìn lại châu Á, hầu hết các bậc cha mẹ đều không bao giờ muốn nhắc đến chuyện tiền bạc trước mặt con cái. Do vậy, những cơ sở, hệ thống trong việc giáo dục quản lý tài sản cho trẻ gần như bằng 0. Người cha lăn lộn vất vả ngoài xã hội là vì cái gì? Tất nhiên là vì tiền! Trong suy nghĩ của mình, các ông bố đều hiểu rằng, tiền dùng để đổi lấy những thứ vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu vật chất cho cuộc sống, thậm chí tiền còn là cái thể hiện sự “thanh cao”, chẳng có ai đem tiền “ném qua cửa sổ”, cũng chẳng có ai “gây chiến” với tiền. Tất cả các ông bố thực tế đều “yêu tiền”, vậy tại sao lại phải cướp đoạt quyền lợi đó của trẻ? .

Năm ngoái, bố nói với mẹ: “Bây giờ, thời buổi kinh tế khó khăn, tiền thưởng năm nay ít hơn năm ngoái. Tiền khiến anh cảm thấy mệt mỏi!”

Khi đó, cậu con trai Việt Phương đang ôm quả bóng da, liền chạy lại bên bố: “Bố ơi, lúc nãy con vừa chơi với bạn Kiên, bạn ấy nói rằng, bố bạn ấy lúc nào cũng cho bạn ấy tiền tiêu”.

Bố chẳng cần suy nghĩ, liền rút từ trong ví ra tờ một trăm nghìn đưa cho Việt Phương: “Này, con cũng có”.

Cậu bé cầm vội tờ tiền, nhưng nói ra vẻ thất vọng: “Có một ít thế này, bạn Kiên lần nào cũng được hai trăm nghìn cơ”.

Nghe xong câu nói đó, bố liền tức giận quát: “Con còn nhỏ như vậy, mà sao suốt ngày nghĩ đến tiền thế hả?”

Việt Phương nũng nịu nói: “Chẳng lẽ bố không thích tiền?”

Bố sững người một lúc rồi nói: “Bố thích tiền, là bởi phải mua sắm nhiều thứ cho gia đình mình, con đi học cũng phải đóng tiền đấy”.

Cậu bé mặt hớn hở: “Con thích tiền, vì con muốn mua nhiều đồ chơi hơn năm ngoái”.

Chuyện ham mê tiền bạc, vốn không phân biệt cấp bậc, thứ tự hay trai gái, già trẻ. Khi trẻ hỏi bạn những vấn đề liên quan đến tiền bạc, thì cũng là lúc bạn cần kiểm tra lại cách giáo dục quản lý tài sản của mình xem có đúng đắn hay không? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ tiếp nhận quá trình giáo dục và rèn luyện năng lực đều phải trải qua một giai đoạn quan trọng nhất định. Nếu xét riêng về cách quản lý tài sản, thì giai đoạn quan trọng nhất là khoảng từ năm đến mười bốn tuổi.

Không ai yêu thích một cái gì mà không có lý do, bởi chỉ khi vật này có khả năng đáp ứng nhu cầu về mặt vật chất hoặc tinh thần cho người đó, thì họ mới mong muốn đạt được nó. Vì thế, việc cậu bé Việt Phương thích tiền là một chuyện hết sức bình thường, thậm chí là tốt, điều này chứng tỏ cậu bé đã biết được tính quan trọng của tiền bạc; hơn nữa, lúc này cũng là thời cơ tốt nhất để hướng dẫn cậu bé xây dựng những quan niệm vật chất một cách lành mạnh và tích cực.

Một trường mầm non nọ đã cho khai trương “Hội chợ đồ chơi” do chính những cô bé, cậu bé từ bốn đến sáu tuổi “đứng tên kinh doanh”. Trong khuôn viên trường, trên con đường trồng cây xanh dài chưa đến năm mươi mét, có đến hơn trăm gian hàng được bày bán, chủ các sạp hàng đồ chơi này đều là những “ông chủ nhỏ” do nhà trường chọn lựa. Có bạn nhỏ còn tự “ra giá” cho sản phẩm ở cửa hàng mình.

Hoạt động buôn bán tại hội chợ diễn ra tấp nập, một số bạn đã “kiếm” được khá nhiều tiền, và hầu như đều mang hết số đồ chơi ở nhà đem ra bán tại hội chợ, những ông bố bà mẹ đứng bên cạnh phụ giúp còn “toát mồ hôi”. Nhiều bậc cha mẹ phát biểu rằng: họ phải mua những món đồ chơi này ở nơi khác với giá rất đắt, vậy mà ở “hội chợ đồ chơi”, giá cả lại thấp hơn một phần ba (lợi nhuận chủ yếu do trẻ tự tính toán). Từ đó thấy rằng, những hoạt động như trên rất hiệu quả trong việc rèn luyện trẻ bộc lộ khả năng, nắm bắt các bước tính toán đơn giản, nhận biết tiền mặt, học cách quản lý tài sản, nhờ đó giúp trẻ trưởng thành và hòa nhập với xã hội tốt hơn.

Xem ra, để trẻ học cách nhận biết tiền bạc từ khi còn nhỏ, không có gì là đáng lo ngại, điều quan trọng là phải xem người bố áp dụng phương pháp nào để hướng dẫn, bồi dưỡng trẻ xây dựng quan niệm về vật chất đúng đắn. Tác giả Robert Kiyosaki của cuốn “Cha giàu, cha nghèo” đã từng nói: “Nếu bạn không dạy con mình cách sử dụng tiền bạc, sau này sẽ có những người khác thay bạn làm điều đó”. Có nghĩa là, khi bạn để các chủ nợ, cảnh sát hoặc các công ty lừa đảo giúp bạn giáo dục tiền bạc cho con mình, thì e là bạn đã phải trả giá cho sự thiếu sót ấy. Do vậy, người bố cần coi trọng giáo dục trẻ các quan niệm về tiền bạc, trong đó, quan trọng nhất là cần giúp trẻ hiểu thế nào tài chính “lành mạnh”, “hiệu quả” và “thực tế”.

Bà Ánh là một người giàu có. Một lần, cô cháu ngoại 7 tuổi của bà xảy ra xô xát với một bạn cùng lớp. Khi cuộc cãi vã xảy ra, cô bé đã chỉ vào mặt cậu bạn kia và hét to: “Tao sẽ lấy tiền đè chết mày!”

Vậy mà cậu bé kia chỉ cười và nói: “Đè đi! Đè đi! Đè càng nhiều càng tốt!”

Tuy chỉ là một câu nói đùa của trẻ con, nhưng nó cũng khiến người lớn chúng ta phải suy nghĩ.

Theo điều tra, thanh thiếu niên ngày nay thường có những suy nghĩ khá “ngông cuồng”, “bồng bột”. Chúng thường đem nhau ra so sánh bằng việc bố lái xe gì, có bao nhiêu căn nhà, làm chức vụ gì, mức tiền lương được bao nhiêu… Các ông bố thường không dạy con cách đánh giá tiền bạc theo kiểu đó, nhưng trẻ vẫn hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc. Vậy, các ông bố sẽ mặc kệ trẻ tự hình thành những quan niệm tiền bạc lệch lạc, hay chủ động nói cho trẻ biết ham mê tiền bạc thế nào mới là “đạo đức“ và “lành mạnh“.

Người bố, cần phải cho trẻ biết, tiền bạc có thể giúp đạt được nhiều thứ, nhưng lại không phải là vạn năng. Đồng thời, phải hướng dẫn trẻ kiếm tiền bằng những việc làm đúng đắn; để trẻ hiểu rằng, tiền chính là khoản thù lao mà xã hội trả sau khi đã bỏ nhiều công sức để làm những công việc nghiêm túc, chân chính, có ích. Có như vậy, việc “kiếm tiền” mới trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.

* Tiền là sản phẩm của lao động.* Kiếm tiền vất vả, tiêu tiền phải cẩn thận.* Tiền không phải là chìa khóa vạn năng.* Hãy làm chủ nhân chứ không phải là nô lệ của đồng tiền.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button