Chuyên ngành

Cùng Con Trưởng Thành

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đông Tử

Download sách Cùng Con Trưởng Thành ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : BÀ MẸ – EM BÉ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cha mẹ đã dạy tôi như thế nào?

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân sống trên vùng đất màu mỡ bên bờ sông Tống Hoa miền Bắc Trung Quốc vào những năm sáu mươi của thế kỷ XX.

Trước khi sinh tôi, cha mẹ tôi đã có đến năm người con trai. Mẹ tôi luôn mơ ước sinh được một cô con gái, theo lời của bà thì: “Những cậu trai ngỗ nghịch thường không nghe lời dạy của cha mẹ nhưng con gái thì khác”. Nhưng điều làm mẹ vô cùng thất vọng đó là, tôi không chỉ là con trai, mà còn là một đứa con trai khó bảo nhất trong những đứa con trai ngỗ nghịch của bà. Ba năm sau mẹ tôi lại sinh thêm, và lại là một bé trai, vậy là gia đình tôi đã hội tụ đủ “bảy con rồng”, “mơ ước có con gái” của mẹ tôi đã hoàn toàn tan biến.

Cha mẹ tôi đều là những người dân quê bình thường ở nông thôn nhưng ở họ lại có những phẩm chất mà không phải người dân quê nào cũng có.

Trước năm 1949, cha tôi được học hai năm ở một trường tư thục, ở thời điểm mới thành lập nước, đa phần người dân nông thôn đều mù chữ, như vậy có thể nói cha tôi cũng là người có chút học vấn. Hơn nữa ông cũng là người giác ngộ tốt, vì thế, tuy còn trẻ nhưng cha tôi đã được làm kế toán ở đội sản xuất, sau đó được điều làm kế toán của hợp tác xã nông nghiệp, và ông làm kế toán trong hơn ba mươi năm.

Trong thôn, cha tôi là một người rất có uy. Điều này cũng một phần là do công việc của ông. Trong con mắt của những người dân trong thôn, một người quản lý tài chính của một hợp tác xã lớn như vậy quả là rất tài giỏi. Hơn nữa, nhiều năm công tác, ông làm việc cẩn thận tỉ mỉ, liên tục được biểu dương, lại được lãnh đạo hết sức coi trọng, vì thế mọi người càng kính nể ông. Mặt khác, ông là người cương trực ngay thẳng, những người thân quen thường bảo ông nói quá thẳng, không kiêng nể ai, nhưng hễ có chuyện gì cần họ đều đến gặp ông xin giúp đỡ. Những người có vai vế thấp hơn đều rất sợ ông tuy nhiên trong lòng thực sự vô cùng kính phục ông.

Tôi rất tự hào về mẹ tôi. Mẹ tôi vốn là con của một gia đình giàu có, cụ ngoại không tiếc tiền cho con cái học hành, có người còn được cụ cho đi học đại học tận kinh thành. Mà trong thời đại “Con gái không tài là đức” đó, bà ngoại tôi được đi học sáu năm trời, có thể thấy gia đình cụ coi trọng giáo dục thế nào. Nhưng đáng tiếc gia cảnh ngày càng suy đốn, đến thời của mẹ tôi thì chỉ còn là một gia đình bình thường, vì thế mẹ tôi chẳng được đi học ngày nào, đến tên của mình bà cũng không biết viết.

Mặc dù không được học hành nhưng trong thôn mẹ tôi nổi tiếng là người xinh đẹp và lương thiện. Tôi không thể nào quên sự lương thiện của mẹ. Trong những năm tháng khó khăn đó, mỗi khi có người hành khất đến nhà xin ăn, mẹ đem cho cả phần cơm mà bình thường mẹ không nỡ ăn. Mẹ tôi rất quý sinh mệnh, không thích sát sinh, vì thế mỗi khi đến dịp lễ tết phải giết gà giết vịt, bà lại lẩm bẩm “A di đà Phật” để lòng thanh thản…

Khách quan mà nói, tôi được thừa hưởng tính thẳng thắn của cha và sự lương thiện của mẹ. Cha mẹ là tấm gương dạy tôi biết làm người. Nhưng cách giáo dục gia đình duy nhất của cha mẹ tôi là “yêu cho roi cho vọt” không phải là cách giáo dục khoa học. Đương nhiên, trong thời buổi đó, tư tưởng “làm cha là phải tôn nghiêm” đã ăn sâu vào tư tưởng con người, người ta cho rằng những điều cha mẹ nói đều đúng, là phận con cái phải nghe theo sự quản giáo của cha mẹ một cách vô điều kiện. Vì thế, trong một thời gian dài “giáo dục bằng đòn roi” được các bậc phụ huynh coi là biện pháp giáo dục có thể duy trì quyền uy của họ trước con cái. Nói tóm lại, đa số những đứa trẻ sinh ra vào trước những năm tám mươi của thế kỷ XX đều từng bị đánh mắng. Trong suy nghĩ của phụ huynh, con cái “không đánh không nên người”. Và đối với những đứa trẻ, bị cha mẹ đánh mắng là một chuyện quá đỗi bình thường.

Mặc dù được giáo dục bằng phương pháp như vậy, và phải chịu đựng những nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần nhưng tôi không hề ghét cha mẹ mình. Bởi vì tôi biết cha mẹ yêu tôi thật lòng, chỉ là họ không biết diễn đạt tình yêu đó bằng một cách dịu dàng hơn mà thôi.

Sau này khi đã trưởng thành, đặc biệt sau khi làm công tác tư vấn tâm lý và nghiên cứu giáo dục, tôi thường tự vấn bản thân, nếu tôi ngoan ngoãn nghe lời, liệu tôi có bị đánh mắng không? Chắc là không. Nếu tôi được sinh ra trong một gia đình khác liệu tôi có phải chịu đựng những trận đòn đau như vậy không? Và câu trả lời cũng là không. Nhưng tính cách ngỗ ngược cộng với “giáo dục đòn roi” của cha mẹ đã khiến tôi đi một con đường hoàn toàn khác người. Có người nói, nếu xét về góc độ này thì phương pháp “giáo dục đòn roi” là một phương pháp giáo dục thành công. Không, tôi vẫn phải nói: Phương pháp giáo dục của cha mẹ tôi không khoa học, nếu tôi là một đứa trẻ hòa nhã, nhút nhát, nghe lời thì có lẽ mọi năng khiếu của tôi đã bị những trận đòn roi làm cho mai một. Nhưng thật bất hạnh, tôi là một đứa trẻ bướng bỉnh và ngỗ nghịch, bị đánh nhiều; nhưng cũng thật may mắn, nhờ những trận đòn đó mà tôi không trở thành một đứa trẻ tầm thường.

Có người nói với tôi rằng chắc là khi nhớ đến chuỗi ngày tuổi thơ điều kiện vật chất nghèo nàn, lại còn bị đánh mắng, thật là khổ cực, cậu đều chảy nước mắt? Nhưng thực tế không phải vậy, ký ức tuổi thơ của tôi đều dừng lại ở những hình ảnh cùng bạn bè nô đùa vui vẻ. Vì thế rất ít khi tôi nói với người khác rằng tuổi thơ của tôi vất vả như thế nào, đặc biệt khi kể cho con nghe về tuổi thơ của mình, tôi thường thao thao bất tuyệt với con những câu chuyện nô đùa thú vị. Trong những giấc mơ, tôi thường mơ thấy những người bạn thuở thiếu thời, những trò chơi đã từng chơi và nụ cười hạnh phúc từ trái tim…

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, mỗi buổi chiều hoàng hôn sau khi tan học là quãng thời gian chơi đùa vui vẻ nhất, về đến nhà, vừa vứt cặp sách lên trên giường là tôi lẻn đi chơi ngay. Mấy đứa trẻ túm năm tụm ba cùng nhau chơi, mùa xuân thì chơi ném lỗ, đẩy vòng, đá cầu; mùa hè thì ra sông hồ mò cua bắt cá; mùa thu thì đi bắt chim ở ruộng, ẩn sau những bó lúa mạch to chơi trò trốn tìm; mùa đông thì có nhiều trò vui hơn nữa: trượt tuyết, chơi con quay, ném tuyết, nặn người tuyết… Một năm bốn mùa, ba trăm sáu mươi lăm ngày, ngày nào chúng tôi cũng chơi đến mờ tối, chơi đến khi thấy bóng mẹ xuất hiện ở trước hiên nhà thì mới chịu về nhà.

Cuối tuần hay vào những kỳ nghỉ, chúng tôi phải giúp đỡ gia đình làm việc nhà. Hồi học tiểu học, những công việc mà tôi phải làm nhiều nhất có lẽ là kiếm rau lợn, nhặt phân bò và kiếm củi. Rau thì để cho lợn ăn, phân bò có thể đổi lấy tiền mua bút vở, còn củi để nhà đun nấu. Mặc dù nói là làm nhưng cũng không thiếu những trò vui. Cắp theo cái rổ, mấy đứa trẻ rủ nhau ra ruộng kiếm rau lợn, đứa này đuổi theo đứa kia, vừa kiếm rau vừa hát những bài hát thiếu nhi mà không đứa nào thuộc hết lời, khi đã kiếm đủ rau, cả bọn tìm một chỗ đặt rổ xuống rồi đi bắt bọ ngựa, đuổi bướm, bắt chuồn chuồn, chơi đùa cho tới khi toàn thân mồ hôi nhễ nhại mới chịu cắp rổ rau lợn về nhà. Công việc nhặt phân bò còn thú vị hơn, mấy đứa túm lại đi dọc các bờ ruộng để tìm phân bò, khi phát hiện được mục tiêu thì tranh nhau nhặt. Có lúc vì muốn hốt được phân bò, mấy đứa cầm theo xẻng theo sát sau con bò và chỉ chực chờ nó “đại tiện”.

Đối với trẻ con thì không gì vui bằng Tết, bởi vì trước và sau Tết đều có đồ ăn ngon, ngoài ra còn có thể “kiếm” được một ít tiền mừng tuổi. Ba mươi Tết, các con cháu đều nói câu “Chúc mừng năm mới” với ông bà cha mẹ và còn quỳ gối cúi lạy để tỏ lòng hiếu kính. Tháng Giêng, khắp nơi trong thôn đều vang tiếng cười nói của trẻ nhỏ, đứa nào đứa nấy đều hoạt bát đáng yêu như những chú ngựa nhỏ xinh. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn thích Tết, mỗi khi Tết đến, dù có ở cách xa nhà bao nhiêu, tôi vẫn về quê ăn Tết. Giục giã bước chân tôi không chỉ là tình thân mà có lẽ còn là ký ức về những ngày Tết vui vẻ khi còn nhỏ.

Ôi, những câu chuyện tuổi thơ thật nhiều biết bao, nó giống như một dòng sông, một khúc hát cứ hiền hòa chảy, lắng đọng trong tâm khảm mỗi con người…

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button