Chuyên ngành

Con Đường Thoát Hạn

con-duong-thoat-han-ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Seth M. Siegel

Download sách Con Đường Thoát Hạn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

ISRAEL ĐƯỢC BIẾT ĐẾN

như một quốc gia khởi nghiệp, nơi có nền khoa học kỹ thuật phát triển dựa trên một nền tảng giáo dục tiến bộ với trí tuệ đặc sắc của người Do Thái. Chúng ta cũng biết rằng Israel là một quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến bậc nhất thế giới, mặc dù hơn 60% diện tích của họ là sa mạc và chỉ khoảng 2% là diện tích mặt nước. Vậy họ lấy nước từ đâu, họ quản lý nước thế nào để phục vụ cho nền nông nghiệp hiện đại và thậm chí còn cung cấp nước sạch cho các quốc gia láng giềng? Seth Mitchell Siegel, một doanh nhân, một luật sư, một nhà hoạt động xã hội và cũng là một tác gia, đã trả lời cho những câu hỏi đó trong cuốn sách rất hấp dẫn và đáng đọc của ông: Con đường thoát hạn – Giải pháp Israel cho một thế giới khát nước.

Bằng những nghiên cứu chi tiết và với hàng trăm cuộc phỏng vấn, Siegel mô tả cách mà Israel đã nỗ lực vượt qua các cuộc khủng hoảng nước của riêng mình, đồng thời hỗ trợ các quốc gia khác trong việc xử lý và bảo tồn nguồn nước. Với 12 chương sách được bố cục một cách khoa học, người đọc sẽ có cảm giác như đang được đọc một cuốn sách thể loại lịch sử hơn là một cuốn sách về kỹ thuật, mặc dù trong cuốn sách này, kỹ thuật cũng được đề cập như là một trong những yếu tố then chốt giúp Israel thoát khỏi các cuộc khủng hoảng nước.

Kể từ khi lập quốc vào năm 1948 đến nay, Israel đã duy trì một đà tăng dân số gấp mười lần trong bối cảnh nguồn nước từ thiên nhiên vô cùng hạn hẹp. Để có đủ thực phẩm cho toàn quốc, ưu tiên hàng đầu của Israel là cung cấp nước ngọt cho các trang trại để phục vụ cho nhu cầu canh tác. Tuy nhiên nếu làm theo phương pháp tưới ngập truyền thống, hoặc thậm chí tưới phun, thì quá lãng phí nước. Nhằm giải quyết những thách thức này, Simcha Blass, người được ví là “Người Nước” của Israel đã phát triển một hệ thống nước quốc gia và sáng kiến mang tính bước ngoặt cho nông nghiệp Israel và thế giới – đó là tưới nhỏ giọt. Giải pháp này cho phép Israel có thể chủ động được nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt bất kể trong điều kiện thời tiết như thế nào.

Con đường thoát hạn không phải là một tiểu thuyết trinh thám nhưng cuốn sách sẽ đưa bạn từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Cuốn sách mô tả nhiều kế hoạch tưởng chừng như điên rồ nhưng lại được thực thi và tạo nên cuộc cách mạng về nước như “Đường Dẫn nước Quốc gia,” hay những đường ống dẫn nước đắt đỏ được ví như những “đường ống dẫn sâm banh” vậy. Những đường ống đắt đỏ đó lại được triển khai bằng mô hình “xã hội hóa” nhằm thu hút sự đóng góp của toàn xã hội và của người Do Thái định cư ở nước ngoài cho một tầm nhìn dài hạn về quản trị nguồn nước. Có những kỹ thuật tưởng chừng như không tưởng vào những năm 1960-1970 của thế kỷ trước được áp dụng hiệu quả như tưới nhỏ giọt, tưới dưỡng chất, khử mặn, và tái sử dụng nước thải. Bạn cũng có thể bất ngờ với việc người Israel bảo tồn nguồn nước mà chẳng tốn nhiều tiền bạc bằng cách tăng giá nước để giảm nhu cầu. Thậm chí có những thời điểm họ thiếu cả nước thải để tái sử dụng vì người dân dùng nước quá tiết kiệm. “Nước không phải là thứ miễn phí” là một thông điệp xuyên suốt toàn cuốn sách, và cũng là thông điệp ăn sâu vào nếp nghĩ của người Israel hiện nay. Người Israel luôn coi nước là một nguồn tài nguyên có giá trị, thiêng liêng, và trẻ em được dạy ngay từ cấp tiểu học về giá trị của tiết kiệm nước thông qua việc tắt nước vòi tắm khi đang xoa xà phòng, tắt vòi nước trong khi đánh răng, và tầm quan trọng của hệ thống xả kép cho bồn vệ sinh. Siegel cho rằng người Israel không chỉ có một tư duy về việc trân trọng nước mà còn có một cảm giác về sự giới hạn, và chính điều đó giúp họ không phung phí nguồn nước và tiết kiệm nước đến từng giọt.

Bạn có thể hoài nghi và đặt câu hỏi: Chúng ta có thể học được gì về con đường thoát hạn mà Israel đã trải qua? Bạn có lý khi đặt câu hỏi này, bởi Việt Nam có điều kiện khí hậu, thủy văn không giống Israel. Đất nước chúng ta rất dồi dào về nước và khác xa với một đất nước có đến hơn 60% diện tích đất sa mạc. Câu trả lời sẽ đến khi bạn đọc xong cuốn sách này. Việt Nam không phải là một quốc gia thiếu nước nhưng chúng ta đang phải đối diện với thực tế là thiếu nước sạch, thừa nước ô nhiễm. Chúng ta vừa phải đối diện với hạn hán vừa phải ứng phó với lũ lụt ngay trên cùng một địa bàn nhỏ. Đợt hạn hán kéo dài từ năm 2015 đến đầu năm 2016 trên phạm vi 18 tỉnh thành từ miền Trung, Tây Nguyên đến Đồng bằng Sông Cửu Long cho chúng ta nhìn thấy một bức tranh bao quát về vấn đề khủng hoảng nguồn nước mà chúng ta đang phải đối mặt. Sự suy giảm chất lượng nguồn nước từ các dòng sông cũng làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế của người dân ở khắp mọi miền của đất nước đang diễn ra hằng ngày. Xâm nhập mặn và thời tiết cực đoan gia tăng, tác động của biến đổi khí hậu đang là áp lực rất lớn đối với cả người dân và các cấp chính quyền. Việc này đòi hỏi một cuộc cách mạng về quản lý nguồn nước.

Tất cả các khúc mắc trên chúng ta đều có thể tìm thấy lời giải đáp từ cuốn sách này. Thực tế, Israel ngay từ thuở sơ khai đã là một quốc gia thiếu nước, và khi nguồn nước trở nên dồi dào thì họ lại đối diện với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Các yếu tố địa chính trị cũng dẫn đến các xung đột với các quốc gia láng giềng, và “ngoại giao nước” được coi như một giải pháp hòa giải với các quốc gia láng giềng trong khu vực.

Nếu bạn tìm đến cuốn sách nhằm tìm tòi các kỹ thuật tiên tiến về khoan giếng, về xửlý nước thải hay khử nước mặn thì bạn sẽ không tìm thấy những điều đó. Nhưng chắc chắn bạn sẽ không bị thất vọng bởi vì cuốn sách sẽ mang đến cho bạn những điều lớn hơn cả các vấn đề kỹ thuật, đó là tư duy nhất quán, là kim chỉ nam về một nền quản trị nước dựa trên tổ hợp của những sáng kiến ở mỗi thời kỳ và hoàn cảnh khác nhau. “Cái làm nên sự siêu việt của tổ hợp của các sáng kiến không phải chỉ là chiều sâu và tính toàn diện của nó, mà vì nó đại diện cho lòng tin của người Israel rằng không có câu trả lời nào giống nhau cho mọi nỗi quan ngại về nước. Rõ ràng, một số kỹ thuật sản xuất ra hoặc tiết kiệm được nhiều nước hơn so với những kỹ thuật khác.”[– trích từ sách] Hay như cách mà cựu Tổng thống Israel Shimon Peres khi vẫn đang tại vị đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng “Đóng góp lớn nhất của người Do Thái chúng tôi cho thế giới là việc luôn không bao giờ thỏa mãn,” theo ông, “điều đó rất tốt cho khoa học và tiến bộ.”

Cuốn sách này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những nhà hoạch định chính sách về quản lý nguồn nước, cho những chuyên gia làm việc trong các lĩnh vực phát triển, đầu tư, và hơn tất cả, cuốn sách sẽ rất bổ ích cho những ai đang ngày đêm trăn trở trước một bối cảnh đáng bức xúc về suy thoái nguồn nước đang xảy ra hiện nay và trong tương lai.

Mô hình Israel cho Việt Nam và thế giới

VIỆT NAM SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG nguồn đất đai màu mỡ nhất trên thế giới và đã tận dụng nguồn đất phong phú ấy để trở thành một trong những nhà sản xuất dẫn đầu toàn cầu về lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, ngô, khoai, sắn và cây ăn quả. Nhưng thách thức đang dần hiện diện ngày một rõ nét: Để luôn đảm bảo những mùa vụ bội thu, Việt Nam phải tìm được cách đảm bảo đủ nguồn cung cấp nước liên tục cho nông nghiệp.

Khắp nơi trên thế giới, các quốc gia cũng đang phải đối mặt với khó khăn tương tự. Khi dân số toàn cầu gia tăng nhanh chóng, những thú vui xa hoa (tiêu tốn lượng nước lớn) mới ra đời, nhu cầu đối với thực phẩm chất lượng cao ngày càng lớn, cùng những tác động của biến đổi khí hậu, hầu như tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi đều đang khốn đốn để đảm bảo nguồn cung nước đáp ứng được nhu cầu hằng ngày. Và câu chuyện sẽ chỉ ngày càng diễn biến tồi tệ hơn mà thôi.

Giữa bối cảnh ấy, Seth M. Siegel đã viết một cuốn sách đầy ấn tượng, cuốn Con đường thoát hạn – Giải pháp Israel cho một thế giới khát nước. Trong cuốn sách này, ông chia sẻ về những điều mà tất cả chúng ta có thể làm – và nhất định phải làm để đảm bảo nguồn nước lâu dài và liên tục trong tương lai. Siegel kể lại câu chuyện phi thường của Israel, đất nước đã vượt qua vô vàn nghịch cảnh để chuyển từ một quốc gia khan hiếm nước sang một xứ sở có nguồn nước dồi dào. Ngày nay, Israel thậm chí còn giàu nguồn nước tới mức có thể cung cấp nước trong lành, an toàn và thuần khiết cho toàn bộ người dân 24 giờ trong ngày suốt 7 ngày trong tuần, 365 ngày trong năm.

Nhưng, như Siegel đã chứng minh, Isarel không chỉ xoay xở được đủ nguồn cung nước trong tương lai cho chính đất nước mình. Đất nước này còn chia sẻ nguồn nước cho cả các quốc gia láng giềng, đồng thời phát triển một nền nông nghiệp cung cấp đủ đầy cây trái và rau củ cho cả thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, Israel đã chuyển giao công nghệ nước cho khoảng 150 quốc gia, và đào tạo các chuyên gia về nước cho hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính rằng, trong vài thập kỷ tới, thế giới phải tăng 70% sản lượng nông nghiệp để nuôi sống dân số đang ngày càng lớn. Với việc dùng đến 80% lượng nước quốc gia cho ngành nông nghiệp, Việt Nam cũng như những nước đang phát triển khác sẽ cần phải học hỏi rất nhiều từ Israel trong việc duy trì nguồn nước lâu dài, phong phú. Những giải pháp công nghệ tiên tiến của Israel có thể nâng cao sản lượng cây trồng đồng thời bảo tồn và tiết kiệm tài nguyên nước. Khan hiếm lương thực và khan hiếm nước sẽ không còn là mối đe dọa cho thế giới.

Một trong những giải pháp cốt lõi – và một trong những chủ đề chính trong cuốn sách – đó là công nghệ tưới nhỏ giọt. Tưới nhỏ giọt là công nghệ then chốt giải quyết cả ba thách thức toàn cầu: vấn đề an ninh lương thực, bảo tồn nguồn nước, và tối ưu hóa đất trồng. Nói đơn giản, tưới nhỏ giọt giúp chúng ta trồng nhiều cây hơn mà tiêu tốn ít nước hơn.

Công nghệ tưới nhỏ giọt sẽ bơm trực tiếp nước và chất dinh dưỡng vào rễ cây một cách chậm rãi, chính xác và đồng đều, với áp lực thấp. Về bản chất, công nghệ này cung cấp nước trực tiếp cho cây trồng, chứ không phải cho đất. Nó đảm bảo rằng việc cung cấp nước sẽ hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của cây trồng, đồng thời cho phép việc tưới tiêu chính xác với nhu cầu từng loại cây, từng loại hình đất và điều kiện thời tiết. Bằng cách tiết kiệm và tối ưu hóa lượng nước và dinh dưỡng cho cây, tưới nhỏ giọt sẽ mang đến những mùa vụ với sản lượng cao hơn, chất lượng tốt hơn, với lượng tài nguyên thiên nhiên như đất trồng và năng lượng ít hơn.

Công nghệ này được những người nông dân tại Kibbutz tìm ra vào năm 1965, và đến hôm nay, khi cuốn sách này được ra mắt tại Việt Nam, chúng tôi thật sự tự hào vì đã trở thành nhà cung cấp công nghệ tưới nhỏ giọt hàng đầu, và đã triển khai các hệ thống tưới nhỏ giọt ở Việt Nam suốt 15 năm qua để trồng rau củ, mía, hồ tiêu, cà phê và nhiều loại cây ăn quả khác, giúp người dân Việt Nam giảm đến 50% lượng nước sử dụng trong quá trình trồng trọt. Trong nỗ lực phổ biến rộng rãi công nghệ tưới nhỏ giọt, chống lại nguy cơ khan hiếm lương thực, chúng tôi khát khao biến Việt Nam – cũng như thế giới nói chung – trở thành một miền đất bền vững và tươi đẹp hơn.

Israel đã tạo nên một kỳ tích, và qua cuốn sách Con đường thoát hạn, chúng tôi mong rằng các nước trên thế giới có thể học hỏi được nhiều điều để tạo nên kỳ tích tương tự.

ĐỌC THỬ

Mốc thời gian

1920 – Nền ủy trị của Anh quốc tại Palestine bắt đầu, bao gồm vùng lãnh thổ mà ngày nay là Israel, Bờ Tây và Gaza.

1937 – Thành lập Mekorot, sau này trở thành công ty cấp nước quốc gia Israel.

1938 – Nước máy được dẫn đến thung lũng Jezreel, phía nam thành Nazareth. Đây là dự án cơ sở hạ tầng nước quy mô lớn đầu tiên trên Vùng đất Israel (Land of Israel) thời hiện đại.

Tháng 5 năm 1939 – Sách Trắng Anh quốc được ban hành, trong đó hạn chế khắt khe người Do Thái nhập cư đến Palestine. Các quan chức chính quyền ủy trị Anh đưa ra tuyên bố đầu tiên trong số các tuyên bố của mình, rằng do nguồn nước không đủ nên bắt buộc Palestine phải kiềm chế tăng dân số.

Tháng 7 năm 1939 – Để đối phó với Sách Trắng, những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đưa ra một kế hoạch quốc gia về nước cho thấy sự tinh tế trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước tổng hợp.

1947 – Trong quá trình khoan giếng sâu, đã tìm thấy nước ở sa mạc Negev làm nguồn tưới cho các trang trại sa mạc mới.

Ngày 14 tháng 5 năm 1948 – Nền ủy trị của Anh quốc tại Palestine kết thúc. Nhà nước Israel tuyên bố thành lập.

Tháng 7 năm 1955 – Thông tuyến đường ống dẫn nước Yarkon-Negev dẫn nước từ miền Trung Israel tới các trang trại ở phía nam.

Tháng 8 năm 1959 – Đạo luật nước toàn diện được thông qua, cho phép chính phủ Israel kiểm soát tất cả các nguồn và sự tiêu thụ nước. Thành lập cơ quan quản lý đầy quyền lực: Ủy ban Nước Israel.

Ngày 1 – 2 tháng 6 năm 1964 – Tổng thống Lyndon Johnson và Thủ tướng Levi Eshkol cùng gặp gỡ và thảo luận về khử mặn trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Israel tới Mỹ.

Ngày 10 tháng 6 năm 1964 – Khánh thành Đường Dẫn nước Quốc gia, tạo thành một hệ thống nước toàn quốc.

1966 – Thiết bị tưới nhỏ giọt được chào bán lần đầu tiên.

1969 – Khánh thành Nhà máy Xử lý Nước thải Shafdan.

1989 – Khánh thành đường ống nước dẫn nước đã xử lý từ nhà máy Shafdan đến các trang trại vùng Negev.

1995 – Cơ quan Quản lý Nước Palestine được thành lập theo một phần trong Thỏa ước Oslo II giữa Israel và Palestine.

2000 – Bắt buộc dùng bồn cầu có hai nút xả trong tất cả các lắp đặt mới tại Israel.

2005-2016 – Năm nhà máy khử mặn nước biển quy mô lớn được xây dựng dọc theo bờ biển Địa Trung Hải cung cấp phần lớn nước uống cho Israel.

2006 – Thành lập Cơ quan Quản lý Nước Israel, một cơ quan kỹ trị, phi chính trị kế tục Ủy ban Nước Israel với phạm vi quyền lực rộng.

2010 – Giá nước tính theo chi phí thực tế được áp dụng trên khắp Israel. Thành lập các nhà cung cấp nước máy thành phố, xóa bỏ quyền kiểm soát nước và nước thải của các thị trưởng.

Tháng 10 năm 2013 – Chính phủ Israel tuyên bố tự chủ về nước sạch, không phụ thuộc vào thời tiết.

Tháng 12 năm 2013 – Công bố Thỏa thuận Biển Đỏ – Biển Chết giữa Israel, Jordan và chính quyền Palestine.

Tháng 3 năm 2014 – Công bố thỏa thuận hợp tác nước sạch giữa Israel-California.

Phần mở đầu Bóng đen của cuộc khủng hoảng nước toàn cầu

Bạn sẽ không nhớ đến nước cho đến khi giếng của bạn cạn khô.

— Bob Marley. —

Mặc dù gọi là tình báo, nhưng Hội đồng Tình báo Quốc gia không có một hoạt động nào gọi là tình báo. Đó là một cơ quan cẩn trọng, trang nghiêm của chính phủ Hoa Kỳ, giống với câu lạc bộ giảng viên đại học hoặc một think tank (tổ tư duy chiến lược) hơn là một cơ quan tình báo như tên gọi của nó. Hội đồng này đưa ra các bản báo cáo, một số là tuyệt mật, tổng hợp thông tin từ các cơ quan tình báo khác nhằm giúp cho quan chức chính phủ và các nhà hoạch định chính sách có một viễn kiến về các vấn đề sắp xảy đến.[1] Vì vậy, thật kỳ quặc khi tổ chức thủ cựu này ban hành một báo cáo tối mật, sau đó giải mật một phần báo cáo đó với một kết luận khiêu khích rằng thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng nước kéo dài.[2]

Những phần đầu tiên của cuộc khủng hoảng này đã được cảm nhận. Chúng ta không còn ngạc nhiên khi nghe nói ở đây có một đợt hạn hán, hay ở kia có tầng ngậm nước bị hút quá mức, hay bất ổn xã hội ở một đất nước người ta thường ít nghĩ tới. Nhưng nếu báo cáo tình báo kia là đúng, thì vấn đề sẽ nhanh chóng trở nên trầm trọng. Vấn đề không còn là “nếu” mà là “khi nào.” Bản báo cáo dự đoán, trong vòng chưa đầy một thập kỷ, các nước đóng vai trò quan trọng đối với Mỹ và đối với an ninh toàn cầu sẽ đứng trước nguy cơ “sụp đổ nhà nước.” Chỉ có hai điều không biết được trong báo cáo là độ nghiêm trọng của tình trạng đổ vỡ và trong bao lâu nữa thì chúng ta sẽ cảm nhận những điều này.

Thiếu nước có thể không xảy ra ở khắp mọi nơi, nhưng về lâu về dài, hầu như không một ai là không đứng ngoài vòng ảnh hưởng này. Hai mươi phần trăm dân số thế giới – khoảng 1,5 tỷ người – sẽ là nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng nước thế giới lần này, và đã có 600 triệu trong số này đã bắt đầu phải chịu tình trạng thiếu nước.[3] Cuối cùng, 60% bề mặt trên Trái Đất sẽ bị biến đổi. Ban đầu, sự cạn kiệt nguồn nước sẽ đe dọa thị trường thực phẩm cả ở Mỹ lẫn trên toàn cầu, dẫn đến giá lương thực tăng cao trên toàn thế giới.[4]

Do việc trích xuất và tạo ra năng lượng hao tốn rất nhiều nước, bản báo cáo dự đoán, “các khó khăn về nước sẽ cản trở” việc sản xuất năng lượng.[5] Điều này đã bắt đầu xảy ra ở Brazil – đầu tàu kinh tế của Nam Mỹ.[6] Báo cáo viết tiếp: “Năng lực của các quốc gia trọng điểm trong việc sản xuất lương thực và tạo ra năng lượng” sẽ biến đổi thế giới hiện nay, “đặt ra rủi ro cho thị trường lương thực toàn cầu và làm mất cân bằng tăng trưởng kinh tế.”[7] Khi năng lượng có sẵn ngày càng bị hạn chế, tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. Giá lương thực cao hơn cùng với tăng trưởng kinh tế chậm hơn là một công thức đã được kiểm chứng cho tình trạng bất ổn xã hội.[8]

Cuộc khủng hoảng nước không phải là vấn đề thuộc “thế giới đang phát triển” chỉ dành riêng cho các tổ chức cứu trợ quốc tế đang vận hành tại các địa bàn xa xôi. Các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ và các cường quốc kinh tế thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu trải qua tình trạng thiếu nước, điều mà có thể sớm gây ra tác động lớn đến nền kinh tế và ổn định chính trị của họ. Tương lai về nước tại Hoa Kỳ – và trước mắt là ở các bang phía Tây – cũng đang ở điểm bùng phát. Khan hiếm nước đang dần chuyển hóa thành các cuộc khủng hoảng nước toàn diện, mà trực tiếp hoặc gián tiếp, sẽ ảnh hưởng đến hầu hết mọi người ở Mỹ, bất kể sinh sống ở đâu, chi tiêu bao nhiêu cho thực phẩm, hay sinh nhai bằng kế nào.

Thung lũng San Joaquin ở California là tâm điểm của ngành nông nghiệp cao cấp, sản xuất nhiều nho, cam, đào, rau, quả hạnh nhân, quả hồ trăn hơn bất cứ nơi nào khác trên đất Mỹ. Nhưng nhiều phần ở thung lũng này đã dùng cạn nước và toàn thung lũng đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng.[9] Nguồn cung dồi dào nông sản của California không còn là điều được đảm bảo. Hiện tại, giá của các nông sản này đã tăng, và các biện pháp hạn chế nước ngày càng nghiêm ngặt đã được áp đặt lên lối sống vô tư thoải mái một thời ở California.

California không phải là bang duy nhất đang ở trong tình trạng nguy cấp. Kể từ khi kết thúc Thế chiến II, một hồ chứa nước ngầm tự nhiên khổng lồ gọi là Tầng Ngậm nước High Plains (Bình nguyên cao) đã trở thành động lực then chốt cho nền nông nghiệp của tám bang Vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) Bắc Mỹ. Các loại cây lương thực cơ bản trồng ở đó như lúa mì, ngô, đậu nành, và lúa mạch cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, và ngũ cốc để sản xuất thực phẩm. Các loại cây trồng này cũng là một ngành xuất khẩu quan trọng của Mỹ. Tầng ngậm nước cung cấp nước cho trồng trọt này không ngừng bị rút cạn quá mức, nghiêm trọng tới mức mà các phần của nó đã cạn khô.[10]

Mặc dù nước trong Tầng Ngậm nước High Plains là một tài nguyên tái tạo, phải mất hàng ngàn năm để mưa và tuyết có thể lấp đầy lại phần nước đã bị rút cạn từ thập niên 1950 khi bắt đầu xảy ra nạn bơm khai thác quá tải.[11] Tệ hơn nữa, thay vì làm chậm lại quá trình suy giảm, chỉ trong những năm đầu của thế kỷ này, Tầng High Plains đã bị suy giảm thêm khoảng một lượng tương đương một phần ba tổng lượng nước rút lên trong thế kỷ XX.[12] Sự vững mạnh tài chính và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, và không chỉ riêng đối với người nông dân ở Colorado, Nebraska, Kansas, Texas, và các bang khác, nơi nạn mất nước đang gia tăng.

Mực nước Hồ Mead sẽ sớm rút thấp dưới ngưỡng có thể bơm lên, ảnh hưởng đến việc sản xuất thủy điện cho các tiểu bang ở phía Tây Nam.[13] Cũng như California, nhiều cộng đồng ở Arizona và Nevada đã áp đặt những quy định về hạn chế sử dụng nước bởi gia tăng dân số đã vượt quá khả năng cấp nước, trong khi đó, các nguồn cung cấp nước địa phương liên tục bị khai thác quá tải.[*]

Không chỉ riêng hạn hán đe dọa tương lai nguồn nước, mà ô nhiễm cũng đang làm thu hẹp các tài nguyên sẵn có của Mỹ. Lấy ví dụ, nguồn nước ngọt lớn nhất bang Florida – các suối và Tầng ngậm nước Manatee – đã bị nhiễm bẩn bởi tưới tiêu nông nghiệp và sẽ cần phải xử lý với chi phí tốn kém mới duy trì được nó an toàn cho sinh hoạt.[14]

Các khủng hoảng về nước và về cơ sở hạ tầng hầu như là vấn đề luôn tránh được, và các yếu tố của các cuộc khủng hoảng này cũng có thể được kiềm tỏa bằng các hành động hợp lực của chính phủ, doanh nghiệp, và các lãnh đạo dân sự. Một vài nước sẽ vẫn đảm bảo nguồn cung nước diễn ra liên tục, bất chấp những hệ quả từ thế giới xung quanh không đảm bảo được điều này như họ. Nhưng một điều chắc chắn là, nhiều quốc gia sẽ bỏ lỡ những cảnh báo, và trong số đó không chỉ gồm danh sách quen thuộc các nước đang phát triển gặp các vấn đề về tài nguyên và cơ sở hạ tầng. Các vấn đề liên quan đến nước đại diện cho sự quản trị yếu kém, và quản trị yếu kém thì xảy ra rất nhiều.

Có một vài xu hướng vĩ mô – năm trong số đó được nhấn mạnh ở đây – là động lực chính cho cuộc khủng hoảng nước trước mắt, rất nhiều trong số này đã diễn ra trong một thời gian dài. Không có dấu hiệu cho thấy bất kỳ một xu hướng nào trong số đó sắp kết thúc hoặc chững lại.

Dân số. Dân số thế giới không ngừng phát triển. Nhiều quốc gia đã giành được nhiều thành tựu từ việc giảm tỷ lệ sinh, nhưng phần lớn các nơi này chưa giải quyết được vấn đề tuổi thọ trung bình đang được nâng lên rất nhiều, nếu chỉ so sánh với vài thập kỷ gần đây. Dân số thế giới hiện giờ đạt hơn 7 tỷ, dự kiến sẽ không chững lại cho đến năm 2050 khi nó đạt 9,5 tỷ người.[15] Cho dù 2,5 tỷ người dôi ra này có ăn hoặc tắm ít đến như thế nào thì chắc chắn rằng việc tìm kiếm, làm sạch, và cung cấp thêm phần nước dôi thêm này, cho dù chỉ là phục vụ nhu cầu cơ bản nhất, sẽ là một thách thức.[**]

Sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu. Dân số thế giới không chỉ tăng lên, mà còn trở nên sung túc hơn. Hàng trăm triệu người trước đây sống trong cảnh nghèo túng đã vươn lên mức trung lưu, một xu hướng chủ đạo và sẽ tiếp tục diễn ra. Có 1,4 tỷ người trung lưu trên thế giới vào năm 2000. Con số này đã lên đến hơn 1,8 tỷ người vào năm 2009. Đến năm 2020, số người thuộc tầng lớp trung lưu trên thế giới được dự báo sẽ tăng đến khoảng 3,25 tỷ người.[16] Đây là tin tốt lành cho nhân loại, nhưng là tin xấu cho việc cung cấp nước trên toàn cầu.

Tắm gội hằng ngày, hồ bơi sân sau, và những bãi cỏ xanh mà những người đang giàu hơn này hưởng thụ sẽ tạo thêm áp lực lên nguồn nước, nhưng điều này chưa thấm vào đâu so với việc khai thác nước để phục vụ cho thói quen ăn uống gắn với lối sống trung lưu. Người dân sống trong nghèo đói cùng cực thường có khẩu phần ăn dựa trên rau quả và ngũ cốc là chủ yếu; còn người ở tầng lớp trung lưu hầu hết có chế độ ăn giàu protein. Để có được một cân thịt bò cần sử dụng lượng nước gấp 17 lần so với trồng được một cân ngô.[17]

Nhưng vấn đề đối với lối sống trung lưu đâu chỉ nằm ở thực phẩm. Năng lượng cần để vận hành xe ô tô, điều hòa không khí, máy tính và các thiết bị gia dụng khác – mà hiện giờ là chuẩn mực của cuộc sống trung lưu – tiêu tốn một lượng nước gần như không thể tưởng tượng nổi. Để tạo ra một lít dầu cần tới vài gallon[***] nước sạch, dù được sản xuất nội địa hay ở nước ngoài. Khai thác khí thiên nhiên và dầu đá phiến đòi hỏi hàng triệu gallon nước cho mỗi địa điểm. Là nhà sản xuất năng lượng lớn, mỗi ngày chỉ riêng nước Mỹ đã tiêu thụ hàng tỷ gallon nước cho hoạt động này.[****]

Biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ bề mặt hồ chứa và sông ngòi tăng lên, dẫn tới sự bốc hơi nhanh hơn.[*****] Nhiệt độ cao cũng đòi hỏi nhiều nước hơn để tưới cho cây trồng. Quy luật mưa cũng đang thay đổi: Khoảng cách giữa các trận dài ra, và cường độ mỗi trận tăng lên. Thời gian cách quãng giữa các trận mưa dài hơn dẫn tới đất trên bề mặt bị cứng lại. Khi mưa đến, phần lớn nước mưa chảy ra cống và sông ngòi hoặc đọng trên mặt đất chờ bốc hơi, cả hai cách này này đều dẫn tới việc nước mưa bị thất thoát, do không thể thấm xuống đất.[18]

Nước nhiễm bẩn. Ô nhiễm cũng làm suy giảm lượng nước sẵn có. Trồng cây lương thực cho quá nhiều người và nuôi quá nhiều động vật đòi hỏi một lượng cực lớn phân bón và thuốc trừ sâu. Một phần trong số đó bị nước tưới, hoặc nước mưa cuốn ra các tầng nước ngầm, ao hồ, sông ngòi. Các kỹ thuật trích xuất năng lượng như dầu đá phiến không chỉ cần đến một lượng lớn nước, mà trong quá trình khai thác còn sử dụng các loại hóa chất phụ gia từng bị cáo buộc gây ra ô nhiễm vùng dự trữ nước uống gần đó. Cho dù cáo buộc này là đúng hay sai, điều chắc chắn là các loại hóa chất đang thấm vào nguồn nước khắp nơi trên thế giới. Một số các hợp chất công nghiệp là chất gây ung thư.[******] Bất kể việc nước đang bị nhiễm bẩn theo cách nào, việc khắc phục cho những thiệt hại gây ra đối với các tầng ngậm nước và hồ chứa bị nhiễm bẩn là rất tốn kém, và có lúc không khả thi. Khi một nguồn nước bị ô nhiễm, nó bị mất đi, đôi khi vĩnh viễn.

Rò rỉ nước. Cuối cùng, một lượng cực lớn nước ở các đô thị bị thất thoát mỗi ngày tại các thành phố trên khắp thế giới vì các nguyên nhân: rò rỉ, trụ cấp nước cứu hỏa bị hở, trộm cắp, và bỏ bê. London thất thoát khoảng 30% nước, và Chicago, khoảng 25%.19 Một vài thành phố lớn ở Trung Đông và châu Á có thể thất thoát đến 60% lượng nước trong hệ thống của họ mỗi năm do cơ sở hạ tầng trục trặc; thất thoát 50% không phải là hiếm.[*******] Thành phố New York đã giảm được thất thoát nước do rò rỉ, nhưng vẫn mất hàng tỷ gallon, với một chỗ rò rỉ nghiêm trọng khó khắc phục làm thất thoát 35 triệu gallon nước mỗi ngày.20 Những tổn thất này có vẻ như vô hình, nhưng cực kỳ to lớn.

Mỗi thách thức này (tăng dân số, sự giàu có tăng, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, cơ sở hạ tầng bị rò rỉ, và những thứ khác) đều có thể khắc phục với điều kiện là có sự tập trung, đầu tư ý chí, sáng tạo, nhân sự có trình độ, và tiền bạc. Tất cả các quốc gia đều cần bắt tay vào giải quyết các thách thức này, nhưng có một điều gần như chắc chắn là không phải quốc gia nào cũng sẽ làm vậy. Tuy nhiên những vấn đề này đều có thể xử lý, thậm chí giải quyết được.

Cầu tăng trong khi sản lượng bị hạn chế đi không hẳn sẽ là điều kìm hãm tăng trưởng kinh tế hay dẫn đến bất ổn chính trị. Việc thiếu đi một nguồn cung cấp nước tự nhiên, hay lượng mưa bị sụt giảm, không nhất thiết quyết định vận mệnh của một quốc gia. Nếu được xử lý một cách khôn ngoan, những giới hạn này có thể thúc đẩy một quốc gia và tạo ra nhiều cơ hội mới.

Hình mẫu cho Thế giới trong cơn khủng hoảng

Sáu mươi phần trăm của Israel là sa mạc, và phần còn lại là bán khô cằn. Từ khi thành lập vào năm 1948, dân số của nước này đã tăng hơn mười lần,[********] một trong những tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thời kỳ sau Thế chiến II. Israel xuất phát điểm nghèo nàn, nhưng giờ đây sở hữu một nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.[********] Mức sống trung lưu là tiêu chuẩn ở Israel. Lượng mưa hàng năm của Israel – ngay từ ban đầu đã không nhiều lắm – lại còn bị giảm đi hơn một nửa.[********] Tuy nhiên, mặc cho khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi,[********]Israel không những không bị khủng hoảng nước mà còn tạo ra thặng dư nước. Đất nước này thậm chí còn xuất khẩu nước sang một số quốc gia láng giềng.[********]

Cuốn Con đường thoát hạn lý giải cách thức một đất nước nhỏ bé phát triển cách tiếp cận rất tinh vi về nước từ rất lâu trước khi giành được độc lập. Quy hoạch và giải pháp công nghệ về nước đã là trung tâm trong mọi giai đoạn phát triển của Israel. Thậm chí trước cả khi trở thành một cường quốc về nước, Israel đã sử dụng bí quyết về nước của mình để giúp gây dựng mối quan hệ trên toàn thế giới.

Có những quốc gia đã đặt vấn đề nước một cách nghiêm túc và lập kế hoạch tầm xa, đặc biệt là Úc và Singapore. Tại Mỹ, một vài tiểu bang như Nevada và Arizona đã trù bị kế hoạch cho sự khan hiếm nước từ rất lâu, cho dù cả hai bang vẫn luôn đuổi kịp các nhu cầu và mối hiểm họa phía trước.

Tất nhiên, không phải tất cả mọi điều Israel đã làm đối với việc cung ứng nước của họ đều phù hợp với tất cả mọi nơi hay mọi người. Các quốc gia có các vùng đất đai rộng lớn thì có quy mô hoặc địa hình khác biệt so với đất nước Israel nhỏ bé. Một số quốc gia không có sa mạc hoặc họ có mùa mưa kéo dài hoặc có sông hồ phong phú. Nền kinh tế của một số nước không cho phép họ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng như Israel đã chi tiêu. Dẫu vậy, một số việc Israel đã làm có thể giúp thay đổi hoàn toàn công việc quản lý nước ở mọi quốc gia. Ngoài ra, sự tập trung và ưu tiên về nước trong ý thức dân tộc của Israel có thể là một nguồn cảm hứng cho các nhà lãnh đạo và người dân tham gia ở khắp mọi nơi không phân biệt vị trí địa lý hay giàu nghèo.

Sẽ là khôn ngoan hơn nếu thế giới bắt đầu lên kế hoạch cho tình trạng thiếu nước và bảo tồn nguồn nước từ nhiều thập kỷ trước. Nhưng vẫn chưa phải là quá muộn nếu bắt đầu từ bây giờ.

Sau đây là cách thức mà Israel đã thực hiện điều đó.

Phần I KIẾN TẠO MỘT QUỐC GIA CHÚ TRỌNG NƯỚC

Chương 1 Một nền văn hóa tôn trọng nước

Mưa ơi mưa đi đi,

Mai mưa hãy đến nhé!

– Đồng dao của trẻ em Mỹ –

Mưa, mưa, từ trên trời

Suốt ngày dài mưa rơi

Lộp độp, lộp độp

Chúng mình cùng vỗ tay!

– Đồng dao của trẻ em Israel

AYA MIRONI, giờ đây đang ở tuổi ba mươi, nhớ lại hồi còn bé mỗi lần đi tắm. Ngay lúc cô vừa lau người xong và mặc bộ đồ ở nhà vào, mẹ cô liền mang xô nhựa đến múc nước thừa trong bồn tắm. Bà xách xô nước tắm vẫn còn lẫn xà phòng này ra sân tưới hoa và cây cối quanh nhà. Rồi bà quay lại phòng tắm, múc đầy nước vào xô, lặp lại vài lần như thế nữa.

Nếu bạn không biết rằng câu chuyện trên diễn ra trong một gia đình Israel trên mức trung lưu, hẳn bạn nghĩ nó diễn ra trong một ngôi làng nghèo ở một quốc gia đang phát triển. Mặc dù có nước dẫn khắp nhà, mẹ của Aya xem nước như một tài sản quý giá không thể lãng phí. Theo thời gian, qua hành động trân quý nước của mẹ mình, Aya và hai anh chị em của cô cảm nhận được sự quý giá của từng giọt nước. Niềm tin này ăn sâu vào tiềm thức của họ.

Aya cũng thường xuyên được nhà trường nhắc nhở ý thức gìn giữ nước. Mỗi lớp học đều treo áp phích cổ động việc “không lãng phí dù chỉ một giọt nước.” Giống như tất cả trẻ em Israel khác, Aya thuộc lòng bài đồng dao trích ở phần đầu Chương vừa rồi.[1] Thật khó hình dung ra việc trẻ con Mỹ cũng được dạy vỗ tay chào đón một ngày mưa. Trong bài đồng dao cho trẻ nhỏ Mỹ, cơn mưa bị xua đi để “đến vào một ngày khác.”

Kiến thức về bảo vệ nguồn nước không chỉ giới hạn trong các bài hát mẫu giáo. Thay vào đó nó là một phần của chương trình giảng dạy tích hợp, giống như mẹ của Aya, trong nỗ lực để học sinh ý thức sâu sắc rằng tiết kiệm nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, đồng thời trao cho học sinh các phương tiện để thực hiện điều đó. Mẹ của Aya siêng năng tiết kiệm nước, nhưng trường học còn dạy cho trẻ cách truyền tải lại cho cha mẹ những thói quen sử dụng nước tốt nhất. Giống như mọi nơi, học sinh tại Israel cũng được dạy tắm rửa và đánh răng trong các giờ học về vệ sinh. Ở Israel, còn có thêm một nội dung: học sinh được dạy cách để thực hiện những sinh hoạt đó sao cho tốn ít nước nhất.[2] Tiết kiệm nước – cũng như là quá trình giáo dục để đạt tới mục tiêu đó – là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Người dân Israel không phải là những người cực đoan, duy ý chí về tiết kiệm nước, mà họ có ý thức chung về sự cần thiết phải tôn trọng và không xem nước là thứ hiển nhiên có. Văn hóa coi trọng nước này xuất phát một phần từ môi trường xung quanh, do phần lớn Israel là sa mạc, phần còn lại là đất bán khô cằn. Hạn hán thường xuyên xảy ra. Mặc dù vậy, chỉ môi trường vật lý không thôi thì không lý giải đầy đủ được ý thức dân tộc được nâng cao về nước và sự quý giá của nước.

Tuy hầu hết người Do Thái ở Israel ngày nay không khắt khe trong việc thực hành tôn giáo, nhưng văn hóa và truyền thống của họ là những hiện tượng trường tồn.[********] Nền văn hóa tôn giáo đã theo người Do Thái trong suốt hai nghìn năm từ lúc lưu vong cho đến khi lập lại nhà nước, mang trong nó đầy ắp lòng tôn kính đối với nước dưới dạng mưa và sương.

Trong những lời cầu nguyện của người Do Thái xuyên suốt nhiều thiên niên kỷ cho đến ngày nay đều có một lời cầu nguyện cho mưa vào các thời điểm nhất định trong năm. Nhiều người Do Thái, ở cả cộng đồng Do Thái lưu vong lẫn cộng đồng Do Thái trên Vùng đất Israel, đọc lời cầu nguyện này ba bận mỗi ngày. Đây không phải là lời cầu mưa cho cộng đồng đang cầu, mà theo tập tục, cầu mưa cho cả Vùng đất Israel. Bất kể ở đâu, vùng ẩm ướt hay khô cằn, những nguyện cầu mà người Do Thái đọc trong suốt hai ngàn năm qua đều hướng về Jerusalem – tâm thức họ luôn nhắm đến cầu mưa thuận gió hòa cho vùng Đất Thánh. Cũng như với Aya và các anh chị em cô, theo thời gian, mối quan tâm này được khắc sâu và trở thành một phần thế giới quan của cộng đồng Do Thái.

Không giống các cuốn sách cầu nguyện, Kinh Thánh Hebrew còn hướng dẫn cách tư duy về nước. Một trong những đoạn nổi tiếng trong Kinh Thánh kể rằng, giữa chuyến lang thang của những người con của Israel, Moses đập vào một tảng đá để lấy nước uống, và nước liền tuôn ra “chan chứa”.3 Đoạn kinh này gợi nhắc một phần tế vi trong sự phân công lao động: Thiên Chúa cung cấp dưỡng chất cho dân Israel bằng manna[********] hằng ngày, nhưng việc cung cấp nước được trao vào tay Moses – mặc dù vẫn cần sự dẫn dắt của Thiên Chúa. Câu chuyện cũng là một lời nhắc nhở rằng nước có thể được tìm thấy ở những nơi không ai nghĩ đến và có thể được tách chiết bằng các kỹ thuật phi truyền thống.

Mỗi năm, trước ngày Rosh Hashanah – Năm Mới của người Do Thái – những lời chúc lành và lời nguyền của Moses từ sách Đệ Nhị Luật được đọc trong mọi giáo đường Do Thái trên thế giới. Mưa “đúng lúc” là một trong những lời chúc tốt lành đó.[4]

Có lẽ, lời cầu nguyện nổi tiếng nhất trong tất cả những lời cầu nguyện của người Do Thái là kinh Shema rút ra từ sách Đệ Nhị Luật, nói rằng hình phạt dành cho kẻ vi phạm các điều răn của Thiên Chúa là mưa sẽ không rơi, và thiếu mưa sẽ làm cho kẻ vi phạm bị “diệt vong.”[5]

Những đoạn kinh nhấn mạnh đến nước không phải là cá biệt. Về mặt ngôn ngữ, Kinh Thánh Hebrew là một tài liệu tràn ngập nước: từ giọt sương được nhắc đến 35 lần, từ lũ xuất hiện 61 lần, và từ đám mây xuất hiện 130 lần; còn riêng từ nước thì được tìm thấy tới 600 lần.[6]

“Mưa” không chỉ được đề cập gần một trăm lần trong Kinh Thánh Hebrew, mà thậm chí còn có những biệt ngữ Hebrew – vẫn dùng trong tiếng Hebrew hiện đại – để chỉ những trận mưa đầu tiên và cuối cùng của năm. Nếu người Eskimo có nhiều từ để chỉ tuyết vì sự xuất hiện liên tục của tuyết, thì người Do Thái ở Đất Thánh dường như có dăm ba từ để chỉ mưa vì sự quá khan hiếm của mưa.

Những người định cư Do Thái theo chủ nghĩa Phục quốc là những người cực kỳ thế tục, có thể họ không đắm chìm trong kinh sách đều đặn. Nhưng họ đến – từ những vùng đất nhiều mưa như Nga, Ba Lan, hay những vùng nhiều sông như Ai Cập và Iraq hiện đại – bằng sự quen thuộc với Kinh Thánh và truyền thống Do Thái. Từ đó, họ có nhận thức bẩm sinh về nước do truyền thống Do Thái lâu dài xung quanh họ, gắn liền với cuộc sống mới của họ trong Lãnh thổ Israel.

Kỹ sư nước là những người hùng

Theodor Herzl là một luật sư, nhà báo và nhà văn người Vienna – không như nhiều nhà tiên phong phục quốc Do Thái – ông biết không nhiều về truyền thống và tục lệ Do Thái. Ông đã trải qua sự thức tỉnh gần như tâm linh khi chứng kiến trào lưu bài Do Thái trên diện rộng trong giới thượng lưu Paris vào năm 1894. Từ trải nghiệm này, với tầm nhìn của mình, Herzl đã đi đến kết luận rằng số phận dân tộc Do Thái sẽ diệt vong ở châu Âu khi họ trở thành nạn nhân của sự đồng hóa hoặc ngược đãi, hoặc cả hai. Ông đã cống hiến phần đời ngắn ngủi còn lại của mình để dựng nên phong trào chính trị phục quốc Do Thái hiện đại.[7]

Trong quá trình gây dựng sự ủng hộ chính trị cho một tổ quốc Do Thái, Herzl viết các bài luận, kịch, và sách, tất cả đều đưa ra lập luận ủng hộ cho chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Hai tác phẩm quan trọng nhất của ông bao gồm một luận cương chính trị mang tên The Jewish State (Nhà nước Do Thái) viết vào năm 1896, và một cuốn tiểu thuyết không tưởng dựa theo phong cách cuốn sách bán chạy bấy giờ là Looking Backward (Nhìn ngược) của tác giả Edward Bellamy. Herzl đặt tên cuốn tiểu thuyết năm 1902 của ông là Altneuland, hay Old New Land (Vùng đất tân cổ).

Vì phong trào Phục quốc Do Thái không có những tác phẩm tôn giáo làm trung tâm, nhiều người coi những bài phát biểu, bài viết, và nhật ký của Herzl đóng vai trò trung tâm đó. Được gán cho vẻ thiêng liêng thế tục, các tác phẩm của Herzl được dịch rộng rãi, và bất kỳ nhà Phục quốc Do Thái có học thức nào cũng đều đã từng đọc ít nhất là hai tác phẩm kể trên. Khi Herzl qua đời ở tuổi 44 vào năm 1904, những hiểu biết sâu sắc của ông được xem như nguồn cảm hứng dẫn đường từ thế giới bên kia của người đã khuất núi. Nhiều thập kỷ sau, các nhà lãnh đạo Israel vẫn trích dẫn từ Herzl và những cuốn sách này.[8]

Vào tháng 11 năm 1898, bằng kỹ năng chính trị của mình, Herzl đã sắp xếp được cuộc gặp với Hoàng đế Đức Wilhelm Đệ nhị, nhằm thỉnh cầu Hoàng đế ông giúp đỡ ông trong việc kiến tạo một nhà nước Do Thái ở Vùng đất Israel. Hoàng đế tỏ cho Herzl thấy rằng ông sẽ là một người ủng hộ nhiệt thành, ca ngợi công sức của những người tiên phong Phục quốc Do Thái. Hoàng đế nói với Herzl rằng trên hết “nước và bóng râm [cây]” sẽ khôi phục sự huy hoàng cổ xưa của vùng đất này.[9] Cuốn tiểu thuyết vị lai Altneuland của Herzl được xuất bản bốn năm sau đó, trong đó, một trong những nhân vật chính của cuốn sách nói về việc định cư Do Thái tại Palestine như sau: “Đất nước này không cần gì ngoài nước và bóng râm để có được một tương lai tuyệt vời.”[10]

Trong phần cuối của Altneuland, một trong những nhân vật chính dự đoán rằng kỹ sư nước sẽ là những người hùng trên quê hương Do Thái trong tưởng tượng của Herzl.[11] Ông đã mường tượng tương lai về nước của đất nước này. Mặc dầu Palestine bấy giờ là một nơi có nguồn nước và đất canh tác eo hẹp, ông đã mô tả về tương lai đầy ắp nước và cơ đồ thịnh vượng của nó: “Từng giọt nước đến từ trời được khai thác vì lợi ích chung. Sữa và mật ong sẽ lại chảy trong từng ngôi nhà cổ của người Do Thái. Palestine sẽ lại trở thành vùng Đất Hứa.”[12] Các cuốn tiểu thuyết không tưởng đã thiết lập các tiêu chuẩn cao liên quan tới nước, và Herzl tổ chức các dự án Phục quốc Do Thái hướng nhắm tới các tiêu chuẩn đó. Những người kế tục sự nghiệp chính trị của ông cũng theo bước đường đó.

Ngoài sách và những lời hô hào, nước còn đi vào ý thức tập thể của những người tiên phong Phục quốc Do Thái theo những cách khác. Với chuỗi ca khúc lâu đời nhất của cộng đồng Phục quốc Do Thái thời trước khi thành lập nhà nước, những người tiên phong thường nhảy điệu vòng tròn hora trên nền bài hát về nước – như ngày nay người ta vẫn làm thế, dù đang ở xa Israel. Bài hát Mayim Mayim (Nước Nước) khá quen thuộc với bất kỳ ai đã từng tham gia một bữa tiệc Bar/Bat Mitzvah (lễ trưởng thành theo truyền thống Do Thái) hoặc một đám cưới Do Thái. Lời bài hát lấy từ Sách Tiên tri Isaia (“Bằng niềm hân hoan, con sẽ múc nước từ suối nguồn của sự cứu rỗi”)[13] được phổ nhạc và dựng thành điệu múa để chào mừng việc tìm thấy nước ở một nông trang tập thể vào năm 1937 sau nhiều năm khoan nước chỉ thu được các giếng khô.

Các ca khúc và điệu múa dân gian cũng được sáng tác để kỷ niệm những dấu mốc về nước.[********] Trong khi ở Mỹ điệu nhảy hora dành cho lễ kỷ niệm của người Do Thái, thì tại Israel cho đến gần đây, múa dân gian là một hình thức giao lưu xã hội và tập thể dục hằng ngày. Nhảy theo điệu “Mayim Mayim” và hát những bài hát về nước là một trải nghiệm văn hóa gần như phổ quát từ nông thôn đến thành thị.

Nước cũng được các nhà văn hàng đầu Israel sử dụng làm đề tài sáng tác theo hình thức phô bày hoặc ẩn dụ. Trong tiểu thuyết Early in the Summer 1970 (Đầu mùa Hạ 1970) của nhà văn A. B. Yehoshua, nước được sử dụng như một chủ đề xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Sự khô cằn đồng nghĩa với giao tiếp thất bại; sa mạc tượng trưng cho sự cằn cỗi và cái chết.[14] Tương tự như vậy, trong My Michael (Michael của tôi), cuốn tiểu thuyết của nhà văn Amos Oz viết năm 1968 về cuộc sống ở thập kỷ 1950 ở Jerusalem, mưa được dùng cho các tác động mang tính biểu tượng. Mưa và sự thân mật giữa các nhân vật song hành cùng nhau, trong khi sự mong ngóng về mưa cũng được dùng để tạo hiệu ứng văn học.[15] Gần đây hơn, trong cuốn tiểu thuyết vị lai phản-không tưởng Hydromania (Chứng cuồng nước) của tiểu thuyết gia người Israel Assaf Gavron về cuộc sống ở Israel năm 2067, ông sử dụng nước và những cơn mưa làm cốt truyện chủ đạo để mô tả những gì diễn ra khi con người mất quyền kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu này.[16]

Israel thậm chí đã vinh danh nước trên đồng tiền và con tem của mình. Trên tờ năm siếc-lơ[********] hiện nay không còn lưu thông có in hình Thủ tướng Israel Levi Eshkol trên một mặt, còn ở mặt kia là hình Đường Dẫn nước Quốc gia của Israel, một dự án mà trong đó ông đóng vai trò then chốt. Tương tự như vậy, nhiều tem bưu chính Israel kỷ niệm các dự án về nước khác nhau, từ các đổi mới công nghệ về sử dụng nước, các dấu mốc trong xây dựng cơ sở hạ tầng nước hiện đại, cho tới các hệ thống nước cổ đại trong Vùng đất Israel.

Nước thuộc sở hữu toàn dân

Không quyết định nào của những người tiên phong phục quốc Do Thái và của nhà nước Israel thời kỳ đầu có tác động lên văn hóa về nước của Israel có ý nghĩa to lớn bằng quyết định lấy nước làm tài sản chung của toàn dân. Không như ở Mỹ, nơi nước là một loại tài sản cá nhân, ở Israel tất cả quyền sở hữu và sử dụng nước được điều hành bởi chính phủ phục vụ lợi ích của toàn dân. Theo đó, tất cả các nguồn nước sẵn có được phân bổ dựa theo những gì được xem như sử dụng tối ưu nhất.

Việc kiểm soát nguồn nước quốc gia được thể chế hóa bằng một loạt các đạo luật khẳng định triết lý lấy nước làm trung tâm của Israel. Các đạo luật về nước đóng một vai trò thiết yếu trong sự thành công về bảo vệ nguồn nước của Israel.

Vào giữa những năm 1950, ba luật đã được thông qua bởi Knesset – Quốc hội Israel – tạo nền tảng cho Luật Nước sửa đổi năm 1959. Luật đầu tiên được thông qua năm 1955, cấm tất cả việc khoan lấy nước không có giấy phép ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ, kể cả trên các mảnh đất thuộc sở hữu tư nhân.[17] Quyền sở hữu tư nhân phải chịu lép vế trước sự kiểm soát của chính phủ.

Luật thứ hai, cũng được thông qua năm 1955, cấm bất kỳ hình thức phân phối nước nào, trừ phi nếu nó được phân phối qua một đồng hồ đo nước.[18] Luật này cũng yêu cầu tất cả các công ty cấp nước phải lắp đặt đồng hồ nước riêng để đo lượng nước cung cấp cho từng hộ gia đình và doanh nghiệp.[19] Trong khi phương pháp thu thập dữ liệu dạng hạt này đã đưa Israel tiến xa nhiều thập kỷ trước cả thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin (và cơ sở hạ tầng đo đếm đã được minh chứng có giá trị vô cùng lớn trong những năm sau này), nó lại một lần nữa thiết lập vai trò xâm nhập của chính phủ trong các mô hình tiêu thụ nước của công dân.

Năm 1957, một luật thứ ba về nước được Quốc hội Israel thông qua. Việc kiểm soát nước ngầm đã được nói tới trong luật về khoan nước ngầm năm 1955, còn đạo luật mới này đề cập đến các vấn đề nước mặt, được diễn giải trên bình diện rộng. Nó không chỉ đặt nước ở sông, suối dưới sự kiểm soát của chính phủ, mà nó còn tính đến cả nước mưa. Luật này thậm chí còn chi phối quyền sở hữu nước thải dẫn ra từ các hộ gia đình.[20] Luật này cấm tự ý dẫn dòng bất kỳ loại nước nào kể trên mà không được sự cho phép của chính phủ.[21] Nó cũng buộc nông dân phải có giấy phép thì mới được chăn thả trên đất đai do chính họ sở hữu, bởi trong qua trình chăn thả này, lũ gia súc rất có thể sẽ băng qua một đường dẫn nước nào đó.[22] Một lần nữa, lợi ích cá nhân bị đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ.

Quyền sở hữu ngày càng tập trung hóa đạt đến đỉnh điểm logic của nó với sự ra đời của Luật Nước năm 1959. Luật này trao cho chính phủ “quyền hạn rộng lớn để kiểm soát và hạn chế các hoạt động của cá nhân người sử dụng nước nhằm thúc đẩy và bảo vệ lợi ích công cộng.”[23] Tất cả các nguồn tài nguyên nước trở thành tài sản công cộng chịu sự kiểm soát của Nhà nước.[24] Người sở hữu đất không có nghĩa là có quyền sở hữu tài nguyên nước bên trên, dưới hoặc liền kề với đất đai do mình sở hữu.[25] Từ nay về sau, sự sử dụng cá nhân hoặc tư nhân [về nước] chỉ được cho phép nếu tuân thủ theo luật này.26 Luật Nước thậm chí tuyên bố một sự kỳ vọng rằng tất cả công dân sẽ sử dụng nước mà họ nhận được “một cách hiệu quả và tiết kiệm.”[27]

Vào những năm đầu mới lập quốc, việc phục tùng của nhân dân trước sự kiểm soát của nhà nước là điều có thể hiểu được khi chính phủ xác định nghiêng về đường lối xã hội chủ nghĩa, song khi nhà nước từ bỏ gốc gác xã hội chủ nghĩa của nó, người ta có thể kỳ vọng rằng Luật Nước sẽ được sửa đổi hoặc bãi bỏ. Tuy nhiên, độc quyền sở hữu về nước vẫn tiếp tục được duy trì trong tay của “nhân dân” – và theo đó, của chính phủ. Ngay cả sau nhiều chu kỳ tư nhân hóa các ngành công nghiệp và tài sản thuộc sở hữu nhà nước, chưa hề có một lời kêu gọi nào cho việc biến tài nguyên nước thành một thứ hàng hóa thị trường tự do. Israel ngày nay đã có một nền kinh tế tư bản năng động, nhưng vẫn duy trì đường lối kế hoạch hóa tập trung, đặt tài nguyên nước dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Shimon Tal, ủy viên Ủy ban Nước của Israel từ năm 2000 đến 2006, cung cấp một minh họa sinh động về sự kiểm soát tuyệt đối của quyền lực nhà nước Israel đối với nước. “Dĩ nhiên chính phủ kiểm soát tất cả nước trong Biển hồ Galilee (hồ nước ngọt lớn nhất Israel) và tất nhiên, kiểm soát tất cả các tầng ngậm nước,” ông nói. “Nhưng khi bạn đặt một cái xô lên mái nhà bạn khi mùa mưa bắt đầu, bạn là chủ sở hữu của ngôi nhà và cái xô, nhưng – về mặt lý thuyết – nước trong xô là tài sản của chính phủ. Nếu không có giấy phép hứng nước mưa, thì về lý, bạn đã vi phạm Luật Nước. Khi giọt mưa rơi xuống đất, hoặc vào xô, thì nó là tài sản của công.”[28]

Thậm chí so với các nước khác có quyền sở hữu toàn dân về nước, Israel thực hiện đường lối chuyên chế hơn cả. Ví dụ, tại Pháp, người chủ sở hữu đất không có quyền tự do sử dụng tất cả nước bên dưới đất đai của anh ta, nếu điều đó làm phương hại đến người khác. Nhưng luật về nước của Pháp năm 1964 nói rằng anh ta có thể tự do sử dụng nước đó miễn là không tước đi quyền sử dụng hợp lý của cộng đồng.[29] Hơn nữa, Bộ luật Dân sự Pháp trao quyền sở hữu nước mưa một cách tường minh cho người chủ sở hữu đất nơi giọt mưa rơi xuống.[30]

Một người khách viếng thăm Israel có thể cho rằng sự kiểm soát và chính sách luật hạn chế đó chẳng được lòng dân, đặc biệt ở một đất nước đã chứng kiến sự gần như sụp đổ của các đảng phái chính trị xã hội chủ nghĩa và sự chối bỏ nói chung của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nhưng trái lại, phần lớn người Israel tin tưởng rằng phương pháp dựa trên mô hình kinh tế kibbutz[********] trong trường hợp này chính là bí quyết của sự thành công quốc gia về bảo tồn nguôn nước.

Giáo sư Arnon Soffer là một nhà địa chính trị và người sáng lập Khoa Địa lý tại Đại học Haifa. Ông nghiên cứu các hệ thống nước trên toàn thế giới. Ông cũng là một người ủng hộ triết lý về thị trường tự do và không thích sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên, ông cho biết, Israel là “một quốc gia phương Tây và ở đây chúng tôi đi theo đường lối của chủ nghĩa cá nhân. Nhưng có một số lĩnh vực mà đường lối kibbutz là hợp lý nhất. Với vấn đề nước, sở hữu tập thể là một trong những lý do vì sao chúng tôi [Israel] có thể là một căn biệt thự giữa một khu rừng rậm vây quanh.”[********]

Israel đã chấp nhận một sự đánh đổi. Họ đã từ bỏ sở hữu tư nhân và những lợi ích của một nền kinh tế thị trường trong lĩnh vực nước để đổi lấy một hệ thống mang lại quyền tiếp cận đại chúng nguồn nước chất lượng cao. Nhân dân trao cho chính phủ quyền quản lý, điều tiết, định giá, và phân bổ nước trên danh nghĩa của nhân dân với niềm tin rằng lợi ích chung sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Hệ thống nước của Israel có lẽ là điển hình thành công nhất về mô hình chủ nghĩa xã hội đang được thực thi trên thế giới ngày nay, so với bất kỳ nơi nào khác.

Chương 2 Đường dẫn nước quốc gia

Nước đối với một quốc gia như là máu đối với một con người.

– Thủ tướng Levi Eshkol –

KHÔNG CÓ CUỘC KHỦNG HOẢNG NÀO thử thách sự nghiệp Phục quốc Do Thái như cuộc khủng hoảng mà Sách Trắng Anh quốc tháng 5 năm 1939 đã gây ra. Đó là một sắc lệnh do chính phủ Anh ấn hành để thắt chặt sự di cư của người Do Thái tới Palestine, vùng đất ngày nay bao gồm Israel, Bờ Tây, và dải Gaza.[1] Trong khi người Anh đạt được phần lớn mục tiêu của họ, cuốn Sách Trắng này có một hệ quả không chủ định: Nó dẫn đường cho những người Phục quốc Do Thái đến với tư duy mới về cách thức quản lý nước của quốc gia để tạo ra lợi ích rộng rãi nhất, đỉnh cao của nó là sự ra đời của Đường Dẫn nước Quốc gia gần 25 năm sau, vào tháng 6 năm 1964.

Đường Dẫn nước Quốc gia là một kỳ tích của trí tưởng tượng và sự táo bạo, đòi hỏi sự đổi mới kỹ thuật và một loạt các công cụ tài chính, trong đó có một công cụ dẫn tới các cuộc bạo loạn và chia rẽ sâu sắc phải mất nhiều năm để hàn gắn. Nhưng việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng nước quốc gia cũng đã giúp thống nhất quốc gia đồng thời cải cách đất nước.

Bắt đầu từ năm 1936, nhà cầm quyền Anh quốc phải đối mặt với ba năm bạo loạn của người Ả-rập ở Palestine, một lãnh thổ mà họ cai trị từ cuối Thế chiến I. Lý do bề ngoài cho sự rối loạn và đổ máu là sự gia tăng luồng nhập cư Do Thái, nhưng nếu ban đầu người Do Thái là mục tiêu của quân bạo loạn Ả-rập, thì ít lâu sau đó cảnh sát và quân đội Anh cũng trở thành tâm điểm của họ. Tới năm 1939, các cơn bạo loạn dường như chấm dứt, nhưng Văn phòng Đối ngoại Anh ở London lo lắng về sự hồi sinh của các cuộc nổi dậy.

Lo ngại rằng chiến tranh có thể sớm bùng phát ở châu Âu, các quan chức Anh không muốn cột chân quân đội tại Palestine để lập trật tự tại đây. Họ cũng để mắt tới các cộng đồng Hồi giáo bất kham khác ở các thuộc địa xa xôi và muốn đảm bảo rằng không ai trong số cộng đồng đó có thể sử dụng những rối loạn ở Palestine như là cái cớ cho các cuộc nổi dậy chống Anh quốc và đòi độc lập của riêng họ, những điều sẽ làm xao lãng các nỗ lực chiến tranh. Đảm bảo sao cho sẽ không có sự lặp lại cuộc nổi dậy của người Ả-rập tại Palestine năm 1936-1939 đã trở thành mối quan tâm then chốt trong chính sách đối ngoại của Văn phòng Đối ngoại Anh.[********]

Những nỗi lo sợ này của đế quốc Anh trùng khớp với mối lo ngại của các nhà kinh tế học Anh hồi cuối thập 1920, rằng sự nhập cư Do Thái đến Palestine là không bền vững và sẽ chẳng mấy mà áp đảo nguồn tài nguyên nước sẵn có cho nông nghiệp và những nhu cầu sử dụng khác. Các nhà kinh tế học tin rằng toàn bộ diện tích địa lý của Palestine chỉ có thể chứa không quá hai triệu người. Với tốc độ gia tăng tự nhiên, thì chỉ trong một thế hệ, tổng số dân năm 1939 của Palestine là 834.000 sẽ đạt tới ngưỡng hai triệu kia, thậm chí có thể còn sớm hơn nếu chính sách mở cửa nhập cư sẽ bổ sung thêm vào đó quân số 150.000 người Do Thái đang sống ở đây. Nhìn vào những lợi ích xung đột của phong trào Phục quốc nhằm thúc đẩy nhập cư trong tình cảnh hệ sinh thái mong manh và nguồn nước hạn chế của một khu vực mà Anh hy vọng cai trị lâu dài, Chính phủ của Thủ tướng Neville Chamberlain đã đi đến một giải pháp trong Sách Trắng Anh quốc năm 1939 với hy vọng xoa dịu dân Ả-rập bản địa.

Theo các điều khoản trong nghị định, lượng nhập cư Do Thái đến Palestine sẽ bị giới hạn ở mức 75.000 người trong vòng năm năm, nghĩa là chỉ 15.000 người mỗi năm.[2]

Cùng với tỷ lệ di cư và chết tự nhiên, số lượng người Do Thái sẽ có khả năng giữ nguyên hoặc xấp xỉ mức độ hiện thời sau năm năm nữa. Nỗ lực của những người phục quốc trong việc tạo ra một nhà nước Do Thái đã bị bóp chết từ trong nôi.

Trong khi Sách Trắng được phân tích rộng rãi từ quan điểm chính trị cũng như về những hệ quả bi thảm của nó đối với người Do Thái châu Âu tìm kiếm nơi ẩn náu khỏi Đức Quốc xã trong Thế chiến II, nó cũng là một điểm khởi đầu có giá trị trong việc tìm hiểu phương cách tiếp cận của nhà nước Israel hiện đại với vấn đề nước. Gần như ngay lập tức, các nhà lãnh đạo Phục quốc Do Thái cảm thấy sốt sắng, muốn chứng minh rằng tính toán của các nhà kinh tế học người Anh về lượng nước sẵn có là sai. Trên bình diện rộng hơn, cũng như cho các mục đích riêng của họ, các lãnh đạo Do Thái cần phải chắc chắn rằng Palestine có khả năng chứa nhiều triệu hơn so với con số tối đa hai triệu người mà người Anh đưa ra.

Bắt đầu từ việc phát hành Sách Trắng, qua những năm chiến tranh, và trong thời kỳ hậu chiến cho đến khi tuyên bố thành lập Nhà nước Israel năm 1948, các nhà lãnh đạo Do Thái đã phát triển một loạt các kế hoạch nhằm chứng minh rằng Vùng đất Israel có tiềm năng lớn về nước, nhưng điều đó chỉ có thể thành hiện thực với những thay đổi đáng kể trong cách tìm ra và sử dụng nước lúc bấy giờ. Các kế hoạch này không đi đến đâu cả, không làm thay đổi được quan điểm của người Anh, cũng không nâng được con số người tị nạn Do Thái được phép nhập cư. Nhưng tư duy mới này cùng các kế hoạch triển khai sau đó đã thiết lập nền tảng triết học và thực tiễn cho việc quản lý nước của Israel, cho phép Israel luôn luôn đón đầu được nhu cầu về nước của đất nước mình cho đến tận ngày nay.[3]

Trên diện tích địa lý của Palestine ngày nay có 12 triệu người sinh sống, với khoảng 8 triệu người tập trung ở Israel, và khoảng 4 triệu người còn lại phân bổ giữa Bờ Tây và Dải Gaza. Thêm vào đó, Israel cung cấp một lượng lớn nước cho cả Palestine và Vương quốc Jordan, thậm chí còn xuất khẩu ớt ngọt, cà chua, dưa hấu, và các nông sản ưa nước trị giá hàng tỷ đô-la mỗi năm. Không nói cũng thấy các nhà kinh tế học người Anh đã sai lầm hoàn toàn.

Simcha Blass, “Người Nước”

Nếu thế giới của chúng ta là một nơi công bằng hơn, thì hẳn cái tên Simcha Blass sẽ được biết đến rộng rãi ở Israel và trên thế giới. Các quảng trường sẽ được đặt theo tên ông và các hội nghị học thuật sẽ khảo cứu vai trò của ông trong việc thay đổi vận mệnh nước của Israel. Lịch sử ngày nay hầu như lãng quên rằng Blass là nhân vật trung tâm trong việc dẫn dắt tư tưởng và quy hoạch về nước của Israel và trong việc cải tổ nông nghiệp trên toàn thế giới sau này.

Đầu những năm 1930, Blass, một người mới nhập cư từ Ba Lan, đã gần như nổi tiếng với vai trò một kỹ sư nước với óc suy xét, trực giác, và kỹ năng hiếm có. Mặc dầu vậy, cuộc đời của một chuyên gia về nước trong cộng đồng ngụ cư Yishuv (cộng đồng người Do Thái ở Palestine) vẫn còn khá sơ đẳng: khoan lấy nước, bơm lên mặt đất, truyền dẫn một khoảng ngắn qua các ống nước nhỏ. Dù có hay không có những sự thấu tỏ này của các nhà kinh tế học người Anh, một điều rõ ràng là, nếu không thay đổi thì nguồn cung cấp nước có trong tay sẽ không đủ cung cấp cho những người nhập cư Do Thái sắp tới, đặc biệt là sau tháng 2 năm 1933 khi sự trỗi dậy của chế độ phát-xít của Adolf Hitler khiến người Do Thái châu Âu càng quan tâm khẩn thiết hơn bao giờ hết về việc nhập cư vào Vùng đất Israel.

Hàng triệu người dự kiến tới Palestine – dù họ đến vì lý tưởng Phục quốc Do Thái hay chỉ đơn giản là kiếm tìm một bến cảng an toàn trong cơn bão châu Âu – sẽ cần nước cho nông nghiệp, công nghiệp, và nhu cầu sinh hoạt tối giản. Dòng chảy của nước cũng quan trọng như dòng chảy của những người nhập cư. Cái nọ buộc vào với cái kia.

Nếu Blass là một kỹ sư nước quan trọng nhất trong cộng đồng Yishuv, ông có một đối tác quan trọng là Levi Eshkol, người giữ một loạt các vị trí quan trọng trong cơ cấu chính trị Phục quốc Do Thái thời kỳ tiền nhà nước và là một phụ tá cao cấp đáng tin cậy của David Ben-Gurion – nhà lãnh đạo chính trị của cộng đồng Do Thái tại Palestine. Trong số vô vàn trách nhiệm của ông, không có nhiệm vụ nào làm Eshkol phấn khích hơn là công việc với nước.[4] Eshkol, người sau này trở thành thủ tướng thứ ba của Israel và lãnh đạo đất nước trong suốt Cuộc chiến Sáu ngày vào tháng 6 năm 1967, cho là không có một di sản nào cao cả hơn việc kiến tạo ra một khung pháp lý và chính trị cho việc phát triển cơ sở hạ tầng nước của quốc gia.

Bắt đầu từ những năm 1920, các nhà lãnh đạo Phục quốc Do Thái lập ra nhiều tổ chức, có vai trò tương đương như các thể chế thời kỳ tiền nhà nước.[********] Về vấn đề nước, Eshkol hợp tác với Blass và vài người khác vào năm 1935 để cùng lên kế hoạch thành lập một công ty nước – mà hai năm sau đó khi thành lập, được đặt tên là Mekorot.[********] Công ty chịu trách nhiệm thăm dò và đảm bảo nơi nào phát sinh nhu cầu là đáp ứng được ngay, trong các hàng ngũ người định cư Do Thái và nông dân Do Thái ngày càng gia tăng về số lượng trên lãnh thổ do người Anh kiểm soát.

Ngay cả trước khi Mekorot được thành lập, vào năm 1935, Eshkol đã yêu cầu Blass xác định các nguồn tài nguyên nước cho thung lũng Jezreel ở phía tây, một huyện nông nghiệp của người Do Thái nằm phía nam của Nazareth và vùng Galilee hạ, nơi đang có đà tăng trưởng nhanh. Sau một loạt các mũi khoan nước thành công dưới sự dẫn dắt của Blass, nước nhanh chóng được tìm thấy và bơm tới các nông trại trên khắp thung lũng. Nông dân nhập cư ở thung lũng Jezreel đã có thể mở mang phát triển và các nông trại mới nhanh chóng được lập thêm.[5]

Trong dự án thung lũng Jezreel, việc tìm kiếm nước và vận chuyển nước đều quan trọng, và quan trọng hơn thế rất nhiều, đó là: Đây là lần đầu tiên Blass được giao việc lập một kế hoạch để phát triển tài nguyên nước cho các trang trại tương đối xa nguồn nước. Trong những năm tiếp theo và xa hơn nữa, Blass sẽ phát triển những kế hoạch nước tầm vóc hơn và thực hiện các dự án, mà, nếu gom góp lại, sẽ mở ra cơ hội để một diện rộng hơn bao giờ hết các khu vực của Israel có thể sử dụng hiệu quả đất đai và tăng năng suất lương thực phục vụ cho một quốc gia sắp lớn mạnh.

Một “Kế hoạch giả tưởng” thay đổi cách quản lý nước

Tại thời điểm Sách Trắng Anh quốc được ban hành tháng 5 năm 1939, bất chấp thành công của việc tìm ra nước ở thung lũng Jezreel, hầu hết nước của cộng đồng Yishuv cho nông nghiệp và sinh hoạt đến từ các giếng khoan nông ở các thị trấn và nông trại dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Nước hầu như bị phân chia theo địa lý hành chính, từ huyện này đến huyện kia, với rất ít sự san sẻ hoặc hợp nhất các nguồn nước. Khi ấy ở hầu hết các khu vực và trên thế giới, các nông trang và thị trấn chủ yếu sử dụng nguồn nước sẵn có – vốn thường ít khi được bơm tới nơi mà nó có thể được sử dụng hiệu quả hơn.

Nói về lượng nước sẵn có, các nguồn tài nguyên nước lớn nhất là ở cực bắc đất nước. Ở đó, các khu định cư và trang trại nằm rải rác, đặc biệt là dọc theo biên giới với Liban và Syria, nhưng đó không phải là nơi cần nước nhất.[6] Một lượng lớn dân số tập trung quanh đô thị mới của Israel, Tel Aviv, nằm giữa đường bờ biển dài của đất nước. Một vùng rộng lớn, mở rộng của Negev, nơi hầu như không có người ở ngoại trừ một vài bộ lạc Bedouin du mục, là sa mạc. Nhưng Ben-Gurion đã dự cảm rằng vùng Negev chính là hy vọng lớn nhất cho nền nông nghiệp của nhà nước đang hình thành nếu có thể tìm thấy nước cho nó.[7] Trong mọi trường hợp, khi ấy, cả khu vực Tel Aviv lẫn sa mạc Negev đều không có đủ nước để chống đỡ được với tốc độ gia tăng dân số mà Ben-Gurion hình dung.

Blass được yêu cầu tạo ra một bản “kế hoạch nước giả tưởng” để trình bày cho người Anh với hy vọng rằng nó có thể làm thay đổi suy nghĩ của họ về việc mở rộng số lượng người nhập cư Do Thái. Ông ngay lập tức bắt tay vào việc. Ý tưởng của ông là phát triển một dự án cơ sở hạ tầng lớn lấy nước từ miền Bắc giàu nước chuyển cho miền Trung hạn chế về nước, và miền Nam khô kiệt.

Đến tháng 7 năm 1939, Blass đã hoàn thành dự thảo đầu tiên của bản kế hoạch nước, một bản thiết kế mà ông sẽ tiếp tục điều chỉnh trong gần 20 năm, thậm chí kéo dài sau cả khi thành lập nhà nước Israel và khi tất cả các hạn chế về nhập cư đã được gỡ bỏ. Dự thảo ban đầu của ông sau này được phát triển thành quy hoạch nước tổng thể của quốc gia, nhưng tất cả các thành tố cơ bản trong nhiều thập kỷ sau đó – bao gồm Đường Dẫn nước Quốc gia – đều đã có mặt trong tài liệu ban đầu này. Tất cả mọi thứ sau này đều chỉ là dẫn giải, chi tiết hóa, và thực thi.

Blass đề xuất phương pháp tiếp cận ba giai đoạn để Israel có thể tự cung tự cấp nước. Đầu tiên, ông tin rằng có một lượng lớn nước dưới bề mặt sa mạc Negev có thể khai thác được bằng cách khoan sâu. Trong kế hoạch của ông, nước này sẽ được sử dụng gần như ngay tức thời để thành lập 30 khu định cư canh tác mới ở Negev. Thứ hai, ông đề xuất bơm khai thác từ sông Yarkon, phía bắc và phía đông của Tel Aviv, sau đó vận chuyển nguồn nước này đến Negev, với mục đích sử dụng chủ đạo là nông nghiệp. Tiếp theo đó, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, nước sẽ được chuyển từ Bắc tới Nam qua hạ tầng chủ yếu là ngầm dưới lòng đất xẻ dọc quốc gia. Nó sẽ là Đường Dẫn nước Quốc gia.[8]

Yếu tố “giả tưởng” trong kế hoạch của Blass là liệu người Anh có định vươn ra ngoài biên giới Palestine hay không.[9] Cách đó một khoảng không xa – sông Yarmouk, nằm trong vùng trước đây là Trans-Jordan (phía đông Sông Jordan), và Sông Litani ở Liban – xả trôi tự do một lượng lớn ra sông Jordan và Địa Trung Hải. Nếu tiếp cận được lượng nước bỏ không này, cộng đồng Yishuv – và hàng triệu người Do Thái châu Âu khát khao đến đây – sẽ có đủ nước mà họ cần.

Chưa đầy hai tháng sau đó, Đức xâm lược Ba Lan, mở màn cho Thế chiến II. Mặc dù chiến tranh khiến việc di dân trở nên khó khăn hơn, vẫn còn nhiều người Do Thái mong mỏi và có khả năng rời đi nếu lấy được thị thực. Ben-Gurion tiếp tục cố gắng thuyết phục người Anh nhận thêm người tị nạn, và kế hoạch đang tiến triển hơn bao giờ hết của Blass là một phần trong những yêu sách này.[10]

Khi Blass triển khai ý tưởng của ông với sắc thái rõ ràng hơn và chi tiết hơn, ông bám sát mọi nguồn nước bên trong hoặc gần các biên giới của Vùng đất Israel và đưa ra giả thuyết về một hệ thống nước quốc gia đồng nhất dẫn nước tới bất kỳ nơi nào có nhu cầu. Trong bản kế hoạch sửa đổi năm 1943, ông đã chi tiết hóa việc gộp các đầu nguồn nước phía bắc của sông Jordan và Biển hồ Galilee làm một, gom cả vào đó các dòng suối tản mạn đây đó, và tích hợp vào đó cả một hệ thống các giếng bột phát ven biển. Lấy mẫu hình là việc nắn dòng sông Colorado, một kỳ tích kỹ thuật giúp mang nước ngọt đến Los Angeles, Blass đã vạch ra kế hoạch để vận chuyển các nguồn nước xuống phía nam, khi cần thiết, cho đến khi hệ thống nước này kết thúc tại các nông trại rải rác trên vùng sa mạc Negev thưa dân.[11]

Các bản dự thảo sau này của Blass bổ sung thêm các tính năng như thu giữ nước mưa; xử lý và tái sử dụng nước thải cho việc giữ sạch các con sông và cho các tiềm năng nông nghiệp khác; và việc khoan phức tạp hơn vào tầng ngậm nước. Ông thậm chí còn đề xuất một kế hoạch nắn dòng – chưa từng được thực hiện – là xây một con kênh từ Địa Trung Hải đến Biển Chết, tận dụng sự thụt giảm độ cao để sản xuất thủy điện.[12]

Sau một loạt các kế hoạch của Blass, thần nước đã vĩnh viễn được giải phóng ra khỏi cái chai. Lúc này, tất cả mọi người trong hàng ngũ lãnh đạo cộng đồng Yishuv đều biết rằng dự án này của những người Phục quốc Do Thái sẽ tiến về phía trước cùng với một hệ thống tích hợp quốc gia về quản lý nguồn tài nguyên nước chưa từng được thấy trước đó ở Trung Đông hoặc phần lớn các nơi khác trên thế giới, tính đến thời điểm đó.

Các nhà Phục quốc Do Thái có thể không có quyền tự chủ chính trị để làm những gì họ muốn khi người Anh vẫn nắm quyền chính trị. Họ có thể không có kinh phí tối cần thiết để thực hiện một dự án lớn đến như vậy. Họ có thể không biết được biên giới của quốc gia tương lai sẽ nằm ở đâu. Nhưng có một điều chắc chắn là các bản kế hoạch của Blass đã mở ra một con đường đi tới trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nước cần thiết cho nhà nước hiện đại của họ và cho việc thu nhận hàng triệu người di cư mới.

Cuốn sách bán chạy “sửng sốt” của Walter Clay Lowdermilk

Simcha Blass không phải là người duy nhất trăn trở về kế hoạch phát triển nước cho Vùng đất Israel.

Năm 1938, nhà khoa học đất người Mỹ Walter Clay Lowdermilk được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ gửi đi để thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện về đất ở châu Âu, Bắc Phi, và Palestine. Mục tiêu của dự án này là xem xét xem có thể học tập được gì từ đất đai của những nền văn minh cổ để áp dụng vào các nỗ lực bảo tồn đất của Mỹ.[13] Tháng 2 năm 1939, khi cuộc chiến ở châu Âu còn hơn nửa năm nữa mới bùng phát và cuốn Sách Trắng còn vài tháng nữa mới được ban hành, Lowdermilk đã đến Vùng đất Israel.

Lowdermilk sững sờ trước những gì trông thấy. Các nền và đất mặt cổ xưa đã bị xói mòn rửa trôi gần hết ra Địa Trung Hải bởi hàng thiên niên kỷ bị lãng quên. Nhưng ông cũng “kinh ngạc”[14] bởi nỗ lực cải tạo đất của những người Phục quốc Do Thái. Gần kết thúc chuyến đi kéo dài 15 tháng tới 24 quốc gia, Lowdermilk mô tả việc phục hồi nông nghiệp trên Vùng đất Israel là công trình “đáng chú ý nhất” mà ông chứng kiến trong cuộc hành trình dài của mình. Ông đã gia hạn thời gian ở lại để đi thăm 300 trang trại, các khu định cư, và các tiền đồn của cộng đồng Yishuv. Ông đã lái xe hơn 3.700 km bên trong Vùng đất Israel và hàng ngàn dặm trên vùng Trans-Jordan.[15] Càng tận mục sở thị nhiều, ông càng trở nên say mê với sứ mệnh Phục quốc Do Thái. Nhìn vào sự di cư hồi hương trở về Palestine của người Ả-rập, sự thịnh vượng đang lên của người Ả-rập và sự suy giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh của người Ả-rập, Lowdermilk thấy rằng việc định cư Do Thái là một yếu tố tích cực cho cả người Ả-rập lẫn người Do Thái.[16]

Quay lại Hoa Kỳ, Lowdermilk trở nên phấn khích trước cơ hội hồi sinh Vùng đất Israel vì chính lợi ích của nó cũng như lấy đó làm khuôn mẫu để phát triển nông nghiệp và kinh tế ở Bắc Phi và khắp Trung Đông. Năm 1944, khi Thế chiến II đã xuống thang, một nhà xuất bản lớn của Hoa Kỳ[17] đã xuất bản cuốn Palestine, Land of Promise (Palestine, Vùng đất hứa) của Lowdermilk. Cuốn sách đã được in 11 lần và trở thành sách bán chạy nhất.[18] Nó nhận được đánh giá tích cực, một trên tờ The New York Times,[19] và một bài dài tỏa sáng trên trang nhất mục sách cuối tuần của tờ New York Herald Tribune với tiêu đề “The Miracle That Is Going on in Palestine: The Jews Restore Fertility Where the Desert Had Crept in” (Phép màu đang diễn ra ở Palestine: Người Do Thái khôi phục sự màu mỡ ở nơi sa mạc hoang hóa”.[********]

Cuốn sách của Lowdermilk dẫn giải về dự án cải tạo các công trình công cộng trên diện rộng ở vùng thung lũng Sông Jordan, dự án này sẽ tạo ra nguồn cung cấp nước cho tưới tiêu, tái tạo lớp đất mặt, phát triển thủy điện, và tái trồng rừng tại vùng đất từng dày đặc rừng cây khoảng hai ngàn năm trước đây trong khối thịnh vượng chung của người Do Thái ở thời đại Ngôi đền thứ Hai (Second Temple era). Nếu tất cả những điều đó được thực hiện, Lowdermilk tin rằng Vùng đất Israel sẽ có đủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể phát triển được và nhanh chóng có khả năng thu nhận bốn triệu người tị nạn Do Thái.[20]

Quan trọng hơn cả vào thời điểm đó, Lowdermilk đã bác bỏ học thuyết Sách Trắng thịnh hành lúc bấy giờ cho rằng khu vực địa lý Palestine có một giới hạn dân số xác định và ông chỉ trích người Anh: “Khả năng hấp thụ [người nhập cư] của bất kỳ quốc gia nào là một khái niệm động và mở rộng. Nó sẽ thay đổi cùng với khả năng người dân có thể tận dụng tối đa đất đai của mình và thúc đẩy nền kinh tế trên cơ sở khoa học và hiệu quả.”[25] Ngay từ chuyến thăm đầu tiên vào năm 1939, Lowdermilk đã chứng kiến các mô hình công nghệ nước tinh vi của người Do Thái đang được vận hành và hiểu được điều đó sẽ có ý nghĩa như thế nào.

Kết thúc cuốn sách, Lowdermilk chỉ ra sự lạc quan to lớn về tương lai của khu vực này: “Nếu các lực lượng khai khẩn và phát triển của người định cư Do Thái được cho phép tiếp tục, Palestine có thế trở thành “chất men” để cải tổ các miền đất khác của vùng Cận Đông. Một khi những nguồn tài nguyên tuyệt vời của các nước này được khai thác hợp lý, 20 tới 30 triệu người có thể sống cuộc sống đàng hoàng và thịnh vượng ngay chính tại nơi mà hiện nay chỉ có vài triệu người đang vật lộn chỉ để sinh tồn. [Sự định cư Do Thái tại] Palestine có thể lấy làm ví dụ, làm minh chứng, làm đòn bẩy để nâng toàn bộ vùng Cận Đông từ tình trạng hoang tàn hiện tại lên thành một nơi trang trọng trong thế giới tự do.”[22]

Lowdermilk có một mô hình trong đầu về cách thức sử dụng nước cho Palestine, đó là dự án Tennessee Valley Authority (TVA) của Mỹ. Đây là dự án của Tổng thống Franklin Roosevelt trong kỷ nguyên suy thoái, đưa điện và nước đến vùng nông thôn nghèo khó của Mỹ. Ben-Gurion đã biết về TVA và rất ấn tượng bởi quy mô và sự táo bạo của dự án này. Cũng như Lowdermilk, Ben-Gurion phân vân liệu có nên sao chép mô hình TVA cho Vùng đất Israel hay không. Trước những hạn chế đề ra trong Sách Trắng, cuộc đàm luận đang dang dở do Ben-Gurion dẫn dắt về một dự án nước quy mô lớn lấy cảm hứng từ TVA lại càng trở nên cấp bách. Lowdermilk là người ủng hộ cho việc áp dụng các ý tưởng của dự án TVA, và dù kế hoạch nhiều tham vọng của ông có nhiều điểm khác biệt với bản kế hoạch của Blass, nó vẫn là một sự xác tín về những yếu tố cốt lõi trong đó.[23]

Nếu Lowdermilk đã có ảnh hưởng tới tư duy về nước ở Vùng đất Israel, thì ông còn có tác động sâu sắc hơn thế đối với các tư duy còn phôi thai về nỗ lực Phục quốc Do Thái của giới tinh hoa làm chính sách của Mỹ. Cuốn sách của Lowdermilk đã được trao cho từng thành viên Quốc hội Mỹ.[24] Đáng nói hơn, Palestine, Vùng đất hứa dường như là cuốn sách cuối cùng được Tổng thống Roosevelt đọc bởi khi ông qua đời, người ta thấy nó vẫn đang mở trên bàn làm việc của ông.[25]

Không có gì ngạc nhiên khi Lowdermilk được ca tụng trong cộng đồng Yishuv và ông kết thúc sự nghiệp của mình tại Học viện Công nghệ Israel – Technion, sau khi Nhà nước Israel được thành lập.[26] Bản kế hoạch TVA Israel của Lowdermilk càng khẳng định niềm tin rằng Palestine có thể có tài nguyên nước rất lớn và càng củng cố tư tưởng của những nhà phục quốc Do Thái rằng, có nước thì sẽ có đông đảo nhân dân.

Vùng đất hoang tối quan trọng cho Ben-Gurion

Nhìn từ góc độ ngày nay, người Anh sau Thế chiến II bị xem như đã kiệt sức, mất tinh thần, phá sản, đang háo hức muốn rút khỏi các thuộc địa và khép lại Đế chế 200 năm tuổi của Anh. Điều đó có thể đúng ở một số vùng, nhưng đối với Ngoại trưởng Anh Ernest Bevin và cơ quan an ninh Anh, Palestine không phải là một trong số đó.[27] Vì lợi ích của nước Anh trong việc bảo vệ phía Đông Địa Trung Hải và bảo vệ kênh đào Suez cho việc vận chuyển hàng hóa an toàn từ Ấn Độ và dầu từ Vịnh Ba Tư sang, Bevin đã quyết định ở lại Palestine.

Ngoài con kênh ra, người Anh đã hoàn thành đường ống dẫn dầu Iraq-Địa Trung Hải trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh, lấy Haifa là một nút địa chính trị chiến lược. Từ Haifa, tàu chở dầu Anh sẽ lấy dầu, sau đó thực hiện một chuyến đi ngắn băng qua Địa Trung Hải sang Anh để tiếp nhiên liệu [theo cả nghĩa đen] cho sự phục hồi của nền kinh tế Anh. Sau 50 năm ở Palestine, người Anh, hoặc ít ra là Bevin[********] đã lên kế hoạch ở lại Palestine thêm 50 năm nữa.[********]

Các nhà lãnh đạo Phục quốc Do Thái có một kế hoạch khác. Đối với họ, chỉ là vấn đề thời gian trước khi áp lực kinh tế, chính trị buộc người Anh phải ra đi, và tại thời điểm đó sẽ có một cuộc chiến – quân sự hoặc chính trị – về vấn đề biên giới của nhà nước Do Thái mới.[********] Trong khi các nhà lãnh đạo cộng đồng Yishuv làm tất cả những gì có thể để đảm bảo một “dấu chân” hợp lý lớn nhất, Ben-Gurion có một sự quan tâm đặc biệt đến vùng Negev.[28] Ông quyết tâm làm những gì cần thiết để đảm bảo sự kiểm soát của người Do Thái với vùng đó bất cứ khi nào người Anh cuốn gói khỏi đây.[29] Trước khi điều đó xảy ra, tổ chức Liên Hợp Quốc mới thành lập sẽ được giao nhiệm vụ vẽ đường biên giới cho Vùng đất Israel.

Đối với hầu hết các nhà quan sát, sa mạc Negev là một vùng đất hoang, không thích hợp để ở. Nơi đó quá nóng trong một thế giới thời chưa có điều hòa nhiệt độ cho một dân số quy mô lớn và quá khô để làm nông nghiệp. Ở đó dường như không có tài nguyên nước. Nhưng đối với Ben-Gurion, vùng Negev có nhiều điểm hấp dẫn. Nó sẽ bảo vệ Israel khỏi sự cô lập bằng một cảng biển tại Biển Đỏ.

Vùng Negev sẽ cung cấp một vùng đệm chiến lược chống lại một cuộc xâm lược từ Ai Cập qua bán đảo Sinai. Và một khi vấn đề về nước được giải quyết, vùng đệm này sẽ đưa lại một diện tích gần như không có người ở để tăng trưởng kinh tế và đất đai để canh tác.

Ben-Gurion chắc chắn rằng nếu không có bước đệm trong vùng Negev thì Liên Hợp Quốc sẽ không đời nào trao quyền kiểm soát Negev cho người Do Thái. Ông thấy mình đang chạy đua với thời gian để tạo dựng các cơ sở nền tảng nhằm biện minh cho đề xuất của các ủy viên hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao vùng lãnh thổ sa mạc cho nhà nước Do Thái mới. Và điều này đã đưa đến việc thử nghiệm Giai đoạn Một trong kế hoạch của Blass: khoan sâu lấy nước trên sa mạc Negev. Nhưng trước tiên, những nhà Phục quốc Do Thái cần thiết lập các tuyên bố chủ quyền đối với vùng sa mạc.

“Đường ống dẫn sâm banh”

Vào đêm sau lễ Yom Kippur[********] năm 1946, các nhà lãnh đạo Phục quốc Do Thái đã thực hiện thành công một chương táo bạo nhất trong cuộc chiến mèo vờn chuột với người Anh xoay quanh việc Anh quốc tiếp tục các hạn chế về nhập cư và xây dựng khu định cư. Nước đóng vai trò quan trọng trong sự kiện kịch tính như phim này.[30]

Yom Kippur là lễ độc nhất vô nhị trong lịch Do Thái. Đối với nhiều người, đó là một ngày ăn chay, cầu nguyện và trầm mặc. Đối với vài người khác, Yom Kippur năm 1946 đánh dấu bước chuẩn bị cuối cùng để thách thức người Anh theo cách chưa từng có trước đây. Khi đêm xuống, vào lúc ngày lễ thánh sắp kết thúc, mười một đoàn xe xuất hành đến những địa điểm đã định dọc phía Bắc sa mạc Negev.

Tranh thủ lúc tối trời, mỗi đội xây ít nhất một công trình và phải đảm bảo trước khi Mặt Trời mọc là phải đổ xong mái cho từng công trình. Theo luật pháp Anh, người Do Thái bị cấm lập trang trại và khu định cư mới ở Palestine, nhưng có một khe hở: một đạo luật Ottoman vẫn còn hiệu lực, từ trước khi người Anh chinh phạt Palestine, quy định rằng chính phủ không được phép phá hủy bất kỳ một công trình có mái che nào nếu nó không vi phạm sự an toàn.[31]

Vào sáng hôm sau, đã xuất hiện 11 trang trại mới dọc theo rìa phía bắc của vùng Negev. Không một cái nào bị gián đoạn bởi sự can thiệp của người Anh. Dường như quân đội Anh đã buông lỏng cảnh giác trong ngày lễ Yom Kippur. (Thậm chí may mắn hơn cho người Do Thái, lễ Yom Kippur kết thúc vào tối thứ Bảy khi lính Anh thường uống rượu cả đêm, rồi ngủ tới tận sáng hôm sau.) Những người định cư đã đạt được mục tiêu ban đầu của việc lập các trại ấp.

Tuy qua một đêm đã đạt thành tựu, nhưng toàn bộ 11 trang trại bị thiếu một thành phần thiết yếu: nước. Mỗi đoàn xe đều có một xe tải chở nước, nhưng đó chỉ là một biện pháp tạm thời. Nếu không có những khối lượng nước đáng kể, các trang trại này sẽ sớm tàn lụi. Xe chở nước có thể đủ cho nước sinh hoạt hằng ngày. Nhưng nếu không có nước tưới thì dù muốn trồng cây gì, cây đó cũng không thể tồn tại lâu dài.

Simcha Blass là thành viên nhóm lập kế hoạch cho 11 khu định cư, giúp chọn ra những địa điểm có tiềm năng nước ngầm hoặc trong phạm vi đường ống dẫn nước từ nguồn. Lúc này, việc các trang trại có thể tồn tại được hay không là tùy thuộc vào Blass. Giai đoạn đầu trong kế hoạch ba giai đoạn về nước của Blass kêu gọi khoan giếng ở vùng Negev – có thể phải khoan khá sâu để tìm nguồn nước tại chỗ. Ông bắt đầu cho khoan và tại Nir Am – một trong 11 trang trại mới lập – và nước đã được tìm thấy.[32]

Dầu vậy, Blass gặp một khó khăn: Ông cần có máy móc cơ khí để vận hành nước. Thế chiến II gây ra thiếu hụt lớn kim loại và máy móc thiết bị, do hầu hết các nguyên vật liệu công nghiệp được phân bổ phục vụ cho chiến tranh. Trong Vùng đất Israel, nhiều dự án của Blass bị cản trở do sự khan hiếm máy bơm và ống nước. Sau chiến tranh, tình trạng thiếu thốn vẫn tiếp diễn do nhu cầu dường như vô tận của ngành dân sự ở Mỹ và các nỗ lực tái thiết một châu Âu bị chiến tranh tàn phá. Dự đoán được nhu cầu bơm nước tới 11 trang trại, Blass đã âm thầm thu xếp mua một lô hàng lớn các ống thép từ một nguồn khá bất ngờ.

Trong chiến tranh, một hệ thống đường ống dẫn nước đặc biệt đã được lắp để ngăn các đám cháy gây ra bởi các cuộc oanh tạc của Đức Quốc xã ở London. Khi chiến tranh kết thúc, và các mối đe dọa Đức Quốc xã không còn nữa, hệ thống nước song song này là không cần thiết. Blass đã lặng lẽ dàn xếp mua lại tất cả các đường ống này. Chi phí bỏ ra rất lớn, nhưng ống chất lượng cao kiểu này thuộc diện khó tìm. Với kho thiết bị mới mua, Blass đã kết nối đường ống từ các trang trại trên sa mạc tới Nir Am. Như đã làm với dự án năm 1935 ở Thung lũng Jezreel, Blass đã thiết lập một hệ thống nước trong khu vực, sẽ có tác động lâu dài lên sự nghiệp Phục quốc Do Thái và đồng thời tác động lên đường lối phát triển về nước của quốc gia sắp thành lập.[33]

Đây là một tình tiết thật trớ trêu. Các ống nước do người Anh thải ra này, ban đầu được người Anh dùng để chống lại nỗ lực khủng bố người dân London của Hitler, giờ đây được dùng để phá hỏng chính nỗ lực họ trong việc cản trở xây dựng khu định cư Do Thái. Do chi phí cao của nó, mà các cơ sở hạ tầng nước tại Negev được mệnh danh là “Đường ống dẫn sâm banh.”[34] Đối với các nhà lãnh đạo cộng đồng Yishuv, và hiển nhiên với Ben-Gurion, dù phải trả bằng bất kỳ giá nào thì cũng đáng nếu điều đó củng cố sự nắm giữ của người Do Thái đối với vùng Negev.

Chi trả cho Đường Dẫn nước Quốc gia

Ben-Gurion đã được toại nguyện.

Năm 1947, Liên Hợp Quốc gửi một ủy ban gồm các chuyên gia đến Palestine để nghiên cứu việc phân chia lãnh thổ. Vì vùng Negev đã được định cư bởi nông dân Do Thái và không có tuyên bố sở hữu đáng kể nào bởi các bên khác,[35] ủy ban đã trao vùng đất hoang mạc này cho quốc gia Do Thái [khi ấy vẫn chưa được đặt tên], xác định thân phận cho hơn một nửa lãnh thổ đất nước dường như vô giá trị và không thể sinh sống. Người Anh cũng giao các bằng chứng cho các đại diện Liên Hợp Quốc, và khẳng định lại rằng lãnh thổ này không thể chu cấp cho lượng lớn những người vô gia cư, không quốc tịch sống sót từ thảm sát Holocaust khi ấy đang trong các trại tị nạn ở châu Âu, hai năm sau khi kết thúc Thế chiến II.

“Người nước” Simcha Blass được các nhà lãnh đạo Yishu mang ra để chống lại quan điểm của Anh. Ông đã trình bày kế hoạch ba giai đoạn của mình, và sự thành công của Giai đoạn Một trong việc mang nước khoan được ở Nir Am đến 11 trang trại ở vùng Negev. Rõ ràng, mô tả của ông về những điều còn trong mường tượng của Giai đoạn Hai (mang nước từ sông Yarkon của Tev Aviv tới Negev) và Giai đoạn Ba (kế hoạch Robin Hood của ông trong việc đưa nước từ phía bắc giàu nước tới phía nam nghèo nước) đã thuyết phục các nhà điều tra Liên Hợp Quốc. Họ đã bác bỏ giả thuyết của Anh và chấp nhận những ước tính của Blass khi cho rằng Vùng đất Israel có tài nguyên nước gấp ba lần số lượng đã được chứng minh mà họ đang có trong tay.[********]

Nhà nước Israel tuyên bố độc lập vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, và nhà nước mới khai sinh liền bị quân đội của sáu nước Ả-rập xâm chiếm.36 Vấn đề nước được gác lại nhường chỗ cho vấn đề an ninh quốc gia đòi hỏi thời gian và sự chú ý của mọi người. Sau khi chấm dứt giao tranh và ký một loạt các hiệp định đình chiến trong nửa đầu năm 1949, một làn sóng những người sống sót từ cuộc thảm sát Holocaust từ châu Âu và người Do Thái từ các nước Ả-rập khi ấy đang bị đàn áp bắt đầu đổ về Israel.[37]

Vào ngày tuyên bố độc lập năm 1948, dân số Israel là 806.000 người.[38] Trong ba năm rưỡi sau đó, hơn 685.000 người nhập cư về đến quê hương mới.[39] Gần như không có một quốc gia nào có khả năng hấp thụ một tỷ lệ lớn dân số trong thời gian ngắn như vậy. Để trồng lương thực cho dân số tăng gần gấp đôi này, và cung cấp việc làm cho nhiều người mới đến, các trang trại mới được tạo lập trên từng ngóc ngách của đất nước. Hơn cả nước dùng sinh hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp trở nên tuyệt đối cấp thiết.[40]

Giai đoạn Hai và Ba của kế hoạch Blass vẫn chỉ là những khái niệm được chi tiết hóa, dành cho các hành động sau này. Trước khi triển khai từng bước mấu chốt, cần phải đảm bảo tài chính trước. Chi phí của cuộc chiến tranh trên nhiều mặt trận, gánh nặng an ninh, việc hấp thu dòng người tị nạn Do Thái rỗng túi vẫn ùn ùn chảy đến từ châu Âu và thế giới Ả-rập, cùng gộp lại, đã đẩy đất nước chìm sâu vào nợ nần và bắt buộc phải thực hiện chế độ phân phối khẩu phần ăn. Mặc dù vậy, Ben-Gurion và Eshkol vẫn hăm hở bắt tay vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng nước.

Bất chấp việc làm này có thể khuấy động bạo động và tranh luận về nội chiến, Ben-Gurion chấp nhận một đề xuất thỏa thuận bồi thường của chính phủ hậu chiến Tây Đức, trong đó thỏa thuận bồi thường cho Israel chi phí tái định cư của những người sống sót, và hàng tỷ đô-la tài sản của người Do Thái đã bị đánh cắp hoặc phá hủy bởi Đức Quốc xã. Nhiều người Isael không muốn nhận những thứ mà họ cho là đồng tiền nhuốm máu. Cho dù có những chấn động trong nội bộ Israel về việc chấp nhận bất cứ thứ gì từ chế độ Đức Quốc xã cũ, nhưng một lần nữa, Ben-Gurion đã có cách của mình. Trong một cuộc bỏ phiếu sít sao, Quốc hội Israel đã phê chuẩn thỏa thuận với Đức.[41] Kinh phí để bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng nước (và những thứ khác) bây giờ đã có trong tay.

Chinh phục ủy viên quản trị điện ảnh

Thậm chí với khoản bồi thường chiến tranh của Đức bắt đầu đổ về vào đầu năm 1953, Israel vẫn còn thiếu một thành phần thiết yếu cho đường ống dẫn Bắc-Nam của họ tới Negev: một nguồn cung nước đảm bảo. Trong khi Blass chắc mẩm có sẵn một lượng nước phong phú, thì các láng giềng thù địch của Israel sẽ phản đối về việc Israel lấy nước ở nơi giáp ranh với họ. Các nghị định thư cần phải được lập để xác nhận xem nhà nước nào có thể lấy nước từ sông Jordan và các nhánh của nó.

Sau một loạt các cuộc đụng độ quân sự chủ yếu giữa Syria và Israel, nhưng cũng liên quan cả đến Jordan và Liban, Tổng thống Dwight Eisenhower quyết định lợi dụng những sự thù địch này như một cơ hội để Mỹ nhúng tay vào. Quan tâm đến việc phân bổ nước đã đành, nhà chỉ huy tối cao Thế chiến II này còn nhắm tới các khái niệm địa chiến lược rộng lớn hơn. Mối bận tâm lớn hơn của Eisenhower là Liên Xô không lợi dụng căng thẳng Ả-rập – Israel làm bàn đạp để can thiệp vào khu vực.

Eisenhower hy vọng thông qua đàm phán cho một giải pháp có tính chất kỹ thuật nhưng có vai trò sống còn như nước, căng thẳng xung quanh tranh chấp Ả-rập – Israel và vấn đề người tị nạn Palestine có thể được hạ nhiệt, thậm chí có thể được giải quyết.[42] Thay vì chọn một nhà ngoại giao đứng ra lãnh đạo các nỗ lực giải quyết xung đột, Eisenhower quay sang Eric Johnston, người đứng đầu Hiệp hội Điện ảnh Mỹ và là một lãnh đạo đảng Cộng hòa đã có kinh nghiệm trong phát triển quốc tế, cử ông ta làm đại sứ đặc biệt của tổng thống tại khu vực Trung Đông.[43]

Johnston đến Israel vào tháng 10 năm 1953 với kế hoạch phân chia nước sông Jordan. Ngay sau khi kế hoạch này được trình bày với người Israel, một điều rõ ràng là, mọi giấc mơ về vận chuyển nước từ miền Bắc tới vùng sẽ chết theo kế hoạch của Johnston. Trong số nhiều vấn đề, đề xuất của Mỹ có hai đặc điểm đặc biệt đáng ngại. Đầu tiên, Johnston muốn phân bổ một lượng nước sông Jordan nhỏ hơn rất nhiều so với lượng mà Israel nghĩ họ xứng đáng được hưởng, và chắc chắn ít hơn lượng nước cần thiết để vận hành các trang trại và cánh đồng trên vùng Negev. Thứ hai, Johnston đã đi đến quan điểm – được đồng tình bởi khối Ả-rập – rằng tất cả nước của sông Jordan sẽ phải giữ lại ở lưu vực sông Jordan phục vụ cho sự phát triển của khu vực chung đó. Nói cách khác, kể cả khi có thể tìm thấy nhiều nước hơn, Israel sẽ không được phép chuyển nó đến vùng Negev.[44] Blass được liệt kê vào danh sách hướng dẫn viên kiêm thầy bổ túc cho Johnston.[45] Theo thời gian, Johnston đã lật lại lập trường của ông trên cả hai nguyên tắc, mà chỉ cần một trong hai được thực thi đều sẽ giết chết Đường Dẫn nước Quốc gia. Đầu tiên, ông nhìn ra sự khôn ngoan của việc sử dụng tất cả các nguồn tài nguyên nước sẵn có “mà không gây những lãng phí không cần thiết, và rằng năng suất mùa màng có thể được canh tác trong vùng nên là tiêu chí tối thượng được kỳ vọng.”[46] Tiếp theo Johnston bị dao động bởi phần trình bày của những người nông dân và các nhà khoa học Israel về các phương pháp nông nghiệp mới với các công nghệ tưới nước và quản lý mùa màng mới lạ.[47] Hiểu rằng nước chưa được sử dụng không nhất thiết phải chảy ra biển và lãng phí ở đó, Johnston đồng ý tăng đáng kể phần nước chia sẻ cho Israel để đất nước này có thể tận dụng nó một cách hiệu quả.

Johnston đã thành công trong việc tác động để các nhà kỹ trị về nước ở mỗi quốc gia Ả-rập công nhận bản kế hoạch sửa đổi của ông là cơ sở cho việc phân bổ công bằng nước sông Jordan cho mục đích của mỗi bên. Không quốc gia Ả-rập nào bị thiệt hại vì thỏa hiệp này, nhưng nó là một chiến thắng đối với Israel, và cuối cùng đó là một tín hiệu mở đường cho dự án nước quan trọng nhất của đất nước này.

Bi kịch Hy Lạp của Simcha Blass

Nhìn lại thì thấy mọi dự án hạ tầng lớn dường như đều là những gì điều hiển nhiên và không thể tránh được. Chi phí, những hy sinh, và nguy cơ thất bại được tối giản đi hoặc lãng quên. Nhưng Israel là một nước nghèo, vẫn còn phải giải quyết gánh nặng kép của việc hấp thụ một lượng lớn người nhập cư đồng thời bảo vệ biên giới mong manh của mình trước những tấn công và xâm lăng. Phải rất can đảm mới dám nhìn xa và thấy được nhu cầu nước sẽ không thể đáp ứng được bởi các nguồn cung hiện có. Trong khi hầu hết các quan chức đắc cử đều trì hoãn các quyết định liên quan đến chi phí, sự phức tạp, nguy cơ thất bại này, thì các nhà lãnh đạo Israel đã chấp nhận thử thách, có lẽ bởi Đường Dẫn nước Quốc gia đã thành một phần ý thức dân tộc kể từ khi Sách Trắng được công bố vào tháng 5 năm 1939.

Hệ thống đường ống dẫn nước từ sông Yarkon ở Tel Aviv đến phía bắc Negev, nằm trong Giai đoạn Hai của Kế hoạch Blass, được thông tuyến vào tháng 7 năm 1955. Người Mỹ gốc Do Thái đã hiến tặng hai phần ba kinh phí cho dự án, phần còn lại được gây quỹ bằng việc bán trái phiếu chính phủ Israel (cũng chủ yếu cho người Mỹ gốc Do Thái). Nhờ lượng nước mới này, 50.000 héc-ta đất sa mạc đã được đưa vào canh tác. Lễ khánh thành gồm có các phần như cầu nguyện tạ ơn, cùng với biểu diễn của các ca sĩ, vũ công từ tất cả các nhà hát hàng đầu của Israel. Đại diện của 17 thành phố ở Mỹ và Thống đốc bang New York, Averell Harriman cũng tham dự.[48]

Gần như ngay lập tức, kế hoạch cho Đường Dẫn nước Quốc gia, Giai đoạn Ba trong kế hoạch Blass, được triển khai. Dự án này sẽ đưa nước từ miền Bắc đất nước tới vùng Negev ở miền Nam, đồng thời hợp nhất với nước sông Yarkon được dẫn đến miền Nam trong Giai đoạn Hai. Các thách thức kỹ thuật đặc biệt đã được khắc phục. Không như đường ống Yarkon-Negev chạy dọc theo bờ biển cát trắng tương đối dễ xây dựng, Đường Dẫn nước Quốc gia là một hệ thống đường ống ngầm khổng lồ chạy qua địa hình núi đá và phải được thực hiện để tránh những âm mưu tấn công của các bên thù địch, hơn nữa phải đủ bền để có thể sử dụng trong nhiều thập kỷ.

Israel là một quốc gia nhỏ bé, thường được so sánh với bang New Jersey ở Mỹ về kích thước, nhưng lại rất đa dạng về khí hậu và độ cao. Các cơ sở hạ tầng nước quốc gia cần phải hoạt động hoàn hảo ở mực nước biển, ở độ sâu 200 mét thấp hơn mực nước biển ở Biển hồ Galilee, cũng như ở độ cao 900 mét trên mực nước biển vùng Jerusalem. Nó cũng phải hoạt động trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, lạnh và khô của mùa đông, và trên sa mạc nóng bỏng.

Gần như tất cả các vùng của Israel sẽ phải trải qua một cuộc đào bới quan trọng để mở đường cho các ống nước, máy bơm và các van nước.[49] Kèm theo sẽ là những bất tiện rất lớn, nhưng mọi công dân, dù là Do Thái hay Ả-rập, sẽ sớm được hưởng thành quả của sự bất tiện này.

Đối với Simcha Blass, đỉnh cao sự nghiệp của ông đã kết thúc giống như cái kết của một vở bi kịch của Hy Lạp.[50] Đầu những năm 1950, Blass rời Mekorot để đảm nhiệm vai trò đại diện đặc biệt của chính phủ Israel về vấn đề nước, công việc quan trọng nhất của ông là đàm phán với đại sứ của Tổng thống Eisenhower, Eric Johnton. Công việc này không tận dụng hết các khả năng của Blass, thêm nữa ông lại muốn dành nhiều thời gian hơn cho việc quy hoạch Đường Dẫn nước Quốc gia, cho nên một công ty quy hoạch nước thuộc sở hữu chính phủ là TAHAL được thành lập gần chỗ ông. Công ty này đã tạo ra hàng chục nghiên cứu và dự thảo cho quy hoạch nước.

Blass từ lâu vẫn đinh ninh đến ngày xây dựng Đường Dẫn nước Quốc gia, ông sẽ giám sát việc lập kế hoạch và xây dựng nó. Thay vào đó, người ta quyết định phân công nhiệm vụ, và trách nhiệm xây dựng Đường này được giao cho Mekorot, công ty cũ mà ông đã cùng Levi Eshkol sáng lập ra năm 1937. Thay vì chấp nhận vai trò chủ chốt nhưng chỉ là một phần trong toàn bộ sự nghiệp triển khai Đường Dẫn nước Quốc gia, Blass đã từ chức và quay về nhà đợi một cuộc điện thoại nói rằng xét cho cùng ông đã hoàn toàn đúng. Cuộc gọi này đã không bao giờ xảy ra. Ben-Gurion và nhiều người khác đã cố gắng thuyết phục ông trở lại với vị trí quy hoạch, nhưng Blass từ chối.[51]

Một cuộc chuyển biến toàn quốc

Đường Dẫn nước Quốc gia đã chứng tỏ nhiều hơn là một đường ống dẫn nước siêu đắt đỏ và phức tạp đơn thuần. Hệ thống mới không chỉ cải thiện sự ổn định, khả năng tiếp cận, và chất lượng nguồn nước, nó còn là nguồn cảm hứng vĩ đại cho quốc gia non trẻ này. Bất kể là việc đưa người lên Mặt Trăng hay việc tái thiết sau một cơn bão khủng khiếp, những dự án hạ tầng lớn hoàn thành đúng hạn, đúng ngân sách luôn mang lại cảm giác tự hào cho quần chúng và nâng cao bản sắc dân tộc. Chúng cũng lan tỏa trong nhân dân một tinh thần là các thách thức cộng đồng khác cũng có thể vượt qua được và có thể thống nhất quốc gia về mội mối. Đối với Israel, một quốc gia được chắp vá bởi những người di cư đến từ hơn một trăm quốc gia, Đường Dẫn nước Quốc gia đã làm được những điều kể trên và nhiều hơn nữa.

Đường ống dẫn đó cũng là một công trình công cộng quy mô cho quốc gia đang trưởng thành. Trong nhiều năm xây dựng đầu thập kỷ 1960, mỗi ngày hàng ngàn người đã đào, hàn, lắp đặt đường ống, hoặc các công việc khác trên hệ thống nước mới.[52] Để dễ hình dung về phạm vi và chi phí của công trình này: trên cơ sở bình quân đầu người, có tính đến lạm phát, việc xây dựng Đường Dẫn nước Quốc gia Israel đã chi tiêu nhiều hơn sáu lần so với chi tiêu của Mỹ cho việc xây Kênh Đào Panama – mà, tại thời điểm xây xong, công trình này được coi là “công trình công cộng lớn nhất trong lịch sử Mỹ.”[53] Tính bình quân đầu người, Đường nước này tốn phí nhiều hơn nhiều các công trình biểu tượng của của nước Mỹ như đập Hoover hay cầu Cổng Vàng (Golden Gate).

Đường nước này đã mở ra khả năng cho sa mạc Negev thực hiện cam kết của Ben-Gurion rằng Israel sẽ làm cho sa mạc này nở hoa. Với dung lượng bơm hơn 120 tỷ gallon nước trên hệ thống, giờ đây đã có đủ nước để trồng nhiều loại hoa màu trên vùng cát khô cằn của miền Nam. Nhiều người nhập cư mới đến cần nơi ở và việc làm đã tìm đường đến với các cộng đồng mới ở Negev, trở thành những người nông dân.

Bản đồ đất nước cũng đã thay đổi. Trước khi khai thông Đường Dẫn nước Quốc gia, vùng sa mạc chỉ xuất phát từ phía nam của Rehovot, một khu định cư nông nghiệp cách không xa Tel Aviv. Dòng nước mới cho phép quốc gia bé nhỏ này lập nghiệp trên vùng đất mở rộng, cách Rehovot 50 dặm hoặc xa hơn, tiến về phía các điểm phía nam của Beersheba. Ngày nay, Beersheba là một thành phố sôi động và là thủ phủ của vùng Negev. Nếu không có Đường Dẫn nước Quốc gia, đất nước này đã không thể mở rộng biên giới trên vùng sa mạc và không thể chứng kiến số lượng lớn người đến định cư ở đây.[********]

Sự thành công của Đường Dẫn nước Quốc gia chứng minh hùng hồn về nhận định sai lầm của các quan chức và các nhà kinh tế người Anh về giới hạn tăng trưởng dân số. Đường Dẫn nước Quốc gia không phải điều duy nhất làm nên thành công về nước của Israel, mà bắt nguồn từ việc Israel biết quy hoạch hệ thống nước quốc gia của mình: quy hoạch, chú trọng công nghệ, ý chí quyết tâm và dám chấp nhận rủi ro đã giúp Israel làm chủ thời tiết và sản xuất dôi dư nước. Từ một đất nước gần như không thể nuôi sống chính mình trong thời điểm quy mô dân số nhỏ hơn nhiều, ngày nay quốc gia này không chỉ tự cung tự cấp trái cây, rau quả, sữa và gia cầm, mà còn xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ đô-la các nông sản chất lượng cao, tiêu thụ nhiều nước.[54]

Thành tích xuất khẩu lớn nhất có được là kết quả của việc canh tác trên sa mạc, nghiên cứu khoa học cây trồng, nhân giống, và di truyền học – đều đang trở thành động lực mới tại Israel – tất cả các lĩnh vực mà Israel giữ vị trí dẫn đầu trong nghiên cứu khoa học ngày nay, sau khi hệ thống nước quốc gia hoàn thành. Sự sẵn có của nước trên vùng đất sa mạc cho phép các nhà khoa học Israel – nhiều người trong số họ là người nhập cư – nghĩ ra cách thức mới để sử dụng vùng đất này. Như vậy Ben-Gurion đã đúng: Vùng sa mạc cằn cỗi, vô giá trị đã trở nên có giá trị và năng suất cao.

Mặc dù phong trào môi trường và những đổi thay khởi nguồn từ đó phải nhiều năm sau mới diễn ra, khả năng tiếp cận nguồn nước phía bắc này đã giảm tải cho các giếng khoan dọc bờ biển. Các giếng này có thể nạp lại bằng nước mưa mùa đông, và nước ít mặn từ phía bắc có thể được cho trộn với nước ven biển để có lợi hơn cho sức khỏe. Cuối cùng, sự hiện diện của một hệ thống nước quốc gia tích hợp cũng cho phép cải tạo các dòng sông từ chỗ là bãi chứa thải lộ thiên trở thành những điểm vui chơi giải trí, thiên nhiên.

Xuất phát từ bản kế hoạch đầu tiên của Blass năm 1939 soạn ra để đối phó với Sách Trắng Anh quốc, tư duy về nước đã chuyển dịch ra ngoài phạm vi địa phương hay khu vực. Cho dù nằm trong tay Blass hay những người kế nghiệp ông, quy hoạch và sử dụng nước về sau đã trở thành viễn kiến quốc gia. Điều này đóng góp vào sự phát triển một bản sắc Israel.

Đường Dẫn nước Quốc gia không chỉ là dự án cơ sở hạ tầng đơn thuần. Nó là hiện thân của tư tưởng cho rằng các lợi ích quốc gia quan trọng hơn bất cứ phần riêng rẽ nào. Tất cả mọi người sẽ cùng vươn lên. Dù tư tưởng này trên thực tế không được áp dụng ở mọi nơi, nó chắc chắn đã trở thành và vẫn là triết lý chủ đạo của Israel về nước.

Đường Dẫn nước Quốc gia thông tuyến vào ngày 10 tháng 6 năm 1964. Vì những lo ngại an ninh nên đã không có buổi lễ công phu như lần thông tuyến đường ống Yarkon-Negev một thập kỷ trước đó.[55] Khách dự được mời tham gia một loạt các sự kiện nhỏ, và một số vị khách được trao vinh dự kích hoạt một phần đường ống. Người kế nhiệm của Blass trong quy hoạch Đường Dẫn nước Quốc gia, Aaron Wiener[********], là một trong những vị khách mời đó. Walter Clay Lowdermilk đã đi thăm quan một phần của cơ sở này trong chuyến đi đặc biệt của ông đến Israel.[56] Không có ghi chép nào về việc Simcha Blass được mời hoặc tham dự các nghi thức này.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button