Chuyên ngành

12 Bí Quyết Trở Thành Cha Mẹ Thông Thái

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dương Tư Trác

Download sách 12 Bí Quyết Trở Thành Cha Mẹ Thông Thái ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NHỮNG BẬC CHA MẸ THÔNG THÁI?

Các bậc cha mẹ thân mến, thời gian trôi đi thật nhanh, khi chúng ta còn là những đứa trẻ, thời gian cứ thong thả dạo chơi, khi chúng ta bước vào thế giới của người trưởng thành, thời gian bắt đầu trôi qua rất nhanh, và từ khi chúng ta trở thành cha mẹ, thời gian sẽ trôi nhanh hơn bao giờ hết. Tre già măng mọc, con cái ngày một khôn lớn cũng là lúc chúng ta ngày một già đi. Bình thường chúng ta vẫn thấy mình trẻ trung, nhưng bất chợt một ngày nhận thấy đứa con ngày nào còn ê a học nói, giờ đã cao đến vai mình, đột nhiên chúng ta mới phát hiện ra mình đã đi quá nửa đời người. Đúng vậy, nhắc đến con cái, những người làm cha mẹ thường có những cảm xúc giống nhau. Nếu nói con cái chào đời là lễ khai giảng của cha mẹ thì con cái trưởng thành chính là kỳ thi tốt nghiệp của chúng ta.

Nếu bạn có thời gian, tôi muốn cùng bạn ngồi xuống, uống một chén trà, ngắm cây cỏ tươi tốt trong vườn và lặng lẽ suy nghĩ một vấn đề: Với bài kiểm tra là con cái, thành tích thi của chúng ta sẽ như thế nào?

Trong thời gian giảng dạy của mình, tôi đã tiến hành một bài trắc nghiệm tâm lý với 1.000 người là giám đốc, nội dung: Là một người con, bạn tự cho mình bao nhiêu điểm? Có 80% đạt trên trung bình, 20% dưới trung bình; một bài trắc nghiệm khác: Là cha mẹ, bạn tự cho mình bao nhiêu điểm? Trên trung bình có 40%, dưới trung bình là 60%. Xem ra nếu là một người con, phần lớn mọi người đều tự tin; nhưng là cha mẹ thì đa phần mọi người lại chưa được tự tin lắm!

Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi trước khi lái xe bạn đã được học lái xe, trước khi trở thành giáo viên thì bạn đã được giáo dục các kỹ năng sư phạm, thậm chí trước khi quản lý thang máy thì bạn cũng đã học được cách bảo dưỡng, lau chùi. Nhưng, trước khi trở thành cha mẹ, bạn đã bao giờ được bồi dưỡng và đào tạo qua các lớp làm cha mẹ hay chưa? Hàng ngày phải đối diện với bao nhiêu vấn đề đúng sai của trẻ mà không ai nói cho bạn biết phải làm thế nào. Nếu lái xe trên đường đều là những người không có bằng lái thì giao thông sẽ trở nên hỗn độn, cũng giống như các bậc làm cha mẹ, nếu như không có phương pháp dạy con hợp lý, thì con cái chúng ta sẽ chỉ trở thành những người vô dụng mà thôi. Là một thành viên trong đội ngũ các ông bố bà mẹ, tôi cũng có trải nghiệm như vậy. Tôi đã từng làm nhân viên công vụ, làm tổng giám đốc, làm giáo viên, làm nhà tư vấn. Nhưng kết luận cuối cùng mà tôi rút ra được vẫn là: Không có ngành nghề nào khó hơn làm cha mẹ. Khó ở chỗ mỗi đứa trẻ chính là một bài kiểm tra phải làm đúng một lần, không có cơ hội sửa sai. Trong khi nếu bạn là tổng giám đốc, thậm chí là tổng thống, thì cũng không có yêu cầu hà khắc như vậy. Còn khó ở chỗ, nếu con cái thật sự là một bài kiểm tra bình thường thì cũng không quá khó khăn, nhưng con cái của chúng ta lại là một bài kiểm tra đặc biệt phức tạp, bạn muốn viết 360, nhưng nó lại bắt bạn phải viết 180; bạn yêu cầu vẽ hoa hướng dương, nó vẽ cho bạn một bông hoa dại; bạn càng muốn tiếp cận nó, nó càng rời xa bạn; bạn càng muốn hạn chế nó, thì nó lại càng kết thù kết oán với bạn hơn.

Làm cha mẹ khó như thế, vậy nếu chúng ta buông tay, mặc trẻ rời xa chúng ta thì kết quả sẽ như thế nào? Liệu trẻ có ổn không? Câu trả lời là “không”, bởi lúc đó, trẻ sẽ đổ hết mọi lỗi lầm cho bạn, chúng sẽ gây áp lực cho bạn bằng sóng gió của dư luận, chúng sẽ nói rằng: Bạn là người vô trách nhiệm và oán hận bạn tận cùng. Bởi thế, làm giám đốc, làm quan chức, làm quản lý không tốt bạn có thể từ chức, nhưng làm cha mẹ thì bạn không thể từ chức được.

Thực ra, chuyện mới hôm nay lại chính là chuyện cũ hôm qua. Những khó khăn trong việc dạy con đã tồn tại từ xưa. Câu chuyện về Adam và Eva – cặp vợ chồng đầu tiên trên thế giới chính là một ví dụ cho thấy thất bại: Con trai cả của họ là Cain vì đố kỵ đã giết chết em trai Abel. Hoặc vua David của Israel, tuy là người giỏi trị quốc nhưng lại thất bại trong việc dạy con, người con trai tên là Absalom mà ông ta yêu quý nhất cuối cùng biến thành nghịch tử tàn bạo. Vì thế khi nuôi dạy con cái, bạn không thể tránh được một điều: Đau khổ và vui vẻ.

Có thể có người sẽ nói, trong sự đau khổ và vui vẻ ấy, phải xem cái nào nhiều hơn. Quả đúng như vậy, 40% cha mẹ tự cho là đạt chuẩn trong bài trắc nghiệm trên ấy, phần lớn đều vui nhiều hơn khổ; còn 60% cha mẹ tự cho là không đạt chuẩn, lúc nào cũng là phiền não nhiều hơn vui vẻ. Phiền não từ đâu mà có? Thông qua nghiên cứu hơn mười năm với những người là lãnh đạo, tôi phát hiện một công thức phiền não: F=Z/N, tức phiền não = trách nhiệm/khả năng. Phiền não chủ yếu có liên quan đến hai yếu tố, đó là trách nhiệm khó có thể thoái thác và khả năng có thể nâng cao. Lấy một ví dụ, bạn gánh vác 100 trách nhiệm, bạn chỉ có một khả năng, vậy thì suy luận theo công thức này, phiền não sẽ là 100. Nhưng 100 trách nhiệm này không thay đổi, khả năng lại thay đổi, từ 1 biến thành 100, tử số trên là 100, mẫu số là 100, vậy thì phiền não sẽ biến thành 1. Vì thế, có thể kết luận: Bạn đau khổ, bởi vì bạn phiền não, bạn phiền não, bởi vì bạn bất lực. Đây là một công thức mang tính phổ biến. Công việc khiến bạn phiền não, bạn không có năng lực trong công việc; cấp trên khiến bạn phiền não, bạn không thể làm gì với cấp trên; nhân viên khiến bạn phiền não, bạn thất vọng với nhân viên; chồng khiến bạn phiền não, bạn bất lực với chồng; vợ khiến bạn phiền não, bạn bất lực với vợ; và dĩ nhiên, con cái khiến bạn phiền não, bạn sẽ bất lực với con cái, đó cũng là bởi bạn thiếu khả năng giáo dục con cái.

Xét từ công thức này, có thể thấy có hai con đường giúp cha mẹ giải quyết phiền não: Con đường thứ nhất là từ bỏ trách nhiệm, không làm cha mẹ nữa; đôi khi vì quá tức giận cha mẹ nói: “Mày thích đi đâu thì đi, đừng bao giờ quay về nữa”, nhưng khi con cái bỏ nhà ra đi thật thì cha mẹ lại lo lắng tìm hết chân trời góc bể, khóc lóc đau buồn, vậy thì xem ra con cái là món nợ cả đời của cha mẹ, đến lúc nhắm mắt xuôi tay bạn mới có thể trả hết được món nợ đó. Con đường thứ hai chính là nâng cao khả năng. Khả năng nâng lên, phần lớn phiền não sẽ được giải quyết. Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần luôn nhớ câu này: Lo lắng cho con đến tan nát cõi lòng, cũng chỉ vì chúng ta thiếu trí tuệ. Nhưng trí tuệ là gì? Từ đâu mà có? Chúng ta có thiếu không và bổ sung nó bằng cách nào? Vậy thì, các bậc cha mẹ hãy dành một chút thời gian tĩnh tâm lại để tìm lời giải đáp trong cuốn sách này, có thể nó sẽ giúp các bạn trở thành những bậc cha mẹ thông thái.

Có thể một số người sẽ nói, mười năm trước nghe những điều này còn có ích, bây giờ đã muộn rồi. Nhưng giáo dục là trách nhiệm cả đời của cha mẹ, đến lúc nào cũng không muộn. Giáo dục sớm có tác dụng của giáo dục sớm, giáo dục muộn có tác dụng của giáo dục muộn.Cuộc đời ai cũng có sai lầm, ngay cả David thông minh cũng đã từng là người ác, hại chết chồng của người khác, bá chiếm vợ của người khác. Nhưng về sau đã biết sửa sai, trở thành quốc vương vĩ đại nhất trong lịch sử Israel. Con cái chúng ta vẫn chưa hư tới mức độ của David nên hoàn toàn có khả năng giáo dục tốt. Không có giáo dục muộn, chỉ có nhận thức muộn. Vậy thì, là cha mẹ thông thái, bạn không được nuối tiếc vì hôm qua không giáo dục con, cũng không được hứa ngày mai sẽ giáo dục con mà cần phải giáo dục chúng ngay từ bây giờ.

Về vấn đề của trẻ, chúng tôi đã đề cập tới trong “9 mật mã bước vào thế giới của người trưởng thành”, còn ở đây chúng tôi chú trọng nói tới vấn đề của các bậc cha mẹ. Có thể một số cha mẹ sẽ nói, vẫn chỉ là chuyện dạy con cái, tôi biết từ lâu rồi. Nếu bạn thật sự đã biết nhiều như vậy, thì nhất định sẽ phát hiện ra một số điều chưa biết: Bạn biết một năm có mười hai tháng, con người có 12 con giáp, đồng hồ có 12 vạch chỉ giờ, một ngày có 12 giờ. Nhưng ngày nào cũng dùng máy tính, liệu bạn có biết chức năng của 12 phím: từ F1 đến F12; ngày nào bạn cũng gọi điện thoại, liệu bạn có biết bàn phím điện thoại có 12 kí tự gọi: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0, cộng với * và #; ngày nào bạn cũng dùng đầu óc suy nghĩ, liệu bạn có biết 13 đôi dây thần kinh luôn làm việc cho bạn. Ngày nào bạn cũng giáo dục con, liệu bạn có biết, để bồi dưỡng con cái thành người bạn không thể thiếu được 12 trí tuệ.

Các bậc cha mẹ thân mến, có thể mỗi chúng ta có một đặc điểm, vai trò, vị trí khác nhau trong xã hội, nhưng chúng ta đều có một điểm chung đó là làm cha mẹ. Tôi cũng giống các bạn, cũng yêu con của mình, cũng trải qua những cung bậc cảm xúc của buồn vui đau khổ mà làm cha mẹ mang lại. Vì thế, khi biết tôi và các bạn gặp nhau ở cùng một điểm, tôi sẵn sàng tặng các bạn một món quà đặc biệt của mình. Không phải là 99 đóa hoa hồng xinh đẹp mà là 12 trí tuệ; theo thời gian, hoa hồng sẽ tàn; còn theo năm tháng, trí tuệ sẽ ngày càng tỏa sáng.

YÊU THƯƠNG CON CŨNG CẦN TRÍ TUỆ

Dạy con là trách nhiệm, yêu con là thiên tính. Từ khoảnh khắc con xuất hiện trong bụng mẹ là hành trình tình yêu của cha mẹ bắt đầu. Cho dù con cái đối xử với cha mẹ như thế nào, thì tình yêu của cha mẹ dành cho chúng là vĩnh viễn không thay đổi. Một nữ tổng giám đốc thành đạt đã có những lời tâm sự như thế này: “Hồi nhỏ tôi thích nhất là ngồi sau xe đạp của cha, đi qua lòng đường, không bao giờ lo lắng sẽ bị ngã, bởi vì luôn tin rằng: cho dù thế nào cha cũng sẽ luôn bảo vệ mình. Trong cuộc đời, liệu còn có một người đàn ông khác khiến bạn có niềm tin tuyệt đối như thế không?” Đọc những lời tâm sự trên, không ít người cảm thấy xúc động. Đúng vậy, người khiến chúng ta xúc động ấy chính là cha mẹ, cho dù bản thân bị thương cũng sẽ luôn bảo vệ con cái, đến tận ngày họ vĩnh viễn rời xa thế giới này. Con người hay động vật, thì để bảo vệ con cái, đều có những bản năng tự nhiên rất giống nhau.

Có một câu chuyện vô cùng xúc động: Ở một sa mạc phía tây Trung Quốc bị thiếu nước nghiêm trọng, mỗi người mỗi ngày chỉ được phép dùng 1,5 lít nước, nước mà các cư dân ở đây dùng đều là nước được đưa tới từ nơi rất xa. Con người không thể thiếu nước, gia súc cũng vậy. Một hôm, có một con bò cái vô cùng khát nước, nó giằng đứt dây thừng, chạy đến bên con đường mà xe chở nước thường hay đi qua, khi xe chở nước đến, bò cái nhanh chóng lao lên, xe buộc phải phanh gấp và dừng lại. Bò cái im lặng đứng trước xe, mặc cho người lái xe quát mắng thế nào cũng không chịu nhúc nhích. Về sau, chủ nhân của con bò đến, nhìn thấy bò chặn đường, người nông dân liền vung roi đánh nó, thậm chí đánh đến toạc cả da, nhưng bò vẫn nhất định không rời đi. Người đưa nước thấy áy náy, đành phải lấy nửa chậu nước, đặt trước mặt bò. Không ngờ con bò không uống một ngụm nào mà ngửa đầu kêu vang. Một chú bò con từ sau đống cát cách đó không xa chạy ra, bò mẹ bị thương hiền từ nhìn đứa con tham lam uống hết nước, thè lưỡi liếm mắt bò con, bò con cũng liếm mắt bò mẹ. Trong yên lặng, người ta nhìn thấy nước mắt trong mắt bò mẹ và bò con, những người có mặt chứng kiến cảnh này không ai không xúc động, nước mắt cứ thế tuôn rơi.

Các bậc cha mẹ thân mến, chúng ta không cần phải khảo sát tính chân thực của câu chuyện này, bởi hình ảnh con bò cái chính là hình ảnh chân thực của chúng ta. Chúng ta hy sinh tất cả tuổi thanh xuân của mình để nuôi nấng chăm bẵm con, chúng ta cũng sẵn sàng từ bỏ nhu cầu của mình để thỏa mãn nhu cầu của con. Nhưng, nếu chúng ta chỉ có bản năng yêu thương thiên bẩm như thế, nếu chúng ta chỉ có tình yêu theo kiểu bò mẹ bảo vệ bò con như thế, thì liệu chúng ta và con vật có gì khác nhau?

Vấn đề này đã khiến tôi suy nghĩ rất lâu, cho đến một hôm đọc lại “Hamlet”, tôi bỗng chốc thấy bừng tỉnh. Trong “Ham let”, Shakespeare nói rằng: “Con người là tinh hoa của vũ trụ, là linh trưởng của vạn vật.” Đúng vậy, con người là linh trưởng của vạn vật, sự khác biệt giữa con người và con vật ở chỗ, con vật chỉ có bản năng, còn con người ngoài bản năng ra còn có ý thức và lý trí. Tôi đã làm một cuộc so sánh về những cha mẹ thành công và những cha mẹ thất bại, kết quả là: Họ đều có bản năng yêu thương. Nhưng ở những cha mẹ thành công, trong bản năng yêu thương còn có yếu tố trí tuệ. Còn ở cha mẹ thất bại, họ lại thiếu mất điều này.

Có một câu chuyện như thế này: Ngày 22 tháng 2 năm 2010, Nội Mông Cổ trong một ngày bình thường đã xảy ra một thảm kịch không bình thường. Vương Lợi tốt nghiệp đại học, làm công việc tín dụng ở xã, đã đòi cha bỏ tiền ra mua cho anh ta một chiếc xe mới. Người cha bình thường luôn làm theo lời yêu cầu của con trai, nhưng nghĩ tới việc con trai giờ đã lập gia đình, không thể mãi dựa dẫm vào cha mẹ, nên đã từ chối lời thỉnh cầu này. Sau khi bị cha từ chối, chàng trai chưa bao giờ phải nghe cha nói “không” đã tức giận, lấy dao và đâm nhiều nhát vào xe cha. Khi cha hô hào mọi người đến cứu và nhảy ra khỏi xe thì Vương Lợi tiếp tục đuổi theo, đâm liền mấy nhát vào lưng cha, thấy cha vẫn đang vùng vẫy, hắn lại tiếp tục đâm cho cha thêm vài nhát nữa… cho đến khi cha không còn cử động nữa mới thôi.

Với một kẻ cố tình giết người như thế, xã hội sẽ kiên quyết trừng phạt, vậy còn người cha, còn một chút sức tàn cuối cùng, ông sẽ có phản ứng gì? Ông chỉ nói một câu: “Con trai, cầm lấy tiền và chạy đi!”

Có ai hiểu cho tấm lòng cha mẹ! Một người cha bị sát hại vẫn khoan dung như vậy, vẫn yêu thương con đến như vậy, và bi kịch cũng bắt nguồn từ sự yêu thương đó. Người cha đáng thương và đáng buồn này tới lúc chết vẫn không hiểu: Đây không phải là khoan dung mà là dung túng, đây không phải là tình yêu chân chính mà là tình yêu mù quáng. Nếu tình yêu này được bắt đầu lại từ đầu thì bi kịch ấy nhất định sẽ vẫn tái diễn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button