Chuyên ngành

12 Bài Học EQ Mẹ Cần Dạy Trẻ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tống Dự Thư

Download sách 12 Bài Học EQ Mẹ Cần Dạy Trẻebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời nói đầu

EQ là khái niệm mà các nhà tâm lý học đã đưa ra để chỉ sự tương đối giữa trí tuệ và cảm xúc. Nó chủ yếu chỉ phẩm chất về các mặt như cảm xúc, tình cảm, sức chịu đựng. EQ giữa mỗi người không hề có sự khác biệt rõ rệt ngay từ khi mới sinh ra mà liên quan đến sự bồi dưỡng sau này. EQ là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, là đức tính lạc quan hài hước, là dũng khí đối mặt và khắc phục khó khăn, là tinh thần tự khích lệ bản thân, là kiên trì bền bỉ, là nắm bắt tình cảm của mình và người khác.

Các nhà khoa học cho rằng: “Cuộc đời mỗi người có hai thời kỳ phát triển độc lập về tính cách, một là từ năm 2 – 3 tuổi, hai là từ năm 12 – 13 tuổi. Nếu sự phát triển của hai thời kỳ này gặp trở ngại thì sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời”. Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng EQ cho trẻ. EQ là một khả năng, là một sự sáng tạo, cũng là một kỹ năng. Chỉ cần có thêm chút dũng khí, thêm chút sáng tạo, thêm chút rèn luyện, thêm chút tình cảm thì sẽ khiến trẻ trở thành “thần đồng EQ”. EQ cao hay thấp quyết định những khả năng khác của trẻ, trong đó có cả việc EQ có thể phát huy đến mức tối đa hay không, từ đó quyết định thành công suốt đời của trẻ.

Mỗi cha mẹ đều nên biết rằng, bồi dưỡng EQ chính là bồi dưỡng tâm lý lành mạnh, bồi dưỡng đức tính cao thượng, bồi dưỡng phẩm chất cao quý cho trẻ. Mục tiêu của cha mẹ nên là bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất như tự tôn, tự tin, độ lượng, thân thiện, biết hợp tác, dũng cảm tìm tòi, sáng tạo, kiên trì bền bì, chăm chỉ cần cù, khiêm tốn thật thà, có đầy đủ nhân cách, khí chất và khả năng của một con người xuất sắc. Công việc này rất gian khổ, cũng rất tỉ mỉ, cần phải đầu tư thời gian và sức lực.

Bồi dưỡng EQ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ tạo cơ sở vững chắc để trẻ bước vào xã hội. Điều này đã trở thành nội dung trọng yếu trong giáo dục gia đình. Để giúp trẻ hoàn thiện EQ, chúng tôi đã biên soạn cuốn “12 bài học EQ mẹ cần dạy trẻ” với ngôn ngữ dễ hiểu và những câu chuyện bao hàm những ý vị sâu xa về con người, khiến chúng ta phải suy ngẫm như: tính tự lập, thành thực, tốt bụng, hợp tác, chia sẻ, đối mặt với trở ngại và thất bại…

Cuốn sách sẽ giúp các bậc phụ huynh bước vào thế giới nội tâm của trẻ, tìm kiếm những vấn đề trẻ có thể gặp phải trong quá trình trưởng thành, cảm nhận niềm vui, nỗi buồn của trẻ, bồi dưỡng EQ cho trẻ. Ấn phẩm này có thể trở thành người thầy, người bạn tốt trên con đường trưởng thành của trẻ; là ngọn đèn soi sáng đường cho cha mẹ trong quá trình giáo dục trẻ. Qua việc đọc cuốn sách này, độc giả sẽ thấy được những điều tốt đẹp từ việc bồi dưỡng EQ mang lại.

Biên tập

Bài học đầu tiên

Bồi dưỡng “thần đồng” EQ

Cha mẹ là người thầy đầu tiên, là người quan trọng nhất quyết định cuộc đời trẻ. Vì thế, tạo cho trẻ một nền giáo dục tốt là vô cùng quan trọng. Cha mẹ phải để trẻ cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây không đơn thuần là “nhiều” mà phải là “đầy đủ”. Sự đầy đủ này chỉ có ở những người biết cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của mình mới có thể tận hưởng. Nói một cách khác, người có chỉ số EQ cao là người hạnh phúc nhất. Vì thế, cha mẹ phải tặng món quà EQ này cho trẻ, như thế, cuộc đời trẻ mới trở nên hoàn mỹ.

01
EQ rất quan trọng với sự thành công của trẻ trong tương lai
Một người có thể thành công hay không, nhân tố quyết định quan trọng nhất là gì? Cuộc điều tra về những sinh viên đã tốt nghiệp tại trường đại học Harvard phát hiện, EQ có tác dụng mang tính quyết định đối với thành công. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu một người chỉ có thành tích học tập vượt trội thì sau này chưa chắc đã thành công được. Chỉ số IQ cao không có nghĩa là người đó có thể đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp hoặc có thể làm nên sự nghiệp. Dĩ nhiên, khả năng học tập cũng rất quan trọng. Nhưng muốn đứng vững và đạt được thành tích trong xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà chỉ dựa vào học tập thì không đủ, còn phải có nhiều khả năng để thích ứng với xã hội. Những khả năng này chính là EQ.

Theo “Báo thế kỷ 21” (bản tiếng Anh), nước Mỹ đã tiến hành điều tra với 733 người có trong tay hàng triệu đô và phát hiện ra rằng: Những nhân tố hàng đầu có tác dụng quyết định đối với sự thành công của họ là những nhân tố về EQ như: đối xử với tất cả mọi người một cách thành thực, nghiêm túc tuân thủ kỷ luật, thân thiện với mọi người…

Những số liệu và sự thật này lại một lần nữa chứng minh tầm quan trọng của EQ đối với sự trưởng thành và thành công của một người.

Một nhà tâm lý học đã từng tiến hành một thực nghiệm: Cho hai nhóm A, B với khả năng học tập ngang nhau cùng làm thực nghiệm xếp hình và học những âm tiết vô nghĩa, sau đó kiểm tra mức độ ghi nhớ về hình vẽ đã xếp được.

Khi nhóm A làm thực nghiệm xếp hình, người tiến hành thực nghiệm đã khen ngợi họ, sau đó để họ tiếp tục học những âm tiết vô nghĩa. Còn với những học sinh của nhóm B, người tiến hành thực nghiệm đã phê bình và trách mắng họ vô cùng nghiêm khắc, sau đó để họ học những âm tiết vô nghĩa. Kết quả phát hiện: Sau khi nghe những lời phê bình, học sinh trong nhóm B cảm thấy căng thẳng, chán nản, thành tích xếp hình càng ngày càng kém, hiệu quả học tập âm tiết cũng giảm xuống nhanh chóng; còn học sinh nhóm A thì lại rất tích cực, kết quả học tập ngày càng được nâng cao. Thực nghiệm chứng minh, cảm xúc và trạng thái tình cảm tốt đẹp có một mối quan hệ nhất định với sự thành công trong học tập và công việc. Cái quyết định trạng thái tình cảm và cảm xúc chính là EQ.

Daniel Goleman trong cuốn “Cảm xúc và trí tuệ” (Emotional Intelligenee) chỉ ra rằng: Dự đoán thành công của một người trong tương lai, IQ nhiều lắm chỉ có thể quyết định được 20% nhân tố thành công, 80% còn lại đều thuộc về những nhân tố khác. Trong đó, nhân tố quan trọng chính là EQ. EQ là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của một người.

Một người có chỉ số EQ cao thường có thể hiểu và nắm bắt tình cảm của mình một cách tỉnh táo, có thể cảm nhận được tình cảm của người khác và đáp lại họ một cách nhanh nhạy, có thể chiếm được ưu thế về mọi mặt trong cuộc sống. Như thế, cuộc sống và công việc của họ sẽ càng tốt đẹp hơn, càng dễ được thỏa mãn về tâm lý hơn, đồng thời cũng có thể vận dụng trí tuệ của mình để thu được những thành quả lớn hơn.

Thế kỷ XXI là một thế kỷ cạnh tranh khốc liệt giữa các nhân tài, không chỉ là sự cạnh tranh về IQ mà quan trọng hơn là sự cạnh tranh về EQ. Vì thế, những cha mẹ có tinh thần trách nhiệm và có tầm nhìn xa, bên cạnh việc quan tâm giáo dục IQ thì cũng nên quan tâm giáo dục EQ cho trẻ.

EQ có vai trò quan trọng đối với thành công của mỗi người như thế. Vậy, cha mẹ nên bồi dưỡng EQ cho trẻ theo từng giai đoạn như thế nào?

Giáo dục trẻ nhận biết và kiềm chế cảm xúc của mình
Trước tiên, phải dẫn dắt để trẻ hiểu những cảm xúc nào là tốt, những cảm xúc nào là xấu. Những cảm xúc tốt đẹp, tích cực dễ được xã hội chấp nhận như: nhiệt tình, vui vẻ, lạc quan, thân thiện… nên để chúng được tự do biểu hiện ra bên ngoài. Còn những cảm xúc không tốt, tiêu cực như: lạnh lùng, u uất, bi quan, đố kỵ… thì phải kìm nén và loại bỏ. Đồng thời, cần phải dạy trẻ hiểu cách bày tỏ cảm xúc trong mọi tình huống để trẻ có thể tự giác nắm bắt, dần dần hình thành khả năng tự kiềm chế cảm xúc của mình. Có thể hiểu: Kiềm chế được cảm xúc của mình không chỉ là một đức tính tốt đẹp mà còn là biểu hiện của “thần đồng EQ”.

Chú ý những biến đổi nhỏ trong tình cảm của trẻ
Trẻ tuy còn nhỏ nhưng thực ra thế giới nội tâm vô cùng phong phú, cha mẹ phải trò chuyện với con thật nhiều, để trở thành người bạn tri kỷ của chúng. Cha mẹ cũng cần phải hiểu những nhu cầu của trẻ, nếu là nhu cầu hợp lý, có thể thỏa mãn được thì nên cố gắng thực hiện. Nếu là nhu cầu không hợp lý, không thể thỏa mãn thì phải giải thích cho trẻ biết vì sao không thể thỏa mãn, nhất định không được bỏ mặc trẻ, cũng không được để trẻ tự làm theo ý mình, càng không được chửi bới, đánh mắng, kìm hãm cảm xúc của trẻ mà nên để cho chúng bày tỏ cảm xúc, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và nghĩ cách giải quyết một cách kịp thời.

Bồi dưỡng khả năng giao tiếp xã hội cho trẻ
Tâm lý của con người chịu ảnh hưởng từ môi trường. Nếu trẻ “sống một mình” trong thời gian dài, không tiếp xúc với người khác thì không những khiến trẻ không có ý thức về người khác mà còn không có thói quen giao tiếp với người khác (Dĩ nhiên càng không có kỹ năng giao tiếp với mọi người). Đây là một xu hướng khá nguy hiểm, kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển EQ của trẻ. Cha mẹ cần cố gắng tạo cho trẻ cơ hội để giao tiếp, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho chúng. Chẳng hạn, khi nhà có khách đến chơi, có thể để trẻ làm quen kết bạn, rót trà tiếp khách. Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ học được cách đối nhân xử thế. Ngoài ra, nên đưa trẻ đến tham dự những buổi tiệc phù hợp để trẻ gặp gỡ mọi người và học cách giao tiếp. Như thế có thể giúp trẻ tăng thêm hiểu biết và sự tự tin, khiến trẻ mạnh dạn trong giao tiếp hơn.

Đồng thời, cha mẹ nên khích lệ trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể, để trẻ sinh hoạt chung với các bạn cùng tuổi, cùng dạy nhau cách sống và cách chơi đùa. Ngoài ra, cha mẹ nên nhiệt tình mời các bạn của trẻ đến nhà chơi, đồng thời, khích lệ con đến nhà các bạn chơi. Dĩ nhiên, khi trẻ chơi với các bạn khác, phải dạy trẻ tuân thủ kỷ luật, độ lượng với các bạn, cùng giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau.

Tóm lại, EQ là chỉ khả năng kiềm chế cảm xúc và điều tiết các mối quan hệ của một người, là “nhân tố quan trọng” quyết định sự thành công của trẻ trong tương lai, cha mẹ cần hết sức chú trọng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button