Chứng khoán

Hồi Ức Của Một Thiên Tài Đầu Tư Chứng Khoán

hoi uc cua mot thien tai dau tu chung khoan sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Edwin Lefevre

Download sách Hồi Ức Của Một Thiên Tài Đầu Tư Chứng Khoán ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHỨNG KHOÁN

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách

 3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Trong thế giới đầu tư thì lĩnh vực chứng khoán luôn được đánh giá cao và sôi động bậc nhất. Chính môi trường này đã sản sinh ra biết bao triệu phú và được mọi người khâm phục vì tài năng và thành công khi đầu tư trong lĩnh vực này. Mọi người có thể dễ dàng nêu lên một số nhà đầu tư đã và đang rất thành công từ đầu tư chứng khoán và trong số đó không thể thiếu Jesse Livermore.

Jesse Livermore có thể được cho là một huyền thoại trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Mặc dù ông thuộc thế hệ trước chúng ta vào thập niên 1900 nhưng những thành công và bài học ông để lại vẫn còn nguyên giá trị ban đầu mặc dầu thị trường hiện nay đã có nhiều thay đổi. Ông bước vào thị trường chứng khoán khi còn rất trẻ, ở độ tuổi 14, và trong suốt cuộc đời ông với những thành công cũng như thất bại đã hình thành nên một nhà đầu cơ xuất sắc nhất mọi thời đại. Và cuốn Hồi Ức Của Một Thiên Tài Đầu Tư Chứng Khoán sẽ là bức chân dung rõ nét về cuộc đời của ông.

Khởi đầu bằng một thương vụ đầu tư 5$ và ông đã tạo nên một sản nghiệp ở độ tuổi còn rất trẻ là 20 tuổi và sớm chứng tỏ bản thân giữa một phố Wall nhộn nhịp và sôi động. Mặc dù, ông đã ba lần phá sản nhưng điểm đặc biệt khiến người ta khâm phục chính là sau ba lần đó ông đều thành công hơn và giàu có hơn. Cuốn sách Hồi Ức Của Một Thiên Tài Đầu Tư Chứng Khoán đã được xuất bản từ năm 1923 và qua năm tháng đã chứng minh được giá trị mang đến cho nhiều thế hệ những nhà đầu và sẽ mãi như vậy.

Vài chương sách :

Tôi bắt đầu đi làm khi vừa học xong trung học trung học phổ thông. Tôi nhận công việc trông coi bảng yết giá tại một văn phòng môi giới chứng khoán. Tôi rất nhanh nhạy với những con số. Khi còn đi học, tôi đã học hết chương trình đại số ba năm chỉ trong có một năm. Công việc trông coi bảng yết giá của tôi là dán những con số lên một cái bảng lớn đặt trong phòng khách hàng. Một trong số những khách hàng sẽ ngồi ở vị trí trung tâm gần bảng tin và đọc to các mức giá, không có gì là quá nhanh với tôi. Tôi luôn nhớ trong đầu những con số. Chẳng có gì khó khăn.

Còn có nhiều nhân viên khác trong văn phòng này. Tất nhiên là tôi có chơi với những cậu bạn khác cùng làm công việc mà tôi đang làm ở đó. Vào những hôm thị trường nhộn nhịp có thể khiến tôi phải bận rộn suốt từ mười giờ sáng tới ba giờ chiều, và chẳng còn thời gian mà chuyện gẫu.

Dù văn phòng có náo nhiệt đến đâu, tôi cũng không khỏi nghĩ đến công việc mình làm. Với tôi, những con số trên bảng yết giá không nói lên được giá cổ phiếu là bao nhiêu đô-la. Đó chỉ đơn thuần là những con số. Tất nhiên chúng cũng có ý nghĩa nào đó. Những con số luôn thay đổi. Đó là tất cả những gì mà tôi quan tâm – những thay đổi. Tại sao chúng lại thay đổi? Tôi không biết cũng chẳng quan tâm làm gì. Tôi không nghĩ đến điều đó. Chỉ đơn giản là tôi thấy chúng thay đổi, vậy thôi. Cái ý nghĩ rằng những con số đó luôn thay đổi cứ ám ảnh tôi suốt 5 tiếng đồng hồ trong những ngày làm việc bình thường và 2 tiếng đồng hồ ngày thứ Bảy.

Chính ý nghĩ ấy khiến tôi bắt đầu thấy thích thú những biến động về giá cả. Phải nói là tôi có khả năng nhớ số rất tốt. Tôi có thể nhớ đến từng chi tiết các mức giá cổ phiếu trong ngày hôm trước, ngay cả trước khi chúng lên hay xuống. Niềm say mê cách tính nhẩm của tôi lúc này đã tỏ ra hữu ích.

Tôi để ý và nhận ra rằng dù lên hay xuống, giá cổ phiếu cũng có xu hướng tuân theo những quy luật nhất định. Những trường hợp như vậy thường diễn ra tạo đường hướng cho tôi. Khi đó tôi mới có 14 tuổi nhưng sau hàng trăm lần quan sát, tôi đã tự kiểm chứng độ chính xác của những quy luật đó bằng cách so sánh giá cổ phiếu của ngày hôm nay với những hôm khác. Việc đó xảy ra không lâu trước khi tôi dự đoán được những động thái về giá cổ phiếu. Như tôi nói, chỉ dẫn duy nhất của tôi chính là những biến động của giá trong những ngày đã qua. Tôi lập ra những “trang thông tin chi tiết” trong đầu. Tôi tìm kiếm thu thập thông tin về những cổ phiếu để đưa vào trang thông tin. Tôi đã ghi chép lại. Anh hiểu ý tôi chứ?

Ví dụ như anh có thể chỉ ra tại điểm nào thì mua sẽ tốt hơn chút ít so với bán. Có một trận chiến diễn ra trên thị trường chứng khoán và bảng niêm yết giá chính là kính viễn vọng của anh. Anh có thể dựa vào nó bảy trong số mười trường hợp.

Một bài học nữa mà tôi sớm nhận ra là trên phố Wall không có gì là mới cả. Nguyên nhân không phải là vì hình thức đầu cơ ở đó đã xưa như trái đất. Bất kể cái gì diễn ra trên phố Wall ngày hôm nay cũng đã diễn ra trong ngày hôm qua và sẽ xảy ra trong những ngày tiếp theo. Lúc nào tôi cũng nhớ như in điều đó. Tôi cho là mình đã rất cố gắng để nhớ được khi nào điều đó diễn ra và diễn ra theo cách nào. Đấy chính là cách tôi thu thập vốn kinh nghiệm của mình.

Tôi quá say mê và hào hứng với việc đoán trước biến động lên xuống của giá những cổ phiếu giao dịch nên đã mua một cuốn sổ nhỏ. Tôi ghi những quan sát của mình vào đó. Đó không phải là những ghi chép các phiên giao dịch tưởng tượng mà nhiều người vẫn bám theo đơn thuần chỉ để kiếm lời hay thua lỗ hàng triệu đô-la mà vẫn không tỏ ra kiêu ngạo hay không phải vào trại tế bần. Nó là ghi chép về những lần tôi tính toán sai bên cạnh đó là những dự đoán của tôi về những động thái giá cổ phiếu. Tôi thích nhất khi kiểm tra xem liệu những gì tôi quan sát được có đúng hay không, nói cách khác là xem xem tôi dự đoán có đúng không.

Sau khi tìm hiểu giá lên xuống trong một ngày của cổ phiếu đang giao dịch, tôi có thể đi đến kết luận rằng cổ phiếu biến động cũng y như cũ, như khi nó 8 hay 10 điểm. Tôi viết nhanh tên và giá cổ phiếu trong ngày thứ Hai, nhớ lại biến động giá những ngày trước rồi viết lại dự đoán của mình về những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong ngày thứ Ba và thứ Tư. Sau đó, tôi sẽ kiểm tra độ chính xác của những dự đoán mà mình đưa ra bằng cách so với ghi chép thực của bảng yết giá.

Tôi bắt đầu thích thông điệp mà bảng tin đem lại như vậy đấy. Tôi cho là những biến động giá cổ phiếu có mối liên hệ trước hết là với những động thái lên và xuống. Tất nhiên là biến động giá cả luôn có nguyên nhân của nó, nhưng bản thân bảng tin không bao giờ đề cập đến nguyên do tại sao lại có những biến động như vậy. Nó không giải thích lý do. Tôi không bao giờ đặt ra câu hỏi với bảng tin khi tôi 14 tuổi và bây giờ khi tôi đã 40 tuổi, tôi cũng không bao giờ làm như vậy.

Hôm nay, giá cổ phiếu có thể biến động là do nguyên nhân này nhưng hai ngày, ba ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng sau lại do nguyên nhân khác. Nhưng như vậy có sao đâu. Anh ghi chép những gì diễn ra ở hiện tại chứ không phải trong tương lai. Có thể gác lý do sang một bên. Nhưng anh phải hành động thật nhanh nếu không anh sẽ không theo kịp. Đã có lần tôi gặp chuyện này rồi. Chắc anh nhớ có lần cổ phiếu Hollow Tube giảm ba điểm. Sau đó, trong một ngày khác, giá các loại còn lại trên thị trường tăng mạnh. Đó là thực tế. Vào thứ Hai tuần sau, anh thấy đấy, các vị giám đốc đã bỏ qua số cổ tức có thể thu về từ vụ này. Họ biết nên làm gì, họ sẽ không tự tay bán ra thậm chí cũng chẳng mua vào cổ phiếu loại này. Không có vụ mua nội bộ nào diễn ra và cũng không có lý do tại sao nó lại không xuống giá…..

ĐỌC THỬ

Phần. 1

Tôi bắt đầu đi làm khi vừa học xong trung học trung học phổ thông. Tôi nhận công việc trông coi bảng yết giá tại một văn phòng môi giới chứng khoán. Tôi rất nhanh nhạy với những con số. Khi còn đi học, tôi đã học hết chương trình đại số ba năm chỉ trong có một năm. Công việc trông coi bảng yết giá của tôi là dán những con số lên một cái bảng lớn đặt trong phòng khách hàng. Một trong số những khách hàng sẽ ngồi ở vị trí trung tâm gần bảng tin và đọc to các mức giá, không có gì là quá nhanh với tôi. Tôi luôn nhớ trong đầu những con số. Chẳng có gì khó khăn.

Còn có nhiều nhân viên khác trong văn phòng này. Tất nhiên là tôi có chơi với những cậu bạn khác cùng làm công việc mà tôi đang làm ở đó. Vào những hôm thị trường nhộn nhịp có thể khiến tôi phải bận rộn suốt từ mười giờ sáng tới ba giờ chiều, và chẳng còn thời gian mà chuyện gẫu.

Dù văn phòng có náo nhiệt đến đâu, tôi cũng không khỏi nghĩ đến công việc mình làm. Với tôi, những con số trên bảng yết giá không nói lên được giá cổ phiếu là bao nhiêu đô-la. Đó chỉ đơn thuần là những con số. Tất nhiên chúng cũng có ý nghĩa nào đó. Những con số luôn thay đổi. Đó là tất cả những gì mà tôi quan tâm – những thay đổi. Tại sao chúng lại thay đổi? Tôi không biết cũng chẳng quan tâm làm gì. Tôi không nghĩ đến điều đó. Chỉ đơn giản là tôi thấy chúng thay đổi, vậy thôi. Cái ý nghĩ rằng những con số đó luôn thay đổi cứ ám ảnh tôi suốt 5 tiếng đồng hồ trong những ngày làm việc bình thường và 2 tiếng đồng hồ ngày thứ Bảy.

Chính ý nghĩ ấy khiến tôi bắt đầu thấy thích thú những biến động về giá cả. Phải nói là tôi có khả năng nhớ số rất tốt. Tôi có thể nhớ đến từng chi tiết các mức giá cổ phiếu trong ngày hôm trước, ngay cả trước khi chúng lên hay xuống. Niềm say mê cách tính nhẩm của tôi lúc này đã tỏ ra hữu ích.

Tôi để ý và nhận ra rằng dù lên hay xuống, giá cổ phiếu cũng có xu hướng tuân theo những quy luật nhất định. Những trường hợp như vậy thường diễn ra tạo đường hướng cho tôi. Khi đó tôi mới có 14 tuổi nhưng sau hàng trăm lần quan sát, tôi đã tự kiểm chứng độ chính xác của những quy luật đó bằng cách so sánh giá cổ phiếu của ngày hôm nay với những hôm khác. Việc đó xảy ra không lâu trước khi tôi dự đoán được những động thái về giá cổ phiếu. Như tôi nói, chỉ dẫn duy nhất của tôi chính là những biến động của giá trong những ngày đã qua. Tôi lập ra những “trang thông tin chi tiết” trong đầu. Tôi tìm kiếm thu thập thông tin về những cổ phiếu để đưa vào trang thông tin. Tôi đã ghi chép lại. Anh hiểu ý tôi chứ?

Ví dụ như anh có thể chỉ ra tại điểm nào thì mua sẽ tốt hơn chút ít so với bán. Có một trận chiến diễn ra trên thị trường chứng khoán và bảng niêm yết giá chính là kính viễn vọng của anh. Anh có thể dựa vào nó bảy trong số mười trường hợp.

Một bài học nữa mà tôi sớm nhận ra là trên phố Wall không có gì là mới cả. Nguyên nhân không phải là vì hình thức đầu cơ ở đó đã xưa như trái đất. Bất kể cái gì diễn ra trên phố Wall ngày hôm nay cũng đã diễn ra trong ngày hôm qua và sẽ xảy ra trong những ngày tiếp theo. Lúc nào tôi cũng nhớ như in điều đó. Tôi cho là mình đã rất cố gắng để nhớ được khi nào điều đó diễn ra và diễn ra theo cách nào. Đấy chính là cách tôi thu thập vốn kinh nghiệm của mình.

Tôi quá say mê và hào hứng với việc đoán trước biến động lên xuống của giá những cổ phiếu giao dịch nên đã mua một cuốn sổ nhỏ. Tôi ghi những quan sát của mình vào đó. Đó không phải là những ghi chép các phiên giao dịch tưởng tượng mà nhiều người vẫn bám theo đơn thuần chỉ để kiếm lời hay thua lỗ hàng triệu đô-la mà vẫn không tỏ ra kiêu ngạo hay không phải vào trại tế bần. Nó là ghi chép về những lần tôi tính toán sai bên cạnh đó là những dự đoán của tôi về những động thái giá cổ phiếu. Tôi thích nhất khi kiểm tra xem liệu những gì tôi quan sát được có đúng hay không, nói cách khác là xem xem tôi dự đoán có đúng không.

Sau khi tìm hiểu giá lên xuống trong một ngày của cổ phiếu đang giao dịch, tôi có thể đi đến kết luận rằng cổ phiếu biến động cũng y như cũ, như khi nó 8 hay 10 điểm. Tôi viết nhanh tên và giá cổ phiếu trong ngày thứ Hai, nhớ lại biến động giá những ngày trước rồi viết lại dự đoán của mình về những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong ngày thứ Ba và thứ Tư. Sau đó, tôi sẽ kiểm tra độ chính xác của những dự đoán mà mình đưa ra bằng cách so với ghi chép thực của bảng yết giá.

Tôi bắt đầu thích thông điệp mà bảng tin đem lại như vậy đấy. Tôi cho là những biến động giá cổ phiếu có mối liên hệ trước hết là với những động thái lên và xuống. Tất nhiên là biến động giá cả luôn có nguyên nhân của nó, nhưng bản thân bảng tin không bao giờ đề cập đến nguyên do tại sao lại có những biến động như vậy. Nó không giải thích lý do. Tôi không bao giờ đặt ra câu hỏi với bảng tin khi tôi 14 tuổi và bây giờ khi tôi đã 40 tuổi, tôi cũng không bao giờ làm như vậy.

Hôm nay, giá cổ phiếu có thể biến động là do nguyên nhân này nhưng hai ngày, ba ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng sau lại do nguyên nhân khác. Nhưng như vậy có sao đâu. Anh ghi chép những gì diễn ra ở hiện tại chứ không phải trong tương lai. Có thể gác lý do sang một bên. Nhưng anh phải hành động thật nhanh nếu không anh sẽ không theo kịp. Đã có lần tôi gặp chuyện này rồi. Chắc anh nhớ có lần cổ phiếu Hollow Tube giảm ba điểm. Sau đó, trong một ngày khác, giá các loại còn lại trên thị trường tăng mạnh. Đó là thực tế. Vào thứ Hai tuần sau, anh thấy đấy, các vị giám đốc đã bỏ qua số cổ tức có thể thu về từ vụ này. Họ biết nên làm gì, họ sẽ không tự tay bán ra thậm chí cũng chẳng mua vào cổ phiếu loại này. Không có vụ mua nội bộ nào diễn ra và cũng không có lý do tại sao nó lại không xuống giá.

Tôi giữ cuốn sổ tay ghi chép của mình trong khoảng sáu tháng. Trong suốt thời gian đi làm, thay vì tranh thủ về nhà, tôi say mê ghi ghi chép chép những con số tôi cần dùng và theo dõi xem chúng biến đổi thế nào fa bao giờ tôi cũng tìm xem có biến đổi nào lặp lại hay tương tự nhau không. Đó là cách tôi đọc thông điệp của bảng tin mặc dù thật ra mà nói thì cho đến lúc đó tôi chưa nhận biết hết giá trị thực của nó.

Một hôm, khi tôi đang ăn trưa, một cậu bạn làm cùng văn phòng, lớn tuổi hơn tôi, lại gần và hỏi nhỏ xem tôi có tiền không.

Tôi hỏi: “Cậu biết làm gì?”

“Ồ, vừa có người khuyên tớ hay lắm, về cổ phiếu Burlington. Tớ định chơi nếu có ai chơi cùng.”

“Chơi á? Cậu định chơi thế nào” Tôi hỏi. Với tôi, chỉ có khách hàng mới là những người có thể chơi cổ phiếu – những kẻ “hốt bạc” với bao nhiêu là tiền. Phải tốn đến hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn đô-la mà sao cậu lại định chơi cơ chứ? Chẳng khác nào cậu sở hữu một cỗ xe ngựa và ông kéo xe đội mũ bạc trên đầu đâu.”

“Đúng đấy, chơi đi. Cậu có bao nhiêu?” – cậu ta nói.

“Cậu cần bao nhiêu?”

“À tớ sẽ mua 5 cổ phiếu bằng cách đặt 5 đô-la”

“Cậu sẽ chơi thế nào?”

“Tớ sẽ mua tất cả cổ phiếu Burlington mà văn phòng cho phép với số tiền hoa hồng tớ đã nộp cho họ. Nó sẽ lên giá, chắc đấy. Cứ như nhặt nhặt được tiền vậy. Tớ sẽ tăng gấp đôi chỗ tiền của chúng mình chỉ trong chốc lát.”

“Khoan đã”, tôi nói với cậu ta rồi lôi cuốn sổ nhỏ của mình ra xem. Tôi không quan tâm lắm đến chuyện khoản tiền của mình có tăng gấp đôi hay không nhưng rõ ràng cậu này khẳng định rằng cổ phiếu Burlington sẽ tăng. Nếu như thế, cuốn sổ tay của tôi cũng sẽ thể hiện điều đó. Tôi xem. Đúng rồi! Theo những tính toán của tôi thì cổ phiếu Burlington đang biến động giống hệt như trước khi nó tăng giá. Tôi chưa từng mua hay bán cái gì trong đời mình, tôi cũng chưa cá cược với những cậu bạn khác bao giờ. Nhưng đây sẽ là một cơ hội ngàn vàng để tôi kiểm chứng lại xem những gì mình đã làm bấy lâu nay như một sở thích cá nhân liệu có chính xác hay không, và đấy mới là mục tiêu cuối cùng của tôi trong thương vụ này. Một ý nghĩ chợt loé lên trong đầu tôi: nếu những ghi chép của tôi không có tác dụng gì thì người ta sẽ không bao giờ chú ý đến mớ lý thuyết tôi viết trong đó. Vì thế tôi đưa cho cậu ta tất cả số tiền mình có và rồi với tất cả chỗ tiền dành dụm được của tôi, cậu ta đến một trong những công ty chứng khoán chui gần đó để mua cổ phiếu Burlington. Hai ngày sau, tôi nhận được một khoản lãi là 3,12 đô-la.

Sau vụ làm ăn đầu tiên đó, tôi bắt đầu đầu cơ cho tài khoản của riêng mình tại những công ty chui. Tôi thường ra ngoài vào giờ ăn trưa để mua bán cổ phiếu. Từ trước đến nay, với tôi mua hay bán cũng không có gì khác. Tôi chơi tất cả các loại, không nhất thiết phải là cổ phiếu nóng hay cổ phiếu người ta đưa ra để cá cược. Tất cả những gì tôi biết đó là những phép tính về cổ phiếu đó. Thực tế cho thấy cách làm của tôi là lý tưởng nhất để kinh doanh cổ phiếu trong những công ty chui như vậy. Tại thời điểm đó, tất cả những việc mà khách hàng trong những công ty này làm là cá cược về những biến động giá cổ phiếu ghi trên bảng tin.

Chẳng bao lâu, số tiền tôi kiếm được từ những công ty chứng khoán chui còn lớn hơn rất nhiều so với ở văn phòng môi giới. Vì thế tôi xin nghỉ làm ở văn phòng môi giới. Bạn bè tôi phản đối nhưng họ không thể nói được gì khi chứng kiến những gì tôi đang gây dựng nên. Tôi mới chỉ là một cậu bé và đồng lương văn phòng môi giới trả cho tôi rất ít ỏi. Tôi đã làm rất tốt bằng sức lực của chính mình.

Khi 15 tuổi, tôi mang theo một nghìn đô-la đầu tiên về nhà và đặt trước mặt mẹ tôi – đó là tất cả số tiền tôi kiếm được từ công ty chui cạnh số tiền tôi đã xin nhà. Mẹ tôi kêu ca phàn nàn ầm ĩ. Mẹ tôi muốn tôi gửi tiết kiệm trong ngân hàng để khỏi tiêu xài phung phí. Bà nói chưa bao giờ nghe chuyện một cậu bé mười lăm tuổi bắt đầu với bàn tay trắng mà lại kiếm được từng ấy tiền. Hình như mẹ tôi không dám tin đó là tiền thật. Bà hay lo lắng và tỏ ra không hài lòng với số tiền lớn như vậy. Nhưng tôi chẳng nghĩ đến điều gì khác ngoài chuyện tiếp tục chứng minh những tính toán của tôi là đúng. Quả là thú vị nếu tôi có thể tự mình chứng minh mình đúng. Khi mua mười cổ phiếu mà tôi tính chính xác thì khi mua một trăm cổ phiếu, độ chính xác đó phải tăng lên mười lần. Tất cả những lợi ích mà tôi quan tâm là càng ngày tôi càng chứng minh được những tính toán của tôi là chính xác, thậm chí là rất chính xác. Tôi có dũng cảm hơn không ư? Không! Không có gì khác cả. Nếu tôi mạo hiểm đầu tư toàn bộ số tiền có trong tay là 10 đô-la chẳng hạn thì tôi còn dũng cảm hơn rất nhiều so với đầu tư 100 đô-la trong khi có 100 đô-la khác gửi tiết kiệm.

Dù sao thì tôi đã có thể tự kiếm sống mà không cần dựa vào văn phòng môi giới khi mới chỉ có 15 tuổi. Tôi khởi nghiệp từ những công ty chứng khoán chui, nơi nếu có ai mua hay bán hai mươi cổ phiếu kẹp trong một cái kẹp bằng kim loại sẽ bị nghi ngờ là John W.Gates hay J.P. Morgan cải trang. Các công ty chứng khoán chui thời bấy giờ hiếm khi quan tâm lợi ích của khách hàng. Thực ra họ không cần phải làm như vậy. Có nhiều cách khác để những công ty này lấy tiền từ khách hàng ngay cả khi họ dự đoán đúng. Đó là ngành kinh doanh kiếm lời lớn. Kể từ khi những công ty kiểu chui đi vào hoạt động cho đến nay, ngành kinh doanh này vẫn được tiến hành hợp pháp và những động thái giá lên xuống là rất nhỏ. Để thu được khoản tiền hoa hồng của  điểm là chuyện không khó. Và ai trốn nợ sẽ không được phép quay lại chơi nữa. Ở ngành khác cũng vậy.

Tôi không có một ai theo sau ủng hộ. Tôi kinh doanh cho riêng tôi. Nói gì thì nói, đó cũng là công việc của một mình tôi. Đó là công sức của tôi, đúng không? Tôi đã tự mình tính toán mà không có ai giúp đỡ, giá cổ phiếu có khi biến đổi theo đúng những tính toán ấy cũng có khi không, nhưng bạn bè không một ai có thể giúp tôi. Tôi không biết nên chia sẻ với người khác về công việc của mình như thế nào. Tất nhiên là tôi cũng có bạn nhưng công việc tôi làm vốn dĩ vẫn là việc chỉ dành cho một người. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn đơn thương độc mã.

Chẳng bao lâu tôi đành phải tạm dừng những thương vụ tại các công ty chứng khoán chui. Tôi phải xem xét và hạ giá biên nhưng những công ty này không hề thay đổi. Họ nói với tôi rằng chẳng có gì phải làm cả. Thời gian đó họ gọi tôi là “tay đầu cơ trẻ tuổi”. Tôi phải liên tục thay các nhà môi giới từ công ty này sang công ty khác. Tôi làm như vậy cốt là để tạo ra danh tiếng giả. Tôi bắt đầu với rất ít cổ phiếu, chỉ chừng hai mươi đến ba mươi cổ phiếu. Nhiều lần họ bắt đầu sinh nghi nên tôi đành phải từ bỏ mục đích ban đầu của mình rồi sau đó mới lại tiếp tục hoạt động. Tất nhiên chẳng bao lâu sau, người ta cho rằng mức giá tôi đưa ra là quá cao và họ yêu cầu tôi đi nơi khác và không can thiệp vào việc làm ăn của họ nữa.

Ngay sau khi phải tạm dừng công việc kinh doanh mà tôi đã duy trì trong hàng tháng trời, tôi quyết định cắt giảm đầu tư cổ phiếu ở những công ty đó. Những công ty chui mà tôi tham gia có các chi nhánh trên khắp thành phố, trong các tiền sảnh khách sạn, và ở các thị trấn lân cận. Tôi đến một trong những chi nhánh ở các khách sạn và hỏi vị giám đốc một vài câu hỏi, cuối cùng tôi bắt đầu mở kinh doanh. Nhưng ngay sau khi tôi chơi chứng khoán theo cách đặc biệt của mình, vị giám đốc này nhận được tin nhắn từ văn phòng quản lý hỏi ai đang kinh doanh. Ông giám đốc khách sạn nói lại với tôi những gì họ hỏi. Tôi nói tôi tên là Edward Robinson đến từ Cambridge. Vị giám đốc gọi điện và báo tin vui cho quản lý của mình. Nhưng ở đầu dây bên kia, người ta lại muốn biết hình dáng tôi thế nào. Khi vị giám đốc nói lại với tôi, tôi bảo ông ta “hãy nói với người ta rằng tôi béo, thấp, tóc đen và râu ria rậm rạp”. Nhưng thay vì nói những gì tôi dặn, vị giám đốc tả đúng hình dáng tôi và nổi giận sau khi ông ta nghe điện thoại, ông ta gác máy và nói với tôi hãy từ bỏ vụ làm ăn này.

“Họ đã nói với anh những gì?” – tôi lịch sự hỏi.

“Họ nói rằng “Anh ngốc quá đấy, chẳng phải chúng tôi đã nói với ông là đừng mua bán gì với Larry Livingston hay sao? Vậy mà anh đã để anh ta hốt mất của chúng ta 700 đô-la.” Ông ta không nói gì thêm.

Tôi cố gắng đến những chi nhánh ở các khách sạn khác, nhưng rồi tất thảy họ đều biết tôi là ai và tiền của tôi cũng chẳng còn ý nghĩa gì ở những nơi như thế nữa. Thậm chí lúc nào bước chân vào những công ty chui để xem các bảng yết giá, tôi cũng đều bắt gặp ánh mắt giễu cợt của mấy cô thư ký. Tôi cố gắng buộc họ phải để cho tôi tham gia giao dịch bằng cách luân phiên đến các công ty chui. Nhưng cách làm đó cũng không ổn.

Cuối cùng chỉ còn lại một nơi mà tôi có thể giao dịch, đó cũng là công ty chui lớn nhất và giàu nhất – Công ty Môi giới Chứng khoán Cosmopolitan.

Công ty Cosmopolitan được xếp hạng A1 và có quy mô lớn. Công ty có chi nhánh ở khắp các thị trấn ở vùng New England. Họ đồng ý nên tôi đã mua và bán, thắng và thua trong hàng tháng trời nhưng họ cũng dần quen với chuyện đó. Họ không phũ phàng từ chối tôi như ở một số nơi người ta đã làm. Họ cho tôi kinh doanh không phải vì từ chối tôi có nghĩa là họ không thẳng thắn mà vì họ biết rằng nếu từ chối tôi, họ sẽ mang tiếng xấu là không để cho tôi kinh doanh chỉ vì tôi không mang lại nhiều lợi nhuận cho họ. Nhưng họ chơi không đẹp khi buộc tôi phải nâng giá biên[1] 3 điểm và trả mức phí là  điểm trong thời gian đầu, sau là một điểm và cuối cùng là một điểm rưỡi. Như thế rất bất lợi cho tôi. Bất lợi thế nào ư? Thật dễ hiểu. Giả sử anh mua cổ phiếu thép với giá bán ra là 90 đô-la. Như thường lệ, thẻ của anh là “thẻ mua 10 cổ phiếu thép Bot giá 90.” Nếu anh nâng giá biên lên 1 điểm có nghĩa là giá giảm 89 thì anh sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Tại các công ty chứng khoán chui kia, anh không phải nâng giá biên hay buộc phải yêu cầu môi giới bán cổ phiếu ra để ít nhất thu về được một cái gì đó.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button