Chứng khoán

Công Thức Kỳ Diệu Chinh Phục Thị Trường Chứng Khoán

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Joel Greenblatt

Download sách Công Thức Kỳ Diệu Chinh Phục Thị Trường Chứng Khoán ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHỨNG KHOÁN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Công Thức Kỳ Diệu Chinh Phục Thị Trường Chứng Khoán sẽ cung cấp cho người đọc hầu hết các tri thức căn bản, quan trọng nhất là để hiểu được thị trường chứng khoán, quy tắc vận hành và đánh giá giá trị của cổ phiếu trong thị trường và đưa ra những quyết định sáng suốt, đem lại lợi nhuận cao. Đặc biệt, không như nhiều cuốn sách về lĩnh vực này – vốn đầy rẫy những thuật ngữ, khái niệm chuyên ngành, cao siêu và có phần khó hiểu – cuốn sách – với nhã ý của tác giả là để dành tặng cho những đứa trẻ, nhằm giúp chúng có thể tự kiếm được tiền từ kinh doanh chứng khoán rất sinh động hấp dẫn và dễ hiểu.

Công Thức Kỳ Diệu Chinh Phục Thị Trường Chứng Khoán có thể được coi như một cuốn cẩm nang, mà nếu làm theo những lời khuyên của nó các bạn có thể chiến thắng được nhiều nhà đầu tư khác và thu được lợi nhuận.

Vài chương trong sách :

LỜI TỰA

Điều thú vị nhất về cuốn sách này – điều mà tôi định sẽ lấy trộm cho lần xuất bản tiếp theo của cuốn “The Only Investment Guide You’ll Ever Need” (Chỉ dẫn đầu tư duy nhất mà bạn cần biết) – đó là hầu hết mọi người sẽ không tin vào nó. Hoặc là tin nhưng họ lại không có đủ kiên nhẫn để làm theo những chỉ dẫn của cuốn sách. Điều này rất hay bởi vì nếu càng nhiều người biết về một cái gì đó tốt thì chắc chắn giá của nó đơn giản là sẽ tăng… và tất nhiên, sẽ không bao giờ có giá hời.

Không giống như những “hệ thống” khai thác những yếu tố bất bình thường trên thị trường, ý tưởng đơn giản của Joel Greenblatt có thể ít nhất là duy trì được giá trị ngay cả khi nó được rất nhiều người sử dụng.

Tôi không muốn làm hỏng yếu tố bất ngờ – cuốn sách ngắn một cách vừa đủ như vốn có của nó. Nhiệm vụ của tôi đơn giản chỉ là giới thiệu cho các bạn biết về tác giả của cuốn sách để các bạn xem mình có thể tin tưởng ông ta đến mức nào.

Tôi đã biết Joel trong nhiều năm. Ông là người rất nhanh nhẹn, khiêm tốn, có thiện chí và điểm nổi bật nhất là việc ông thực sự thành công (tôi xin nhắc lại rằng ông thực sự thành công).

Hơn thế nữa, thành công của ông đến từ việc đầu tư sắc sảo, khôn ngoan (chứ không phải từ việc bán sách).

Ông là người rất hài hước. Tôi đọc hai chương đầu của cuốn sách cho cậu con trai 11 tuổi của tôi là Timmy và chúng tôi đều thích. Timmy, đã ngủ mất khi tôi đọc đến phần cuối cuốn sách, sau đó đã lên lại kế hoạch nghỉ hưu cho mình.

Tôi xin phép được kể rõ hơn: Ban đầu, có những quỹ đầu tư tốt, nhưng phí dịch vụ và các chi phí quá cao. Sau đó, những quỹ không tính phí dịch vụ có chất lượng tốt hơn ra đời. Các quỹ không tính phí dịch vụ nhưng vẫn tính phí quản lý và vẫn phải chịu những khoản thuế và các khoản phí giao dịch. Sau đó đến quỹ chỉ số không tính phí, thuế và các chi phí giao dịch. Điều này rất, rất tốt.

Điều mà Joel muốn bạn lưu tâm đó là ưu thế của quỹ chỉ số, có được từ việc bạn chỉ nên đầu tư cổ phiếu vào những công ty tốt có mức giá bán thấp. Và ông ta sẽ đưa ra những phương pháp giúp bạn dễ dàng tìm được những công ty như thế này.

Tất nhiên về mặt lý thuyết, không ai có thể vượt lên mức lãi trung bình của thị trường. Nhưng tôi cho rằng những người có đủ kiên nhẫn làm theo lời khuyên của Joel sẽ giành chiến thắng. Và nếu hàng triệu người áp dụng chiến lược đầu tư này (những người đi tiên phong: xin hãy nhanh chân và tìm ra những quỹ có mức giá thấp như thế này) thì sẽ có hai điều xảy ra. Thứ nhất, lợi thế của việc đầu tư theo cách này sẽ mất đi nhưng không biến mất. Thứ hai, việc định giá thị trường cổ phiếu sẽ dựa trên lý trí nhiều hơn do đó nó khiến cho quá trình phân bổ nguồn vốn của chúng ta trở nên hiệu quả hơn.

Đây quả là một kết quả không tồi đối với cuốn sách nhỏ bé mà bạn đang cầm trên tay.

– ADREW TOBIAS,

tác giả cuốn Chỉ dẫn Đầu tư Duy nhất mà Bạn Cần Biết.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1

Cậu bé lớp 6, Jason đang có một vụ kinh doanh thành đạt. Hầu như ngày nào cũng vậy, bố con tôi đều nhìn thấy cậu bé đi tới trường. Kia là Jason, cậu ta đang ngồi ở ghế sau trong chiếc limousine có tài xế riêng, với bộ cánh sang trọng và cặp kính râm rất sành điệu. Ồ, đó là một cậu bé chỉ mới 11 tuổi, giàu có và sành điệu. Đó mới chính là cuộc sống chứ! Nhưng có lẽ tôi đã đi hơi xa vấn đề. Ý tôi là, thực ra không phải một chiếc limousine, mà là một chiếc xe ga (scooter) thường. Và cũng không phải là bộ quần áo sành điệu hay cặp kính râm đắt tiền. Đúng ra cậu ta mặc quần bò, không đeo kính râm và đồ ăn sáng vẫn còn vương lại trên mép. Nhưng đó không phải là điều mà tôi quan tâm. Điều quan trọng hơn chính là việc Jason đang kinh doanh.

Đó là một việc kinh doanh đơn giản nhưng rất phát đạt. Jason mua bốn đến năm gói kẹo cao su mỗi ngày. Mỗi một gói kẹo cao su trị giá 25 xu có 5 thanh kẹo. Theo như lời của con trai tôi thì ở trường học, Jason đã tự biến mình thành người hùng. Mưa gió, bão tuyết hay những người giám thị khó tính trông coi phòng ăn của học sinh cũng không làm cho Jason từ bỏ việc bán kẹo cao su. Tôi cho rằng khách hàng của cậu thích mua kẹo của một người hùng (hoặc có thể ở trường chúng bị Jason lừa bịp) nhưng dù cậu ta có làm gì đi chăng nữa thì kết quả là cậu bé đã bán được mỗi một thanh kẹo cao su với giá 25 xu. (Giả sử là tôi chưa bao giờ thực sự tận mắt chứng kiến cảnh Jason thẳng thắn mở một thanh kẹo cao su chìa ra trước mắt khách hàng và nói luôn miệng: “Cậu muốn một vài thanh nhỉ? Cậu biết mà” cho đến khi cậu bạn của mình hoặc là siêu lòng hoặc là đồng ý trả tiền 25 xu.)

Đây là cách mà con trai tôi tính toán, 5 thanh kẹo với giá 25 xu một thanh nghĩa là Jason đã kiếm được 1,25 đô la cho mỗi thanh kẹo cậu bán. Với giá 25 xu một gói, Jason lại kiếm được 1 đô la tiền lãi ròng cho mỗi gói kẹo cậu cố gắng mời mọc khách mua… ý tôi là bán cho khách. Mà mỗi ngày cậu bán được 4 hoặc 5 gói thì rõ ràng đây là một khoản tiền rất lớn. Sau một ngày quan sát Jason, tôi hỏi cậu con trai đang học lớp 6 của mình: “Gee, con nghĩ là bạn Jason có thể kiếm được tổng cộng bao nhiêu khi bạn ấy học xong trường phổ thông?” Con trai tôi – chúng ta sẽ gọi là Ben (mặc dù tên thật của cháu là Matt) bắt đầu vận dụng trí thông minh ngồi tính toán (và sử dụng cả ngón tay trong khi tính) “Bố xem này,” cậu bé đáp “4 phong kẹo cao su một ngày, 5 ngày một tuần, nghĩa là 20 đô la một tuần, 36 tuần học ở trường, nghĩa là tổng cộng 720 đô la một năm. Nếu Jason còn học 6 năm nữa sau đó mới tốt nghiệp thì nó sẽ kiếm được trên 4.000 đô la khi kết thúc khóa học phổ thông.”

Không muốn bỏ cơ hội dạy cho con mình một bài học, tôi liền hỏi: “Ben, nếu Jason đề nghị nhượng lại cho con một nửa việc kinh doanh này thì con sẽ định trả cho cậu ta bao nhiêu? Nói theo cách khác, bạn ấy muốn chia một nửa số tiền bạn ấy kiếm được từ việc bán kẹo cao su với con trong vòng hơn 6 năm cho đến khi bạn ấy học xong, nhưng bạn ấy lại muốn con đưa cho bạn ấy một số tiền ngay bây giờ. Vậy thì con sẽ đưa cho bạn ấy bao nhiêu tiền?”

“À, thì…” – Tôi thấy Ben bắt đầu cho rằng khoản tiền đó có thể là một con số không cố định “Có thể Jason sẽ không bán được 4 hoặc 5 phong kẹo cao su một ngày, mà chỉ bán được 3 phong kẹo – con số này dường như thực tế hơn. Nghĩa là bạn ấy vẫn kiếm được 15 đô la trong 1 tuần có 5 ngày học. Mà một năm học có 36 tuần, 36 nhân với 15 (lẽ ra tôi nên giúp con trai mình tính toán phép tính này) là trên 500 đô la một năm. Jason còn hơn 6 năm nữa mới ra trường, nghĩa là bạn ấy sẽ kiếm được 3.000 đô la đến khi tốt nghiệp.”

“Tốt” tôi nói. “Bố cho rằng con sẽ trả Jason 1.500 đô la bằng một nửa số lãi, đúng không?”

“Không đời nào” Ben phản ứng rất nhanh. “Thứ nhất, tại sao con lại phải trả 1.500 đô la để chỉ nhận về đúng 1.500 đô la? Việc làm này là vô nghĩa. Hơn nữa, con chỉ nhận được số tiền 1.500 đô la từ Jason sau 6 năm nữa. Tại sao con lại phải đưa cho cậu ta 1.500 đô la chỉ để nhận lại 1.500 đô la trong vòng hơn 6 năm? Và Jason có thể kinh doanh tốt hơn một chút so với con tính toán và con có thể sẽ được nhận nhiều hơn nhưng cũng sẽ xảy ra tình huống cậu ta buôn bán kém hơn chứ!”

“Đúng rồi”, tôi phụ họa – “Có thể những bạn khác cũng bắt đầu bán kẹo cao su trong trường và Jason sẽ phải cạnh tranh với họ. Vì thế, bạn ấy sẽ không bán được nhiều nữa.”

“Nhưng thực sự Jason là một siêu nhân” Ben nói. “Con không cho rằng những bạn khác có thể bán được nhiều như Jason. Vì vậy, con không lo ngại điều đó.”

“Bố hiểu ý của con”, tôi trả lời. “Jason có một việc buôn bán tốt nhưng 1.500 đô la là một số tiền quá lớn để chi trả cho việc nhượng lại một nửa công việc kinh doanh. Nhưng nếu Jason đề nghị con đưa 1 đô la để có quyền sở hữu một nửa công việc kinh doanh của cậu ta, con sẽ mua chúng chứ?”

“Tất nhiên rồi bố ạ” Ben cười và trả lời. “Bố, bố đang làm một việc ngốc đó”.

“Tốt” tôi nói và lờ đi giọng điệu của Ben trong giây lát. “Cái giá hợp lý nằm giữa một đô la và 1.500 đô la. Chúng ta đang hiểu dần vấn đề rồi nhưng con sẽ trả mức giá bao nhiêu?”

“450 đô la. Đó là cái giá con đưa ra ngày hôm nay. Nếu con nhận được 1.500 đô la trong vòng hơn 6 năm nữa, con nghĩ đó là cái giá hợp lý,” Ben nói với sự hài lòng về quyết định của mình.

“Tuyệt vời” tôi đáp “Bây giờ, cuối cùng con đã hiểu bố làm gì để kiếm sống.”

“Bố, Bố đang nói chuyện gì thế? Con hoàn toàn không hiểu. Con có bao giờ thấy Bố với kẹo cao su đâu!”

“Không, Ben, bố không bán kẹo cao su. Bố dành thời gian tính toán xem liệu việc kinh doanh này có đáng giá hay không, cũng giống như chúng ta đang làm với công việc kinh doanh của Jason. Nếu bố có thể tham gia một vụ kinh doanh với số tiền ít hơn số tiền bố cho rằng nó xứng đáng như thế, bố sẽ tham gia!” (…nếu bố có thể mua một thương vụ với gía mà bố nghĩ là ít hơn giá trị thực của nó nhiều thì bố sẽ mua!”

“Bố đợi một chút” Ben chợt thốt ra “Nghe có vẻ dễ dàng quá. Nếu vụ kinh doanh trị giá 1.000 đô la, tại sao người ta lại bán cho bố với giá 500 đô la?”

Ồ, câu hỏi nghe có vẻ hợp lý và hiển nhiên này lại thực sự là một câu hỏi kỳ diệu và nó đã khiến cho ý tưởng viết về cuốn sách này ra đời. Tôi nói với Ben rằng nó vừa đặt ra một câu hỏi rất tuyệt vời, tin hay không tin tùy nó nhưng luôn có những nơi mà người ta nhượng lại quyền kinh doanh của mình với giá bằng nửa. Tôi sẽ dạy cho nó cách tự mình tìm kiếm nơi nào có cơ hội đầu tư và làm thế nào để mua được với giá hời như thế. Nhưng tất nhiên tôi sẽ nói cho nó biết sẽ có bẫy cài (mẹo?).

Bẫy cài không nằm trong những vụ kinh doanh phức tạp, rắc rối. Không phải thế. Phát hiện ra bẫy cài không đòi hỏi bạn phải là tuýp người thiên tài hay là điệp viên siêu hạng để phát hiện thấy vụ kinh doanh trị giá 1.000 đô la được bán với giá 500 đô la. Bạn không cần phải là những người như thế. Thực tế lý do để tôi quyết định viết cuốn sách này đó là để Ben và những đứa con khác của tôi không chỉ hiểu tôi đã làm gì để kiếm sống mà còn giúp chúng tự mình học cách bắt đầu tìm thấy cơ hội đầu tư vào những vụ kinh doanh béo bở. Cho dù tương lai chúng có làm nghề gì đi nữa (ngay cả nếu chúng làm những nghề không liên quan đến việc quản lý tiền – một nghề mà tôi không nhất thiết phải khuyến khích chúng học) thì chúng cũng cần phải biết cách đầu tư khoản tiền mình kiếm ra.

Nhưng như tôi đã nói với Ben rằng luôn luôn có bẫy (mẹo?). Vượt qua được bẫy đó đòi hỏi bạn phải biết lắng nghe một câu chuyện dài, phải dành thời gian để hiểu câu chuyện và quan trọng nhất bạn phải thực sự tin tưởng rằng câu chuyện đó là hoàn toàn có thật. Thực tế có thể câu chuyện kết thúc bằng một công thức thần kỳ khiến cho bạn trở nên giàu có. Tôi không đùa đâu. Không may là nếu bạn không tin vào công thức kỳ diệu – công thức khiến cho bạn trở nên giàu có thì nó không có tác dụng. Ngược lại, nếu bạn tin vào câu chuyện tôi đang kể với bạn – ý tôi là tin thực sự, thực sự tin – thì bạn có thể chọn được cách kiếm tiền có thể sử dụng hoặc không sử dụng công thức đó. (Vận dụng công thức sẽ giúp bạn tốn ít thời gian và công sức hơn so với khi bạn tự “nghiên cứu” một mình, và sẽ mang lại cho hầu hết mọi người kết quả kinh doanh tốt hơn nhưng bạn có thể lựa chọn cách kinh doanh phù hợp với mình sau khi đã đọc xong cuốn sách này.)

Được rồi, tôi biết bạn đang nghĩ gì. Vậy cái niềm tin ấy nói về điều gì? Chúng ta đang nói về một tôn giáo mới chăng, hoặc về chuyện cổ tích Peter Pan hay The Wizard of Oz? (Tôi thậm chí không đề cập đến những thứ mang tính bói toán hay những con khỉ bay – những điều đến nay vẫn khiến cho tôi cảm thấy sợ hãi – đơn giản bởi vì những điều này không hề liên quan đến câu chuyện của tôi.) Thế còn trở nên giàu có nghĩa là sao? Chỉ một cuốn sách có thể thực sự dạy người ta cách trở nên giàu có hay không? Thật khó mà tin được. Nếu đúng là như vậy thì mọi người đều có thể giàu có. Điều này cũng hoàn toàn đúng với cuốn sách có đưa ra những công thức kỳ diệu. Nếu mọi người biết công thức kỳ diệu đó và đều áp dụng nó mà không thể trở nên giàu có thì công thức đó sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.

Như tôi đã nói với bạn, đây là một câu chuyện dài. Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện ngay từ lúc mở đầu. Đối với những đứa trẻ nhà tôi và đối với đại đa số bọn trẻ thì hầu hết những điều như thế này đều rất mới mẻ. Đối với những người trưởng thành, ngay cả khi họ biết rất rõ về việc đầu tư, ngay cả khi họ đã tốt nghiệp những trường chuyên đào tạo về kinh doanh, và ngay cả khi họ rất chuyên nghiệp trong việc quản lý tiền của người khác thì hầu hết những gì họ làm đều sai. Và họ đã làm sai ngay từ những bước ban đầu. Rất ít người thực sự tin tưởng câu chuyện tôi sắp kể sau đây. Tôi biết điều này bởi vì nếu họ thực sự tin tưởng, nếu họ thực sự, thực sự tin tưởng thì hẳn phải có nhiều nhà đầu tư thành công hơn nữa. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Tôi tin rằng tôi có thể dạy cho bạn (và cho từng đứa con của tôi) trở thành một trong những người thành đạt như vậy. Nào chúng ta cùng bắt đầu.

CHƯƠNG 2

Thực ra bắt đầu một công việc kinh doanh rất khó khăn, vất vả. Nó đòi hỏi bạn phải tuân theo rất nhiều những nguyên tắc để có thể tiết kiệm bất cứ đồng tiền nào. Cho dù bạn có kiếm được bao nhiêu tiền hay có nhận được bao nhiêu tiền từ người khác đi chăng nữa thì việc tiêu tiền đó như thế nào cũng dễ dàng hơn rất nhiều và tất nhiên rất quan trọng nếu bạn biết sử dụng đúng đắn. Khi tôi còn trẻ, tôi quyết định dùng tất cả số tiền của mình cho Johnson Smith. Tất nhiên tôi sẽ rất vui nếu được nói với các bạn rằng Johnson Smith là một cậu bé mồ côi đang cần sự giúp đỡ. Tôi sẽ rất vui mừng nếu được nói với bạn rằng số tiền mà tôi giúp cho Johnson Smith đã khiến cho cuộc sống của cậu ta thay đổi. Nhưng không đúng như vậy. Bạn biết đấy, Johnson Smith là một công ty. Nhưng không giống như bất kỳ công ty nào khác. Đó là một công ty chuyên bán những tấm đệm có trang trí hình vẽ vui nhộn, thuốc chống ngứa và thuốc chống nôn cho chó qua thư.

Tôi muốn nói là tôi hoàn toàn không hoang phí toàn bộ số tiền của mình. Tôi cũng có mua được một số vật dụng dành cho học tập. Một lần, người của Johnson Smith bán cho tôi một quả khinh khí cầu xem thời tiết có chiều cao 3,1m và chiều rộng 9,14m. Tôi không hiểu một quả khinh khí cầu lớn có thể đo được thời tiết như thế nào nhưng nghe có vẻ như nó sẽ có ích cho việc học tập. Sau khi anh trai tôi và tôi tính toán đã tìm ra cách nào thổi căng nó bằng cách đảo ngược dòng không khí trong máy hút bụi thì chúng tôi đã gặp một rắc rối lớn. Quả khinh khí cầu cao 3,1m đã hơi lớn hơn so với cửa ra vào nhà chúng tôi. Sử dụng công thức mà ngay cả đến Einstein cũng không thể hiểu nổi, chúng tôi quyết định nếu chúng tôi quay ngược người lại và đẩy thật mạnh thì quả khinh khí cầu khổng lồ kia có thể bị ép ra ngoài mà không bị vỡ hoặc không làm hỏng cửa (may mắn thay mẹ tôi không có nhà lúc này). Và cuối cùng nó đã có tác dụng nhưng chúng tôi đã quên mất một điều.

Không khí ở phía ngoài lạnh hơn so với không khí trong nhà. Điều này có nghĩa là chúng tôi đã bơm không khí ấm vào trong quả khinh khí cầu. Và mọi người trừ anh em tôi đều biết rằng khi bầu không khí nóng lên thì quả khinh khí cầu bắt đầu bay đi. Cả hai chúng tôi đều bị tụt lại phía sau và phải chạy theo quả khinh khí cầu đang bay đi khoảng nửa dặm trước khi nó mắc vào một cái cây.

May mắn là tôi đã rút ra được một bài học quý giá từ kinh nghiệm này. Mặc dù tôi không nhớ chính xác đó là gì nhưng tôi khá chắc đó là bài học liên quan đến tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền để dành cho những thứ bạn có thể muốn hoặc cần trong tương lai hơn là việc tiêu hoang phí tiền mua những quả khinh khí cầu khổng lồ mà bạn phải đuổi theo nó trong vòng ba hoặc bốn phút.

Chúng ta hãy giả định rằng tất cả chúng ta đều đồng ý rằng tiết kiệm tiền là rất quan trọng cho tương lai. Hãy giả định rằng bạn có khả năng cưỡng lại được lời mời mọc của những nhân viên của công ty Johnson Smith và của hàng ngàn những người của các công ty khác đang muốn rút tiền từ ví của bạn; hãy giả định rằng bạn (hay bố mẹ bạn) có khả năng đáp ứng được các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như thức ăn, quần áo, nơi ở và rằng bạn là người cẩn thận với những khoản chi tiêu của mình, bạn vừa dành dụm được một khoản tiền nhỏ. Thách thức đối với bạn đó là đặt số tiền đó – chẳng hạn như 1.000 đô la vào chỗ nào đó có thể giúp cho khoản tiền này ngày càng sinh sôi nảy nở.

Nghe có vẻ đơn giản. Chắc chắn là bạn có thể để số tiền đó dưới chiếu của bạn hoặc đút trong con lợn đất nhưng khi bạn lấy ra, ngay cả hàng năm trời sau đó thì bạn vẫn chỉ có 1.000 đô la – đúng bằng số tiền bạn cho vào ban đầu. Nó không khiến cho số tiền của bạn tăng lên. Nếu giá của những thứ bạn định mua với số tiền đó tăng lên trong khoảng thời gian số tiền của bạn vẫn được cất giấu dưới chiếu (và do vậy số tiền 1.000 đô la của bạn sẽ mua được ít thứ hơn đáng lẽ ra nó đã mua được), số tiền của bạn thực ra đã bị mất giá so với thời điểm bạn cất tiền. Tóm lại, việc cất tiền dưới chiếu không có tác dụng.

Kế hoạch B có vẻ tốt hơn. Và đúng là như vậy. Hãy gửi 1.000 đô la vào ngân hàng. Ngân hàng không chỉ đồng ý giữ tiền cho bạn mà họ còn trao cho bạn một số quyền lợi nữa. Hàng năm bạn sẽ nhận được khoản tiền lãi từ ngân hàng và thông thường bạn càng gửi tiền trong thời gian lâu thì lãi suất bạn nhận được càng lớn. Nếu bạn đồng ý gửi 1.000 đô la tại ngân hàng với kì hạn 5 năm thì bạn có thể kiếm được khoản tiền lãi khoảng 5% mỗi năm. Thế nghĩa là trong năm đầu tiên, bạn kiếm được 50 đô la tiền lãi cho khoản tiền gửi 1.000 đô la ban đầu của mình và bây giờ bạn đang có 1.050 đô la trong tài khoản ngân hàng để tiếp tục gửi cho năm thứ hai. Trong năm thứ 2, bạn sẽ nhận được 5% tiền lãi nữa cho số tiền mới 1.050 đô la hay bạn sẽ kiếm được 52,50 đô la tiền lãi và tiếp tục như thế cho đến năm thứ 5. Sau 5 năm, số tiền 1.000 đô la của bạn sẽ tăng lên thành 1.276 đô la. Không quá tồi và chắc chắc là kế hoạch này tốt hơn rất nhiều so với kế hoạch để tiền trong ngăn kéo.

Chúng ta sẽ xem xét kế hoạch C. Kế hoạch này được gọi là “Ai cần ngân hàng?”. Có một cách bỏ qua việc gửi tiền vào ngân hàng đó là hãy cho các công ty hoặc một nhóm cá nhân nào đó vay tiền của bạn. Thông thường, các công ty vay tiền của bạn trực tiếp thông qua việc bán trái phiếu. Các công ty nhỏ ít khi bán những trái phiếu này nhưng những công ty lớn hơn (với nhiều triệu đô la) như McDonald’s thường áp dụng cách này. Ví dụ nếu bạn mua 1.000 trái phiếu của một công ty thì công ty đó có thể đồng ý trả cho bạn 8% mỗi năm và sẽ hoàn trả cho bạn số tiền 1.000 đô la ban đầu của bạn trong vòng 10 năm. Số tiền lãi này hoàn toàn lớn hơn so với số tiền lãi 5% mà ngân hàng trả cho bạn.

Tuy nhiên có một vấn đề nhỏ ở đây: nếu bạn mua trái phiếu của một trong những công ty này và nếu công ty làm ăn không tốt thì bạn có thể sẽ không được nhận lại khoản tiền lãi hay tiền gốc. Đó là lý do tại sao các công ty có nhiều rủi ro hơn, như House of Flapjacks and Pickles chẳng hạn, thường trả lãi nhiều hơn so với những công ty đáng tin cậy và có uy tín hơn. Đó là lý do tại sao trái phiếu của công ty thường phải đưa ra mức lãi suất lớn hơn so với mức lãi suất của ngân hàng. Mọi người muốn kiếm được số tiền nhiều hơn khi đầu tư vào trái phiếu để bù đắp lại cho những rủi ro, vì họ có thể không nhận được lãi suất như các công ty đã cam kết hay không được nhận lại số tiền gốc ban đầu.

Tất nhiên, nếu bạn không muốn bất kỳ rủi ro nào với số tiền 1.000 đô la của mình thì bạn có thể mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành. Bởi vì không có gì trên thế giới là hoàn toàn không chứa đựng những rủi ro. Do vậy cho chính phủ Mỹ vay tiền bằng cách mua trái phiếu là cách mà mọi người áp dụng. Nếu bạn muốn cho chính phủ Mỹ vay số tiền của mình trong vòng 10 năm thì chính phủ có thể, ví dụ, đồng ý trả cho bạn tiền lãi khoảng 6% một năm (nếu bạn cho vay với thời hạn ngắn hơn – ví dụ 5 năm thì tỷ lệ này thường thấp hơn, có thể 4 hoặc 5%).


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button