Review

Xuyên Thấu

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Ryu Murakami
NXB NXB Dân Trí
Công ty phát hành Bách Việt
Số trang 268
Ngày xuất bản 06-2008
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


Xuyên Thấu là tác phẩm viết về ảnh hưởng tâm lý do bị bạo hành ở trẻ nhỏ.

Hai nhân vật chính của câu chuyện, Kawashima và Chiaki đều là những nạn nhân như thế. Họ gặp nhau, mang trong mình suy nghĩ hành hạ người khác và khiến đối phương đau khổ. Đây là một cuộc hội ngộ giữa một người đàn ông có mưu đồ giết người và một người phụ nữ mang ý định tự sát, một cuốn tiểu thuyết tâm lý có thể khiến người đọc căng thẳng, hồi hộp, được ra đời với mong muốn truyền đạt đến mọi người tiếng kêu cứu vô vọng của những đứa trẻ bị xã hội bỏ quên. Cuốn sách ấn tượng không chỉ bởi cảm giác ám ảnh đeo bám độc giả từ trang đầu tiên cho đến tận trang cuối cùng được mang đến nhờ ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế của nhà văn. Hơn tất cả, tác phẩm là lời cảnh tỉnh con người hiện đại hãy có một cái nhìn cảm thông sâu sắc đối với những đứa trẻ bị ngược đãi ngay trong chính gia đình mình. Ryu Murakami đã làm được điều mà ông muốn: “cố gắng tưởng tượng và diễn đạt cho mọi người hiểu được những tiếng kêu than, những lời thì thầm của những con người bé nhỏ khốn khổ…”

[taq_review]

Trích dẫn


Căn hộ tập thể của vợ chồng Kawashima nằm ở tầng hai của một tòa nhà bốn tầng. Kawashima nhẹ nhàng đóng cửa; sau khi cẩn thận xem lại rất nhiều lần để chắc chắn là mình đã khóa cửa, Kawashima mới đi xuống cầu thang. Tòa nhà này không có phòng quản lý hay phòng bảo vệ mà được lắp một hệ thống cửa tự động. Mạng quản lý tự động này sẽ cho phép cửa ra vào tự động mở khi được nhập đúng mã số. Tất nhiên, nếu ở bên trong tòa nhà thì chỉ cần nhấn nút mở cửa là được, nhưng lúc đó cũng sẽ có cảnh báo về những người ở ngoài đang sắp sửa đi vào. Có cả một cái lỗ nhỏ để người đưa thư có thể bỏ thư vào trong nhà. Trên cánh cửa còn có những hình vẽ graffiti nguệch ngoạc mà người ta cho là kết quả của mấy trò nghịch ngợm của bọn trẻ con. Bảng điều khiển số ở bên ngoài chỉ được làm bằng nhựa nên dùng bật lửa là có thể phá hỏng.

“Dù sao thì mình cũng không ghét trời lạnh!”. Kawashima vừa tự nhủ vừa kéo khóa và dựng cái cổ lông ở áo khoác lên cho ấm. Kawashima không cảm thấy ấm hẳn nhưng chí ít thì lớp da thịt bên ngoài cơ thể anh cũng được ấm lên nhờ hệ thống máy điều hòa ở bên trong các căn hộ. Dù đã làm Yoko thức giấc nhưng cô ấy vẫn không nhận ra được điều gì khác thường cả; hơn nữa, trong lúc đi bộ từ phòng ngủ của đứa trẻ tới khu dân cư ở phía của Bắc của chùa Kokubun, mình cũng đã bình tâm lại một chút. Một mình trên con đường vắng, Kawashima vừa đi vừa lẩm bẩm: “Ôi, mình phát điên lên mất!”. Chỉ cần nghĩ đến việc có thể tự tay đâm đứa bé là anh đã thấy rùng mình. Thực sự thì anh không muốn làm điều đó một chút nào cả. Nhưng đã là con người, ai chẳng có những việc mà chỉ nghĩ đến thôi đã đủ để đứng ngồi không yên. Không cần phải tồi tệ đến mức tự tay đâm chính đứa con gái của mình mà chỉ đơn giản như việc hoàn toàn bối rối vì bị mọi người cười ầm lên khi nói lắp ba lắp bắp trong một bài phát biểu ở đám cưới, hay như việc bị một người đàn ông lạ mặt có ánh mắt đáng sợ chỉ tình cờ gặp trên xe điện cứ bám theo về đến tận nhà và lảng vảng mãi ở đó; tất cả đều có thể là nguyên nhân của những nỗi lo lắng, bất an đeo bám con người ta. Nhưng nếu chỉ là những việc bình thường như vậy thì chỉ cần tâm sự với một ai đó hay làm một cái gì đó để giải tỏa là sẽ thấy thoải mái ngay. Tất nhiên, nếu chỉ là những việc bình thường như vậy, đằng này….

Ở tầng một của tòa nhà kế bên có một cửa hàng cho thuê băng đĩa. Sau khi kết thúc giờ dạy, ăn tối và tắm rửa xong, Yoko rất thích vừa nhâm nhi một chút gì đó vừa xem phim. Khi Yoko sắp đến kì sinh nở, hai người đã cùng xem một bộ phim có tựa đề Nụ cười của tảng băng. Ngay phần mở đầu đã xuất hiện cảnh một người bị đâm chết bởi một cái dùi đập đá khiến Kawashima cảm thấy vô cùng sợ hãi và muốn chạy trốn ngay lập tức. Ngay lúc đó, không hiểu sao thái độ nhận xét khách quan của Yoko lại làm anh bình tĩnh lại: “Phim này có vẻ không tốt cho phụ nữ đang mang bầu nhưng xem ra cũng hấp dẫn anh nhỉ?”, và anh đã ngồi xem hết bộ phim. Từ lúc cứ phải đau khổ lo lắng rằng mình sẽ đâm vào con, Kawashima vẫn không hiểu tại sao nỗi sợ đó không hề xảy ra với Yoko mà chỉ nhằm vào đứa trẻ – chưa bao giờ anh thấy lo sợ rằng có thể mình sẽ đâm Yoko. Bây giờ, nhớ lại lúc xem bộ phim Nụ cười của tảng băng, anh đã có câu trả lời. Đơn giản là vì Yoko có thể nói chuyện, điều đó đã ngăn cản trí tưởng tượng của anh. Hơn nữa, Yoko luôn biết cách cư xử rất dịu dàng, ngay cả với vết thương lòng vẫn luôn giằng xé anh bấy lâu nay. Yoko không bao giờ lảng tránh chuyện đó, cũng không nhắc đến nó với một thái độ thờ ơ hay theo kiểu bảo anh hãy quên nó đi. “Chẳng phải người ta thường hay nói là đối với những người bị tâm bệnh mà khó có thể chữa lành thì càng nóng vội, càng không tốt mà phải điều trị một cách khôn ngoan đấy sao?”, “Bây giờ có con rồi em mới thấy, trẻ con đúng là phiền phức thật. Có lẽ lúc nói với anh điều đó, chính mẹ của không hiểu được là mình đang nói gì đâu!”. Yoko vẫn thường nói như vậy và những câu nói đó làm cho Kawashima cảm thấy dịu đi rất nhiều. Trái hẳn với nỗi sợ ban đầu, ở phần sau của bộ phim, chính những đoạn xuất hiện cái dùi đập đá lại là những đoạn Kawashima cảm thấy hấp dẫn nhất.

Bên cạnh tòa nhà có cửa hàng thuê đĩa là một tòa nhà khác, ở đó có một hiệu sách. Khi đi qua cái ngách giữa hai tòa nhà, Kawashima bất chợt dừng lại, cảm thấy hình như có cái gì đang động đậy ở trong đó. Nói là một cái ngách nhưng cũng chỉ đủ rộng cho một người lớn đi qua, cuối ngách lại còn bị chặn bởi một tòa nhà khác nên rất tối. Dù vậy, Kawashima vẫn nhìn thấy đúng là có bóng người ở trong đó. Nhìn vóc dáng mà đoán thì chắc là trẻ con. Có vẻ như đã biết Kawashima cố ý đứng lại nhìn nên ba cái bóng bé nhỏ đó liền đứng im không động đậy gì nữa. Chắc là học sinh tiểu học, tầm lớp Ba, lớp Bốn gì đó. Kawashima không bắt chuyện, cũng không ngỏ ý muốn tiến lại gần. Anh hiểu rất rõ rằng ngay cả một đứa trẻ mười tuổi cũng có thể trở nên rất nguy hiểm. Ngay lúc chuẩn bị bước đi thì Kawashima nhìn thấy một ánh sáng le lói. Đó là một đốm sáng màu đỏ, lập lòe. Không thấy có khói bay lên nên Kawashima đoán chắc không phải là thuốc lá. “Có lẽ là mắt của một con vật nào đó?”, Kawashima bắt đầu tưởng tượng. Ở các ngách giữa hai tòa nhà thường có thùng rác chứa các loại rác tươi, hơn nữa cũng có cả nước đọng lại từ các ống thoát nước của các căn hộ, một chỗ sống lý tưởng cho loài chuột. Chắc lũ trẻ đó đang giết một con chuột để chơi đùa. Và Kawashima lại nhớ đến một cậu bạn bằng tuổi cùng ở nhà tình thương với anh tên Taku. Khi đó, con thỏ được nuôi ở nhà tình thương mới sinh và Taku đã nhận chăm sóc một trong những chú thỏ con. Taku yêu thương chú thỏ hơn tất cả mọi người ở đó, thậm chí còn vòi vĩnh đòi ngủ chung với chú thỏ ấy, làm khổ cả những người khác. Nhưng rồi một ngày, khi đang chơi đùa, vuốt ve chú thỏ, Taku bỗng nắm lấy cái tai non nớt của chú, xách lên. Rồi Taku đứng dậy và cứ thế, đập đầu chú thỏ vào bê tông. Cảnh tượng đó diễn ra ngay trước mắt Kawashima. Anh nghe khục một tiếng, giống như tiếng của một vật dài và cứng bị bẻ gãy. Sau cú đánh đó, chú thỏ vẫn chưa chết và toan chạy trốn, chú vục dậy và lao đi như một món đồ chơi vừa được lên giây cót. Nhưng Taku đã giẫm lên đầu chú; và cùng với vẻ mặt khoan khoái như lúc vuốt ve chú, Taku đạp lia lịa lên đầu thỏ con bé nhỏ, tội nghiệp. Rồi nó bỏ mặc chú thỏ đã chết ở đó, thản nhiên như chú chưa từng tồn tại trên cõi đời này vậy. Taku lại nhận nuôi một chú thỏ khác. Taku thường vẽ tranh cùng với Kawashima nhưng tranh của Taku thì lúc nào cũng chỉ có một hình ảnh. Giữa một khung nền tối được tạo ra bởi ba màu – đen, tím thẫm và xanh dương – một cậu bé ở trần, đứng một mình, toàn thân chi chít những mũi tên xuyên qua da thịt. Khi được hỏi đó là ai thì Taku luôn luôn nói: “Là cháu đấy!”, “Thế nếu không phải là cháu thì sẽ là ai?”, “Không là cháu thì là ai cũng được!”. Taku là như vậy.

Kawashima dự định: “Trước hết, đi đến chỗ cửa hàng 24 giờ cái đã!”. Trời rất lạnh, Kawashima có thể nhìn thấy hơi thở của mình đông lại như những hạt sương trong không khí. Anh thấy rõ là mình vẫn chưa thể hoàn toàn bình tĩnh được, hơi thở vẫn gấp gáp, tim vẫn đập loạn xạ. Kawashima đi bộ thật chậm để lấy lại bình tĩnh. Cái lạnh từ vỉa hè nhờ thế mà truyền qua đế giày, ngấm dần vào cơ thể anh. Phía bên kia đường có một tòa nhà còn đang ở dạng mộc, chưa trát hoàn thiện; ở cửa sổ căn phòng phía góc của tầng ba, anh thấy một phụ nữ tóc ngắn đang hút thuốc. Máy điều hòa khiến cho hơi nước đọng lại trên kính làm những ô cửa sổ bị mờ đi. Người phụ nữ lấy vạt áo lau lau cửa, tạo ra một lỗ nhỏ hình tròn và nhìn qua đó xuống dưới đường. Chắc chắn đó là nhà tập thể dành riêng cho những người phụ nữ độc thân. Vì ngược sáng nên Kawashima không nhìn rõ mặt, nhưng từ cái dáng người đang hút thuốc lá đó, anh đoán có lẽ là một phụ nữ đã đứng tuổi. Chắc khoảng trên ba lăm tuổi gì đó. Trước mắt Kawashima bỗng hiện lên hình ảnh một bàn tay phụ nữ gày gò, nhăn nheo và gân guốc. Một người phụ nữ tầm trên ba lăm tuổi với đôi tay khẳng khiu như chiếc lá khô đang cầm thuốc và hút. Một thứ thuốc trộn lẫn lá bạc hà, tạo ra làn khói đen và mảnh rất đặc trưng. Năm mười bẩy tuổi, Kawashima đã quen với một người phụ nữ như thế và họ sống với nhau được gần hai năm. Vì cách nhau những mười chín tuổi nên họ rất hay bị tưởng lầm là hai mẹ con. Người phụ nữ đó, lúc bị lầm là mẹ con thì trước mặt người ta vẫn tươi cười như không, nhưng sau đó lại luôn mồm chửi rủa những người đã lầm lần một cách oái oăm đó. Lúc gặp Kawashima, bà ta đang làm ở một quán rượu tại Gotanda nhưng trong hai năm họ sống chung, bà ta cũng đã chuyển chỗ làm tới hai mươi lăm lần.

Người phụ nữ đó rất hay dẫn khách về nhà. Một hôm bà ta say xỉn tới mức nói năng lè nhè, nghe không rõ và thậm chí còn cợt nhả với khách ngay trước mặt Kawashima. Khi ông khách kia hỏi: “Chàng thanh niên này là ai thế?”, bà ta trả lời: “À, em trai của em ấy mà!”. Và rồi khi khách đã về thì bà ta bỗng nổi điên lên, lao vào đánh Kawashima. “Nếu cậu thích tôi thì tại sao lại yên lặng đứng nhìn như vậy? Loại đàn ông như cậu, thà đánh chết đi còn hơn”. Bà ta vừa gào lên, vừa lồng lộn lao vào đánh đập Kawashima. “Tôi đã từng đánh chửi nhau với khách hàng không biết bao nhiêu lần rồi và cũng đã từng bị đánh đập đau đớn vô cùng. Những lúc như vậy tôi lại nghĩ, hay là bỏ làm ở quán rượu đi”. Bà ta cứ vừa đánh vừa gào lên như vậy, đánh đến mức không còn chút sức lực nào, gục xuống ngủ mới thôi. “Một người đàn bà thật khó chịu!”, Kawashima thầm nghĩ, “Tại sao mình lại có thể chịu đựng được người phụ nữ này cơ chứ? Sẽ chẳng có ma nào thèm ngó ngàng đến một người như bà ta đâu. Thế nên đời nào bà ta lại dám bỏ rơi thằng này chứ!”. Và rồi kí ức về cái buổi tối Kawashima dùng dùi đập đá đâm người phụ nữ đó lại hiện lên, nhưng vẫn có một cái gì đó mơ hồ và khó hiểu như mọi lần.

Bạn đọc cảm nhận


Phạm Hà Lam

Truyện mô tả cảm xúc, nội tâm giằng xé tốt. Tuy nhiên truyện có kết thúc mở nên đọc xong có cảm giác hụt hẫng giống như đang ăn một bữa ngon, nhưng chưa no bụng mà phải ra về giữa chừng :)) Phải chi truyện dài hơn, nhiều tình tiết hơn để người đọc biết rõ các nhân vật sẽ giải quyết rốt ráo các vấn đề của mình như thế nào và họ sẽ làm gì với người kia.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button