Review

Viễn Vọng

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Patrick Deville
NXB NXB Trẻ
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 144
Ngày xuất bản 11-2013
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Tại một thành phố biển, nhà điểu học Körberg đi tìm dấu vết mối tình đầu xưa cũ với nữ ca sĩ bạc mệnh Stella. Jyl, đứa con gái nhỏ nàng để lại, giờ đã thành một Lolita xinh đẹp. Nhưng cha thật của Jyl là ai ? Körberg mở cuộc điều tra về cô bé, bên cạnh chàng gia sư Skoltz mê cờ vây, toán học và các trò cá ngựa.

Có thể viết một cuốn tiểu thuyết trong đó các nhân vật luôn ở sát gần nhau, rình rập nhòm ngó nhau, nhưng không bao giờ gặp nhau và không hề biết là họ tham dự vào cùng một câu chuyện ? Viễn vọng là câu trả lời tài hoa của Patrick Deville.

In năm 1988 tại nhà xuất bản danh tiếng Minuit và được dịch ra hơn mười ngoại ngữ, Viễn vọng là thành công đầu của Patrick Deville.

Nhận định

“Ngông cuồng và thung dung, Patrick Deville đưa vật lý lượng tử vào truyện tiểu thuyết Pháp, như Faulkner đã từng đưa bi kịch vào trinh thám Mỹ.” – Vincent Landel (Magazine littéraire, tháng mười 1988)

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận

Nguyễn Lê Anh Thư

Tôi rất thích văn học Pháp, nó rất lãng mạn và cuốn sách này là một ví dụ. Tôi đã từng đọc nhiều tác phẩm của Patrick và thậm chí khi ở Paris tôi đã mua hàng tá sách của tác giả này về đọc đi đọc lại nhiều lần để cảm thụ nó. Tôi đọc nhiều tác phẩm của Patrick nên tôi hiểu và cảm những gì anh ấy viết. Nó thật tuyệt! Nhưng một số người xung quanh tôi từng đọc cuốn sách này nói rằng họ chẳng tìm thấy một chút cảm hứng, một chút gì từ Patrick. I don’t think so. Nếu chưa cảm thì có lẽ nó là lựa chọn không phù hợp đối với bạn.

Nguyễn Lan Hương

Tác phẩm này đã mang lại cho mình cảm giác yên bình đến lạ kì. Ừ thì đó vốn đâu phải là một câu chuyện kịch tính. Cảm xúc nhẹ nhàng, bình yên. Đúng như cái tên “Viễn vọng”, các nhân vật gần mà xa, giống như câu “xa tận chân trời, gần ngay trước mắt” ấy nhỉ! Kết thúc mở thật sự rất ấn tượng, có lẽ tác giả muốn người đọc tạo ra cái kết riêng theo ý muốn bản thân. Cuối sách còn có phần phân tích, bình luận của dịch giả và phần đó thật sự rất hữu ích cho việc học Văn.

Nguyễn Quốc Hùng

Có một điều chắc chắn là cũng như các bạn độc giả khác, mình khẳng định mình không thấu hiểu trọn vẹn tác phẩm này vì nó quá phức tạp, không chỉ phức tạp trong cách viết, trong những tầng nghĩa, những ẩn dụ, mà nó còn phức tạp vì những kiến thức khoa học khác ngoài văn học, như vật lý, điểu cầm học (mình chắc chắn là những khi tác giả nói đến những loài chim đều có ý nghĩa nào đó, có điều mình chẳng biết mấy con chim đó ngoài đời nên chả hiểu ý tác giả nói gì), mà phần nào đó mình cảm nhận có yếu tố triết học nữa.

Không phải là mình không tìm hiểu kỹ trước khi mua nhưng mình đã đọc qua một danh sách những tác phẩm phải đọc trước khi chết của ai đó, trong đó quyển này là quyển duy nhất đã được dịch sang tiếng Việt, cộng với việc giá của cuốn sách cũng không mắc lắm nên mình đã mua ngay. Và cho dù mình không hiểu hết nó nhưng mình vẫn tìm ra được những triết lý hay ẩn chứa sau vài chi tiết đặc biệt. Hy vọng các bạn sẽ không vì thiếu kiên nhẫn mà bỏ qua một cơ hội tìm hiểu một giai đoạn văn học Pháp nổi bật.

P/S: Mình cũng rất thích một điều ở Nhã Nam là cứ cuốn sách nào khó hiểu thì sẽ có một bài phân tích phía sau để giúp tác giả nắm những vấn đề cốt yếu chứ không để mọi thứ trôi tuột đi. Và bìa sách cũng đẹp nữa, yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button