Review

Vì Trái Tim Nhà Vua

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Annie Pietri
NXB NXB Văn Hóa – Văn Nghệ
Công ty phát hành Phương Nam
Số trang 180
Ngày xuất bản 07-2013
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Tác giả Annie Pietri sinh trưởng ở Paris và là chuyên viên chỉnh phát âm, người dân chương trình phát thanh. Năm 1995 bà bước vào nghiệp văn chương và phát hành những cuốn sách rất thành công. Vườn cam trong cung điện Versailles là thành công lớn đầu tiên của bà. Để tiếp theo đó là Mùi hương sát nhân cũng có sức hút không kém.

Cung điện Versailles nằm ở phía Tây Nam nước Pháp, được vua Louis XIV – được mệnh danh là Vua Mặt Trời – xây dựng năm 1682 để làm nơi ở của ông với hoàng hậu Marie Thérèse cùng đoàn tùy tùng 6.000 người.

Câu chuyện được xây dựng nên từ chính cung điện này, bắt đầu khi vua Louis XIV say mê người đẹp Athénais và bà này tuyển cô bé Marion 14 tuổi vào làm người hầu cho mình. Là con gái người làm vườn, nhưng Marion thông minh biết đọc, biết viết và cô bé có một năng lực đặc biệt: nhớ tất cả các mùi hương dù chì ngửi qua một lần và sáng tạo ra những mùi nước hoa kỳ diệu khiến bà chủ của cô rất thích.

Thế nhưng trong bộ mặt xinh đẹp của bà hầu tước Athénais là âm mưu và thủ đoạn. Bà giao du với bọn phù thủy, thỏa hiệp với bọn vô lại và cuối cùng là âm mưu khủng khiếp được dựng nên nhằm ám hại hoàng hậu hòng thay thế ngôi vị đó. Và Marion đã dùng “cái mũi” đặc biệt của mình như thế nào để khám phá ra bí mật này? Khi vua Louis khi nhìn ra bộ “mặt thật” của người ông si mê, ông sẽ xử lý thể nào?

Rồi câu chuyện tiếp diễn vào 5 năm sau, khi Marion bước vào tuổi 18. Lúc này cô đã được phong là người làm nước hoa chính thức của hoàng hậu. Sự xuất hiện của tiểu thư xinh đẹp Angélique de Fontanges và việc Marion không còn phục vụ riêng cho bà hầu tước Montespan khiến bà nổi giận. Bà lại cấu kết với mụ La Voisin, phù thủy và chuyên gia đánh thuốc độc để thực hiện âm mưu mới của mình. Và lần này, Marion đã trở thành nạn nhân. Liệu tài năng của Marion có giúp cô thoát khỏi âm mưu này và vạch mặt những kẻ xấu xa?

Vì trái tim nhà vua bắt đầu vào năm 1819, khi cuốn nhật ký riêng tư của Marion được Amelia và cha cô tìm thấy. Cùng với cuốn nhật ký là việc tìm thấy tấm biển bằng đồng có niên đại từ thời vua Louis XIV, sau đó là một hũ cốt có hình trái tim. Đối với Amelia và cha cô, đây là khởi điểm cho một cuộc điều tra đầy hồi hộp.

Quyển nhật ký của Marion có nhiều đoạn như sau:

“Versailles ngày 13 tháng 3 năm 1679Trời vào đêm.Tôi tên là Marion Dutilleul. Vừa tròn 18 tuổi. Tối hôm qua, sau ba ngày sống trong bầu không khí ghê tởm của thế giới phù thủy, với lòng sung sướng vô tận tôi đã trở lại căn phòng của mình, nằm ngay bên trên ngự phòng của Ngài Hoàng, hoàng hậu Marie Thérèse…”

“Làm sao tin được những điều vừa nghe?Tôi không phải là người mê bói toán. Thường thì tôi vô cảm trước những lời tiên đoán. Nhưng những lời này có cái gì đó gây lo ngại. Dù sao trong đó có cả vấn đề cái chết của nhà vua! Một mối nguy gần kề đang đe dọa ngài chăng? Một chứng bệnh nào đó?”

[taq_review]

Trích dẫn

Ông họa sĩ đi mở một cái rương bằng gỗ cũ kỹ khuất trong bóng tối một góc của căn phòng. Ông nghiêng người xuống những vật để trong rương và lấy ra một cái hộp sắt rẻ tiền rồi đặt lên bàn. Ông giở nắp lên, cho thấy một vật không ra hình dạng gì, nâu nâu, chai cứng lại.

Amélie và cha cô ngay lập tức nhận thấy không có một tấm mề đay nào trong hộp.

– Cái đó là đây à? – Amélie buột miệng, vẻ thất vọng rõ ràng – Tôi đã nghĩ…

– Khi tôi lấy được nó, cách đây nhiều năm, cái di vật không có bề ngoài như thế này. Nó trông giống với những gì mà người đời thường hình dung về một trái tim hơn. Mặc dù, phương pháp ướp thơm thời đó rất không chắc ăn, nó vẫn không bị hư hỏng nhiều. Biết tôi ít tiền, Radel nói với tôi: “Này, cậu lấy cái này đi, nó lớn nhất đấy, đó là trái tim của Louis XIV”. Đổi lại tôi tặng anh ấy một bức phong cảnh mà tôi vừa vẽ xong, anh ấy thích nó lắm.

Và đó là tất cả những gì còn lại!

– Đúng vậy! – Saint-Martin nhún vai trả lời – Tôi sử dụng nó rất ít nhưng, khi tiếp xúc với không khí, với thời gian trôi qua và những thao tác mà tôi bắt nó chịu đựng, thịt của xác ướp khô đi và quắt queo lại. Và nó chẳng thơm tho gì. Sự thối rữa có vẻ như muốn tham gia vào đó.

– Không thấy một chiếc mề đay nào sao? – Amélie dò hỏi.>

– Cô gái ạ, trong Cách Mạng, quý kim được lục tìm dữ lắm. Chiếc mề đay, vì chắc là phải có một chiếc rồi, và chất bạc mạ vàng bao quanh trái tim, chắc chắn đã bị bán đi và nấu chảy ra rồi. Phần mình, tôi chỉ làm mỗi việc là bỏ lớp vải bao di vật đi. Sau đó tôi cất nó vào cái bình chứa này để chờ khi dùng tới.

Ông Schunck hắng giọng như mỗi lần ông sắp nói gì đó quan trọng.

– Bạn thân mến ạ, nếu tôi trả cho ông một giá kha khá… ý tôi muốn nói là một món tiền lớn. Đủ để ông mua một số lượng nhiều nhiều cái chất hữu cơ mà ông chuyển thành chất liệu xác ướp… Ông có chấp nhận bán cho tôi phần hài cốt vô giá đó cùng trái tim của vua Louis XIII không?

– Ông tính làm gì với cái đó?

– Hoàn trả cho vua Louis XVIII. Nói cho cùng thì đó là những trái tim của tổ tiên ngài!

– Như vậy thì dòng họ Bourbon sẽ tìm lại của cải của mình, – Saint-Martin thở dài. – Đó là điều lo ngại của con người cách mạng đang ngủ trong tôi. Một người cách mạng hồi chánh, nhưng dẫu sao!

Vẻ hờn dỗi, ông họa sĩ rót những gì còn lại trong chai vào ly và uống hết một hơi.

– Tôi chấp nhận bất chấp hết, – ông nói. – nhưng với hai điều kiện.

– Điều kiện gì?

– Thứ nhất là ông phải hứa với tôi giữ lại tấm biển đồng cho ông. Nó vẫn là cái mà Louis XVIII sẽ không có được!

– Tôi nghĩ là đã nói với ông rằng tôi không tính từ bỏ nó. Còn điều kiện thứ hai?

– Là ông trả cho tôi mười lần cái giá mà tôi đã mua những trái tim, nghĩa là một trăm hai mươi francs!

– Tôi tưởng ông đã tặng Radel một bức tranh mà – Philippe-Henry ngạc nhiên.

– Đúng vậy. Ông còn nhớ không… Hôm qua ở buổi bán đấu giá, tôi đã than phiền là một trong những bức họa của tôi được đấu thành công với chỉ mười hai francs. Đó là bức mà tôi đã đổi để lấy những di vật này. Mười lần cái giá của nó là một trăm hai mươi francs!

Ông Schunck thò tay vào túi áo trong của cái áo vét.

– Chết rồi! Tôi không đem đủ số tiền đó, – ông tiếc rẻ. – Đây chỉ có hai mươi francs, tôi bù thêm chiếc hộp đựng thuốc lá này.

Saint-Martin nhắc nó xem nặng nhẹ rồi ngắm nghía nó thật kỹ.

– Nó nhỏ nhưng được nạm rất khéo. Nó bằng vàng ư?

– Bằng vàng ròng, – Philippe-Henry nhấn mạnh. – Và những hoa văn được làm bằng sợi bạc.

Ông họa sĩ trề môi một cách thán phục.

– Quả là một sản phẩm đẹp!

– Nó thuộc về ông đó, bạn thân mến!

Với nụ cười thực sự trên môi, Saint-Martin nhét cái hộp đựng thuốc lá vào trong túi quần.

– Ông có thể đem trái tim của vua Louis XIV về! – Saint-Martin lên tiếng –  Và làm cái gì ông muốn. Nhưng… riêng trái tim của Louis XIII, hơi có vấn đề. Ông phải ráng chờ thôi. Tôi không nhớ mình đã cất nó vào chỗ nào nữa. Cứ tin tôi đi. Tôi sẽ cố gắng tìm được nó trong cái đám hổ lốn trên tầng áp mái. Tôi sẽ báo ông biết khi tìm thấy nó. Và cứ quay lại tìm tôi khi nào ông muốn, nếu tiểu thư con ông thay đổi ý kiến về việc vẽ chân dung của cô.

***

Cúi mình trên cái hộp bằng kim loại, Madeleine Bellart và Justine ngắm nghía những gì thật nhoi còn sót lại của trái tim nhà vua Louis XIV.

– Một trăm hai mươi francs! – Ông trả cái này một trăm hai mươi francs! – Bà quản gia tức tối – Nhìn mà thấy ớn! Chắc tôi phải đổi nghề thôi! Với tất cả lòng kính trọng ông, tôi thấy thà đi buôn mấy cái thứ xác chết tả pín lù được xông khói như cá trích này, tôi còn sống thoải mái hơn là đi giặt giũ và đánh bóng đồ bạc cho ông!

–  Vú Madeleine, bà thôi nói ngu ngơ đi, – Philippe-Henry rầy bà quản gia. – Bà quên rằng đây là trái tim của một trong những vị quân vương vĩ đại nhất mà nước Pháp từng có sao.

– Danh vọng và khốn cùng thì có! Ông hãy nhìn thử miếng thịt dai nhách và còi cọc này đi.

– Tôi đồng ý với vú, tình trạng của nó thật là tệ.

– Nếu đúng vậy, thì ông đã bị người ta làm mờ mắt rồi, thưa ông chủ tốt bụng, chắc người ta đã bán cho ông một trái tim bò tơ hay trừu hay cái gì đó có Trời biết được! Nếu đúng vậy thì một trăm hai mươi francs, là đắt quá nếu tính theo ký!

– Đủ rồi vú Madeleine! – ông Schunck mất kiên nhẫn – Vú vui lòng quay về nhà bếp đi. Trễ lắm rồi, đêm đã xuống. Amélie và tôi muốn ăn tối.

– Bữa ăn vẫn nóng sốt và chỉ chờ ông về thôi, thưa ông. Tôi đã nấu món bầu dục, để ông thay đổi với món tim!

Bà quản gia quay gót và, với bước chân của lính chiến, bà trở về bếp.

– Còn cô Justine – ông Schunck nói tiếp – cô cho thêm củi vào lò. Ở đây lạnh buốt người!

Amélie biết cha cô đang tức giận.

– Vú Madeleine nói đúng đó cha, cái di vật này có thể là cái gì khác hơn là trái tim vua chúa. Tuy nhiên, con tin ông Saint-Martin là người đàng hoàng. Và, mặc dù tấm mề đay của Marion không còn trong hộp, linh tính báo cho con biết chúng ta đang có trái tim của Louis XIV.

– Cha cũng t như vậy – Philippe-Henry thêm vào, vẻ đã nguôi ngoai -Nhưng cha thích nó trong tình trạng lành lặn hơn, trước khi trao trả cho triều vua đang trị vì. Nó đã bị phơi ra không khí và ánh sáng quá lâu rồi. Tốt nhất là làm sao ướp nó thêm một lần nữa. Cha mong những vị ngự y của ông vua Louis XVIII tốt lành của chúng ta biết cách chữa trị cần thiết để bảo quản nó vĩnh viễn khỏi những xâm hại của thời gian.

Amélie mỉm cười.

– Hay chúng ta làm khác đi? – Cô gợi ý với giọng ranh mãnh – Thưa cha, con có ý thế này nhưng không biết…

Bạn đọc cảm nhận

Linh Linh

Một cuốn tiểu thuyết rất cuốn hút.

Không có những tình huống gay cấn, nghẹt thở hay những tình tiết tình cảm lãng mạn nhưng cuốn tiểu thuyết vẫn cuốn hút người đọc vào vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của cô gái Marion. Sự say mê của cô với những mùi hương thanh khiết, sự thông minh của cô, lòng dũng cảm hay sự trung thành với đức vua và hoàng hậu tạo nên một Marion với ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Khác với mùi hương ám ảnh trong tiểu thuyết Mùi Hương của Patrick Süskind, Vườn cam trong cung điện Versailles và Mùi hương sát nhân là những hương thơm nhẹ nhàng len lỏi vào tâm hồn độc giả

Hồng Diệu

Vì đã đọc “Vườn cam trong cung điện Versailles” và “Mùi hương sát nhân”, cho nên khi đọc tới cuốn này cảm thấy rất tuyệt vời khi bối cảnh là hai trăm năm sau. Cũng vẫn là cung điện Versailles, vua Louis XIV, hoàng hậu, nàng Marion thông minh, xinh đẹp có biệt tài chế tạo nước hoa được tái hiện lại qua cuốn nhật ký vô giá của nàng. Thật ngạc nhiên là trái tim của vua Louis XIV vẫn tồn tại qua hàng trăm năm. Và mối tình của nàng Marion và chàng Bastien thật khiến người khác cảm động. Bìa sách rất đẹp, những đoạn nhật ký được in nghiêng đọc rất thích, có cảm giác như đang cầm chính cuốn nhật ký của Marion vậy.

Thanh Thủy

Hôm bữa mình mua cho em họ mình cuốn này . Thấy lạ nên đọc thử.

Cuốn sách viết về Marion cô gái làm nước hoa cho hoàng hậu …câu chuyện về công việc ướp thơm cho trái tim nhà vui…đức vua Louis XIV…. Cũng như mối tình giữa nàng Marion và chàng Bastie khiến người đọc phải rơi nước mắt. Sách được viết theo lối văn phong nhẹ nhàng. Những đoạn trong nhật ký được xoáy sâu rất hay, cứ ngỡ như đang đọc nhật kí của Mrion. Truyện tuy ngắn nhưng để lại dư âm trong lòng người đọc. Hơn thế nữa bìa sách thiết kế rất đẹp, một màu tím bí ẩn nhưng vô cùng lôi cuốn. Tuyệt vời!

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button