Review

Tự Truyện Andrew Carnegie

Thể loại Hồi ký – Tự truyện
Tác giả Andrew Carnegie
NXB NXB Lao Động Xã Hội
Công ty phát hành Alphabooks
Số trang 524
Năm tái bản 2017
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Andrew Carnegie là một nhà đại tư bản của nước Mỹ và cũng là một trong những người bác ái, đóng góp tài sản, tiền bạc cho sự phát triển của cộng đồng, quê hương và nhân loại.

Sinh năm 1835 ở Scotland, nhưng Carnegie cùng với gia đình lại chuyển tới Mỹ sinh sống. Khi trưởng thành, ở Pittsburgh, ông làm nhân viên điện báo và nhân viên thư ký trong ngành đường sắt và tiếp tục thăng tiến trong Công ty Đường sắt Pennsylvania. Khi cuộc Nội chiến nổ ra, ông được giao nhiệm vụ đảm nhiệm hệ thống đường sắt và điện báo của Chính phủ Mỹ. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Ông theo Đảng Cộng hoà và là người phản đối chế  độ nô lệ. Ngoài khả năng làm việc chăm  chỉ,  xuất  sắc  và  cách đối  xử tốt  với  mọi  người, Carnegie còn rất tài giỏi trong việc định hướng công việc.

Khi hệ thống đường sắt của Mỹ phát triển nhanh chóng,  ông nói: “Việc sản xuất như của chúng tôi khó có thể phát triển để đáp ứng kịp nhu cầu của người dân Mỹ.” Nhờ vậy, ông bắt đầu trở nên giàu có, và sau khi bán nhà máy sắt  thép  lớn  nhất  nước  Mỹ,  ông  trở thành  một  trong những người giàu nhất thế giới. Ông về nghỉ hưu trong lâu đài Skibo yêu thích ở Scotland và qua đời tại Lenox, Massachusetts vào năm 1919.

Ông để lại di chúc với hơn 100 triệu đô‐la dành cho việc xây dựng các thư viện công cộng trên khắp nước Mỹ và Anh. Ngoài ra, ông còn dành tặng rất nhiều quà cho các trường đại học. Ông cũng có nhiều đóng góp để thúc đẩy hoà bình và nghiên cứu những nguyên nhân dẫn tới chiến tranh.

Dù  bản  thân  không  phải  là  người  có  học vấn cao nhưng Carnegie đánh giá rất cao giá trị của tư duy cởi mở. Giống như Benjamin Franklin, ông biết rằng “nhà lãnh đạo chính là những người ham mê đọc sách” và của cải có được là từ kiến thức uyên thâm và những suy nghĩ sắc sảo. Khi xây dựng thư viện từ thiện đầu tiên, ông không có huy hiệu. Tuy nhiên, ông yêu cầu người ta lấy một tấm bảng và khắc vào đó hình ảnh mặt trời cùng với các tia sáng mặt trời và dòng chữ “Hãy để cho ánh sáng chiếu rọi”.

Làm nghề dệt vải lanh, gia đình ông không khá giả nhưng tình yêu và niềm đam mê kiến thức sách vở của ông cha đã để lại một ấn tượng không phai trong lòng chú bé Carnegie. Sau này khi đã trở nên giàu có, thư viện chính là sự lựa chọn tất yếu khi ông làm từ thiện và ông đã dành rất nhiều công sức để xây dựng thư viện. Việc trao tặng các thư viện của Carnegie là một trong những việc làm lớn lao trong lịch sử. Câu chuyện của ông nói lên rằng, việc tích luỹ của cải của một cá nhân nếu xuất phát từ những động cơ cao cả thì đó là một trong những cách để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Carnegie không thích đầu cơ chứng khoán. Ông cho rằng việc chọn lấy một ngành, học hỏi về ngành đó và đầu tư vào công việc của mình mới chính là một cách đầu tư tốt hơn nhiều. Ông viết:

“Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ là không chỉ tập trung toàn bộ thời gian và công sức vào một công việc mà các bạn sẽ gắn bó cả đời mà còn phải đầu tư từng đồng vốn vào nó nữa… Về phần tôi, tôi đã có quyết định từ rất sớm. Tôi sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất sắt thép và sẽ trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này. Hãy hăng say học tập và đảm bảo rằng những người khác sẽ được lợi nhờ sự giàu có về tri thức và tiền bạc của bạn.”

Cũng giống như tất cả những người thành công vang dội khác, Carnegie biết rằng một nhà lãnh đạo thực thụ phải là người tạo ra được lòng nhiệt tình và tính hiệu quả của người lao động. Ông viết: “Tôi không hiểu về máy hơi nước nhưng tôi đang cố gắng hiểu về một cỗ máy còn phức tạp hơn. Đó chính là con người.”

Bạn bè của Carnegie có rất nhiều người giàu có và nổi tiếng, như Judge Mellon, Matthew Arnold, James Blaine, Thủ tướng  Anh  William  Gladstone,  các  Tổng  thống Harrison, Mark Twain và Herbert Spencer. Các mối quan hệ này được duy trì không phải do ông muốn khoe khoang mà để ông có thể học hỏi trực tiếp từ những hiểu biết và kinh nghiệm độc nhất vô nhị của họ. Trong cả cuộc đời, ông tìm kiếm tri thức và giá trị chứ không chỉ tìm kiếm tiền bạc. Tri thức có được từ việc đọc sách và học tập cho thấy một giá trị thật sự; một cuộc sống tốt là cuộc sống thực sự cởi mở, chỉ tiền bạc thôi thì chỉ là một cuộc đời vô nghĩa.

Andrew Carnegie là một trong số những gương doanh nhân thành đạt của nước Mỹ, đồng thời là một trong số những người bác ái, đóng góp của cải, tài sản cho sự phát triển chung của xã hội. Những thư viện trên khắp thế giới, những công trình do ông đóng góp xây dựng là bằng chứng về công lao và lòng nhân ái của ông.

Trong lần tái bản này, chúng tôi đưa thêm tài liệu về The Gospel of Wealth (Phúc âm về sự giàu có) của Andrew Carnegie, được trước trích từ Tư liệu Các tổ chức phúc thiện và tình nguyện ở Mỹ. Hai nguyên tắc quan trọng mà  Andrew  vạch  ra  cho  những  nhà  hoạt động  kinh doanh đã thể hiện được sự bác ái, nhân từ của ông đối với sự phát triển chung của xã hội. Nguyên tắc từ thiện gợi ý rằng, những người may mắn trong xã hội nên giúp đỡ những người kém may mắn hơn bằng cách đóng góp cho những  tổ chức  từ thiện.  Nguyên  tắc  quản  lý,  từ Kinh Thánh, đã nhìn nhận của cải như tài sản nắm giữ của họ được ủy thác cho xã hội, với nghĩa vụ sử dụng nó cho những mục đích xã hội chính đáng.

Xin  trân  trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn Tự truyện Andrew Carnegie, người mở  đường cho những nhà tư bản làm giàu và rồi đóng góp tài sản cho đồng loại, và là hình mẫu cho những nhà tư bản giàu có bác ái của thế giới.

NGUYỄN CẢNH BÌNH

CÔNG TY SÁCH ALPHA

[taq_review]

Tiểu sử Andrew Carnegie (1835 – 1919)

Andrew Carnegie là người Mỹnhập cưgốc Scotland. Ông đã tạo nên ngành sản xuất thép hùng mạnh của Mỹtừhai bàn tay trắng. Ông tạo dựng cơ đồvào thời điểm mà hệthống đạo đức của chủnghĩa tưbản và cách đối xửvới người lao động là chủ đề luôn xuất hiện trong các cuộc tranh luận nghiêm túc. Theo Carnegie, người giàu phải có trách nhiệm làm cho nhân loại tốt hơn bằng cách chia sẻ của cải của mình. Trong cuộc đời mình, ông đã cho đi khoảng 90% gia tài, tương đương khoảng 350 triệu đô la.

Thời thơ ấu

Carnegie sinh tại Dunfermline, Scotland trong một gia đình làm nghề dệt vải. Năm 1848, cha ông, vốn là người theo phong trào Hiến Chương, nhập cư sang Mỹvà sống ở Allegheny, Pennsylvania. Cậu bé Carnegie bắt đầu làm công việc xe chỉ tại nhà máy bông, vài năm sau thì làm thư ký và nhân viên trực điện báo cho Công ty Atlantic và Ohio. Cậu được chú ý đến vì là một trong những nhân viên đầu tiên có thể đọc được tín hiệu điện báo thông qua âm thanh. Khảnăng làm việc của cậu được Thomas A. Scott của Công ty Đường sắt Pennsylvania nhận ra, và ông này đã thuê cậu làm thưký. Năm 1859, khi Scott trởthành Phó Chủtịch của công ty, ông cho Carnegie làm giám sát bộphận đường sắt ởmiền Tây. Ởcương vịnày, Carnegie có trách nhiệm phải đưa ra được những cải tiến trong dịch vụ. Khi cuộc Nội chiến Mỹnổra vào năm 1861, Carnegie theo Scott, Thứtrưởng Quốc phòng Mỹ, ra mặt trận.

Với chức vụnày, ông cũng đã gặp George Pullman, nhà phát minh ra loại xe có giường ngủ. Ngay lập tức, Carnegie đã nhận ra giá trịvĩđại của phát minh đó và sẵn sàng cùng tham gia đểphát minh đó được chấp nhận. Nguồn lợi nhuận đầu tiên mà sau này ông đạt được chính là do ông đã áp dụng toa xe có giường ngủvào trong ngành đường sắt và mua Storey Farm trên Lạch dầu trịgiá 40.000 đô la, thuộc hạt Venango, Pennsylvania vào năm 1864. Mỗi năm ông kiếm được 1.000.000 tiền cổtức khi các giếng khoan dầu bắt đầu thu lãi lớn. Sau đó, Carnegie đã liên kết với những người khác đểthành lập nhà máy cán thép.

Chủ nghĩa công nghiệp Nhưng đó mới chỉlà sựkhởi đầu cho sựthành công liên quan đến sựphát triển ngành công nghiệp sắt thép tại Pittsburgh,

Pennsylivania. Carnegie đã kiếm được khoản doanh thu lớn trong ngành công nghiệp thép, kiểm soát hệthống mởrộng và hoàn thiện nhất của ngành công nghiệp sắt thép do một cá nhân quản lý. Sựcải tiến vĩ đại của ông là việc sản xuất hiệu quả hàng loạt các thanh thép ray với giá thành rẻsửdụng cho đường sắt.

Vào năm 1868, khi 33 tuổi, ông viết trong bức thư tự bạch rằng ông bị “choáng ngợp trong những lo âu về kinh doanh” và ông sẽ “thôi kinh doanh vào tuổi 35”, nhưng “trong hai năm tiếp theo, tôi muốn dành những buổi chiều để được chỉdẫn và đọc sách một cách có hệ thống”.

Vào cuối những năm 80 của thếkỷXIX, Carnegie Steel là nhà sản xuất lớn nhất các loại gang, thanh ray và than cốc trên thếgiới, với công suất sản xuất đạt khoảng 2.000 tấn kim loại thỏi/ngày. Vào năm 1888, ông mua đối thủHomestead Steel Works, bao gồm một nhà máy mởrộng hoạt động nhờvào lĩnh vực than và sắt phụ, đường ray dài 425 dặm và dây chuyền tàu thuỷchạy bằng hơi nước trên hồ.

Các năm tiếp theo, các Công ty Carnegie khác nhau hoạt động trong ngành công nghiệp này đã phát triển đến mức vào năm 1901 ông đã bán cổphần thép cho nhóm các nhà tài chính tại New York do J. Pierpont Morgan đứng đầu với giá 250 triệu đô la. Cuộc mua bán do Charles M. Schwab (không có quan hệgì với Charles R. Schwab, nhà sáng lập tổchức môi giới) tiến hành đàm phán bí mật là sự tiếp quản công nghiệp lớn nhất tại Mỹvà thời điểm đó. Cổphần được hợp nhất tại Tổng công ty thép Mỹ, công ty uỷthác do J. P. Morgan tổchức, và Carnegie rút khỏi thương trường. Ông được trả số tiền tương đương khoảng 480 triệu đô la, một giao dịch thương mại cá nhân lớn nhất tính đến thời điểm lúc bấy giờ.

Ngoài cán thép, các công ty của Carnegie còn tham gia các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp đường sắt. Các công ty của ông, Pittsburgh Locomotive và Car Works nổi tiếng vì đã xây dựng được đầu xe lửa lớn chạy bằng hơi nước đầu thếkỷXX. Các đồng sự của ông gồm Henry Clay Frick và F. T. F. Lovejoy.

Ông cũng sởhữu 18 tờbáo tiếng Anh, trong đó ông kiểm soát lợi ích theo thuyết cấp tiến.

Ở đỉnh cao sự nghiệp, ông là người giàu thứhai thế giới, chỉ sau John D. Rockefeller.

Cuộc đời riêng

Vào thời  điểm tưbản tài chính được củng cốtại New York, Carnegie nổi tiếng vì sống xa thành phố. Ông thích sống gần các nhà máy tại miền tây Pennsylvania và ởlâu đài Skibbo, Scotland – toà lâu đài ông mua và trang sửa lại. Tuy nhiên, ông cũng cho xây dựng (vào năm 1901) và sống trong ngôi nhà hiện đại trên Xa lộsố5 thành phốNew York. Ngôi nhà này vềsau trởthành Bảo tàng thiết kếquốc gia của Cooper-Hewitt.

Carnegie lập gia đình năm 1887 và có một người con gái. Em trai ông, Thomas M. Carnegie, cũng sinh tại Dunfermline, Scotland, vào ngày 2 tháng 10 năm 1843. Ông cũng liên kết với Andrew trong các doanh nghiệp thương mại, nhưng qua  đời tại Homewood, Pennsylvania vào ngày 19 tháng 10 năm 1886.

Những năm cuối đời, Andrew Carnegie làm công việc của một nhà từthiện. Cho đến thời  điểm ông mất tại Lenox, Massachusetts, Carnegie đã quyên tặng 350.695.653 đô la. Khi ông mất, 30 triệu đô la còn lại cũng được trao tặng cho các hiệp hội, tổchức từthiện và người nghỉhưu.

Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Sleepy Hollow, tại Sleepy Hollow, New York.

Hoạt động từ thiện

Từnăm 1901 trở đi, công chúng bắt đầu chuyển sựchú ý từkhả năng kinh doanh tuyệt vời mà đã giúp ông tích luỹ được một gia sản lớn sang tấm lòng bác ái của ông khi ông đã có những đóng góp rất lớn cho các mục tiêu từthiện. Có thểthấy rõ quan điểm của ông vềcác đối tượng xã hội, trách nhiệm liên quan đến của cải trong cuốn sách có tên Thắng lợi của nền Dân chủ(1886) và trong cuốn Phúc âm vềsựgiàu có (1900). Ông mua lâu đài Skibbo, tại Sutherland, Scotland và dành một phần thời gian sống ở đó và một phần sống ởNew York; sau đó cống hiến cuộc đời mình cho việc cung cấp vốn phục vụlợi ích của công chúng, sựtiến bộxã hội và giáo dục.

Trong tất cảcác ý tưởng của mình, ông bịchi phối bởi niềm tin mãnh liệt vào tương lai và chịu ảnh hưởng của những người nói tiếng Anh, niềm tin vào một chính quyền và liên minh dân chủvì mục đích hoà bình, bác bỏchiến tranh và tiến bộgiáo dục con đường không phân chia bè phái. Ông là người ủng hộmạnh mẽphong trào đòi cải cách, một phương tiện đểmởrộng sựtruyền bá tiếng Anh.

Chỉriêng trên tại Mỹ, Carnegie đã xây dựng được trên 1600 thư viện. Trong sốcác hoạt động từthiện của mình, việc xây dựng các thưviện công tại Mỹ, Vương quốc Anh và tại các nước nói tiếng Anh khác là điều đáng chú ý nhất. Thưviện Carnegie, nhưchúng được gọi, nổi bật trên tất cảcác mặt. Thưviện đầu tiên được mởcửa vào năm 1883 tại Dunfermline, Scotland. Phương pháp của ông là xây dựng và trang bị, nhưng chỉvới điều kiện chính quyền địa phương cung cấp địa điểm và tiến hành bảo quản. Tổng cộng, Carnegie đã cấp vốn đểxây dựng 3.000 thưviện tại hầu hết các bang của Mỹ trừ Alaska, Delaware và Rhode Island cũng như tại Anh, Irland, Canada, Tiểu sử Andrew Carnegie Australia, New Zeland, West Indies và Fiji. Nơi sinh của Carnegie tại Scotland hiện nay là viện bảo tàng.

Ngoài ra, trước khi ông bán phân phát hết gia sản của mình, vào năm 1879, ông đã cho xây dựng các bểbơi rộng lớn tiện nghi đểngười dân thịtrấn của ông tại Dunfermline, Scotland sửdụng. Trong năm tiếp sau đó, ông tặng 40.000 đô la đểxây dựng thưviện miễn phí tại chính thành phố ấy. Vào năm 1884, ông tặng 50.000 đô la cho Đại học Y tếthuộc Bệnh viện Bellevue đểxây dựng phòng thí nghiệm mô học, hiện nay được gọi là Phòng thí nghiệm Carnegie.

Ông là chủsởhữu Thịsảnh Carnegie tại thành phốNew York ngay từkhi xây dựng vào năm 1890 cho đến khi quảphụcủa ông bán đi vào năm 1924.

Ông cũng thành lập QuỹAnh hùng Carnegie tại Mỹ(1904) và tại Vương quốc Anh (1908), nhằm ghi nhận những hành động anh hùng và đóng góp 500.000 đô la vào năm 1903 đểxây dựng Cung Hoà bình tại La Hay, và 150.000 đô la đểxây dựng Cung Liên Mỹtại Washington, hiện là nơi của tổchức Quốc tếcác nước cộng hoà Mỹ.

Triết lý sống

Carnegie viết cuốn Phúc âm vềsựgiàu có, trong đó ông nêu rõ quan điểm của mình rằng người giàu nên sửdụng của cải của mình đểlàm giàu cho xã hội.

Đoạn sau đây được trích từmột trong những ghi nhớcủa bản thân Carnegie:

Con người không chỉsống nhờvào bánh mì. Tôi từng được biết đến các ông triệu phú chết đói vì thiếu dinh dưỡng, riêng điều này đã có thểkhẳng định rằng tất cả điều đó rất bình thường đối với con người, và tôi cũng từng biết nhiều người công nhân và những người được cho là nghèo lại say sưa trong cảnh xa hoa vượt cảnhững khả năng mà những ông triệu phú có thểvới đến. Đó chính là suy nghĩ làm cho cơthể đủdinh dưỡng. Không có giai cấp nào khốn khổmột cách đáng thương nhưgiai cấp chỉcó sởhữu tiền bạc mà không có một thứnào khác. Tiền bạc chỉcó thểlà người nô lệhữu ích của những thứcao hơn nhiều so với bản thân nó. Những Ước muốn của tôi bay cao hơn. Tôi có mong muốn đóng góp cho sựkhai sáng và sự vui sướng trong tâm hồn, những thứvềtinh thần, và cho tất cả những thứcó thểmang lại hương vịngọt ngào cho đời sống của những người công nhân tại Pittsburgh. Tôi coi đây là cách sửdụng của cải một cách cao thượng nhất.

Carnegie cũng cho rằng thành quảcủa sựthành công vềtài chính có thểgiản hóa bằng công thức mà người bình thường cũng có thểlàm được. Vào năm 1908, ông uỷquyền cho Napoleon Hill, sau này là một phóng viên, đi phỏng vấn trên 500 triệu phú đểtìm hiểu những đe doạ thường xuyên tới sựthành công của họ. Cuối cùng Hill đã trởthành cố vấn của ông và tác phẩm của họ được xuất bản trong cuốn sách của Hill vào năm 1928, sau khi Carnegie qua đời, cuốnQuy luật tiến tới thành công.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button