Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị
Thể loại | Kỹ năng – Tâm lý |
Tác giả | Steven D.Levitt – Stephen J. Dubner |
NXB | NXB Lao Động |
Công ty phát hành | Alphabooks |
Số trang | 267 |
Ngày tái bản | 02-2016 |
Giá bán | Xem giá bán |
Nội dung
Mọi người thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo đám đông, do vậy với những vấn đề quan trọng, chúng ta thường phải hỏi xin lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Điều này đương nhiên không có hại trong ngắn hạn. Thế nhưng về lâu về dài việc hỏi ý kiến những người xung quanh sẽ dẫn bạn đi theo lối mòn đã mở sẵn, một tư duy kém đổi mới mà nếu tự suy ngẫm, theo một hướng khác hơn, đột phá hơn, lập dị hơn, bạn sẽ mở ra một hướng giải quyết thông minh hơn và khôn ngoan hơn.
Trong cuốn sách Tư duy như một kẻ lập dị, Steve D.Levitt & Steph J.Dubner, đồng tác giả của hai cuốn sách vô cùng lý thú pha chút hóm hỉnh Kinh tế học hài hước và Siêu kinh tế học hài hước, sẽ một lần nữa dùng lối văn phong phá cách của mình để “mở khóa tư duy” của độc giả. Xin nhắc lại đây không phải là một cuốn sách hài hước, đơn giản chỉ là để giải trí, mà ngoài những yếu tố, những ví dụ vui nhộn, hai tác giả này còn muốn người đọc có được một thái độ tích cực hơn với những gì bất ngờ xảy đến, hãy luôn thoát khỏi lối mòn và trang bị cho mình những cách giải thích đơn giản nhất có thể.
[taq_review]
Review
Trích đoạn
Tư duy như kẻ lập dị nghĩa là phá vỡ mọi quy tắc thông thường; điều đó có thể giúp bạn thắng World Cup nhưng không nhất thiết giúp bạn được mọi người yêu thích
Khi chúng ta cố gắng giải quyết các vấn đề, phần lớn chúng ta được dẫn dắt bởi lòng tin truyền thống. Mặc dù vậy, vấn đề của những niềm tin truyền thống này lại chính là: chúng thường sai.
Ví dụ về phong trào tiêu thụ thực phẩm địa phương. Phần lớn mọi người tin rằng việc tiêu thụ thực phẩm địa phương giúp giảm thiểu các ảnh hưởng lên môi trường.
Mặc dù vậy, một nghiên cứu gần đây cho thấy phong trào này thật ra có tác dụng ngược lại bởi vì các nông trại nhỏ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn việc sản xuất, điều này có tác động lớn hơn bất cứ ảnh hưởng tích cực nào tạo ra nhờ việc giảm thiểu vận chuyển.
Đây chính xác là điều chúng ta gọi là tư duy như kẻ lập dị: sử dụng số liệu thống kê làm căn cứ đặt niềm tin và ra quyết định, thay vì dựa trên sự khôn ngoan từng trải thông thường.
Nhưng điều này có tác dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? Thứ nhất, tư duy như kẻ lập dị có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
Ví dụ, hãy thử tưởng tượng bạn là một cầu thủ bóng đá chuẩn bị sút phạt để giành phần thắng trong World Cup cho đội mình.
Bạn làm thế nào để có thể tăng cơ hội ghi bàn? Nếu bạn thuận chân phải như hầu hết các cầu thủ khác, việc nhắm vào góc trái sẽ tạo ra một cú sút mạnh và chính xác hơn. Các thủ môn biết được điều này, do đó 57% số lần bắt bóng họ sẽ nhảy về phía trái của cầu thủ sút bóng, và 41% nhảy về phía phải.
Tuy nhiên, thật thú vị vì chỉ có 2% trường hợp thủ môn đứng chính giữa khung thành, do đó một cú sút thẳng ngay trung lộ sẽ có 7% thành công cao hơn so với một cú sút vào một trong hai góc.
Tuy việc tư duy như một kẻ lập dị có rất nhiều lợi thế, nó cũng có thể khiến bạn mất đi sự yêu thích của khán giả.
Ví dụ, thống kê cho thấy chỉ 17% trong số các cú sút phạt thực hiện bởi các cầu thủ chuyên nghiệp được nhắm vào chính giữa.
Tại sao ư?
Bởi vì đó là một sự vi phạm rõ ràng các quy luật thông thường. Hơn nữa, nếu thủ môn ở vị trí trung tâm và dễ dàng bắt được bóng mà không tốn chút sức nào, cầu thủ đã sút quả phạt sẽ mất hết lòng tin của người hâm mộ đã đặt vào anh ấy.
Hoặc là, ví dụ, hãy tưởng tượng khi bạn nói với một người bạn vốn chỉ thích mua thực phẩm nông nghiệp địa phương rằng phong trào tiêu dùng này thực tế đang làm tổn thương môi trường, bạn sẽ biết mình có thể được “yêu quý” thế nào.
Hãy nghĩ như một đứa trẻ: Vui vẻ, tò mò và đối đầu với những điều hiển nhiên
Theo nhiều nghĩa, việc tư duy như một kẻ lập dị chính là tư duy như một đứa trẻ.
Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn là một ảo thuật gia chuyên nghiệp. Bạn sẽ thích nhóm khán giá nào hơn: người lớn hay trẻ em?
Trong khi bạn cho rằng sẽ dễ dàng gây ấn tượng với trẻ em bằng ảo thuật, trẻ em thật sự lại là những khán giả khó tính hơn nhiều.
Tại sao ư? Vì trẻ con tò mò và vì vậy, rất khó để lừa chúng. Nhà ảo thuật Alex Stone – một chuyên gia về chuyển hướng chú ý đã tranh luận như vậy. Có nhiều nguyên nhân lý giải điều này.
Một lý do chính là người lớn rất giỏi tập trung sự chú ý vào một thứ. Dù bạn cho rằng đây là một lợi thế, sự tập trung, điều rất cần thiết để hoàn thành công việc, thực tế đây lại là một điểm yếu trước kỹ thuật chuyển hướng chú ý.
Trái lại, trẻ con tò mò hơn người lớn, và chúng cố gắng nhìn một ảo giảo từ nhiều góc độ. Kết quả là chúng thường chú ý tới những khía cạnh quan trọng mà người lớn bỏ qua, và điều này thường giúp chúng khám phá ra bí mật sau các chiêu trò ảo thuật.
Một số biểu hiện khác liên quan tới trẻ con – như vui vẻ hưởng thụ và đối diện với những điều hiển nhiên – cũng rất quan trọng với chúng ta.
Tại sao như vậy?
Thứ nhất, nếu bạn vui vẻ tận hưởng công việc, bạn sẽ muốn làm nhiều hơn nữa. Hơn thế, các nghiên cứu chỉ ra rằng sự gắn bó với công việc chính là điềm báo tốt nhất cho thành công trong tương lai.
Thứ hai, việc đối diện với sự hiển nhiên – đặt ra các câu hỏi mà người khác thường không nghĩ tới – có thể dẫn bạn tới mọi câu trả lời.
Ví dụ, việc khám phá ra liên kết giữa việc hợp pháp hóa nạo phá thai với sự sụt giảm số vụ phạm tội là do một quan sát tình cờ lượng tăng đáng kể về mặt thống kê số vụ nạo phá thai ngay sau khi việc hợp pháp hóa được thông qua vào thập niên 70.
Trong khi phần lớn mọi người nghĩ tới việc phá thai như một thuật ngữ chính trị hay đạo đức, và có lẽ không bao giờ nghĩ rằng nó có thể liên quan tới những hiện tượng xã hội khác, những người còn kết nối với “đứa trẻ bên trong” lại thấy ngạc nhiên và tò mò trước sự tăng lên bất thường này: “Thật là một số lượng tăng đáng kể. Điều này nhất định phải có tác động tới điều gì đó…”