Review

Tư duy logic

Thể loại Chuyên ngành – Tâm lý
Tác giả Minori Kanbe
NXB NXB Thế Giới
Công ty phát hành 1980 Books
Số trang 216
Ngày xuất bản 04-2017
Giá bánXem giá bán

Kanbe – nhân vật chính trong cuốn sách, vào những năm cuối tuổi 20 của cuộc đời, một ngày cô chợt nhận ra, trong khi các bạn cùng trang lứa với cô đã và đang gặt hái nhiều thành thì bản thân cô đang dần chững lại trong sự nghiệp. Sau một thời gian suy nghĩ, cô quyết định từ bỏ công việc hiện tại, đi học thêm bằng MBA và đầu quân cho một công ty. Một chương mới tươi sáng hơn được mở ra, và tất cả bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức và tư duy của cô gái trẻ.

Một số trích dẫn hay trong cuốn “Tư duy Logic”:

1. Điều quan trọng nhất là điểm không mạnh của bạn ở thời điểm hiện tại lại trở thành điều cần thiết sau này.

2. “Người Nhật thường có câu: “Lúc nào anh lại đến chơi nhé!” và thường im lặng khi bị hỏi lại: “Vậy lúc nào thì được?”.

Tôi thường hay bị các bạn người nước ngoài nói như vậy đấy.

Chính những “phép xã giao” như vậy đôi khi cũng khiến chúng ta bị “đơ” ngay tại chỗ. Thế này cũng khá giống với “Big word” nhỉ!

3. Tại sao giả thuyết cần thiết.

Ví dụ tất cả cùng đi săn, mỗi người chỉ có 2 viên đạn. Khi muốn giết một con thú nào đó, bạn có sử dụng đạn bừa bãi không? Hay là phỏng đoán dựa vào âm thanh và hình dáng xem nơi nào có khả năng con thú cần săn đang ở để nhắm bắn? Tất nhiên chúng ta sẽ chọn cách thứ hai đúng không? Bắn mà không xác định được mục tiêu thì chỉ lãng phí đạn mà thôi.

Trong giới kinh doanh, giả thuyết cần thiết vì không thể tùy hứng bắt đầu một lĩnh vực mới mà phó mặc sự thành công cho vận may được. Vậy, lợi ích của việc sử dụng giả thuyết trong kinh doanh là gì?

[taq_review]

Trích dẫn

“Suy nghĩ” là việc như thế nào?

Khi trưởng thành, bạn thường phải nghe những câu như “Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói chứ!” hoặc “Việc đó hãy tự mình nghĩ đi!”. Tuy nhiên, nói một cách đơn giản thì “suy nghĩ” có nghĩa là gì? Tôi cũng vẫn đang suy nghĩ đây mà?

Mà cho dù bạn có tự mình suy nghĩ đi chăng nữa, thì kết luận nhận được vẫn là: “Vẫn chưa đủ”, “Tôi chưa hài lòng với câu trả lời” hoặc “Thực ra là không thể thực hiện được đâu” hoặc khi truyền đạt ý kiến của mình tại cuộc họp, đang nói trôi chảy lại bị vấp giữa chừng…

Đó là những việc xảy ra khi bạn chưa thực sự nắm được “cách suy nghĩ”.

Cách suy nghĩ cũng giống như Karate, có kiểu dáng, và nắm vững được nguyên lý cơ bản, là có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. Nếu không biết những nguyên tắc đó, bạn không thể tránh được những kết quả không mong muốn như phàn nàn vài câu với đồng nghiệp và kết thúc vấn đề (mà thường thì với những người như vậy trong vòng 2 tuần tiếp theo cũng sẽ vẫn phàn nàn về một vấn đề), hoặc sẽ nhất nhất làm theo mọi chỉ thị của cấp trên (mà nếu có thất bại thì có thể đổ lỗi cho người khác, nhìn thành công của những người khác và ghen tị). “Suy nghĩ” cũng cần riêng tư.

Năm nay là năm tuổi của tôi (lần thứ bao nhiêu thì xin tùy các bạn tưởng tượng). Tôi đã có kinh nghiệm sống ở nước ngoài, đã từng làm qua nhiều việc, sau đó lấy bằng MBA tại trường đào tạo kinh doanh, lại từng được xuất bản sách rồi, nên ở tuổi này tôi cũng nhận được nhiều ý kiến trao đổi của bạn bè và độc giả.

“Tôi đang phân vân có nên chuyển việc hay không. Không rõ hồi chị Kanbe chuyển việc thì như thế nào ạ?”

“Người yêu tôi mãi mà chẳng quyết định cưới…”

“Tôi vừa chăm con vừa học thì liệu có lấy được bằng MBA không nhỉ?…”

Ở lập trường của người nghe mà nghĩ thì, nói hết những việc như vậy thì khác nào vạch áo cho người xem lưng? Nhưng dù sao đó cũng chính là “cuộc đời của người khác”.

Tất nhiên, khi trở nên thân thiết bạn có thể tâm sự những chuyện như vậy, và bạn sẽ nói cho họ biết bạn làm như thế nào hoặc bạn nghĩ như thế nào. Tuy nhiên, nhận kết quả lại chính là người trao đổi. Nói một cách cực đoan (tiêu cực) thì người trao đổi ý kiến làm theo lời tôi nói thì dù có thành công hay thất bại thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới tôi. Con người vốn dĩ có thể tùy tiện nói về những việc không phải của bản thân mình và nói rất hay về thuyết lý tưởng. Chính vì vậy, tôi cho rằng mỗi người cần phải tự suy nghĩ và có trách nhiệm với chính cuộc đời mình, tự quyết định và đi theo con đường mình đã chọn. Nói thì nói vậy, nhưng ngay chính lúc khó khăn nhất, con người thường không thể nhìn thấy việc của chính mình. Nếu cứ lặp đi lặp lại vòng suy nghĩ luẩn quẩn thì bạn sẽ bị những nỗi lo chi phối. Bạn cứ muốn dựa dẫm vào ý kiến của người khác, hoặc của thầy bói (chính tôi cũng từng ngồi nghe thầy bói nói những 2 tiếng liền, mà giờ nghĩ lại tôi thấy mình thật buồn cười).

Xét về khía cạnh y học, thời gian để con người có thể tập trung vào một vấn đề là 40 phút. Có nghĩa là khi bạn lo lắng về một việc gì đó trong suốt một giờ đồng hồ, thì sẽ có khoảng 20 phút bạn quay trở lại câu hỏi ban đầu, hoặc sau đó bạn không còn hứng thú giải quyết vấn đề nữa, hoặc có thể bạn thấy khó chịu với chính bản thân mình, cuối cùng bạn chây ì ra với những lo lắng đó… Đó là tất cả những khả năng bạn có thể gặp phải. Bạn có thấy đó chính là sự lãng phí thời gian không?

Chi bằng bạn suy nghĩ mạch lạc và giải quyết vấn đề gọn ghẽ trong vòng 40 phút, 20 phút còn lại thì đi ăn một món gì đó thật ngon, có phải là bạn đã có 1 tiếng ý nghĩa hơn không?

Control your destiny or someone else will. (Jack Welch)1

1 Nhà lãnh đạo kinh doanh nổi tiếng trên thế giới.

Công việc là thứ bạn phải tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết định, từ đó giúp bạn trưởng thành. Nếu chỉ ngồi đợi chỉ thị và làm theo thì không khác gì cái máy nhỉ (à không, thực ra máy móc thường ít khi mắc lỗi). Hãy suy nghĩ chính xác, tìm lối đi và đưa ra kết quả. Đó chính là điều cơ bản của công việc.

Như vậy, tự mình suy nghĩ có nghĩa là tự mình tìm ra câu trả lời và có thể hiện thực hóa được suy nghĩ đó. Có cả kết quả tốt và kết quả xấu. Cũng không sao. Quan trọng là bạn có thể tự làm chủ cuộc đời của chính mình. So với việc bạn phải nghe theo người khác bảo làm thế này làm thế kia, thì việc tự mình suy nghĩ và quyết định không phải thú vị hơn sao?


Con người không thực sự lắng nghe câu chuyện của người khác một cách nghiêm túc đâu. Hãy tự mình suy nghĩ và hành động!


Nắm rõ bản chất của “tất cả”

Mấy ngày trước tôi có gặp một bé trai 2 tuổi tại nhà một người bạn. Cậu bé ấy có vẻ rất hưng phấn với bánh kẹo tôi mang đến làm quà: “Ôi! Nhiều bánh kẹo quá!”. Cậu bé chỉ tay về phía cái hộp có 3 cái bánh. Tất nhiên, với một cậu bé vừa mới nhớ số đếm thì sau 1 là 2, và nhiều hơn 2 thì là “nhiều”. Vậy nên cậu bé đã sử dụng từ chỉ số lượng “nhiều” để tiện hơn cho việc đếm.

Đọc đến đây, chắc hẳn có những người bật cười mà nói rằng: “Cậu bé đáng yêu quá!”. Nhưng vô tình quý vị đã rơi vào bẫy “Big word” rồi đấy.

Hồi còn làm ở công ty, tôi đã có vài lần được nói lại thế này. “Mọi người nói rằng không thể đồng ý với ý kiến của Kanbe được!”. Đó là vài ngày sau khi tôi lấy hết dũng khí để đưa ra một đề án mới.

“Tôi không nghĩ là cô sẽ nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người đâu”.

“Ủa? Vậy tức là tôi đang ở giữa lòng địch hả?” Tôi đã toát cả mồ hôi lạnh.

Tôi hiểu rằng ngay chỉ trong 1 lần mà mọi việc được trôi chảy là điều không thể, nhưng việc bị từ chối như vậy không khỏi khiến tôi bị tổn thương. Tôi lấy bình tĩnh xem lại nội dung một lần nữa, rồi đi tới gặp cấp trên.

“Xin… xin lỗi, ai đã nói như thế nào về việc không thể đồng ý đề án của tôi ạ?”

“À, về việc đó thì… có anh A, chị B, anh C…”

Là sao nhỉ? Cấp trên nêu ra tên chỉ của 3 người trong nhóm hơn 10 người là phản đối ý kiến của tôi. Thật là nguy hiểm quá! Chỉ có 3 người trong nhóm phản đối, mà tôi thì được nghe nói lại là tất cả đều không tán thành, thật lãng phí thời gian và năng lượng vì khiến tâm trạng tôi nặng nề mất nửa ngày. Như vậy là, có đến 3 người phản đối đề án của tôi, tức là có hơn 1 người đã lắng nghe tôi nói.

Một chiếc bút chì trong tiếng Anh là “a pencil”, còn từ 2 chiếc trở lên là “pencils”, tức là chữ “s” được thêm vào sau danh từ để chỉ số nhiều!!! Giống như ngày trước tôi đã từng học tiếng Anh vậy. Mọi người gọi luôn là “Tất cả” để chỉ cho số nhiều. Đây không giống như trường hợp cậu bé đếm bánh kẹo có thể khiến mọi người mỉm cười vui vẻ, mà giống như bạn bị cười như một chú hề đang diễn kịch vì “gạt bỏ ý kiến của cô ta thật quá đơn giản” vậy.

“Tất cả” chính là “Big word” mà mọi người hay sử dụng. Khi bị nói “tất cả”, tâm trí của bạn có thể bị ngưng lại, nhưng khi bạn hiểu rõ bản chất của “tất cả”, bạn sẽ thấy đó chỉ là số ít và chẳng phải vấn đề gì to tát, việc này sẽ giúp bạn có những nhìn nhận vấn đề mới mẻ và tìm ra hướng đúng để giải quyết công việc.


Khi bị nói là “tất cả” thì hãy hỏi lại xem “đó là ai”.


Lợi ích của việc cụ thể hóa “Từ ngữ” và “Suy nghĩ”

Có nhiều từ nghe rất hay nhưng lại rất khó. Kanbe là hình mẫu của tôi thời trẻ, nên tôi hiểu tâm trạng của cô ấy. Khi nhìn người bạn cùng trang lứa với mình là Kaneda có thể rất tự tin thuyết trình trôi chảy trước nhiều người “trong thời đại toàn cầu hóa, chúng tôi tự tin cung cấp giải pháp mới”, cô ấy không tránh khỏi bị áp lực và vô hình chung có cảm giác “hãy đi theo người này đi!”.

Vừa may vừa không may cho Kanbe, vốn không phải là người ba hoa nên không thể nói những điều mà bản thân mình không hiểu. Kanbe không thể nói hay được như Kaneda. Nghe Kaneda nói như vậy, Kanbe không khỏi có cảm giác mình đã được vào làm ở một công ty vĩ đại.

Chính vì thế mà cô ấy ngạc nhiên với việc đột nhiên Mizutani cắt ngang và hỏi: “Việc đó cụ thể là như thế nào?”.

Và ngạc nhiên cả với Kaneda vốn nói rất hay nhưng không thể trả lời được câu hỏi của Mizutani.

“Tương đối” là tăng bao nhiêu lượng khách tham dự, hay “vào mùa thu” cụ thể là mục tiêu hoàn thành vào tháng mấy… Tất cả những việc đó nếu được chuyển nghĩa cụ thể thì có thể biết được phải hoàn thành việc gì trước thời điểm nào. Sau đó tính ngược lại thời gian thì sẽ nhìn ra được bây giờ cần phải làm việc gì.

Khi phát ngôn cũng cần lưu ý, nói thật rõ ràng và cụ thể “tôi sẽ làm xong trước ngày X” “tôi đặt mục tiêu Y” thì ý tưởng và kế hoạch của bạn sẽ được truyền tải tới người nghe tốt hơn. Khi người nghe hiểu được công việc của bạn, có thể họ sẽ có những hỗ trợ phù hợp.

Tóm lại, nếu không thể nói một cách cụ thể, thì không thể có những hành động cụ thể. Những điều đó là đương nhiên, nhưng nếu không để ý tới thì sẽ không thể làm được.

Vậy, khi bạn không thể tìm được từ cụ thể thì phải làm thế nào? Hãy suy nghĩ trong một phút… à không, trong vòng 5 giây suy nghĩ thật sâu là đủ. “Điều đó là gì?” “Khi nào?”. Sau đó hãy viết vào lịch ở trong sổ tay một kế hoạch cụ thể làm gì khi nào. Những kế hoạch bạn muốn dền dứ và những ý tưởng mập mờ theo kiểu “một lúc nào đó” thì sẽ mãi chỉ nằm trong “những việc cần làm” ngày này qua ngày khác mà thôi. Sau khi viết ra được thì bạn chỉ cần hành động theo là được.

Chính là việc cụ thể hóa mọi việc mới có thể mở ra thế giới.

“Người Nhật thường có câu: “Lúc nào anh lại đến chơi nhé!” và thường im lặng khi bị hỏi lại: “Vậy lúc nào thì được?””.

Tôi thường hay bị các bạn người nước ngoài nói như vậy đấy.

Chính những “phép xã giao” như vậy đôi khi cũng khiến chúng ta bị “đơ” ngay tại chỗ. Thế này cũng khá giống với “Big word” nhỉ!

Hồi còn ở Anh, người quen của tôi có nói: “Dạy cô làm sushi cuộn đi!”. Khi tôi trả lời: “Được ạ! Một lúc nào đó cô nhé!” thì ngay lập tức cô ấy nói: “OK, vậy thứ 6 tuần sau cô đến chỗ cháu được không?”.

Lúc ấy tôi đã nghĩ: “Hóa ra cô ấy muốn học làm sushi cuộn thật à?”, và cuối cùng tôi phải mở một buổi dạy làm sushi cuộn tại nhà. Các bạn biết câu chuyện tiếp theo như thế nào không? Tôi đã lo lắng về buổi dạy ấy, nhưng từ đầu tới cuối lại rất vui vẻ. Sau đó tôi được cô ấy mời đến nhà, có thể kết bạn với con gái của cô ấy, và món sushi cuộn ấy thực sự đã mở rộng thế giới của tôi thêm một chút. Cho đến tận giờ, mỗi khi nhớ lại tôi đều cảm thấy rất ấm áp.

“Big word” và những từ mập mờ thường dễ lọt tai và không làm tổn thương ai cả nên rất “tiện lợi” khi sử dụng. Nhưng cũng chẳng có gì được bắt đầu cả. Chẳng có gì được sinh ra cả. Và khi đối mặt trực tiếp thì ta chỉ có thể im lặng. Nếu cứ tiếp tục như vậy, sẽ chẳng có gì thay đổi cả, còn thời gian mà bạn “dự định làm” đã trôi qua mất rồi, cuối cùng là đưa ra kết quả như sự đã rồi. Như thế thì thật lãng phí vô cùng. “Nếu như mình đầu tư kỹ lưỡng hơn nữa, thì đã có thể có kết quả tốt hơn”. Bạn sẽ có những người bạn tuyệt vời luôn chờ đợi giống như những người bạn trong câu chuyện về sushi cuộn của tôi.

Tất nhiên, lời nói không đi đôi với hành động thì cũng chẳng ý nghĩa gì cả. Trong cuốn sách này có giới thiệu khá nhiều đến “cách tư duy” và “sơ đồ công việc”. Nếu các bạn có thể ghi nhớ được những điều ấy, thì công việc của các bạn sẽ tiến triển hơn rất nhiều. Trước tiên, hãy ghi vào sổ tay những việc bạn định “một lúc nào đó sẽ làm”, những việc “sắp tới sẽ làm”, tự cho mình một cái hẹn đến trước ngày nào phải hoàn thành xong. Một thế giới mới sẽ mở ra trước mắt bạn đấy.


Khi nói những từ ngữ cụ thể, thì hành động cũng sẽ theo đó mà cụ thể.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button