Review

Trong Gia Đình

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Hector Malot
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Đinh Tị
Số trang 370
Ngày xuất bản 09-2015
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Trong gia đình kể về cuộc đời của cô bé Perrine mới 12 tuổi đã mồ côi cha mẹ. Trơ trọi một mình giữa những người xa lạ với bao khó khăn nguy hiểm phía trước, liệu Perrine sẽ đối phó ra sao? Với bao nỗi kinh hoàng, khiếp hãi. Perrine đã từng ở một mình giữa rừng sâu trong đêm tối. Có khi mệt mỏi, đói khát đã làm em kiệt sức, mê man bất tỉnh. Một sự tình cờ kì diệu đã kéo em về với cuộc sống.

Siêng năng, tận tụy và ham học hỏi. Perrine được ông Vulfran và nhiều người tin tưởng. Em đau xót khi biết được mối bất đồng giữa ông và cha em – người con trai duy nhất. Ông nội em là nhà doanh nghiệp giàu có nhưng bất hạnh. Những người bà con tìm mọi cách ngăn cản mối liên hệ giữa ông và con trai để dễ dàng chiếm đoạt tài sản của ông. Liệu họ có thực hiện được ý đồ đó không? Và cô bé Perrine ít tuổi, thiếu kinh nghiệm sẽ ra sao trước sự theo dõi, bao vây, đe dọa, dụ dỗ từ nhiều phía?

[taq_review]

Trích dẫn

Thật là thú vị khi làm Nữ hoàng mà chẳng có thần dân, chẳng có láng giềng! Là Nữ hoàng mà chẳng có việc gì để làm! Chỉ có du ngoạn từ lễ hội này đến lễ hội khác trong vương quốc.

Chính ra Perin chưa được ở giai đoạn sung sướng của lễ hội và du ngoạn. Bởi thế, sáng hôm sau, khi mặt trời vừa mọc, cái đám dân cư có cánh của ao hồ thức em dậy với khúc tấu nhạc bình minh của chúng. Một tia nắng len vào một cái lỗ của lều cỏ, nhảy nhót trên khuôn mặt Perin. Em nghĩ ngay đến việc không phải là em có thể ngủ say.

Trái lại, phải rất tỉnh để khi nghe tiếng còi đầu tiên, em có thể thức dậy.

Nhưng giấc ngủ sâu không phải lúc nào cũng tốt. Giấc ngủ tốt nhất là giấc ngủ đứt quãng, rồi lại tỉnh dậy với những mộng mơ kéo dài xâu chuỗi. Giấc mơ của Perin chỉ có thích thú vui tươi. Khi ngủ, nỗi mệt nhọc của ngày qua tiêu tan và em cũng không còn nhớ nữa! Cái giường em nằm êm ấm, thơm tho. Có mùi hương của cỏ khô trong không khí em thở. Bầy chim ru em ngủ với khúc nhạc vui tươi. Những giọt sương đọng trên ngọn liễu rơi xuống nước, làm thành một khúc nhạc trong trẻo.

Khi còi nhà máy phá tan sự im lặng của đồng quê, Perin đã đứng dậy. Em ra bờ ao rửa mặt cẩn thận, chuẩn bị đi làm. Nhưng ra khỏi hòn đảo mà vẫn để cái cầu tại chỗ thì em sợ người ta sẽ đi qua cầu vào túp lều nếu họ có ý nghĩ lạ lùng đến đây trước mùa đông… Đứng trước cái hào, Perin tự hỏi mình có thể nhảy qua được không? Em nhìn thấy một cành cây dài chống đỡ túp lều ở phía không có những cây liễu. Em nắm lấy cành cây ấy làm sào chống để nhảy qua hồ! Em đã quen với động tác này nên chỉ là một trò chơi. Có lẽ đây là cách ít đài các nhất để ra khỏi Vương quốc. Không có ai trông thấy nên chuyện ấy không có gì là quan trọng. Những Nữ hoàng trẻ tuổi có quyền làm những việc mà người lớn tuổi không được phép làm!

Sau khi đã cất dấu cây sào trong đám lau sậy để chiều về có thể tìm. Perin đến nhà máy. Em là một trong những người đến sớm nhất. Trong lúc chờ đợi, em thấy có những nhóm đang tranh cãi kịch liệt. Hôm trước, em chưa gặp cảnh này. Có chuyện gì vậy? Tình cờ, Perin nghe được vài từ mà em hiểu.

– Tội nghiệp con bé!

– Người ta cắt một ngón tay?

– Ngón tay út.

– Nó có la hét không?

– Ai mà nghe nó la hét cũng không cầm được nước mắt!

Perin không cần hỏi người ta cắt ngón tay của ai. Sau phút kinh hoàng ban đầu, tim em quặn lại. Thật ra em chỉ mới quen Rôdali có hai hôm, nhưng Rôdali đã đón em khi em mới đến, dìu dắt xem em như bạn. Chính cô gái khốn khổ ấy hiện đang đau đớn ghê gớm và có thể què quặt!

Trong khi em rầu rầu suy nghĩ thì ngước mắt lên, em trông thấy ông Benđi đi tới. Em cũng chẳng biết em đang làm gì? Ở địa vị thấp hèn của em, mà đi nói chuyện với một nhân vật cỡ như thế, hơn nữa lại là một người Anh, thì có tiện không?

– Thưa ông, Perin nói tiếng Anh, xin ông cho phép cháu hỏi: Ông có biết tình trạng sức khỏe của Rôdali như thế nào không ạ?

Thật là chuyện kỳ lạ! – Ông Benđi hạ cố để mắt nhìn em trả lời.

– Sáng nay, tôi có gặp bà ngoại cô bé. Bà cụ cho hay cô bé ngủ được.

– Thế à! Cháu xin cám ơn ông!

Nhưng ông Benđi, con người cả đờn chưa bao giờ cám ơn ai, không thể hiểu hết nỗi xúc động và lòng biết ơn chân thành trong giọng nói của Perin, qua mấy từ ấy.

– Tôi rất hài lòng! Ông ta nói và rảo bước!

Cả buổi sáng, Perin chỉ nghĩ đến Rôdali. Em có thể tự do nghĩ đến bạn. Bây giờ, em đã quen với công việc không đỏi hỏi sự chú ý của mình.

Tan ca, Perin chạy đến nhà mẹ Prăngxoadơ – rủi thay, em gặp dì Đênôbi, nên không sao vượt qua bước ngưỡng cửa.

– Gặp Rôdali làm gì kia chứ? Thầy thuốc bảo phải để nó tĩnh dưỡng. Khi nào nó khỏe, nó sẽ kể cho mày nghe: Tại sao nó lại bị máy cán cụt ngón tay. Cái con ngu đần ấy!

Cách đón tiếp này làm cho Perin buổi chiều không dám quay trở lại. Em có đến chắc cũng không được đón tiếp lịch sự hơn. Chỉ có việc trở về hòn đảo mà em nôn nóng được nhìn lại. Hòn đảo vẫn y như lúc em ra đi. Hôm ấy, không phải nấu nướng gì, em có thể ăn bữa tối ngay! Perin định kéo dài bữa ăn, nhưng dầu em có cắt những miếng bánh nhỏ xíu, em cũng chẳng tăng nó lên với cấp số nhân mãi được! Khi không còn miếng bánh nào, mặt trời vẫn còn cao về phía chân trời. Thế rồi, em ngồi trên khúc gỗ, trong lều cỏ. Cửa mở, trước mặt em là hồ ao. Xa xa, là những cánh đồng cỏ, có những màn cây cối chia cách thành khoảnh, Perin mơ mộng nghĩ đến kế hoạch về lối sống mà em tự vạch. Trong đời sống có ba điểm chủ yếu có tầm quan trọng đặt biệt được đặt ra: chổ ở, cái ăn, cái mặc.

Về chổ ở, Perin đã may mắn phát hiện được hòn đảo này. Ít nhất em cũng được đảm bảo ở đến tháng mười mà chẳng cần chi phí gì cả! Những câu hỏi về cái ăn, cái mặc thì không thể giải đáp một cách dễ dàng như thế được.

Có thể nào đảm bảo đủ sức khỏe đã tiêu hao trong lao động với nữa ký bánh là thức ăn hàng ngày, hết tháng này qua tháng khác? Perin chẳng hiểu gì hết. Nỗi khó nhọc, mệt mỏi thiếu thốn, em đã từng trải qua nhưng chỉ là ngẫu nhiên. Chỉ vài ngày khổ cực, tiếp đến là những ngày vui tươi, sẽ xóa nhòa tất cả. Nhưng cái công việc cứ lặp đi, lặp lại liên tục, em không có ý niệm gì về công việc ấy. Em cũng chẳng hiểu sau này phải tiêu pha ra sao? Quả thật, em đã thấy hai hôm nay, những bữa ăn của em ngắn quá! Nhưng chẳng phải chỉ là chổ đó! Tuy nhiên, với những người đã biết rõ cái cực hình của đói khát như em, thì ăn còn thòm thèm cũng chẳng đáng kể nếu giữ được sức lực. Với miếng bánh, thêm miếng phômát. Thì đợi thêm vài ngày, nhiều tuần lễ nữa, cũng chẳng ngại! Trái lại, áo quần em nhiều chổ đã rách nát. Trong thời gian ở với La Cucơri, em đã tạm vá víu, nhưng bây giờ em phải sửa chữa ngay, vì không còn dùng được nữa! Đặc biệt gót giày đã mỏng dính. Perin lấy ngón tay sờ thì đế giày oằn ngay! Không biết khi nào gót giày sẽ rời khỏi mũi giày. Thời gian ấy chắc là không còn xa. Em đẩy xe rùa phải đi qua những con đường rải đá nên giày càng chóng hỏng. Nếu giày hỏng thì em làm sao đây? Chắc chắn là Perin phải mua đôi giày mới. Nhưng phải có thể là hai vấn đề khác nhau! Em lấy đâu ra tiền để mua giày?

Chắc chắn phải làm trước tiên, chuyện cấp bách là phải tự túc giày dép. Khi nghĩ đến khâu thực hành, Perin thấy trước những khó khăn làm em chán nản. Chưa bao giờ em ý thức tự hỏi chiếc giày là cái gì? Khi Perin rút chiếc giày để quan sát và thấy rõ mũi giày đã được khâu với gót giày thế nào, em hiểu đó là một việc làm quá sức! Em chỉ còn biết kính phục tài năng của bác thợ giày. Em nghĩ làm chiếc guốc chỉ cần một miếng gỗ có lẽ dễ hơn!

Bạn đọc cảm nhận

Sophia

Mình đã dành hết một mùa Tết để đọc quyển sách này. Nói thật, mình rất ngưỡng mộ Hector Malor, truyện của ông khi viết về người nghèo rất hay. Lúc đọc truyện, mình có rất nhiều cảm xúc: phẫn nộ, buồn bã, hy vọng,…Trong gia đình đã khiến mình suy nghĩ rất nhiều. Cuốn sách này khá là hay. Mình nói khá là bởi vì nó không thể nào vượt qua được cái bóng của Không gia đình, một tác phẩm đã quá quen thuộc đối với mọi người.

Trong gia đình bắt đầu với cảnh tượng khiến ta mủi lòng, bé Perrine cùng người mẹ bị ốm trên chiếc xe cũ kĩ lang thang từ Hi Lạp xa xôi để trở về quê hương của cha em. Người mẹ khốn khổ đã phải chịu đựng bệnh tật, đói rét trên đường đi chỉ vì tương lai của Perrine. Mình rất ấn tượng với sự mạnh mẽ của Perrine, sau khi mẹ chết, em vẫn có thể một mình tiếp tục cuộc hành trình đầy gian khổ. Trước đó, em đã phải bán con lừa yêu quý của mình Palikare, từ giờ, trên đường đời gian khổ, chỉ còn mình em. Bao lần chịu đói rét, mệt mỏi, kiệt sức nhưng em vẫn đứng lên, nghị lực kiên cường giúp em trở về với cuộc sống…

Tung Xeng

Một câu chuyện rất ý nghĩa và tuyệt vời dành cho tuổi tuổi thơ. Vì mình đã được đọc khi còn đang đi học. Đó là cuốn sách đã lôi mình đến với những cuốn sách tiếp theo sau đó.

Cho đến tận bây giờ mình vẫn luôn nhớ đến một cô bé mô côi cả cha lẫn mẹ, một mình chống chọi với thiên nhiên và con người khắc nghiệt. Nhưng cô bé vẫn sống bằng một trái tim mạnh mẽ và kiên cường. Một câu chuyện rất đáng để chúng ta phải suy ngẫm.

Còn về văn phong của Hector Malot thì miễn bàn!

Star Nguyễn

Khi đọc tác phẩm “Không gia đình” của Hector Malot rồi thì mình tìm đến tác phẩm này. Mình khá thích những tác phẩm văn học kinh điển của nước ngoài. Không ngoài hi vọng, quyển “Trong gia đình” cũng gợi lên một câu chuyện hay và cảm động về một cô bé mất đi cha, lẫn mất đi mẹ, và sống trong thời kì nghèo khó của bối cảnh Châu Âu cũ. Thiếu vắng tình cảm của gia đình, em một mình nuôi thân, tự làm lụng, tự dệt áo, thêu giày, lang thang suốt một quãng đường để kiếm giống và tìm cho mình một chỗ ở, với những con người có thể yêu thương mình, một khát khao có một gia đình thuộc về mình. Bằng nghị lực và sự trung thực, quả cảm, cuối cùng em đã tìm được chốn về thực sự. Một tác phẩm kinh điển và đáng đọc, về những cuộc sống, con người và lòng người.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button