Review

Trong Chớp Mắt

 

Thể loại Sách kinh tế
Tác giả Malcolm Gladwell
NXB NXB Thế Giới
Công ty phát hành Alphabooks
Số trang 377
Ngày tái bản 05-2015
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Trong chớp mắt là cuốn sách viết về cách chúng ta nghĩ mà không cần suy nghĩ, về những quyết định đưa ra chỉ trong một cái chớp mắt thực sự không hề tầm thường như mọi người vẫn nghĩ. Vì sao một số người luôn là những người quyết định sáng suốt, trong khi số khác lại luôn lầm lẫn, quẩn quanh… Tại sao một số người hành động theo bản năng của họ và chiến thắng, một số người lại luôn kết thúc bằng sai lầm. Não của chúng ta thực sự hoạt động thế nào: trong công sở, trong lớp học, trong bếp và phòng ngủ… Và vì sao những quyết định đúng đắn nhất lại thường là những quyết định không thể lý giải rõ ràng cho người khác.

Trong chớp mắt chúng ta gặp một nhà tâm lý học, người có thể tiên đoán cuộc hôn nhân nào sẽ đổ vỡ chỉ dựa vào vài phút quan sát cặp vợ chồng, một huấn luyện viên tennis, người có thể biết khi nào một vận động viên sẽ phạm lỗi kép thậm chí trước khi vợt kịp chạm đến bóng, một chuyên gia thẩm định đồ cổ, người có thể nhận ra sự giả mạo bằng một cái nhìn thoáng qua.

Trong chớp mắt tiết lộ một bí mật: những người quyết định vĩ đại không phải là những người sử dụng hầu hết thông tin, thời gian để cân nhắc kĩ lưỡng, mà lại là những người thành thạo trong nghệ thuật “lát cắt mỏng”, nắm bắt được mọi khía cạnh vấn đề từ một lát cắt mỏng.

Trong chớp mắt đã đưa Maclcom Gladwell lên vị trí của một trong những tác giả viết luận hấp dẫn nhất trong lĩnh vực giao thoa giữa khoa học và văn hoá.

[taq_review]

Review

Nguyễn Đức Nguyên

Với mức độ nổi tiếng của cuốn sách và của cả tác giả thì mình thấy cuốn này không thật sự hay cho lắm, đọc giả vẫn chưa học được 1 cách cụ thể để khi nào biết nên tin vào 2 giây đầu tiên và khi nào không? Về cơ bản các cuốn sách cho bằng chứng khoa học và giai thoại về lý do tại sao khả năng nhận thức nhanh chóng có thể là cả một điều tốt và xấu, mà không cung cấp cho chúng tôi nhiều lời khuyên về làm thế nào để biết sự khác biệt giữa các tình huống mà chúng ta nên hay không nên tin vào bản năng của chúng ta..Tác giả kể rất kỹ về các câu chuyện nhưng những bài học rút ra để vận dụng vào những tình huống cụ thể lại khá sơ sài. Có thể tác giả để cho độc giả tự rút ra bài học? Nếu vậy thì đây là 1 cuốn sách không thực sự dễ nhằn.

Hoàng Vy

Malcolm Gladwell là một nhà tâm lý có nhiều quan điểm tâm lý thú vị, chúng ta sẽ khám phá nhiều điều mới mẻ về những hiện tượng chúng ta đã biết. “Trong chớp mắt” đưa đến chúng ta một câu hỏi: “Tại sao có nhiều người có thể đưa ra quyết định chính xác chỉ trong chớp mắt” và “Tại sao chỉ trong vài giây ngắn ngủi chúng ta đã đưa ra đánh giá về một người hay một hành động”. Cuốn sách đề cập đến việc chúng ta đánh giá 1 việc trong chớp mắt – do tiềm thức mách bảo rồi đưa ra kết luận, có những quyết định đúng đắn, cũng có những ví dụ về ra quyết định sai lầm, tác giả có những dẫn chứng sinh động, những luận điểm thú vị cùng với lập luận chặt chẽ thu hút. Tuy nhiên có lẽ cuốn sách hơi thiếu một kết luận cuối cùng và khiến bạn đọc sẽ không có một tổng kết tổng quan, rối trí, nhưng vẫn đáng để chúng ta đọc để có thêm những hiểu biết thú vị.

Nhi Le

Tôi tình cờ thấy quyển sách, và đã quyết định mua ngay sau khi đọc phần giới thiệu sách. Vì có thể nó giúp trả lời câu hỏi mà tôi vẫn băn khoăn về cách ra quyết định của mình. Tuy nhiên, đọc xong toàn bộ quyển sách, tôi không cảm thấy thỏa mãn, vì không hoàn toàn giúp tôi giải tỏa băn khoăn của mình. Sách có 4 lỗi chính tả, và một số lỗi in ấn, khiến khi đọc cảm thấy rất khó chịu.

Tuy nhiên, tác giả vẫn mang lại một số điểm kiến thức khá thú vị về phân biệt chủng tộc, khiến tôi phải nhìn nhận lại nhiều suy nghĩ trước đây của mình về vấn đề đã tồn tại rất lâu dài nhưng vẫn còn nóng hổi trong thời điểm hiện nay.

Trích đoạn

Cấu trúc của tính bột phát

Một buổi chiều chủ nhật cách đây không lâu, một nhóm hài kịch ứng tác (chuyên biểu diễn mà không cần chuẩn bị trước) có tên là Mother (Người Mẹ) đã có cuộc biểu diễn trong tầng hầm của một siêu thị phía Tây bang Manhattan. Mặc dù đó là một buổi chiều lạnh giá ngay sau Lễ Tạ Ơn, nhưng căn phòng vẫn chật cứng khán giả. Tám diễn viên trong đó có ba nữ và năm nam của nhóm hài kịch tham gia biểu diễn, tất cả bọn họ đều ở độ tuổi từ hai mươi đến ba mươi. Sân khấu trống không, trơ trụi, chẳng bày biện gì ngoài sáu chiếc ghế gấp màu trắng. Nhóm Mother sẽ biểu diễn một tiết mục được những người trong giới kịch ứng tác gọi là Harold. Họ bước lên sân khấu mà chẳng hề chuẩn bị trước bất kỳ ý tưởng nào về cốt truyện cũng như vai diễn, họ lấy cảm hứng từ những đề xuất ngẫu hứng của khán giả rồi sau đó biểu diễn một vở kịch kéo dài ba mươi phút.

Một trong những diễn viên của nhóm hài kịch lên tiếng yêu cầu sự đề xuất từ khán giả. “Người máy”, một khán giả đề nghị. Trong nghệ thuật kịch ứng tác thì lời đề nghị này quả là rất hiếm khi xảy ra, và trong trường hợp đó, nữ diễn viên Jessica, người xuất hiện đầu tiên trong vở kịch sau này đã cho biết khi nghe thấy cụm từ “người máy” thì trong tâm trí cô lúc ấy xuất hiện một xúc cảm suy xét độc lập và cô liên tưởng đến sự tác động của công nghệ và các mối quan hệ. Rồi, ngay lập tức cô bước lên sân khấu, làm ra vẻ đang đọc hóa đơn thanh toán của một công ty truyền hình cáp. Trên sân khấu diễn cùng Jessica còn có một nam diễn viên, anh ta đang ngồi trên chiếc ghế quay lưng về phía cô. Họ bắt đầu cuộc nói chuyện. Lúc đó liệu anh ta có biết mình đang vào vai nhân vật nào không? Không một chút nào, và cả Jessica hay bất kỳ khán giả nào cũng vậy. Nhưng không hiểu nguyên cớ do đâu mà mọi thứ lại toát lên sự liên tưởng rằng Jessica đang đóng vai bà vợ còn người nam diễn viên đang trong vai ông chồng trong hoàn cảnh bà vợ phát điên lên với chồng khi nhận được hóa đơn thanh toán cho những bộ phim khiêu dâm trên truyền hình cáp. Rồi lần lượt, ông chồng phản ứng lại bằng cách đổ tội lên đầu đứa con trai đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, và sau một hồi hai diễn viên này đi tới đi lui trên sân khấu, có thêm hai diễn viên nữa đóng vai hai nhân vật khác xuất hiện. Một người là chuyên gia về tâm thần học chuyên giúp đỡ các gia đình vượt qua những cơn khủng hoảng trong hôn nhân. Còn trong cảnh khác, một diễn viên giận dữ ngồi sụp xuống ghế. Anh ta nói “Con đang phải gánh chịu một tội lỗi mà con chẳng hề gây ra.” Chàng thanh niên này đang vào vai đứa con trai của cặp vợ chồng nọ. Vở kịch diễn ra suôn sẻ như thể các diễn viên đã phải mất nhiều ngày luyện tập. Đôi lúc có một vài lời thoại và hành động không đạt được hiệu quả như mong muốn nhưng không khí trong phòng vẫn luôn hết sức vui vẻ còn khán giả thì hò reo thích thú. Và xét một cách toàn diện, ngay trước mắt các khán giả, nhóm kịch này đã có một màn trình diễn vô cùng hấp dẫn, sống động.

Hài kịch ứng tác là một ví dụ rất điển hình minh họa cho lối suy nghĩ mà Trong chớp mắt đang đề cập đến. Nó đòi hỏi người diễn viên phải đưa ra những quyết định rất phức tạp do sự thôi thúc của tình thế mà không cần dựa trên bất kỳ kịch bản hay cốt truyện nào. Đó chính là nhân tố khiến cho hài kịch ứng tác trở nên hấp dẫn và thẳng thắn ra mà nói nó đã làm cho mọi người hết sức kinh ngạc. Nếu tôi có ý định mời bạn trình diễn vở kịch do tôi viết trước đám đông khán giả trong khi bạn chỉ có một tháng diễn tập thì tôi ngờ rằng hầu hết các bạn sẽ không nhận lời. Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cảm thấy hồi hộp trong lần đầu tiên biểu diễn trên sân khấu, khi bạn quên lời thoại, hay khi bị khán giả la ó, chế giễu? Nhưng ít ra thì một vở kịch diễn theo lối truyền thống cũng có một kết cấu định sẵn. Mọi lời nói, cử chỉ đã được viết sẵn trong kịch bản còn tất cả các diễn viên đã có sự tập duyệt trước khi biểu diễn. Hơn nữa còn có tổng đạo diễn chỉ đạo công việc cho từng người. Bây giờ một lần nữa chúng ta hãy giả định rằng tôi lại mời bạn biểu diễn trước sự chứng kiến của khán giả – chỉ có điều lần này không có kịch bản cũng chẳng có bất kỳ manh mối nào liên quan đến vai diễn hay lời thoại nhân vật bạn sẽ thủ vai, không những thế bạn còn phải đáp ứng thêm một yêu cầu nữa là vở kịch do bạn biểu diễn phải mang tiếng cười đến cho khán giả. Tôi dám khẳng định rằng khi ấy bạn sẽ cảm thấy như đang đi trên đống lửa vậy. Trên thực tế nhân tố tạo ra sự khiếp sợ của hài kịch ứng tác là nó diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên và lộn xộn. Dường như bạn phải bước lên sân khấu và tự mình thực hiện mọi thứ ngay tại chỗ.

Nhưng sự thực thì hài kịch ứng tác không hề diễn ra ngẫu nhiên và lộn xộn. Chẳng hạn như nếu bạn ngồi cùng các diễn viên của nhóm Mother và tìm hiểu về họ, chẳng mấy chốc bạn sẽ phát hiện ra rằng về phương diện nào đó không phải tất cả các diễn viên hài kịch của nhóm đều bốc đồng, thích pha trò, và sở hữu một tâm hồn tự do, khoáng đạt như những gì bạn tưởng tượng. Một vài người khá nghiêm túc, thậm chí còn khó tính. Hằng tuần họ tụ họp lại dành thời gian cho các cuộc diễn tập dài. Sau mỗi cuộc biểu diễn họ tập trung lại để đánh giá diễn xuất của từng người một cách thẳng thắn. Tại sao họ lại phải luyện tập nhiều đến như vậy? Bởi vì kịch ứng tác là một hình thức nghệ thuật bị chi phối bởi hàng loạt các nguyên tắc và họ muốn đảm bảo rằng khi bước lên sân khấu mọi người phải hành động đúng theo các nguyên tắc này. “Chúng tôi nghĩ rằng công việc chúng tôi đang làm cũng tương tự như trong môn bóng rổ,” một diễn viên của nhóm Mother cho biết, và đây là một phép loại suy đúng đắn. Bóng chày là môn thể thao phức tạp, cần có tốc độ, đòi hỏi các vận động viên phải có những quyết định tức thì, nhanh và chính xác. Nhưng tính bột phát đó chỉ có thể hình thành khi mọi người thường xuyên dành hàng giờ tham gia vào các buổi luyện tập có tổ chức – họ thực hiện hết lần này đến lần khác nhằm hoàn thiện kĩ năng quật bóng, rê bóng, dừng bóng, chạy – và chấp nhận chơi ở những vị trí đã được xác định trước một cách kĩ lưỡng trên sân tập. Đây cũng chính là bài học then chốt của hài kịch ứng tác đồng thời là chìa khóa để lý giải cho vấn đề nan giải trong Thách Thức Thiên Niên Kỉ: tính bột phát không phải do ngẫu nhiên mà có. Trong quãng thời gian ở Vùng Vịnh, Đội Đỏ của Paul Van Riper không được coi là kẻ mạnh hơn bởi vì lúc bấy giờ họ có thể đã đã nhanh trí hơn hoặc là đã may mắn hơn Đội Xanh, đối thủ của mình. Nhận thức nhanh nhạy trong tình trạng tâm lý căng thẳng cao độ phụ thuộc vào quá trình huấn luyện, thói quen, và sự luyện tập.

Chẳng hạn, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất làm nên nghệ thuật kịch ứng tác là tư tưởng tán đồng, đây là một khái niệm giúp người người diễn viên dễ dàng hơn trong việc tạo ra một câu chuyện – hoặc một vở hài kịch – tuân thủ nguyên tắc này các diễn viên phải chấp nhận mọi chuyện xảy đến với mình. Như Keith Johnstone, một trong những người sáng tạo ra nghệ thuật kịch ứng tác đã viết: “Nếu bạn ngừng đọc trong giây lát và suy nghĩ đến điều mà bạn không muốn xảy đến với mình, hay với người thân yêu của bạn thì bạn sẽ có những ý tưởng đáng giá để đưa vào phim ảnh hoặc để biểu diễn trên sân khấu. Chúng ta không muốn bước vào một nhà hàng để rồi bị người ta ném thẳng vào mặt miếng bánh trứng sữa, cũng như không muốn bất thình lình thoáng thấy cảnh một bà lão trên chiếc xe lăn đang lao đến một bờ vực sâu, nhưng chúng ta lại trả tiền để được chứng kiến các cảnh đó trên sân khấu. Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta rất giỏi trong hành động ngăn chặn. Tất cả những gì mà giáo viên dạy kịch ứng tác cần phải làm là đảo ngược kĩ năng này để đào tạo ra những diễn viên hài kịch ứng tác thực sự tài năng. Người diễn viên tồi cản trở hành động, trong khi những người có tài lại phát triển nó.”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button