Review

Tốc Độ Của Niềm Tin

Thể loại Sách kỹ năng sống
Tác giả Stephen R. Covey
NXB NXB Tổng hợp TP.HCM
Công ty phát hành First News – Trí Việt
Số trang 463
Ngày tái bản 06-2015
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Là một cuốn sách khai phá và làm thay đổi nhận thức, Tốc độ của niềm tin thách thức giả định lâu nay của chúng ta cho rằng niềm tin chỉ là một đức hạnh xã hội mềm yếu, dễ vỡ và thay vào đó chứng minh rằng niềm tin là một động lực kinh tế, có sức mạnh vật chất – một kỹ năng có thể học hỏi và đo lường được qua đó giúp các công ty làm ra nhiều lợi nhuận hơn con người dễ thăng tiến hơn và các mối quan hệ trở nên gắn bó hơn.

Trong cuốn sách này Covey nêu ra 13 hành vi phổ biến của các nhà lãnh đạo có độ tin cậy cao trên thế giới và chứng minh đầy sức thuyết phục những ý tưởng có thể vận dụng để giúp bạn thay đổi hành vi của bản thân nhằm tăng cường – và truyền cảm hứng – xây dựng niềm tin trong các mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Như những sóng gợn trong hồ nước, Tốc độ của niềm tin bắt đầu từ bên trong mỗi con người chúng ta, rồi lan sang các mối quan hệ của chúng ta, các tổ chức nơi chúng ta hoạt động, các mối quan hệ trên thương trường và cuối cùng tỏa ra khắp nơi trên thế giới. Covey trình bày bản đồ hành trình để xây dựng niềm tin ở mọi cấp độ, xây dựng tính cách và năng lực, nâng cao mức độ tin cậy và thiết lập sự lãnh đạo truyền cảm hứng cho mọi người.

[taq_review]

Review

Kiều Lê

Tốc độ của niềm tin là quyển sách mà tôi khá tâm đắc. Đây là quyển sách chỉ cho ta nhiều thứ, giúp ta tiến bước trên đường đời của mình. Tác giả Stephen M.R.Covey đã chỉ ra rõ tại sao niềm tin lại quan trọng trong cuộc sống, trong các mối quan hệ giữa bạn bè đồng nghiệp đặc biệt đối với sự thành công trong sự nghiệp và trong cuộc sống. Cuốn sách này đang dần thay đổi suy nghĩ cũng như cuộc đời tôi. Đây là quyển sách mà những bạn trẻ muốn thành công trong các mối quan hệ cũng như sự nghiệp thì nên đọc để đạt được những thành công lớn hơn trong cuộc sống.

Ngô Hà Vy

Niềm tin là thứ không dễ tạo dựng được, nhưng rất dễ mất đi. Cuốn sách đã biến niềm tin – vốn thuộc về cảm tính, thành một kĩ năng, một bí quyết của thành công, một sức manh vật chất lẫn tinh thần. Tác giả Stephen R.Covey sẽ chỉ cho bạn bí quyết để đạt được niềm tin một cách tốc độ nhất, tạo dựng niềm tin từ những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân. Đây là một trong những cuốn sách hay rất đáng đọc.

Ngô Thiên

Trong cuốn sách “Tốc Độ Của Niềm Tin”, tác giả Stephen M.R.Covey đã khắc họa lý do vì sao niền tin trở thành tiêu chuẩn năng lực lãnh đạo chủ yếu trong nền kinh tế mới toàn câu. Ông đã chia sẻ cách xây dựng niềm tin lâu dài trong các mối quan hệ cá nhân, quan hệ công việc, để từ đó có thể đạt được thành trong công việc cũng như trong cuộc sống. Ông đã nêu ra 13 hành vi phổ biến của các nhà lãnh đạo có độ tin cậy cao trên thế giới, và chứng minh những ý tưởng của ông có thể vận dụng để giúp mình thay đổi hành vi của bản thân. Đây là cuốn sách các bạn trẻ nên đọc để có một niềm tin và ý chí sắc đá hơn.

Trích đoạn

TASKS – Các thành tố của năng lực

Có một cách để ghi nhớ các thành tố của năng lực là dùng nhóm từ viết tắt “TASKS”, được ghép từ các chữ đầu của các từ sau đây:

Talents – Tài năng

Attitudes – Thái độ

Skills – Kỹ năng

Knowledge – Kiến thức

Style – Phong cách

Tài năng là năng khiếu hay thế mạnh thiên phú của chúng ta. Thái độ biểu thị quan điểm cũng như cách sống. Kỹ năng là sự thông thạo trong những việc chúng ta làm. Kiến thức chính là học vấn, trình độ nhận thức và hiểu biết sâu sắc. Phong cách thể hiện quan điểm và cá tính của mỗi người.

Đây là tất cả các thành phần của yếu tố mà chúng ta gọi là năng lực. Chúng là những phương tiện để chúng ta làm ra kết quả. Bằng cách phân tích chúng thành những thành phần phụ, chúng ta có thể khảo sát chúng đầy đủ hơn một cách riêng lẻ và trong quan hệ tương tác lẫn nhau.

Dưới đây là một số câu hỏi để đáng được xem xét:

Tài năng: Thế mạnh và năng khiếu riêng của tôi là gì? Tài năng của tôi được dùng nhiều nhất và tốt nhất vào việc gì? Làm thế nào để phát huy tối đa tài năng tôi có? Tôi có những tài năng nào chưa được phát triển?

“Tài năng” đến với chúng ta rất tự nhiên. Tôi có một đồng nghiệp có tài diễn thuyết trước công chúng. Trong khi nhiều người cảm thấy căng thẳng khi phải làm việc này thì Barry lại luôn tìm thấy cảm giác hứng thú và mới mẻ. Anh ấy có năng khiếu tự nhiên trong việc thu hút mọi người, tạo sự hứng thú, gắn kết mọi người và những ý tưởng. Kỹ năng và kiến thức giúp ích rất nhiều cho anh ấy, nhưng tài năng mới chính là yếu tố tạo nên khả năng và sự đam mê của anh.

Một người quen khác của tôi là Christi, có kinh nghiệm trong việc kinh doanh tại nhà, nhưng cô vẫn đang muốn tìm kiếm công việc khác để có thể phát huy tối đa tài năng của cô. Khi gặp một chuyên gia chuyên giúp mọi người phát hiện tài năng của bản thân, cô phát hiện ra mình rất thích công việc tổ chức nên cô lập tức tham gia công việc này. Hiện nay, Christi là chủ tịch chi nhánh của Hiệp hội Quốc gia các Nhà tổ chức chuyên nghiệp tại tiểu bang nơi cô sinh sống và kinh doanh dịch vụ tổ chức các hoạt động gia đình và công sở. Christi cho nguyên nhân thành công của cô chủ yếu là do tài năng và sự đam mê hơn là sự chăm chỉ. Cô nói, ” Tôi không thể tin rằng mình kiếm được tiền nhờ làm công việc này!”.

Khi nghĩ đến tài năng, chúng ta cần hiểu rằng chúng ta có thể sở hữu những tài năng mà chúng ta chưa phát hiện ra. Có thể chúng ta chưa thật sự suy nghĩ thấu đáo về tài năng. Hoặc chúng ta đã để cho các nhu cầu tuyển dụng, hoàn cảnh hay người khác xác định tài năng thay cho chúng ta. Đi sâu vào quá trình tự nhận diện tài năng cá nhân có thể hé mở những hướng đi bất ngờ và lý thú cho chúng ta.

Có một câu chuyện dụ ngôn nổi tiếng như sau: Một ông chủ trước khi đi xa đã gọi ba đầy tớ đến giao việc trông coi tài sản cho mình. Ông đưa cho người thứ nhất 5 “tài năng” (talent còn có nghĩa là tiền). Với người thứ hai, ông đưa 2 “tài năng”. Người cuối cùng, ông chỉ đưa 1 “tài năng”. Trong thời gian ông chủ đi vắng, hai người hầu có 5 và 2 “tài năng” đem chúng đi trao đổi và làm tăng “vốn” lên gấp đôi; Còn người hầu chỉ được giao 1 “tài năng” sợ rằng mình có thể đánh mất, nên đã mang đi chôn dưới đất. Khi trở về, ông chủ gọi ba đầy tớ đến và kiểm kê tài sản, ông khen ngợi hai người hầu đã làm tăng thêm “tài năng” của họ và bảo rằng vì họ tỏ ra trung thành trong việc nhỏ nên ông sẽ giao cho họ nhiều việc khác lớn hơn. Khi người thứ ba nói với ông chủ rằng anh ta đã chôn “tài năng” của mình dưới đất vì sợ mất, ông chủ liền mắng và gọi anh ta là “người hầu vô ích”. Ông lấy lại “tài năng” đó, giao lại cho người hầu đã làm tăng 5 “tài năng” thành 10 và đuổi người hầu vô ích ra khỏi nhà.

Dù ngụ ý của câu chuyện trên là gì đi nữa, nó cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc phát triển tài năng sẵn có, và của sự tín nhiệm cũng như niềm tin được tạo dựng từ việc phát triển tài năng đó. Cuối cùng, những công trình lớn và sự cống hiến của chúng ta sẽ nảy sinh từ những tài năng của chúng ta.

Thái độ: Thái độ của tôi ra sao đối với công việc, cuộc sống, học tập, bản thân, khả năng chuyên môn và cơ hội cống hiến? Tôi có cần đến mô thức và thái độ hay hơn để giúp tôi đạt được những kết quả tốt hơn không?

Nói về thái độ đối với cuộc sống, chúng ta hãy xem xét cách hành xử thật đặc biệt mà Eugene O’Kelly, cựu CEO của KPMG lựa chọn cho 100 ngày cuối cùng của đời mình. Vào tuổi 53, khi phát hiện căn bệnh ung thư não không thể cứu chữa, O’Kelly được bác sĩ cho biết ông chỉ còn sống thêm 3 tháng nữa. Cách ông ấy tiếp cận với cái chết đang đến gần là một câu chuyện về sự can đảm và nguồn cảm hứng, được mô tả trong cuốn sách của ông mang tên Đuổi theo Ánh sáng: Cái chết sắp đến đã thay đổi cuộc đời tôi ra sao.

Ông viết:

Tôi đã được ban phúc. Tôi được báo trước chỉ còn sống thêm 3 tháng… Tôi nhận được bản án này vào tuần cuối cùng của tháng 5 năm 2005…hóa ra đó lại là một ân huệ, tôi nói thật lòng… Tóm lại, tôi buộc mình trả lời hai câu hỏi: Đoạn cuối cuộc đời có phải là khoảng thời gian tồi tệ nhất không? Và có thể làm cho nó trở nên có ích – thậm chí là thời gian tốt đẹp nhất của cuộc đời không? Câu trả lời lần lượt của tôi là: Không và Có. Tôi đã có thể đến gần với dấu chấm hết trong trong trạng thái tinh thần vẫn còn minh mẫn (thường là vậy) và thể lực vẫn còn tốt (đại loại thế), cùng với những người thân yêu bên cạnh. Như tôi nói, đó là một ân huệ.

O’Kelly mất ngày 10 tháng 9 năm 2005, nhưng trước khi mất ông đã “giải quyết tốt đẹp” những mối quan hệ cá nhân và trải qua những ngày cuối đời thanh thản mà ông gọi là “Những khoảnh khắc hoàn hảo” và “Những ngày hoàn hảo”.

Kỹ năng. Tôi có những kỹ năng nào? Kỹ năng nào cần cho tương lai mà hiện tại tôi chưa có? Tôi phải luôn nâng cao kỹ năng của mình tới mức độ nào?

Sau khi giành chiến thắng trong giải đấu nhà nghề với kỷ lục 12 cú đánh vào năm 1997, thời kỳ khởi đầu sự nghiệp, Tiger Wood được công nhận là tay gôn giỏi nhất thế giới nhưng vẫn quyết định luyện tập để hoàn thiện động tác bạt bóng của mình. Và anh đã sẵn sàng trả giá cho việc này bằng một năm rưỡi tạm ngừng thi đấu. Vì sao phải như vậy? Vì anh tin rằng làm như vậy, anh mới có thể chơi tốt hơn và lâu dài hơn. Anh nói:

Bạn có thể có một tuần lễ tuyệt vời… ngay cả khi cú bạt bóng của bạn không được tốt lắm. Nhưng liệu bạn có thể tham gia vào các giải đấu với cú bạt bóng như thế và bạn sẽ cầm cự được bao lâu? Với cách bạt bóng như vậy thì câu trả lời của tôi là không, và tôi cần phải thay đổi nó.

Tiger đã xuất hiện trở lại sau thời gian tạm nghỉ và giành thắng lợi tại một giải lớn được mọi người cho là “Giải Grand Slam” của riêng Tiger với 4 danh hiệu cùng lúc – một thành tích trước đó chỉ có một người đạt được trong lịch sử môn gôn, Bobby Jones huyền thoại.

Thế rồi, trước sự ngạc nhiên của mọi người, Tiger một lần nữa quyết định hoàn thiện động tác bạt bóng của mình. Anh nói:

Tôi muốn chơi tốt nhất một cách thường xuyên hơn, và đó là tất cả ý định của tôi. Đó là lý do vì sao bạn phải có sự thay đổi. Tôi nghĩ rằng tôi có thể kiên định hơn và nâng cao trình độ thường xuyên hơn… Tôi luôn chấp nhận rủi ro để cố gắng trở thành tay chơi gôn giỏi hơn.

Mặc dù chưa rõ kết quả của lần tạm dừng thi đấu để luyện tập này của Tiger Woods sẽ kéo dài đến mức nào, nhưng rõ ràng anh là một tấm gương về sự không ngừng tự hoàn thiện bản thân. Tạp chí Golf Digest đã viết về nguyện vọng hoàn thiện không mệt mỏi của Tiger như sau: “Niềm tin của Tiger: Tôi không ngừng hoàn thiện để có ngày hôm nay”.

Còn Tạp chí Time thì viết rằng:

Điều nổi bật nhất ở Woods là tinh thần không mệt mỏi hay quyết tâm không ngừng hoàn thiện, mà người Nhật gọi là Kaizen: vận hành, kiểm tra phát hiện sai sót, hiệu chỉnh, cải tiến, rồi lại vận hành, kiểm tra… Đó chính là tinh thần Kaizen, tinh thần Tiger.

Thái độ và động cơ của Tiger Woods cũng chính là thái độ và động cơ cần thiết cho sự thành công của nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay. Nếu bạn không cải thiện kỹ năng của mình một cách liên tục, bạn sẽ sớm trở thành người vô dụng và như thế, bạn sẽ không còn được mọi người tín nhiệm. Khi không có sự tín nhiệm, bạn cũng sẽ không duy trì được niềm tin – và điều này sẽ tác động lớn đến tốc độ lẫn chi phí cho công việc của bạn.

Khi nói về kỹ năng, có một điều cần thận trọng mà tác giả Jim Collins gọi là “lời nguyền của năng lực”. Đôi khi chúng ta làm rất tốt một công việc nào đó nhưng thực ra chúng ta lại không hề có năng khiếu hay đam mê về công việc đó. Như cha tôi thường nói: “Kỹ năng hiện có của bạn có thể liên quan hoặc không liên quan với năng khiếu tự nhiên”. Chúng ta cần lưu ý đừng để những kỹ năng mà chúng ta đang rèn luyện hạn chế hay định hình chúng ta. Tận cùng mà nói, tài năng đem đến cho chúng ta một nguồn lực sâu hơn các kỹ năng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button