Review

Thanh Niên Nghiêm Túc Khởi Nghiệp

Thể loại Sách kinh doanh
Tác giả David S. Kidder
NXB NXB Lao Động Xã Hội
Công ty phát hành Thái Hà
Số trang 234
Ngày tái bản 03-2014
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Trong Thanh niên nghiêm túc khởi nghiệp, bạn sẽ gặp rất nhiều những doanh nhân thành đạt, như Jim McCann với chuỗi cửa hàng hoa có doanh thu hàng trăm triệu đô la, Reid Hoffman – người sáng lập mạng xã hội LinkedIn, Sara Blakely – người sáng lập hãng đồ lót Spanx danh tiếng, Hosain Rahman với công ty Jawbone có sản phẩm tai nghe bluetooth không dây đầu tiên,… Họ sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của họ, từ khi những ý tưởng vừa nhen khởi cho đến quá trình họ bắt tay thực hiện chúng, những khó khăn trên chặng đường họ đã và đang đi, những thời điểm quan trọng mà họ buộc phải đưa ra quyết định, những may mắn và rủi ro, những thành công và thất bại, quan trọng hơn cả, họ sẽ tặng bạn những bài học kinh nghiệm vô giá mà họ đã rút ra từ quá trình khởi nghiệp để đạt đến thành công ngày hôm nay.

Cuốn sách được viết một cách chân thực, dễ hiểu, và chắc chắn sẽ là cuốn sách thực tế nhất về chủ đề khởi nghiệp. Bạn sẽ tìm thấy mọi điều, từ việc làm thế nào để thu hút nhà đầu tư, làm sao để thuyết phục khách hàng và đối tác, marketing và truyền thông như thế nào với số tiền ít ỏi cho đến việc làm sao để cung cấp nhiều giá trị nhất có thể cho khách hàng và nhận lại những kết quả kinh doanh tương ứng…Nếu bạn đang loay hoay tìm hướng đi cho bản thân, đang trăn trở với công việc kinh doanh vừa bắt đầu của mình, hay đơn giản, bạn đang có một ý tưởng và muốn khởi nghiệp, thì Thanh niên nghiêm túc khởi nghiệp chắc chắn sẽ là một người bạn, người thầy, người trợ thủ đắc lực dành cho bạn. Đừng khởi nghiệp theo trào lưu, hãy làm chủ một cách thông minh!

[taq_review]

Trích đoạn sách

CÂU CHUYỆN CỦA KEVIN

Sau khi dẫn dắt hai công ty khởi nghiệp – Forio và IronPlanet – đến được thời điểm thoái vốn thành công, Kevin gia nhập vào Accel Partners, một quỹ đầu tư mạo hiểm lớn của Thung lũng Silicon vào năm 2003. Accel chú trọng tới việc đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có tầm nhìn xa, và tại Accel, Kevin nhanh chóng chứng minh khả năng kiên trì theo đuổi những doanh nhân có tầm nhìn xa trông rộng đó. Ví dụ, năm 2005, ông đã mất nhiều tháng trời theo đuổi Mark Zuckerberg để có được một cuộc gặp mặt, mà sau đó Accel đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn của công ty Facebook nổi tiếng. Sau thành công ấn tượng của cuộc đầu tư đó, rõ ràng Kevin là một trong những nhà quan sát hàng đầu các doanh nghiệp mạng. Và không dừng lại ở đó, hiện tại, ông còn đang tham gia vào hội đồng quản trị của Groupon(2), BranchOut(3), Youtube, Medio System(4), và Couchbase(5).

Hơn bất kỳ một quỹ đầu tư mạo hiểm nào, ngay từ đầu, Accel Partners đã tập trung chủ yếu vào việc tìm kiếm các doanh nhân xuất chúng, và Kevin biết rõ cần phải tìm kiếm những gì.

Kevin Efrusy: Hãy quan sát Mark Zuckerberg, hay Larry Page của Google. Những người này thường dễ bị hỏi những câu như: “Anh đã hoàn thành giấc mơ của mình chưa? Anh đã chứng minh hết khả năng của bản thân chưa? Anh đã thỏa mãn với thành quả của mình chưa?” Và câu trả lời của họ rõ ràng sẽ là: “Chưa. Chúng tôi mới chỉ thực hiện được một phần nhỏ những gì chúng tôi muốn làm thôi.” Và họ sẽ nói về tương lai của doanh nghiệp họ trong 5, 10, hay 15 năm nữa. Rồi một ngày khác, Larry vẫn lại nói rằng Google mới đang thực hiện khoảng 5% những gì nó sẽ đạt được.

Đó chính là những cú thúc liên tục giúp những chàng trai này thành công và trở nên đặc biệt xuất chúng. Hầu hết chúng ta đều rời bỏ công việc trước khi có trong tay vài tỷ đôla. Sẽ cần phải chứng minh thêm những gì? Chúng ta cần thêm bao nhiêu tiền nữa? Nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề là phải tiếp thêm năng lượng và sự yêu thích với tầm nhìn.

Dù là một doanh nhân đã trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, tôi cũng không dám chắc chắn rằng mình có thể tài giỏi như họ. Tôi chưa bao giờ coi mình là bậc thầy trong kinh doanh, nhưng với những người khao khát học hỏi, tôi sẽ dạy họ cách trở thành một doanh nhân thành đạt.

Với những thành công đã đạt được tại Corio và IronPlanet, rõ ràng Kevin là một doanh nhân điển hình. Tuy nhiên, với ông, thành tựu lớn nhất trong đời là trở thành thành viên trong hội đồng quản trị. Trong vai trò đó, Kevin đánh giá cực kỳ cao các CEO dám đấu tranh bảo vệ tầm nhìn của họ, ngay cả khi tầm nhìn đó xung đột với sự ổn định và lợi nhuận hàng quý của một doanh nghiệp.

Hãy xem Mark Zuckerberg đã làm gì với Facebook. Anh ta đã dám thực hiện một số quyết định quan trọng, như tung ra trang chủ cập nhật tin tức (news-feed) vốn gây nhiều ồn ào tranh cãi thời điểm ban đầu. Đó là một quyết định rất mạo hiểm. Nhưng quyết định đó đã biến Facebook từ một dịch vụ thư mục đơn thuần thành một thứ hoàn toàn khác, phát triển nhanh hơn nhiều so với việc news-feed không được tích hợp thêm vào. Một quyết định không kém phần quan trọng khác, cũng rất khó khăn và đòi hỏi can đảm, là mở rộng Facebook vượt khỏi phạm vi các trường đại học cao đẳng. Điều gì sẽ xảy ra khi đột nhiên cả sinh viên, phụ huynh, và giáo viên cùng tham gia vào một hệ thống? Liệu các sinh viên có rời khỏi hệ thống đó không? Liệu họ có tìm kiếm thứ gì đó mới lạ, khác biệt và tốt hơn không? Đã có rất nhiều lo lắng xung quanh quyết định đó.

Bản thân nền tảng Facebook mang tính rủi ro rất lớn. Bằng việc chia sẻ nền tảng này với các nhà phát triển ứng dụng, bạn sẽ dần mất đi sự kiểm soát và gặp phải rủi ro thực sự khi người dùng sử dụng. Nhưng Mark biết rằng anh cần phải làm thế để phát triển dịch vụ này hơn nữa.

CẨM NANG CỦA KEVIN EFRUSY

Không tận dụng một khối băng đang tan

Nhiều doanh nhân thường thất bại vì họ không sẵn sàng mạo hiểm mọi thứ và cải cách triệt để. Họ không sẵn sàng sa thải tất cả nhân sự và đi theo một hướng đi mới. Thay vào đó, họ tin rằng đây chỉ là “thành công trong mơ.” Đơn giản là họ không nhận ra được vấn đề chính. Họ không đủ can đảm để thay đổi. Tạo ra sự thay đổi hoàn toàn là việc rất khó khăn. Nhưng nếu bạn không sẵn sàng thay đổi, bạn sẽ bị mắc kẹt với một khối băng đang tan.

Chấp nhận thách thức

Các công ty, doanh nghiệp không nên mở rộng quá lớn và hoạt động ì ạch trong giai đoạn đầu. Bạn cần phải duy trì khao khát và dám đặt cược để thực hiện những việc mà bạn tin là quan trọng và cần thiết để giúp công ty tiến về phía trước. Hầu hết các công ty không làm điều này mà chỉ đơn giản là tối ưu hóa một lợi thế cụ thể.

Không bỏ qua các trục trặc lớn trong thị trường

Khi có sự trì trệ nào đó trong thị trường, đừng bỏ lỡ nó. Các công ty không thể thỏa mãn với việc thống trị thị trường họ đang có. Các công ty phải tiếp tục thâm nhập vào những thị trường khác. Cho dù có hoạt động hiệu quả đến đâu, nhưng nếu bỏ lỡ sự trì trệ lớn sắp diễn ra trong thị trường, các công ty sẽ sớm bị khai tử. Là một thành viên hội đồng quản trị luôn khăng khăng nhấn mạnh tới sự thay đổi, có thể bạn sẽ không nhận được nhiều yêu mến, nhưng đó thực sự là một vai trò vô cùng quan trọng.

Bạn đọc cảm nhận

Trương Văn Đức

Cụm từ “thanh niên nghiêm túc” được dùng rất nhiều trong bộ phận giới trẻ ngày nay mặc dù rất nhiều người không hiểu nghĩa của cụm từ này. Nhưng trong quyển sách này của mình, David Kidder đã cho chúng ta biết thế nào là thanh niên nghiêm túc trong sự nghiệp của mình. Qua những câu chuyện về các doanh nhân khởi nghiệp thành công, tác giả đã cho chúng ta thấy cách mà các doanh nhân khởi nghiệp nhen nhóm ý tưởng, bắt tay thực hiện cho tới việc gặp khó khăn, thành công và thất bại. Với lối diễn đạt một cách chân thực và dễ hiểu, David Kidder muốn nhắn nhủ với chúng ta không nên chạy theo trào lưu khởi nghiệp.

Trần Nguyên

Cuốn sách khổ khá lớn, nội dung cụ thể, dẫn chứng từ những người từng khởi nghiệm khi còn trẻ, nhưng sai lầm cũng như kinh nghiệm họ đã trãi qua để đạt được thành công, qua những câu chuyện tác giả muốn nhắc chúng ta rằng muốn đạt được điều mình muốn trước tiên phải nghiêm túc với bản thân và quyết định, hãy luôn cố gắn vì thất bại không phải là kết quả, thất bại để mình biết quý trọng công sức mình bỏ ra.

Vũ Bảo

Trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam. Hàng loạt các công ty “Startup” được mọc lên, thành công có, thất bại có, nhưng điều quan trọng là ý thức về việc khởi nghiệp đã được gieo vào thế hệ trẻ, thế hệ làm chủ tương lai của đất nước. Cùng với đó là các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư, các cuộc thi khởi nghiệp giúp cho cộng đồng khởi nghiệp ngày càng phát triển hơn. Nếu bạn cũng đang ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp thì cuốn sách này thật sự là một cuốn sách đáng để đọc bởi những câu chuyện về khởi nghiệp. Các doanh nhân khởi nghiệp đã đi trước họ làm ra sao, thất bại như thế nào? Bạn sẽ được biết, từ đó nhìn lại mình và nghiêm túc hơn về vấn đề khởi nghiệp.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button