Review

Tắt Đèn

Thể loại Văn Học Việt Nam
Tác giả Ngô Tất Tố
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Minh Long
Số trang 224
Ngày tái bản 07-2016
Giá bánXem giá bán

Nội dung

“Tắt đèn là một cuốn xã hội tiểu thuyết tả cảnh đau khổ của dân quê, của một người đàn bà nhà quê An Nam suốt đời sống trong sự nghèo đói và sự ức hiếp của bọn cường hào và người có thế lực mà lúc nào cũng vẫn hết lòng vì chồng, vì con”.

(Ngô Tất Tố)

[taq_review]

Review

Cao Huệ Mẫn

Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Càng đọc càng Căm phẫn về chế độ cầm quyền hống hách,cậy quuền, thối nát, ngu dốt, nghiện ngập,…

Càng đọc càng Thương cảm, xót xa cho thân phận cùa thị Đào ( chị Dậu). Chồng ốm, em chồng chết, cảnh nhà nghèo túng. Con chị nheo nhóc tận 3 đứa: 1 đứa 7 tuổi, 1 đứa 5 tuổi, 1 đứa nhỏ mới 2 tuổi.

Đến mùa sưu phải bán 2 gánh khoai (lương thực duy nhất còn lại của cả nhà chị) vẫn k đủ đóng. Chị Dậu đành bấm bụng bán đứa con gái 7 tuổi của mình với ổ chó để đóng sưu (thuế). Ấy vậy mà bọn cường hào ác bá còn lừa gạt chị, khiến hoàn cảnh chị nhiều phen trái khuấy éo le không có đường lui.

Nhưng cái cực, cái khổ, cái đói, cái rách, kể cả cái sự đánh đập hành hạ cũng không làm chị mất đi vẻ đẹp mặn mà, nuột nà của người mẹ 24 tuổi. Vì vẻ đẹp đó mà bao phen chị suýt bị các đấng quan to cụ lớn làm bậy, nhưng lại thoát được trong gang tất.

Chị Dậu kiêng cường và mạnh mẽ vậy mà tác giả Ngô Tất Tố lại kết thúc tiểu thuyết “Tắt Đèn” bằng câu: ” Trời tối như mực và tối như cái tiền đồ của chị.”… Số phận của người phụ nữ ấy rồi đây sẽ lại luẩn quẩn như thế sao? Phải chăng không có lối thoát nào cho những người nông dân nghèo vào thời điểm cơ cực ấy? Gia đình chị Dậu, anh Dậu, cái Dần, cái Tỉu liệu có lâm vào bi kịch này lần nữa hay không?

Hãy đặt mình vào thời đại đó để hiểu. Sự cam. Sự chịu. Sự nhẫn nhục. Của người nông dân trong tác phẩm.

Quỳnh Như

“Tắt đèn” kể về nhân vật chị Dậu và cuộc sống cơ cực của chị. Gia đình chị Dậu vốn đủ ăn đủ mặc với ba mặt con, nhưng vì cái thứ thuế vô lý- thuế đinh (thuế tthu tiền những người đàn ông trưởng thành)- mà gia đình chị lâm vào cảnh túng quẫn. Chị phải bán hết mớ khoai, bán cả bầy chó nhỏ cả mẹ lẫn con, và cuối cùng là bán cả chính đứa con gái lớn của mình để chạy tiền đóng thuế cho chồng và người em chồng đã chết. Đọc đến cảnh chị Dậu bán cái Tý- con gái chị mà người đọc dạt dào cảm xúc và vô cùng căm phẫn xã hội mục nát phong kiến xưa khi mà người dân không có lối thoát.

Higo

Truyện lấy bối rối cảnh nông thôn Việt Nam xưa với các nhân vật đại diện cho từng tầng lớp người trong cái xã hội đó. Lý trưởng đại diện cho giai cấp thống trị, bóc lột thời bấy giờ đồng thời là tay sai cho bọn thực dân, nhân vật được tách giả tả rất thực, rất sát với thực tế. Chị Dậu lại đại diện cho tầng lớp nông dân, bị áp bức, bị bóc lột mà vẫn phải nhẫn nhịn chịu đựng vì cuộc sống, tuy vậy nhưng khi cái sự chịu đựng nhịn nhục đạt đến giới hạn thì người đàn bà khổ cực ấy phải vùng lên đấu tranh cho mình để sống. Mặc dù chỉ là một cảnh tượng được miêu tả lại qua ngòi bút của tách giả nhưng đó lại chính là thực tế cuộc sống của người nông dân xưa.

Hãy đọc thử để biết nó đáng giá.

Khánh Linh

Mình được học đoạn trích ” Tức nước vỡ bờ ” trong tác phẩm ” Tắt đèn ” của Ngô Tất Tố. Mình cảm thấy đoạn trích khá hay nên quyết định tìm mua cho bằng được tác phẩm này. Đọc thì cảm thấy rất hay. Qua ” Tắt đèn “, mình cảm nhận được nỗi uất ức của những người dân lao động xưa thời phong kiến. Ác thay cho những kẻ tham lam ham mê tiền của, vơ vét của dân lành. Chị Dậu phải chạy khắp nơi, thậm chí bán đi cả cái Tý – đứa con gái yêu dấu cho cụ Nghị Quế ở thôn Đoài với giá rẻ mạt. Thương sao cho anh Dậu, bị bọn người nhà lý trưởng đánh đập dã man.

“… Trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị ”

” Tắt đèn ” là một tác phẩm hay.. Nhất là các bạn trẻ nên tìm mua để hiểu thêm về thời bấy giờ…!

Ly Nguyễn

Tắt Đèn đã phản ánh chân thực toàn bộ hình ảnh nông thôn Việt Nam thời kì thực dân phong kiến. Cuộc đời vất vả của người nông dân Việt, khi làm lụng vất vả kiếp trâu ngựa mà không đủ ăn, hơn nữa còn phải chịu áp bức bóc lột từ giới quan lại với chế độ sưu thuế hà khắc. Gia cảnh khốn khó của gia đình chị Dậu cũng chính là hiện thực của bao người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên giữa lúc đói khổ đó, tình người, tình làng xóm, tình yêu quê hương đất nước vẫn luôn hiện diện, thể hiện đúng tinh thần của người Việt Nam.

Cái kết của tác phẩm, hình ảnh chị Dâu trốn chạy ra ngoài với cảnh “Bầu trời tối đen như mực và đen như cái tiền đồ của chị” chính là hiện thực xã hội đối với những người dân nghèo như chị. Cuộc sống không có lấy một tia sáng, không một con đường, không một định hướng…

Trích đoạn

Chương 8

Vừa nói cậu Cơ vừa đùng chạy lại, giơ thẳng cánh tay tát đánh bốp vào mặt anh Dậu một cái.

Và, mắm môi, mắm lợi, cậu thét:

Mày đi kiện đi, ông xem! Bây giờ vẫn chửa nộp sửu, còn chực sinh sự với ông à?

Anh Dậu chết điếng người đi. Nước mắt chảy ra như mưa, anh sẽ đập đầu vào bức chấn song và kêu:

– Trời đất ơi! – cha mẹ Ơi! Thân tôi sao mà nhục đến thế này? Nào tôi có định kiện tong gì ai cho cam!

Chị Dậu ậm ực muốn khóc, nhưng không khóc được. Những người bên cạnh đứng rớt nước mắt.

Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm. Nắm chặt bàn tay, cậu chĩa vào mặt anh chàng khốn nạn:

– Mày muốn vu vạ, bảo ông?

Luống cuống, chị Dậu vội đứng dậy. Một tay giơ bức văn tự, một tay nắm lấy cổ tay cậu Cơ thê thảm, chị nói bằng giọng van lơn:

– Thôi, em xin ông quyền. Nhà em đau yếu, ông tha cho! Có phải đơn kiện đơn tong gì đâu? Đây ông coi, cái văn tự của em bán con bé cháu để lấy tiền nộp sưu cho nhà em đấy mà.

Chừng muốn tỏ ra mình là người thạo chữ, cậu Cơ đón bức văn tự, trầm tĩnh xem hết từ đến cuối.

Rồi cậu dịu giọng sẽ gắt:

– Nói láo! Cái giấy mượn đôi hoa tai bằng vàng đấy chứ, văn tự đâu mà văn tự.

Chương 9

Hương trưởng, Tộc biểu, những người vô sự lẻ tẻ đứng dậy cố dìu Lý cựu về nhà. Chỉ còn mấy ông chức dịch đương thứ phải ở lại đây lo lắng việc thuế.

Chị Dậu chờ cho tan cơn ồn ào, mới dám rón rén bước lại nói với lý trưởng

– Thôi con lạy ông! Xin ông hãy tạm tha trói nhà con một lúc, để nhà con ký vào văn tự, con mới có tiền đóng sưu
Lý trưởng vẫn giận dữ:

– Đừng lằng nhằng! Trói cũng ký được. Không phải tha.

– Bẩm ông, xin ông trông lại! Thật quả nhà con bị trói chặt quá, cánh tay quặt mãi ra đằng sau lưng, không sao ký được! Chứ nếu nhà con ký được thì đâu dám kêu van cho rác tai ông!

– Đưa văn tự đây ta xem!

Chị Dậu sẽ sàng nâng mảnh văn tự trao cho Lý trưởng, rồi im lặng chị nén lòng ngồi đợi ở cạnh câu lơn.

Mặt trời đã nghiêng sang phía sau đình.

Ánh nắng luồn qua chấn song, thấp thoáng soi chỗ anh Dậu.

Thằng Mới lật đật quét dọn cơm rau rơi vãi và mãnh bát, mảnh chậu ném ở sàn đình.

Vợ nó cặm cụi ngồi dưới sân đình rửa bát, rửa mâm, vét vói những bát thịt thừa canh dở.

Mấy mụ đàn bà ngoại canh lần lượt lên đình nói với Thủ Quỹ dở sổ tính thuế.

Lý trưởng đánh vần hết bức văn tự, liền thở hơi rượu vào mặt chị Dậu:

– Chỉ cần chồng mày lý vào văn tự thôi à?

– Cụ Nghị bắt phải xin triện của ông nhận thực cho nữa. Nhưng con sợ Ông, nên chưa dám nói.

Lý trưởng cười nói khinh bi?

– Triện của ông có phải củ khoai? Dễ ông đóng không cho mày đấy chắc!

– Xin ông thương con… Nếu không có triện của ông, cụ Nghị lại không giao tiền.

– Một đồng bạc! Nghe chửa! Thế là ông thương mày đấy, người khác thì phải năm đồng.

– Lạy ông, ông xét lại chọ Con bán cả con lẫn chó mới được có hai đồng bạc.

Mặc kệ. Không biết, đủ một đồng bạc thì ông sẽ đóng triện cho.

Chị Dậu vừa nói vừa khóc:

– Nếu ông không thương, con không lấy đâu được tiền nộp sưu

– Chẳng có tiền sưu thì chồng mày ngồi tù.

Thất vọng, chị Dậu rũ rượt ngồi im. Đến lượt anh Dậu năn nì thay vơ.

– Thưa ông, con có muốn chi thế này! Trời làm vận hạn đau yếu nên con phải chịu. Xin ông thương lại vợ chồng nhà con, một đồng bạc con cũng xin vâng, nhưng con hãy khất ngày mai đóng thuế con bắt nhà con cấy trừ hầu ông.

Chánh tổng phì cười;

– Bây giờ lại có lối đóng triện cấy trừ nữa. Thôi cũng được! Ông Lý nhận lời cho nó đi, đừng để chúng nó nói mãi điếc tai

Lý trưởng làm bộ khó khăn

– Vâng! Tôi nghe lời cụ Chánh

Rồi bèn quay hỏi chị Dậu

– Mầy định cấy trả nhà tao bao nhiêu?

– Con xin cấy hầu ông một mẫu

– Đồng bạc một mẫu thế ra một hào một sào kia à? Không được, phải một mẫu rưỡi.

– Ông dạy thế nào con cũng xin vâng

Chuyện êm, anh Dậu được tạm thoát ly sợi thừng để đề tên vào văn tự. Nhưng anh bị trói đã lâu cánh tay sưng lớn và bại liệt, các đầu ngón tay tê tái, bấm không biết đau, lóng ngóng mãi không viết được một chữ.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button