Review

Tài Ăn Nói Của Người Đàn Ông

Thể loại Kỹ năng sống – Tâm lý học
Tác giả Hoàng Văn Tuấn
NXB NXB Hồng Đức
Công ty phát hành Pandabooks
Số trang 272
Ngày xuất bản 11-2016
Giá bánXem giá bán

Khi đứng trước một người phụ nữ người đàn ông cần phải làm gì? Hãy để “đôi mắt” của bạn biết nói, đặc biệt khi đứng trước “cô ấy”; nên ít nói “tôi”, mà hãy nói nhiều từ “bạn”; có óc hài hước và khiếu ăn nói dí dỏm.

Làm thế nào để chinh phục phái nữ bằng tài ăn nói của mình? Nhắc đến cô ấy trước, không nói “tôi” mà nói “chúng ta”, tôn trọng ý thích của cô ấy, khen ngợi cô ấy thật nhiều… Nhưng như thế vẫn chưa đủ, để hấp dẫn phái nữ bạn còn phải thể hiện ngôn ngữ, hành động của mình sao cho hơi “khác người” một chút.

Các động tác cơ thể và nét mặt như mỉm cười, gật đầu, ra dấu… cũng rất gây ấn tượng mạnh đối với phụ nữ. Ngoài ra các tư thế, vị trí đứng, ngồi khi giao tiếp cũng quyết định mức độ thiện cảm đối với người khác phái.

Và bạn cũng đừng quên điều này: những người đàn ông tỏ ra lãnh đạm với phụ nữ đẹp, ngược lại dễ được cô ấy quan tâm hơn…

Tất cả những điều này bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách. Và Tài Ăn Nói Của Người Đàn Ông sẽ chỉ cho bạn các biết cách làm sao để nói chuyện với người phụ nữ, hấp dẫn họ làm cho họ thích thú, tán đồng.

[taq_review]

Trích dẫn

Để con mắt nói trước

Khi chúng ta lần đầu tiên quen biết một người bạn, có lẽ nhất thời không quyết định được là nên làm như thế nào: Lần đầu gặp mà như đã quen biết từ lâu, chẳng cái gì là không nói hay là quan sát cẩn thận, sau đó mới mở lời? Tỏ ra nhiệt tình hay là không thân không sơ, tỏ ra hờ hững? Trước khi trong đầu chúng ta suy xét, còn chưa chọn lựa được, hãy đừng ngại dùng con mắt và thái độ “nói chuyện” trước.

Bất kể thế nào, khi chúng ta đứng trước một người lạ, trong trường hợp hoàn toàn không biết về đối phương, trước hết nên xuất phát từ lý trí, dùng phép lịch sự tối thiểu để tiếp đón. Tất nhiên, bắt tay là phương thức quen dùng. Bất kể chúng ta và đối phương nhè nhẹ bắt tay hay bắt tay nhau thật chặt, nhưng con mắt lại quyết định tính chất của cái bắt tay. Cũng tức là nói, ánh mắt mới có thể biểu đạt được hàm ý chính xác.

Thử nghĩ trong một trường hợp như thế này, bạn đưa tay ra, thân mật bắt tay với đối phương, ánh mắt lại chăm chăm nhìn ra chỗ khác, đối phương nhất định sẽ cho rằng bạn hoàn toàn không có chút thành tâm nào. Nếu mắt bạn lướt trên đỉnh đầu của đối phương, như thế thì lại càng không hay, sẽ làm cho người khác hiểu là bạn làm cao hoặc ngạo mạn. Nếu khi bắt tay, mắt bạn nhìn xuống chân, thì chắc chắn đối phương sẽ thấy khó hiểu, không biết bạn đang nghĩ gì. Vì vậy, trước khi chúng ta hàn huyên, cần phải để con mắt của bạn chăm chú nhìn một cách thân mật vào mắt và mặt của đối phương.

Khi bạn cảm nhận, khảo sát, phân tích đối phương, đối phương cũng làm thế với bạn. Hơn nữa, do sự khác biệt giữa bạn và đối phương về mặt tuổi tác, giới tính, địa vị, kinh nghiệm, cảm giác thường buộc bạn phải đưa ra những phán đoán một cách bất ngờ hoặc hoàn toàn bị động.

– Đối phương lôi thôi lếch thếch, mặt mũi nhếch nhác. Râu ria xồm xoàm, mũi sần sùi như da cóc, làm cho người khác phát sợ: miệng vừa to vừa rộng, đôi môi thâm sì, dày cộm; mặt mũi gân guốc, răng vàng khè… làm cho bạn thiếu mỗi nước là rời xa ngay. Chắc chắn là bạn ghét người này. Vì đối phương hình dạng xấu xí, dùng ngôn từ khác là “khó coi”, thế là nảy sinh cảm giác không thiện cảm, ghét bỏ.

– Bộ dạng đối phương dữ tợn. Mặt lạnh tanh, mắt sắc lẹm, toát ra cái nhìn lạnh lùng, bộ mặt góc cạnh, răng sin sít, khoé mắt chéo xuống dưới, khó có thể đoán biết… làm cho bạn có cảm giác hơi sợ sệt.

Có lẽ, bạn đã sợ rồi. Bạn cảm thấy người này có thể hại bạn bất cứ lúc nào, chí ít là tồn tại một mối đe doạ đối với sự an toàn của bạn. Thế là bạn sợ, tim đập hơi nhanh.

– Đối phương sáng sủa, đẹp trai lịch lãm, đầu tóc rất mốt, mắt sáng, nhã nhặn tình cảm, sống mũi cao, mắt đẹp, toát lên đầy chất nam nhi… Bạn vừa thấy đã có cảm tình rồi.

Hiển nhiên, bạn thích tiếp cận những người như vậy, muốn quan hệ với anh ta. Thế là bạn vội vã bày tỏ thổ lộ tất cả những gì bạn muốn nói.

– Đối phương mặt mũi bình thường, chả có điểm gì đáng nói, thuộc vào loại người ra phố rất khó bị người khác phát hiện. Vừa trông đã biết rằng người này không có cá tính gì, mà cũng chẳng có chí hướng gì lớn lao, thậm chí còn hơi nhu nhược nữa.

Có thể bạn sẽ nghĩ “gặp loại người này không kìm hãm được nỗi bực mình”, bạn cảm thấy quan hệ với loại người này chỉ làm lãng phí thời gian. Thế là bạn giữ im lặng, chẳng muốn nói gì cả.

Những cảm giác của bạn chỉ dựa vào những hình thức bề ngoài để phán đoán đối phương, đồng thời vạch ra cự ly với những người bạn mới của mình, thì đó là một sai lầm lớn, sai lầm đặc biệt. Người có khuôn mặt xấu xí kia có lẽ đang tu nhân tích đức, người có bộ mặt đẹp trai lịch sự kia có lẽ đang mưu mô gì xấu xa, người có bộ mặt tầm thường kia có thể có cái hay mà bạn học được… Vì vậy, chúng ta quyết không thể dùng cảm giác ban đầu, quan hệ bằng tướng mạo, nói năng không nhã nhặn, làm tổn thương tới những người bạn thật sự, mà lại rơi vào cạm bẫy của kẻ xấu.

Cách làm sáng suốt là quan sát nhiều, nói năng thận trọng, tiếp nhận đối thủ một cách ôn hoà. Trước khi bạn nói, ánh mắt cần không rời bộ mặt đối phương. Đưa ra cái nhìn dịu dàng chân thực, hoàn toàn làm cho đối phương cảm thấy sự tôn trọng, sự khoan dung và học thức của bạn.

Mọi người ca ngợi nụ cười của Mona Lisa (Lagiô – công), rằng cô có một sức cuốn hút vĩnh cửu. Vậy sức cuốn hút vĩnh cửu của cô là ở chỗ nào? Bộ ngực đầy đặn, cái cằm tròn trịa, kiểu tóc bồng bềnh, hay là khoé miệng chúm chím vốn luôn được ca ngợi? Kỳ thực, sức cuốn hút của bức tranh mấu chốt là ở chỗ đôi mắt tưởng cười mà không phải cười, tưởng như cáu giận mà không phải cáu giận kia. ở đó toát lên một cảm giác thân thiết mà người đời cùng theo đuổi, làm cho người ta cảm thấy dễ chịu.

Nụ cười của Mona Lisa rốt cục là của một nhân vật trong tranh. Cô vĩnh viễn chẳng thể nói được, chẳng ai có thể biết được cô có thể nói những gì. Thế nhưng, nụ cười của cô, ánh mắt và dáng vẻ của cô lại luôn không ngừng “nói”.

Làm thế nào để biết biểu đạt

Bạn đã gặp trường hợp như thế này chưa: trước mắt một người lạ, thường cảm thấy nói năng kém cỏi, lúng ba lúng búng, những câu cú trước đó đã chuẩn bị rồi cũng “không cánh mà bay”? Trong khi những người khác nói năng lưu loát, hoặc mở miệng ra là nói như nước chảy, chắc chắn bạn sẽ rất ngưỡng mộ?

Kỳ thực, kỹ xảo nói năng cũng có thể học được, chỉ cần có ý thức rèn luyện các mặt dưới đây, bạn cũng có thể trở thành một người giỏi ăn nói.

Thứ nhất, cần có sự chuẩn bị đầy đủ. Nếu bạn không tích cực suy nghĩ về nội dung cần phải nói, hay phát biểu, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chả có gì để nói cả, cho dù có nói thì cũng không lưu loát tự nhiên. Vì vậy, trước khi phát biểu phải chuẩn bị đầy đủ, hoặc viết thành một đề cương, hoặc nhẩm đọc, thử nói. Bạn càng thuộc nội dung phát biểu thì bạn càng có thể nói tốt, càng không thể nói năng lộn xộn, ngắc ngứ.

Thứ hai, học lấy phương pháp đối thoại. Xét từ góc độ tâm lý học, ngôn ngữ khẩu ngữ có ngôn ngữ đối thoại (tán chuyện, toạ đàm, biện luận, chất vấn…) và ngôn ngữ độc thoại (báo cáo, diễn giảng, giảng bài…). Nói chung, cái sau yêu cầu cao hơn, lấy cái trước làm cơ sở. Trước tiên chúng ta phải học được phương pháp đối thoại, giao lưu tốt khi đứng trước nhiều người. Khi nói chuyện với người khác , cần kiên trì lắng nghe ý kiến của họ, không được tự tiện nói chen vào hay ngắt lời, cần “quan sát lời nói, quan sát thái độ”, chú ý tới tư thế, thái độ và tình cảm của đối phương, cần phân tích mặt được, mặt chưa được của đối phương khi nói chuyện, học lấy những ưu điểm, vứt bỏ đi những khuyết điểm? Đồng thời, lời bạn nói cần ý tứ rõ ràng, thái độ thành thật, cần chú ý tới phản ứng của đối phương, khi đối phương tỏ ra chán ngán mệt mỏi hoặc phân tán sự chú ý thì cần ngừng nói.

Thứ ba, dũng cảm chịu khó luyện tập nhiều. Tài ăn nói không phải là bẩm sinh, mà là từng bước phát triển qua rèn luyện thực tế của cá nhân với ảnh hưởng của môi trường. Vì vậy chúng ta cần khắc phục tâm lý ngượng nghịu, sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ hoặc đông người, cần tranh thủ cơ hội phát biểu, dũng cảm phát biểu những ý kiến của mình. Tuy lúc đầu không chắc là đã thành công, thậm chí còn có thể bị người khác cười chê, nhưng bạn đừng nên phật lòng, mà cần tích cực phân tích những nguyên nhân thất bại trong khi phát biểu của bạn, chịu khó nói, rèn luyện nhiều, cách ăn nói không ngừng được cải thiện.

Làm thế nào loại bỏ sự sợ sệt khi nói

Có những người có cảm giác sợ sệt khi nói chuyện với người lạ, phương pháp loại bỏ là:

1. Trước khi nói hãy hít thở thật sâu. Như vậy sẽ giảm bớt nhịp đập của tim, cũng có thể giảm bớt những lo lắng.

2. Lưu ý một chút những thứ xung quanh. Chẳng hạn, trước khi bạn phải nói, hãy liệt kê một đề cương cho bạn, chỉnh lý một chút bài nói của mình, như vậy bạn sẽ không quá chú ý tới bản thân mình.

3. Suy nghĩ thật kỹ từ trước. Chỉ cần bạn tưởng tượng là mình sẽ thành công, thì bạn có thể thành công thật.

4. Trước khi nói, tránh uống những chất kích thích như cà phê hoặc trà. Những thứ đó sẽ chỉ làm cho bạn thêm hồi hộp, căng thẳng.

5. Cần có sự tìm hiểu từ trước về người mà bạn phải tiếp xúc. Chẳng hạn, nếu như bạn đi thi tuyển tìm việc, thì trước đó bạn hãy tìm hiểu về công ty đó. Nếu như bạn muốn hẹn gặp với một ai đó vì một việc quan trọng, trước hết bạn cần tìm ra những ý thích của đối phương. Chẳng hạn như đối phương thích xem bóng đá, thì cũng có thể bạn mời anh ta đi xem. Khi mối quan hệ đã thân mật hơn bạn cũng dễ dàng bàn luận công việc.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button