Review

Sức Mạnh Của Trí Tuệ Sáng Tạo

Thể loại Sách kỹ năng sống
Tác giả Tony Buzan
NXB NXB Tổng hợp TP.HCM
Công ty phát hành First News – Trí Việt
Số trang 152
Ngày tái bản 01-2013
Giá bánXem giá bán

Nội dung

“Những gì Tony Buzan đóng góp cho bộ não con người sánh ngang với những gì Stephen Hawking làm cho Vũ trụ.” – Tạp chí Times.

Sáng tạo có lẽ là một khả năng được nhắc đến nhiều nhất trong thế kỷ này. Bất cứ điều gì, chỉ cần sáng tạo sẽ tạo cho nó một giá trị khác biệt. Có những người sở hữu đặc biệt khả năng sáng tạo và dường như họ có thể sáng tạo mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên bên cạnh đó, sáng tạo theo Tony Buzan là một kỹ năng và ta có thể luyện tập được.

“Sức mạnh của trí tuệ sáng tạo” được trình bày như một hành trình khám phá “vương quốc” sáng tạo. Trong các chương chứa những mẩu chuyện và lược sử về các nhân vật tiêu biểu minh họa cho những yếu tố tư duy sáng tạo được đề cập đến, cũng như cơ hội học hỏi thêm từ Leonardo da Vinci, Michelangelo – những người được xem là “Thiên tài sáng tạo” vĩ đại nhất thiên niên kỷ qua.

Cuối mỗi chương sẽ có những bài thực hành giúp bạn sáng tạo hơn trong lĩnh vực hiện tại, đồng thời kích hoạt phát triển những kỹ năng trí tuệ khác, giúp bạn hiểu rằng sáng tạo không chỉ là vẽ một bức tranh hay chơi một nhạc cụ, mà là một phần không thể thiếu trong mọi quyết định ta đưa ra trong cuộc sống!

Trong “Sức mạnh của trí tuệ sáng tạo”, tác giả sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Bản đồ Tư duy – một công cụ tối quan trọng hỗ trợ tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, “thứ” mà Tony Buzan đã dành cả đời để phát triển. Ngoài ra còn có các sơ đồ, hình minh họa cho nguyên tắc sáng tạo để giúp bạn cải thiện khả năng sáng tạo của bạn. Bộ não sinh ra là để ghi nhớ nên cần phải tập luyện nó giống như tay chân và các vùng cơ thể khác, nếu không vận động lâu ngày, não của bạn sẽ bị teo đi.

Với tinh thần sáng tạo, chúng ta sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng, lòng nhiệt huyết và tuôn tràn ý tưởng. Thông qua Bản đồ Tư duy, một công cụ mang tính cách mạng trong tư duy sáng tạo, Tony Buzan sẽ hướng dẫn chúng ta cách học hỏi từ những thiên tài sáng tạo với những tố chất đặc trưng như:

– Thành thục – nhanh chóng và dễ dàng đưa ra những ý tưởng mới.

– Linh hoạt – nhìn mọi vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, và có khả năng vận dụng các giác quan trong việc tạo ra ý tưởng mới.

– Độc đáo – sản sinh những ý tưởng độc đáo và “khác thường”.

– Mở rộng – triển khai thêm ý tưởng mới từ một ý tưởng chủ đạo.

[taq_review]

Review

Phạm Thành Trung

Cụm từ “trí tuệ sáng tạo” đã để lại rất nhiều ấn tượng cho bản thân mình. Đúng là chỉ khi con người biết kết hợp những hiểu biết và tri thức với sự sáng tạo mới có thể tạo nên những thành công đột phá cho bản thân. Điều này cũng đã được chỉ ra trong cuốn sác. Bằng những dẫn chứng cụ thể, cùng những phân tích tài tình, tác giả đem đến một cái nhìn mới cho người đọc, thuyết phục họ bằng những trang viết đầy sức lôi cuốn. Tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của sự sáng tạo, trí tưởng tượng và những ý tưởng táo bạo, đây là những điều rất cần thiết nếu muốn có một sự thay đổi mạnh mẽ. Cuốn sách này rất phù hợp cho những bạn đọc trẻ, những người nắm giữ chìa khóa cho cánh cửa tương lai phía trước.

Ha Phuong

Tony Buzan là một tác giả mà mình cực kì yêu thích, các tác phẩm của ông như: sơ đồ tư duy, Sử dụng trí tuệ của bạn,…làm mình thật sự thích thú. Đây là một quyển sách mới nữa của Buzan mà mình đọc, tác giả đã biết kết hợp các năng lực bản thân của mỗi người để giúp họ khơi dậy khả năng sáng tạo. Tác giả cũng đã đưa ra các giải thích, các lập luận vì sao sự sáng tạo lại quan trọng dường nào, mình thật sự rất thích các lập luận này của ông, rất chặt chẽ. Đây là một cuốn sách thích hợp cho giới trẻ như chúng ta để có thể gợi mở thế giới khám phá thêm những điều mới lạ, một cuốn sách thật sự bổ ích.

Nguyễn Hải Thủy

Mình chỉ mua cuốn sách này ở nhà sách một cách tình cờ. nhưng sau khi đọc xong nó, mình cảm thấy bản thân học thêm được rất nhiều điều. Cuốn sách này giúp mình khám phá ra được những khả năng tiềm ẩn bên trong mình: khả năng ghi nớ, khả năng sáng tạo ra những điều mới mẻ… Mình đã ứng dụng khá nhiều điều học được trong sách này vào thực tế, có những phương pháp mang lại kết qảu tốt, có nhiều phương pháp thì ko mang lại kết quả gì. Nhưng quan trọng nhất, sau khi đọc xong cuốn sách này, mình cảm thấy tư tin vào bản thân hơn rất nhiều, không còn mặc cảm và tự ti như trước nữa. Đối với riêng cá nhân mình, mình cảm thấy đây là một cuốn sách rất đáng đọc và rất bổ ích!

Trích đoạn

KHẢ NĂNG DIỆU KỲ CỦA TRÍ NÃO

Trong chương này, bạn sẽ được cập nhật những thông tin mới nhất về hai bán cầu não, và làm thế nào để kết hợp chúng với nhau để nhân năng lực sáng tạo của bạn lên gấp nhiều lần.

Chặng đầu của hành trình khám phá sẽ bắt đầu tại phòng thí nghiệm của giáo sư Roger Sperry ở California, nơi thực hiện công trình nghiên cứu đã giúp giáo sư nhận được giải Nobel vào năm 1981. Công trình này giúp chúng ta nhận thức rõ năng lực sáng tạo tiềm ẩn đang chờ đợi được giải phóng bên trong mỗi người.

Vào thập niên 1950 và 1960, giáo sư Sperry đã nghiên cứu về chức năng của sóng não. Để khám phá các hoạt động tư duy khác nhau và tác động của chúng đến sóng não, Sperry và đồng nghiệp đã yêu cầu những người tình nguyện thực hiện những công việc cần vận dụng đến đầu óc, bao gồm: tính nhẩm cộng trừ, đọc thơ, học thuộc lòng, vẽ nguệch ngoạc, nhìn vào những màu sắc khác nhau, vẽ các hình khối, phân tích vấn đề một cách lô-gic và tưởng tượng.

Sperry dự đoán rằng mỗi hoạt động sẽ tạo ra những sóng não khác nhau, và ông đã đúng. Nhưng điều mà ông đã không dự báo được là khám phá ngạc nhiên sau đây: thông thường, não bộ chia các hoạt động của nó một cách rất rõ ràng thành các hoạt động “não trái” (vỏ não trái) và các hoạt động “não phải” (vỏ não phải). Khám phá nổi tiếng này đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nghĩ về tiềm năng của bộ não con người và khả năng tư duy sáng tạo của nó.

Các phân khu công việc được chia như sau:

Não trái Não phải

ngôn từ nhịp điệu

suy luận lô-gic nhận thức về không gian

con số kích thước

xâu chuỗi tưởng tượng

quan hệ tuần tự mơ mộng

phân tích màu sắc

liệt kê nhận thức về tổng thể (cấu trúc)

Sperry cũng khám phá ra rằng khi vỏ não phải hoạt động tích cực, thì vỏ não trái có xu hướng tương đối thụ động hay ở trạng thái tĩnh. Tương tự như vậy, khi vỏ não trái hoạt động tích cực, thì vỏ não phải trở nên thư thả hơn.

Hơn nữa, một điều thật sự gây ngạc nhiên (đồng thời cũng là niềm hy vọng) là trên não bộ của những người tham gia thí nghiệm đều hiển thị rõ chúng có tất cả các kỹ năng ở những phân vùng hoạt động rất nhỏ. Hay nói cách khác, xét về tiềm năng và khả năng sinh lý, mọi người đều sở hữu những kỹ năng sáng tạo và tư duy vô cùng phong phú nhưng hiện chỉ sử dụng mới có một phần.

Cho tới thập kỷ 1970, kết quả nghiên cứu trên đã mở đường cho rất nhiều nghiên cứu và khảo sát nhắm vào tiềm năng chưa được khai thác này.

Một trong những hướng nghiên cứu ( điều mà bản thân tôi cũng tham gia) là khảo sát mọi người về việc họ nghĩ như thế nào về khả năng của chính họ. Sau đây là một số câu hỏi khảo sát để bạn tự kiểm tra.

Câu hỏi tự kiểm tra năng lực Não trái/Não phải

Bạn có cảm thấy hầu như bạn không thể (về mặt di truyền) tính toán nhanh chóng và chính xác – ví dụ như: tính tỷ lệ lãi trên vốn trong khoản vay thế chấp, tỷ lệ diện tích khu vườn so với tổng diện tích nhà bạn? CÓ/KHÔNG

Bạn có cảm thấy mình gần như không thể vẽ được chân dung của người mà bạn muốn vẽ, không thể vẽ tranh phong cảnh, không thể thông thạo các phương chiều và luật phối cảnh, không thể hiểu rành rẽ lịch sử mỹ thuật, không thể tạo ra các tác phẩm điêu khắc cả hiện thực lẫn trừu tượng? CÓ/KHÔNG

Bạn có thấy mình gần như không thể viết nhạc hay sáng tác ca khúc, không thể xác định được các nhà soạn nhạc cổ điển chỉ với vài nốt nhạc trong tác phẩm của họ, không thể khiêu vũ đúng nhịp, không thể hát đúng từng nốt? CÓ/KHÔNG

Bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng hơn 90% người được khảo sát tự tin trả lời rằng họ không có khả năng (về mặt di truyền) đạt đến sự hoàn mỹ trong ba lĩnh vực cốt yếu là số học, mỹ thuật và âm nhạc.

Hay là bạn hy vọng rằng tất cả họ đều sai!

Những nghiên cứu sau này đã khám phá ra rằng khi con người được rèn luyện những lĩnh vực mà họ tự cho là yếu kém – bởi những giáo viên giỏi – thì họ trở nên giỏi hơn nhiều trong các lĩnh vực đó. Điều này tương tự như tình trạng một nhóm cơ bắp yếu không phải do bản chất của chúng là yếu, mà đơn giản là vì chúng đã không được sử dụng trong một thời gian dài.

Không chỉ dừng lại ở đây, một khám phá thú vị khác cũng sớm được tìm ra. Những “cơ bắp trí tuệ” nào từng được cho là yếu nhưng nay đã hoàn thiện hơn, thì các “cơ bắp trí tuệ” khác cũng bắt đầu cải thiện hiệu suất của chúng.

Ví dụ, một người kém về khả năng tưởng tượng và nghệ thuật nếu được huấn luyện tốt sẽ có khả năng diễn đạt ngôn từ, tính toán giỏi hơn, và nhìn chung là sáng tạo hơn. Tương tự như vậy, nếu ai đó yếu về khả năng tính toán, một khi được rèn luyện thì khả năng tưởng tượng và âm nhạc cũng sẽ tiến bộ rõ rệt.

Có vẻ như hai bán cầu não đã có những cuộc “đối thoại” với nhau. Não trái nhận thông tin và gửi đến não phải; não phải sẽ xử lý thông tin theo cách riêng của nó, sau đó gửi lại cho não trái; và “trao đổi” cứ diễn ra theo cách như thế. Qua quá trình này, não bộ sẽ tích lũy thông tin, đồng thời tăng cường hơn nữa năng lực trí tuệ và sáng tạo của nó bằng cách kết hợp nhiều yếu tố khác nhau.

Và bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thách thức.

Vấn đề thứ 1

Các hoạt động não trái lâu nay thường được xem là các hoạt động “trí tuệ”, “học thuật”, “kinh doanh”, còn các hoạt động não phải là các hoạt động “nghệ thuật”, “sáng tạo”, và “cảm xúc”.

Nếu cách phân chia chức năng hoạt động của não như trên là đúng, thì các nhà khoa học như Isaac Newton và Albert Einstein hẳn là mạnh về năng lực não trái; và các nhạc sĩ và họa sĩ như Beethoven và Michelangelo mạnh về năng lực não phải – nói cách khác, họ đã không tận dụng toàn bộ khả năng trí não của họ!

Để giải quyết mâu thuẫn này, rõ ràng là cần phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu khác. Tôi và một số cá nhân hứng thú về vấn đề này đã tập hợp dữ liệu về các thiên tài sáng tạo lỗi lạc, và đối chiếu chúng với mô hình não trái/phải.

Bạn có đoán được chúng tôi đã phát hiện ra điều gì không? Chúng tôi đã khám phá ra điều này từ một Einstein “não trái”:

Nhân vật lịch sử – Albert Einstein

Albert Einstein được vinh danh là thiên tài sáng tạo vĩ đại nhất thế kỷ 20. Tuy nhiên, ông từng là một học trò nghèo, hay mơ mộng trong giờ học và từng bị đuổi học vì “quấy phá” trong lớp.

Ở tuổi thiếu niên, ông bắt đầu đam mê khám phá không gian tưởng tượng vô cùng của toán học và vật lý, đồng thời cũng rất yêu thích và nghiên cứu kỹ những công trình của Michelangelo. Cả hai sở thích này góp phần đẩy trí tưởng tượng của ông ngày càng tiến xa, kết quả là “trò chơi” rất nổi tiếng cho đến ngày nay, Trò chơi Trí tuệ Sáng tạo, đã ra đời. Trong trò chơi này, ông tự đặt ra những câu hỏi khó, rồi sau đó cứ để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng.

Một trong những trò chơi Trí tuệ Sáng tạo nổi tiếng của Einstein đó là ông tưởng tượng mình đang ở trên bề mặt của mặt trời, chộp lấy một tia sáng, rời khỏi mặt trời với tốc độ ánh sáng để đi đến tận cùng Vũ trụ.

Khi “kết thúc” hành trình của mình, ông ngạc nhiên nhận thấy rằng ông gần như quay trở lại điểm xuất phát. Điều này là không thể: bạn không thể đi trên một đường thẳng mãi mãi và quay lại điểm mà bạn đã khởi hành!

Vì vậy, Einstein thực hiện một chuyến đi khác với một tia sáng khác xuất phát từ một vị trí khác trên mặt trời, cũng lại thẳng tiến tới tận cùng của Vũ trụ. Một lần nữa, ông kết thúc chuyến đi tại một điểm tương đối gần với điểm xuất phát.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button