Review

Sức Mạnh Của Thói Quen

Thể loại Sách kỹ năng sống
Tác giả Charles Duhigg
NXB NXB Lao Động Xã Hội
Công ty phát hành Alphabooks
Số trang 434
Ngày tái bản 04-2017
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Về cơ bản, người lớn và trẻ em không khác nhau là mấy. Bởi hầu hết những hành động hàng ngày của chúng ta đều là sản phẩm của thói quen vô thức. Thế nhưng không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có được thành công. Đó là vì mỗi người có những thói quen riêng. Vậy thói quen nào mới giúp bạn thành công? Trong cuốn sách Sức mạnh của thói quen Charles Duhigg sẽ giải đáp thắc mắc ấy.

Chìa khoá quan trọng nhất để mở cánh cửa thành công chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn những thói quen tốt với nhau. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu? Thói quen có nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta hay không? Với ba phần khá đầy đặn, Sức mạnh của thói quen cho bạn cái nhìn toàn diện không chỉ về thói quen cá nhân, của tổ chức mà còn là của toàn xã hội, cùng với lời khuyên để vận dụng các thói quen đó. Muốn thay đổi thói quen, bạn phải phá vỡ những việc làm tuỳ hứng hàng ngày – câu “thần chú” này chỉ đường cho bạn tới thành công.

Sức mạnh của thói quen sẽ làm bạn say mê bởi những ý tưởng thú vị, những nghiên cứu ấn tượng, những phân tích thông minh và những lời khuyên thiết thực. Những độc giả đưa cuốn sách này vào danh sách bestseller của Thời báo New York suốt 40 tuần đã kiểm chứng điều đó. Và dưới đây, Alpha Books cũng xin chích đăng một vài bình luận về cuốn sách:

“Một thăm dò thú vụ về những thói quen bệnh hoạn của chúng ta – chúng ta hút thuốc, chúng ta không ngừng kiểm tra điện thoại, liên tục chọn lựa người tình tồi, chúng ta thường xuyên (hoặc không bao giờ) thu dọn phòng ốc. Duhigg đào sâu vào tìm ra nguyên do tại sao chúng ta làm như vậy, và chúng ta có thể thay đổi chúng ra sao, với cả cá nhân và tổ chức” – The Daily

“Cuốn sách của Charles Duhigg đầy sức mạnh trong chính sự giản dị của nó: đối đầu với những yếu tố gốc rễ trong hành vi con người, chấp nhận chúng như những căn bệnh thâm căn cố đế, rồi sau đó hướng người đọc tới khát khao đổi thay. Cái nhìn của anh thật sâu sắc, hữu ích và cũng đầy khiêu khích” – Jim Collins, tác giả những cuốn sách kinh doanh Good to Great (Từ tốt đến vĩ đại) và Built to Last (Xây dựng để trường tồn) bán chạy nhất thế giới.

Thông tin tác giả: Charles Duhigg là phóng viên của thời báo New York từ năm 2006, là cây bút trụ cột của thời báo Los Angeles. Từ năm 2007 tới nay, anh liên tục nhận được những giải thưởng lớn cho các bài báo và cuốn sách viết về kinh tế và doanh nghiệp. Một thập kỷ trước, khi làm phóng viên tại Irac, anh đã bắt đầu quan tâm tới thói quen khi được nghe một thiếu tá quân đội kể về ảnh hưởng của thói quen tới thành công.

[taq_review]

Review

Ha Phuong

Charles Duhigg-một tác giả khá lạ mà mình mà mình mới nghe thấy, nhưng cuốn sách của ông thì thật sự hay “Sức mạnh của thói quen”. Theo mình thấy thì ngày nay các bạn trẻ thường bị sa đà vào những thói quen vô bổ mà họ vẫn thường làm hàng ngày, như lướt web hàng giờ đồng hồ, chơi game mải miết mà họ không dành thời gian đó vào những việc có ích cho cuộc sống hơn.

Theo mình đây chính là vấn đề của việc hình thành thói quen, bởi họ đã quá quen với những thói quen xấu và vô bổ đó mà nhiều người đã đánh mất tuổi trẻ của mình, đây chính là một cuốn sách sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong cuộc sống. Việc hướng dẫn cách hình thành những thói quen tốt, từ chối sa đà vào những thói quen xấu, điều đó sẽ dần giúp bạn cải thiện được bản thân mình. Một cuốn sách có ý nghĩa.

Phạm Trần Minh Đăng

Đây là 1 cuốn sách tuyệt vời, và tôi nghĩ bạn cần phải đọc nó. Điều gì đã khiến tôi đưa ra một lời khẳng định dứt khoát như vậy? Lý do tôi nghĩ đây là một cuốn sách tốt vì nó qua các nghiên cứu trong cuốn sách đã cho chúng ta thấy được cách những thói quen được hình thành và thay đổi như thế nào. Chúng ta từng biết ai đó đã từng vượt qua khỏi những giới hạn, hoặc người đó từng hút thuốc, và bất ngờ, chỉ qua 1 đêm thức dậy, họ đã có thể thay đổi bản thân họ chỉ trong 1 thời gian ngắn. Bạn có thắc mắc rằng họ đã làm điều gì để thay đổi mình như vậy không? Họ hình thành thói quen mới và thay đổi những cái cũ, đó là như thế nào.

Bạn hãy làm điều gì đó vừa đủ và rồi nó sẽ trở thành cái mà ta gọi là thói quen, nó có thể tốt mà cũng có thể xấu. Điều này đã được nói đến trong cuốn sách qua các nghiên cứu về triệu chứng “mất trí nhớ”. Ví dụ: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị mất trí nhớ không thể chỉ ra đâu là nhà bếp khi được hỏi đến, thế nhưng khi bản thân họ cảm thấy đói, họ sẽ tự động đứng dậy và đi đến nhà bếp 1 cách tự động.

Điều mà bản thân tôi quan tâm nhất khi mua cuốn sách chính là làm cách nào để thay đổi thói quen, và cuốn sách đã thành công khi mô tả rất kỹ lưỡng cách để bạn và tôi có thể thay đổi những thói quen của mình. Hãy dũng cảm đối mặt với nó, tất cả chúng ta có những thói quen chúng ta muốn thay đổi. Để thực hiện điều này chúng ta cần phải ghi nhớ những tín hiệu và cảm xúc khi thực hiện điều đó , nhưng hãy thay đổi những thói quen hàng ngày. Tôi sẽ sử dụng một ví dụ từ cuộc sống riêng của tôi để minh họa cho điều này. Tôi là người làm việc văn phòng và stress dường như là người bạn đồng hành với tôi, và tín hiệu sau đó là tôi sẽ lấy hộp thuốc ra và hút đến khi nào cảm thấy thoải mái mới thôi, thoải mái chính là cảm giác mà tôi có được, nó như là 1 phần thưởng vậy. Bây giờ để thay đổi nó, khi thấy tín hiệu stress, tôi sẽ dừng công việc lại và bước ra khỏi văn phòng, đi dạo, nói chuyện với 1 ai đó trên đường, hoặc đơn giản là chạy bộ, cũng cái cảm giác thoải mái đó nhưng tôi thấy bản thân mình khỏe hơn rất nhiều.

Nói về thói quen, bản thân tôi đã nghe rất nhiều lời phàn nàn như là: tôi không thể làm được nó, tôi đã cố gắng rất nhiều rồi nhưng tôi không thể làm được. Và còn hàng tá các lời biện minh khác. Tôi biết rằng thay đổi thói quen là 1 điều khó, bởi vì phần nào chúng ta đã quen với nó rồi, nhưng hãy tin tôi, điều đó là hoàn toàn có thể và tôi cam đoan với bạn rằng cuốn sách này sẽ cho bạn thấy điều kì diệu đó.

Thu Thảo

Thói quen tạo lập tính cách quả không sai. Luyện tập thói quen tốt mang giúp cuộc sống chúng ta thêm thuận lợi, đơn giản, thành công. Với cuốn sách này tôi có thể biết được cơ chế của thói quen từ đó chỉnh sửa những thói quen xấu của mình, tạo lập nhiều thói quen tốt trong cuộc sống. Sau khi đọc cuốn sách tôi nhận ra rằng không có gì là không thể thay đổi được, thói quen xấu cũng vậy

Trích đoạn

1. Vòng lặp của thói quen

Cách thức thói quen hoạt động

Mùa thu năm 1993, một người đàn ông lo lắng về việc chúng ta biết gì về thói quen bước vào phòng thí nghiệm ở San Diego cho một cuộc gặp đã hẹn trước. Ông đã lớn tuổi, cao hơn 1m8 và ăn mặc gọn gàng với một cái áo sơ mi cài kín cổ. Mái tóc trắng mỏng của ông sẽ khiến mọi người ghen tị trong bất kỳ cuộc họp lớp phổ thông lần thứ 50 nào. Chứng viêm khớp làm ông đi hơi khập khiễng khi đi qua tiền sảnh phòng thí nghiệm, ông nắm tay vợ, đi chầm chậm như thể không chắc chắn bước đi tiếp sẽ dẫn đến đâu.

Khoảng một năm trước đó, Eugene Pauly, hay “E.P”, người được biết đến trong các tài liệu y học, đã về nhà ở Playa del Rey, chuẩn bị bữa tối và vợ ông nói rằng con trai họ, Michael, đang đến nhà.

“Ai là Michael?”, Eugene hỏi

“Con của chúng ta,” Beverly, vợ ông trả lời. “Ông biết mà, đứa con chúng ta đã nuôi lớn.”

Eugene ngây ra nhìn vợ mình. “Đó là ai?” ông hỏi.

Ngày tiếp theo, Eugene bắt đầu nôn mửa và đau quằn quại vì chứng co thắt dạ dày. Trong vòng 24 giờ, sự mất nước càng nghiêm trọng nên Beverly vì hoảng sợ đã đưa ông đến phòng cấp cứu. Thân nhiệt bắt đầu tăng, lên đến hơn 40 độ C, người ông ướt đẫm mồ hôi, thấm trên ga trải giường của bệnh viện. Ông bắt đầu mê sảng rồi trở nên hung dữ, la hét đẩy y tá khi họ đang cố gắng đặt ống truyền vào tay ông. Sau khi thuốc giảm đau có tác dụng, bác sĩ mới có thể đưa kim vào giữa hai đốt sống chỗ thắt lưng của ông và lấy một vài giọt dịch tủy.

Người bác sĩ tiến hành thủ tục ngay lập tức cảm thấy có vấn đề. Máu quanh não và dây thần kinh cột sống ngăn chặn sự nhiễm trùng và tổn thương. Với những người khỏe mạnh, dịch tủy di chuyển và chảy nhanh, rõ ràng theo dòng rất mượt qua cây kim. Mẫu lấy từ xương sống của Eugene vẩn đục và nhỏ giọt một cách chậm chạp như thể nó có rất nhiều hạt cát cực nhỏ. Khi có kết quả từ phòng thí nghiệm, bác sĩ của Eugene đã hiểu được tại sao ông mắc bệnh, ông bị nhiễm vi rút viêm não, gây ra bệnh rộp môi và nhiễm trùng nhẹ trên da. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm, vi rút có thể lên não, gây ra tổn thương lớn như nó gặm nhấm qua những nếp gấp của mô nơi chúng ta suy nghĩ và mơ tưởng.

Bác sĩ của Eugene báo với Beverly họ không thể làm gì để chống lại tổn thương đã hình thành nhưng một liều thuốc mạnh chống vi rút sẽ hạn chế nó lây lan. Eugene rơi vào tình trạng hôn mê khoảng 10 ngày và đang cận kề với cái chết. Dần dần, thuốc phát huy tác dụng, cơn sốt giảm dần và vi rút biến mất. Khi tỉnh lại, ông rất yếu, mất phương hướng và không thể ăn uống bình thường. Ông không thể nói thành câu và thỉnh thoảng thở một cách khó nhọc như thể có lúc ông đã quên cách thở. Nhưng ông vẫn còn sống.

Cuối cùng, Eugene đã đủ khỏe để tham gia một loạt kiểm tra. Bác sĩ rất ngạc nhiên khi cơ thể ông, trong đó có hệ thần kinh, không có tổn thương nào lớn. Bản chụp cắt lớp não của ông cho thấy một dấu vết đáng lo ngại gần trung tâm não. Vi rút đã phá hủy một mô hình bầu dục gần hộp sọ và cột sống. “Ông ấy có thể không nhớ cô,” một bác sĩ cảnh báo với Beverly. “Cô cần chuẩn bị tinh thần nếu ông ấy ra đi.”

Eugene được chuyển đến một khoa khác trong bệnh viện. Trong vòng một tuần, ông nuốt thức ăn dễ dàng. Tuần tiếp theo, ông bắt đầu nói chuyện bình thường, yêu cầu món tráng miệng Jell-O và muối, lướt nhanh các kênh ti vi và phàn nàn về một vở kịch nhiều kỳ buồn chán. Khi ông được chuyển đến trung tâm phục hồi chức năng 5 tuần sau đó, Eugene đi xuống tiền sảnh và cho các y tá lời khuyên cho kế hoạch cuối tuần.

“Tôi chưa từng thấy ai hồi sinh thế này,” một bác sĩ nói với Beverly. “Tôi thực sự không muốn gieo hy vọng cho cô, nhưng điều này thật tuyệt vời.”

Tuy nhiên, Beverly vẫn còn lo lắng. Ở bệnh viện phục hồi chức năng, rõ ràng căn bệnh đã thay đổi chồng bà theo hướng đáng lo ngại. Eugene không thể nhớ đó là ngày nào trong tuần, hay như tên của những bác sĩ và y tá chữa trị mặc dù họ đã tự giới thiệu rất nhiều lần. “Tại sao họ vẫn lặp lại những câu hỏi đó với tôi?” ông hỏi Beverly sau khi một bác sĩ ra khỏi phòng ông. Khi ông trở về nhà, mọi thứ còn trở nên lạ lùng hơn. Eugene có vẻ không nhớ gì bạn bè. Ông gặp khó khăn trong các cuộc hội thoại. Có những buổi sáng, ông bước ra khỏi giường, vào bếp, tự nấu thịt lợn muối xông khói và trứng, rồi leo lên giường và bật đài. 40 phút sau, ông lại làm những việc giống như thế: thức dậy, nấu thịt lợn xông khói và trứng, trở lại giường và nghịch cái đài. Rồi ông lại làm lại những việc đó.

Lo sợ, Beverly tìm đến các chuyên gia, có cả một nhà nghiên cứu ở đại học Carlifornia, San Diego với chuyên ngành về mất trí nhớ. Vào một ngày thu nắng đẹp, Beverly cùng Eugene đến một tòa nhà không có gì nổi bật trong khuôn viên trường đại học, nắm tay nhau và bước chậm rãi qua tiền sảnh. Họ được đưa tới một căn phòng kiểm tra nhỏ. Eugene bắt đầu nói chuyện với một người phụ nữ trẻ đang sử dụng máy vi tính.

“Làm việc trong ngành điện tử nhiều năm, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là nó,” ông nói và chỉ vào cái máy mà cô ta đang gõ chữ. “Khi tôi còn trẻ tuổi, cái vật đó nằm trên hai cái giá gác cao khoảng 2 mét và chiếm toàn bộ căn phòng.”

Người phụ nữ tiếp tục gõ bàn phím. Eugene cười thầm.

“Thật là kỳ lạ,” ông nói. “Những thứ mạch in, ống hai cực và ống ba cực này. Khi tôi còn làm điện tử, hai cái giá đỡ cao 2 mét giữ những thứ đó.”

Một nhà khoa học vào phòng và tự giới thiệu mình. Ông hỏi Eugene bao nhiêu tuổi rồi.

“Ồ, xem nào, 59 hay 60?” Eugene đáp lời. Thực sự ông đã 71 tuổi rồi.

Nhà khoa học bắt đầu gõ máy vi tính. Eugene mỉm cười và chỉ vào nó. “Nó thật sự là cái gì đó,” ông nói. “Ông biết đấy, khi tôi còn làm điện tử, hai cái giá đỡ cao 2 mét giữ thứ này.”

Nhà khoa học Larry Squire, 52 tuổi, là một giáo sư đã dành 30 năm nghiên cứu cấu trúc hệ thần kinh của trí nhớ. Chuyên ngành của ông là khám phá cách bộ não lưu giữ các sự kiện. Tuy nhiên, công trình của ông với Eugene sẽ nhanh chóng mở ra một thế giới mới cho ông và hàng trăm nhà nghiên cứu khác, nó đã phục hồi những hiểu biết của chúng ta về cách thói quen hoạt động. Nghiên cứu của Squire sẽ chỉ ra rằng những người dù không thể nhớ tuổi của mình hay hầu như mọi thứ vẫn có thể phát triển những thói quen cực kỳ phức tạp, cho đến khi bạn nhận ra rằng ai cũng dựa vào những quá trình thần kinh giống nhau mỗi ngày. Nghiên cứu của ông và những người khác sẽ tiết lộ, cơ chế thuộc về tiềm thức con người ảnh hưởng đến vô số lựa chọn như thể nó là sản phẩm của những suy nghĩ rất hợp lý nhưng thực tế lại bị ảnh hưởng bởi những tác động mà chúng ta ít nhận ra hay hiểu được.

Ngay lúc Squire gặp Eugene, ông đã nghiên cứu hình ảnh não của Eugene hàng tuần. Bản chụp cắt lớp chỉ ra, hầu như mọi tổn thương trong hộp sọ của Eugene bị giới hạn trong một khu vực rộng 5cm gần trung tâm não. Con vi rút phá hủy gần như toàn bộ thùy thái dương trung gian, một mảnh của những tế bào mà các nhà khoa học nghi ngờ là quan trọng với các chức năng nhận thức như gợi lại quá khứ và điều chỉnh một vài cảm xúc. Squire không ngạc nhiên trước sự phá hủy hoàn toàn đó, viêm não do vi rút phá hủy mô liên tục và chính xác như phẫu thuật. Nhưng điều làm ông bất ngờ là mức độ giống nhau của các hình ảnh đó.

30 năm trước, là một học viên học bằng tiến sĩ ở MIT, Squire đã làm việc cùng một nhóm nghiên cứu một người đàn ông được biết đến là “H.M”, một trong những bệnh nhân nổi tiếng trong lịch sử y học. Khi H.M, tên thật là Henry Molaison nhưng các nhà khoa học đã che giấu căn cước của ông suốt đời, được 7 tuổi, ông bị xe đạp tông phải và đập mạnh đầu xuống đường. Không lâu sau đó, ông mắc chứng co giật và bắt đầu bất tỉnh. Vào năm 16 tuổi, chứng động kinh nặng của ông lần đầu tiên phát lộ và nó ảnh hưởng đến toàn bộ não, sau đó, ông bất tỉnh khoảng 10 lần một ngày.

Khi bước sang tuổi 27, H.M không còn hy vọng chữa khỏi. Thuốc chống co giật không còn tác dụng. Ông thông minh nhưng không thể làm việc gì. Ông vẫn còn sống chung với bố mẹ. H.M mong muốn một sự tồn tại bình thường. Vì thế ông đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ một bác sĩ mà sự ham muốn thí nghiệm đã vượt xa nỗi sợ về sai sót y học. Nghiên cứu đã cho thấy một khu vực trong não bộ gọi là hồi hải mã có thể có vai trò quan trọng trong sự co giật. Khi bác sĩ đề nghị can thiệp vào đầu của H.M, nâng phần trước của não và dùng một ống nhỏ hút phần hồi hải mã và một vài mô xung quanh ra từ bên trong não của ông, H.M đồng ý.

Cuộc phẫu thuật diễn ra vào năm 1953 và vì H.M được chữa khỏi, cơn co giật của ông bị làm chậm lại. Tuy nhiên, gần như lập tức, não của ông rõ ràng đã bị biến đổi hoàn toàn. H.M biết tên của mình và mẹ ông đến từ Ireland. Ông có thể nhớ thị trường chứng khoán 1929 sụp đổ và tường thuật mới về cuộc xâm lược ở Normandy. Nhưng gần như mọi thứ xảy ra sau đó, mọi ký ức, kinh nghiệm và cố gắng từ hàng chục năm trước phẫu thuật, đã bị xóa bỏ. Khi một bác sĩ bắt đầu kiểm tra trí nhớ của H.M bằng việc hướng dẫn ông cách chơi bài và các dãy số, ông nhận ra H.M không thể nhớ được bất cứ thông tin mới nào hơn 20 giây.

Từ ngày phẫu thuật đến ngày mất vào năm 2008, mọi người H.M gặp, mọi bài hát ông nghe, mọi căn phòng ông vào đều hoàn toàn là những trải nghiệm mới. Não của ông đã bị đóng băng. Mỗi ngày, việc ai đó có thể chuyển kênh ti vi bằng cách chỉ vào một nút nhựa màu đen trên màn hình làm ông bối rối. Ông tự giới thiệu mình với các bác sĩ và y tá hết lần này đến lần khác, hàng chục lần mỗi ngày.

“Tôi thích tìm hiểu H.M, vì trí nhớ có vẻ là một cách thú vị và rõ ràng để tìm hiểu não bộ,” Squire nói với tôi. “Tôi lớn lên ở Ohio, và tôi có thể nhớ năm lớp Một, khi cô giáo tôi cầm bút màu của tất cả mọi người và tôi bắt đầu trộn các màu để xem chúng có thành màu đen không. Tại sao tôi có thể nhớ điều đó nhưng không thể nhớ cô giáo tôi trông như thế nào? Tại sao não của tôi lại quyết định ký ức này quan trọng hơn ký ức khác?”

Khi Squire nhận được hình ảnh não của Eugene, ông kinh ngạc khi thấy nó có vẻ giống với hình ảnh của H.M. Có một khoảng trống cỡ quả hồ đào trong đầu hai người. Trí nhớ của Eugene cũng như của H.M đều đã bị mất đi.

Squire bắt đầu kiểm tra Eugene, ông nhận thấy bệnh nhân này khác với H.M ở một vài điểm cần nghiên cứu thêm. Trong khi lúc gặp H.M, gần như mọi người đều biết có điều gì đó sai sót, thì Eugene có thể nói chuyện và làm những việc mà người bình thường sẽ không nhận ra sai sót. Cuộc phẫu thuật của H.M gây suy nhược nặng nên ông được đưa vào cơ sở từ thiện để được chăm sóc trong thời gian còn lại. Ngược lại, Eugene sống tại nhà cùng vợ. H.M còn không thể nói chuyện bình thường. Eugene trái lại có sự thông thạo đáng kinh ngạc trong việc dẫn dắt bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề ông cảm thấy thoải mái khi trò chuyện trong thời gian dài như chủ đề vệ tinh nhân tạo vì ông đã làm kỹ thuật viên cho một công ty hàng không hay chủ đề thời tiết.

Squire hỏi về thời thanh niên của Eugene để bắt đầu bài kiểm tra. Eugene nói về thị trấn ở trung tâm California nơi ông lớn lên, thời gian ông ở trong đội thương thuyền, một chuyến đi đến Australia như một người đàn ông trẻ. Ông gần như có thể nhớ mọi sự kiện xảy ra trước năm 1960. Khi Squire hỏi về những năm sau đó, Eugene chuyển chủ đề một cách lịch sự và thừa nhận ông gặp rắc rối trong việc nhớ lại những sự kiện gần đây.

Squire tiến hành một vài bài kiểm tra trí thông minh và nhận ra trí thông minh của Eugene vẫn rất sắc bén đối với một người đàn ông không thể nhớ được 30 năm trước. Hơn nữa, Eugene vẫn còn những thói quen từ thời thanh niên nên mỗi lần Squire đưa ông một tách nước hay khen ngợi một câu trả lời chi tiết, Eugene sẽ cảm ơn và đáp lại lời khen đó. Mỗi khi ai đó vào phòng, Eugene sẽ tự giới thiệu và hỏi về ngày hôm đó của họ.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button