Review

Sứ Giả Của Thần Chết

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Sidney Sheldon
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Huy Hoang Bookstore
Số trang 493
Ngày xuất bản 12-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như “Nếu còn có ngày mai”, “Âm mưu ngày tận thế”, “Thiên thần nổi giận”…, đã từ trần ở tuổi 89.

Warren Cowan, một trong những cố vấn của Sheldon cho biết nhà văn từ trần vào chiều ngày 30/12 tại Bệnh viện Eisenhower ở Rancho Mirage (Mỹ) vì bệnh viêm phổi. Vợ ông, bà Alexandra, con gái Mary Sheldon đồng thời cũng là một nhà văn, đã có mặt bên cạnh Sheldon trong lúc lâm chung. Cowan xúc động nói: “Tôi đã mất một người bạn lâu năm và thân thiết nhất. Trong suốt những năm tháng được làm việc cùng Sheldon, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai đó nói một từ không hay về ông”. Sidney Sheldon từng có thời gian làm việc tại Hollywood và là tác giả của nhiều kịch bản phim nhựa và phim truyền hình nổi tiếng.

Tuy nhiên, bước sang 50 tuổi, tức là vào khoảng những năm 1967, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết và nổi tiếng với hàng chục tác phẩm ăn khách nhất hành tinh, được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Những cuốn sách của Sheldon, như “Thiên thần nổi giận”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tên tuổi của nhà văn Mỹ luôn tồn tại trong lòng bạn đọc.

Ông là một nhà văn có tài thực thụ. Bằng cách viết và diễn tả tình tiết câu chuyện rất ly kỳ với giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy trí tuệ, những tác phẩm của Sheldon thường nói về những nhân vật thành đạt, nổi tiếng nhưng không có thật và thường là phụ nữ.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Sheldon tâm sự: “Tôi cố gắng viết những tác phẩm để người đọc không thể đặt chúng xuống. Tôi viết để khi người đọc đọc tới cuối chương, họ phải đọc thêm một chương nữa”. Giải thích lý do tại sao có quá nhiều phụ nữ là các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông, Sheldon nói: “Tôi thích viết về những người phụ nữ tài giỏi, và quan trọng hơn, là họ vẫn đầy quyến rũ, nữ tính. Phụ nữ có một sức mạnh vô cùng to lớn – đó là nét quyến rũ và người đàn ông không thể làm gì nếu thiếu điều này”. Không giống như những nhà văn khác thường sử dụng máy chữ hoặc máy tính để viết tác phẩm, Sheldon thường đọc ra 50 trang truyện mỗi ngày cho thư ký hay máy thu âm ghi lại. Sau đó, ông sửa bản sáng tác vào ngày hôm sau và cứ tiếp tục công việc như vậy cho tới khi tác phẩm của ông dài từ 1.200 tới 1.500 trang.

Sheldon nói: “Tôi đọc và sửa lại bản viết cuối cùng từ 12 tới 15 lần. Có thể tôi chỉ dùng cả năm để sửa lại bản viết đó”. Sidney Sheldon sinh ngày 11/2/1918 tại Chicago, Illinois dưới tên Sidney Schechtel, trong một gia đình có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Ông bắt đầu việc viết lách ngay từ khi còn rất nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon đã kiếm được 10 USD cho một bài thơ. Thời trai trẻ, Sheldon từng làm nhiều nghề để kiếm sống trong khi là sinh viên tại Northwestern University và tham gia một nhóm chuyên viết những vở kịch ngắn.

Sheldon từng thú nhận ông suýt tự tử vào năm 17 tuổi. Năm 17 tuổi, Sheldon quyết định thử vận may tại Hollywood. Công việc ban đầu duy nhất mà Sheldon nhận được là đọc kịch bản phim tại Universal Studio với giá 22 USD/ tuần. Trong khi đó, ban đêm ông viết kịch bản phim riêng của mình và bán lại cho Universal với giá 250 USD. Sau thế chiến thứ 2, từ một phi công của Lực lượng không quân Mỹ, Sheldon giải ngũ và về làm việc cho sân khấu kịch Broadway – nơi đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ông. Cũng tại đây, Sheldon nhận giải Tony award cho kịch bản hay nhất cho “Redhead”.

Với hơn 300 triệu ấn bản được bán, Sheldon không chỉ là một trong những nhà văn “lão làng” của Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới. Ông từng đoạt giải Oscar với kịch bản hay nhất cho phim “The Bachelor and the Bobby-Soxer” (1957), giải Tony Award cho vở nhạc kịch “Rehead” (1957) nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho “Dream of Jeannie” (1967) Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm của Sheldon đã được dịch và xuất bản như “Âm mưu ngày tận thế”, “Bầu trời sụp đổ”, “Người lạ trong gương”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai”, “Kế hoạch hoàn hảo”, “Cát bụi thời gian”….

[taq_review]

Trích dẫn

Mary Ashley sau đấy quyết định rằng điều duy nhất vãn hồi được sự lành mạnh của tâm hồn nàng là ở trong một tình trạng sốc. Mọi việc đã xảy ra hình như đang xảy ra cho một người khác. Nàng như người đang ở dưới nước, di chuyển chậm chạp và nghe các giọng nói từ nơi xa vắng lọc qua một lớp nệm.

Tang lễ được tổ chức tại nhà tang lễ MASS – Hinitt Alexander trên đường Jefferson. Đấy là một toà Nhà Xanh có cổng xây trắng và một chiếc đồng hồ trắng lớn trên lối vào. Phòng tang lễ chật ních bạn bè và đồng nghiệp của Edward. Có hàng chục vòng hoa và bó hoa. Một trong những vòng hoa to nhát có một tấm thiếp ghi đơn giản: “Sự thương cảm sâu xa nhất của tôi. Paul Ellison”.

Mary Beth và Tim ngồi một mình trong gian phòng dành cho gia đình bên cạnh phòng tang lễ, hai đứa bé mắt đỏ hoe và im lặng.

Quan tài đựng thi hài Edward được đậy lại. Nàng không sao không nghĩ đến lý do.

Vị mục sư lên tiếng…

Nàng và Edward đang ở trên một chiếc thuyền buồm con trên hồ Milford.

– Em thích đi chơi thuyền buồm không? Chàng đã hỏi nàng đêm hò hẹn đầu tiên.

– Em chưa bao giờ đi chơi thuyền buồm cả.

– Thứ bảy, – chàng nói, – Chúng ta hẹn gặp nhau nhé.

Họ cưới nhau một tuần sau đấy.

– Cô có biết tại sao tôi cưới cô không, thưa cô, – Edward chọc. – Cô đã thi đậu. Cô đã cười nhiều và cô đã không ngã trên boong.

Khi tang lễ chấm dứt Mary và con nàng vào trong một chiếc xe hòm đen, dài, dẫn đầu đoàn tang đi vào nghĩa địa. Nghĩa địa cao nguyên trên đường Ash là một công viên rộng rãi có một đường trải sỏi vòng quanh. Đó là một nghĩa địa cổ nhất tại thị trấn Junction và nhiều mộ bia từ lâu đã bị ngày tháng ăn mòn. Vì cái lạnh cắt da, buổi lễ bên mồ được cử hành ngắn ngủi.

– Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin ta, dù có chết cũng sẽ sống; và bất cứ ai sống và tin ta sẽ không bao giờ chết. Ta là người đã sống và đã chết và, nhìn này, ta sống mãi mãi.

Cuối cùng buổi lễ kết thúc một cách thương tâm.

Mary và con nàng đứng trong cơn gió rít nhìn chiếc quan tài đang được hạ xuống lòng đất lạnh, không ai chăm sóc.

Vĩnh biệt, anh yêu dấu của em.

***

Cái chết được xem như một sự kết thúc, nhưng đối với Mary Ashley, nó lại là khởi đầu của một địa ngục không chịu đựng nổi. Nàng và Edward đã đề cập đến cái chết và Mary đã nghĩ rằng nàng đi đến thoả thuận với nó, nhưng bây giờ cái chết đã đột nhiên khoác lên mình một thực tế cấp bách và kinh khiếp. Nó không còn là một biến cố mơ hồ sẽ xảy ra vào một ngày xa xôi nào đấy. Chẳng có cách nào để đương đầu với nó. Mọi thứ trong người Mary đều thét lên để chối bỏ điều đã xảy ra cho Edward. Khi chàng chết, mọi điều tuyệt vời đều chết theo chàng. Thực tế vẫn tiếp tục chạm đến nàng bằng những đợt sốc mới mẻ. Nàng muốn được ở một mình. Nàng thu mình lại thật sâu bên trong người nàng, và cảm thấy mình giống như một đứa bé kinh hãi vì bị người lớn bỏ rơi. Nàng cảm thấy giận Thượng đế. “Tại sao ngài không mang mình đi trước?” – nàng gặng hỏi. Nàng giận Edward vì đã trốn tránh, nàng giận con và giận với chính nàng. “Mình là một phụ nữ 35 tuổi với hai đứa con và chẳng biết mình là ai. Khi mình là bà Edward Ashley, mình có một sự đồng nhất mình thuộc về một người thuộc về mình”.

Thời gian trôi qua chế giễu sự trống vắng của nàng. Cuộc đời nàng giống một con tàu đang lồng lên mà nàng chẳng kiểm soát được.

Florence và Douglas và những người bạn khác ở lại với nàng, tìm cách làm cho sự việc dễ dàng hơn, nhưng Mary mong họ bỏ đi và để nàng một mình.

Florenee vào nhà vào một buổi chiều và thấy Mary đang xem một trận túc cầu trên máy truyền hình trước mặt.

– Chị ấy cũng không biết em đến nữa – Florence bảo chồng vào tối hôm ấy, – Chị ấy đang tập trung thật tuyệt vọng vào trận đấu ấy. – Nàng rùng mình. – Thật như có ma ấy.

– Sao vậy?

– Mary ghét túc cầu. Chỉ có Edward xem các cuộc thi đấu ấy thôi.

Mary đã mất ý trí cuối cùng để giải quyết những vấn đề còn lại do cái chết của Edward để lại. Có chúc thư và bảo hiểm, các tài khoản ngân hàng và thuế má, các phiếu nợ và đoàn thể y khoa các khoản vay mượn, tài sản và các khoản thiếu hụt của Edward và nàng muốn thét vào mặt những luật sư, những chủ ngân hàng và những nhân viên kế toán rằng hãy để nàng yên.

– Mình không muốn đối phó – nàng khóc.

Edward đã đi rồi và bất cứ ai cũng chỉ muốn đề cập đến tiền thôi.

Cuối cùng, nàng bị bắt buộc phải thảo luận.

Frank Dunphy, nhân viên kế toán của Edward nói, – Tôi e rằng những thứ phiếu và thuế tử sẽ tốn mất nhiều tiền bảo hiểm sinh mạng đấy, bà Ashley ạ Chồng bà khá bê trễ về việc đòi các bệnh nhân trả tiền cho ông ấy. Ông ấy nợ nhiều tiền. Tôi sẽ thu xếp việc thu nhập các chứng từ đế theo dõi những mắc nợ…

– Không! – Mary nói một cách mãnh liệt. – Edward không muốn điều ấy.

Dunphy lúng túng.

– Vậy thôi, tôi cho rằng thấp nhất tài sản của bà cũng được 30.000 đô- la tiền mặt và ngôi nhà này, có thể cầm cố. Nếu bà bán ngôi nhà…

– Edward không muốn cho tôi bán nốt.

Nàng ngồi đấy, kiên quyết và cứng rắn, bám chặt vào sự nghèo túng của nàng. Dunphy nghĩ: “Mình ao ước vợ mình cũng lo cho mình nhiều như thế”.

Nhưng điều tệ hại nhất vẫn chưa đến. Đã đến lúc phải giải quyết những đồ đạc riêng của Edward. Florence đề nghị giúp nàng, nhưng Mary nói:

– Không, Edward muốn tôi làm việc ấy.

Có quá nhiều những vật thân thiết nhỏ bé. Một chục ống điếu, một hộp thuốc lá mới toanh, hai cặp kính đọc sách, những ghi chép về một bài thuyết trình y khoa mà chàng sẽ chẳng bao giờ đọc nữa.

Nàng vào trong tủ của Edward và đưa ngón tay vuốt nhẹ những bộ quần áo chàng sẽ chẳng bao giờ mặc lại. Chiếc cà vạt xanh chàng đã mang đêm cuối cùng chung sống với nhau. Những chiếc găng tay và khăn quàng giữ ấm cho chàng trong những cơn gió mùa đông. Chàng không còn cần đến những thứ ấy trong nấm mồ lạnh lẽo của chàng.

Nàng cẩn thận cất giữ dao cạo và những chiếc bàn chải đánh răng của chàng bằng những cử động như một người máy. Nàng tìm thấy những bức thư tình họ đã viết cho nhau, gợi lại những kỷ niệm của những ngày túng thiếu khi Edward bắt đầu cuộc thực tập riêng. Một bữa ăn chiều vào lễ Tạ ơn không có một con gà tây, những buổi cắm trại hè và những buổi trượt tuyết mùa đông và những lần mang thai đầu tiên của nàng và những lúc cả hai đọc sách cho Beth và chơi nhạc cổ điển cho nó khi nó còn trong bụng mẹ, bức thư tình Edward đã viết cho nàng khi Tim mới sinh và quả táo mạ vàng mà Edward đã tặng nàng khi nàng bắt đầu đi dạy cùng cả trăm những vật xinh đẹp khác đã làm nàng bật khóc. Cái chết của chàng như một trò đùa của một phù thuỷ độc ác nào đấy.

Một thời Edward đứng đấy, sống động, nói chuyện, mỉm cười, yêu đương và thời kế tiếp là chàng đã biến vào lòng đất lạnh.

Mình là một người trưởng thành. Mình phải chấp nhận thực tế. Mình không trưởng thành. Mình không thể chấp nhận nó. Mình không muốn sống.

Nàng thức trắng suốt đêm dài chỉ đơn giản là suy nghĩ theo Edward, hầu chấm dứt cơn hấp hối không chịu đựng nổi, để được yên tĩnh. Mình được giáo dục để hy vọng một kết thúc hạnh phúc, – Mary nghĩ thế.

Nhưng chẳng có kết thúc hạnh phúc nào cả.

Chỉ có cái chết chờ đợi mình thôi. Mình tìm thấy tình yêu và hạnh phúc và nó bị giật khỏi tay mình một cách vô lý. Mình đang ở trên một phi thuyền hoang vắng. Đang bay loạn xạ một cách vô tình giữa các vì sao. Cuộc đời là Dachau và tất cả bọn mình là người Do Thái.

Cuối cùng nàng thiếp đi và vào giữa đêm, những tiếng thét rùng rợn của nàng làm con nàng thức giấc và chúng nó chạy đến bên giường nàng rồi bò vào giường, ôm chặt lấy nàng.

– Mẹ sẽ không chết chứ? – Tim thì thầm.

Mary suy nghĩ: “Mình không thể giết mình. Chúng nó cần đến mình. Edward sẽ không bao giờ tha thứ cho mình”.

Nàng phải tiếp tục sống. Vì các con. Nàng phải cho chúng nó tình yêu mà Edward không còn cho chúng nó được.

Tất cả chúng con quá nghèo túng vì không có Edward. Chúng con cần nhau kinh khủng. Thật mỉa mai là cái chết của Edward khó chịu đựng hơn vì chúng con đã cùng nhau có một cuộc sống thật hạnh phúc. Còn quá nhiều lý do hơn để nhớ chàng, có quá nhiều kỷ niệm sẽ chăng bao giờ xảy ra nữa. Chúa ơi, ngài ở đâu? Ngài có nghe con không? Hãy giúp con. Xin ngài hãy giúp đỡ con.

Ring Lardner đã nói “Ba trong cả ba sẽ phải chết, vậy hãy ngậm miệng và đối phó”. Con phải đối phó. Con ích kỷ kinh khủng. Con cư xử tệ dường như con là người duy nhất trên đời đau khổ. Chúa không tìm cách phạt con. Cuộc đời là một cái bao tạp vật khổng lồ. Vào lúc này, ở đâu đấy trên cuộc đời, một người nào đấy đang mất một đứa con, đang trượt tuyết xuống một ngọn núi, đang khoái lạc đến cực điểm, đang húi tóc, đang nằm trên một chiếc giường đau đớn, đang hát trên sân khấu, đang chết đuối, đang kết hôn, đang chết đói trong một nơi bẩn thỉu. Cuối cùng có phải chúng con đều cũng là con người ấy không? Một niên đại là một nghìn triệu năm và một niên đại trước mọi nguyên tử trong thân xác chúng ta là một phần của một vì sao. Hãy chú ý đến con, Chúa ơi. Tất cả chúng con đều là một phần của vũ trụ của ngài và nếu chúng con chết, một phần vũ trụ của ngài cũng chết với chúng con.

Bạn đọc cảm nhận

Nguyễn Quang Huy

Đến với tác phẩm của Sidney Sheldon là đến với một cuộc phiêu lưu hấp dẫn. “Sứ giả của thần chết” với rất nhiều nhân vật cá tính đã bắt người đọc phải ngấu nghiến cuốn sách không ngừng. Những màn đấu trí căng thẳng, những hành động mờ ám, quyết định mang tính sống còn chính là những thứ làm nên tên tuổi cuốn sách. Gấp sách lại, ta vẫn còn suy nghĩ về điều mà tác giả muốn gửi đến, đó là hình ảnh những con người tận tụy cống hiến cho đất nước mà không ngại khó khăn, nguy hiểm.

Trần Đức Hiền

Trước khi tìm đến với tác phẩm này thì mình đã đọc qua nhiều tác phẩm của Sidney Sheldon và cũng chính vì bị cuốn hút bởi những tác phẩm của ông nên mình mới tìm đến tác phẩm này. Cũng như những tác phẩm khác của ông thì lần này ông cũng đa đưa người đọc đến với những diễn biến kịch tính, hồi hộp và kết thúc bằng 1 cái kết thỏa đáng. Tuy nhiên theo mình thấy thì tác phẩm này chưa thật sự xuất sắc nếu so với các tác phẩm danh tiếng của ông như:” Nếu còn có ngày mai, Người đàn bà quỷ quyệt v.v…” Cũng có thể do mình đã quá quen thuộc với thể loại truyện trinh thám nên yêu cầu của mình có vẻ hơi cao nhưng dù sao thì đây cũng là 1 tác phẩm hay

Trương Hòa

Tôi rất thích Sidney Sheldon, dù chưa đọc hết 18 tác phẩm của ông nhưng tôi cũng đã đọc qua hơn một nửa số tác phẩm trên. “Sứ giả của thần chết” là cuốn mà tôi vừa mới đọc xong nên tôi cũng có vài chia sẻ. Điều đầu tiên là tiểu thuyết này quả thực vẫn đậm chất hồi hồi và đầy lôi cuốn của Sidney, ông kể câu chuyện hết sức thuyết phục và thú vị, người đọc quả thật không thể không bị cuốn vào những tình tiết của tác phẩm này. Nói chung tôi vẫn rất thích tác phẩm này của ông. Thế nhưng tôi chỉ đánh giá nó 4 sao thay vì tuyệt đối 5 sao là vì nó không hay bằng những tác phẩm khác mà tôi đã đọc trước đó của Sidney như “Người đàn bà quỷ quyệt”; “nếu còn có ngày mai” hay “Dòng máu” Cái kết thúc vẫn rất hấp dẫn nhưng nó không đủ làm tôi thán phục hay ngẩn ngơ như những tác phẩm tôi kể trên. Tóm lại, nếu so tiểu thuyết này với những tác phẩm khác cùng tác giả với nó thì nó có phần hơi yếu thế, nhưng nếu so với mặt bằng chung các tiểu thuyết trinh thám thì nó thực sự rất hay và tuyệt vời.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button