Review

Steve Jobs – Hành Trình Từ Gã Nhà Giàu Khinh Suất Đến Nhà Lãnh Đạo Kiệt Xuất

Thể loại Sách kinh doanh
Tác giả Brent Schlender, Rick Tetzeli
NXB NXB Lao Động
Công ty phát hành Thái Hà
Số trang 582
Ngày tái bản 10-2015
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Steve Jobs – Hành trình từ gã nhà giàu khinh suất đến nhà lãnh đạo kiệt xuất mang đến câu trả lời cho thắc mắc lớn nhất của cả thế giới về cuộc đời, sự nghiệp của CEO và nhà đồng sáng lập Apple: Làm thế nào một gã trai trẻ kiêu căng, ngạo mạn và đầy khinh suất, bị tống cổ ra khỏi chính công ty mà mình sáng lập ra, lại có thể trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn kiệt suất nhất thời đại, và làm thay đổi cuộc sống thường ngày của hàng tỉ con người trên hành tinh này? Schlender và Tetzeli đã kể một câu chuyện hoàn toàn khác về một con người có thực đã biết vượt qua những thất bại của bản thân và học cách tối đa hóa điểm mạnh của chính mình, dựa trên những câu chuyện chưa từng được tiết lộ từ những người thân thuộc nhất với Jobs, bao gồm các thành viên trong gia đình Jobs, các cựu lãnh đạo hàng đầu và những nhân vật quan trọng nhất là Apple, Pixar và Disney, như Tim Cook, Jony Ive, Eddy Cue, Ad Catmull, John Lasserter, Robert Iger.

“Chúng tôi muốn mang đến một hiểu biết sâu hơn về kho kỹ năng và khả năng tiến bộ không ngừng trong kinh doanh của Steve Jobs, và những nỗ lực gần như thần thánh nhằm tạo ảnh hưởng lên thế giới của anh. Chúng tôi muốn thể hiện những điều đó đã được tiếp năng lượng một cách phi thường như thế nào bởi tài năng độc đáo của một người tự học, và bởi chủ nghĩa lý tưởng chân chính cũng như nỗi ám ảnh đến cuồng dại của anh đối với các tiêu chuẩn thẩm mĩ khắt khe nhưng lại rất nhất quán, và ý thức lớn lao về sứ mệnh của anh. Ngay từ đầu, anh đã luôn trắc ẩn về những nỗi lo lắng và nhu cầu của những con người bình thường, những người muốn tìm thấy các công cụ mới để trao đổi cho bản thân sức mạnh và sự tiến bộ trong một thế giới ngày càng phức tạp, bất hòa và xáo trộn.”

[taq_review]

Trích đoạn sách

PETER LEWIS, nhà phê bình công nghệ của tạp chí Fortune, đã bố trí một trong số vài cuộc phỏng vấn ngắn riêng mà Steve chấp nhận sau nội dung chính của ngày hôm đó, thế nên tôi bám đuôi theo. Đây là lần đầu tiên tôi gặp lại anh kể từ sau khi tôi có một kỳ nghỉ ngắn khỏi tạp chí để bắt tay vào một dự án sách 18 tháng trước. Đây là khoảng thời gian dài nhất chúng tôi không nói chuyện trong toàn bộ thời gian tôi biết anh, vì thế, tôi rất mong ngóng cuộc gặp này. Steve rõ ràng rất nhẹ nhõm vì buổi trình diễn đã rất thành công, nhưng anh đã hơi xù lông khi Peter và tôi cứ cố lái anh trở lại một chủ đề cụ thể: Vì sao Apple không cho phép các nhà phát triển phần mềm xây dựng các ứng dụng cho iPhone? Rốt cuộc thì, nó là một thiết bị máy tính mạnh ngang với Mac hay PC ngày trước, phải không? Tôi đề cập đến việc Google Maps và ứng dụng xem video YouTube đều chứng tỏ rằng hoàn toàn có thể “mở rộng” chiếc iPhone với các bên phát triển phần mềm thứ ba. “Chúng tôi phải giúp họ xây dựng những phần mềm đó, các anh biết đấy”, Steve nói. “Vì thế chúng tôi biết có những gì được đưa vào chúng.” Rồi anh nói rằng anh lo lắng về việc các ứng dụng của bên thứ ba có thể được kiểm tra và kiểm soát như thế nào, để đảm bảo điện thoại sẽ không bị nhiễm các virút phần mềm. “Chúng tôi cũng muốn hiểu hơn về cách các ứng dụng ảnh hưởng tới hệ thống, trước khi cởi mở hoàn toàn”, anh bổ sung. “Chúng tôi không muốn tạo ra một con quái vật.” Anh cũng gợi ý rằng nếu các nhà phát triển thực sự muốn tạo ra các ứng dụng cho thiết bị theo ý khách hàng, họ luôn có thể thiết kế các website đặc biệt thực hiện các nhiệm vụ của máy tính trên các máy chủ Web, ở đó, điện thoại đóng vai trò đơn giản như một thiết bị đầu cuối.

Steve vốn đã nghe từ nhiều người, trong và ngoài công ty, rằng anh đã gây khó chịu khi không mở iPhone cho những ứng dụng của người ngoài ngay từ đầu. John Doerr, đối tác quản trị của công ty vốn đầu tư mạo hiểm nổi bật nhất – Kleiner Perkins Causfield & Byers – đã trở thành bạn bè láng giềng với Steve sau khi con gái họ gặp nhau tại trường Castilleja ở Palo Alto và bắt đầu ngủ lại nhà nhau. Doerr chưa bao giờ có thỏa thuận kinh doanh trực tiếp nào với Apple, nhưng anh biết tất cả những nhân vật chính ở đó và đã được tiếp cận với mọi thứ ở Thung lũng Silicon. Steve đã cho anh xem một chiếc iPhone vài tháng trước khi chúng xuất xưởng. Doerr ngay lập tức hỏi Steve đúng câu hỏi ấy: Vì sao anh lại không cho phép ứng dụng của bên thứ ba? “Cuối cuộc nói chuyện đó, tôi nói, ‘Xem này, tôi không đồng ý với anh’,” Doerr nhớ lại. “‘Và nếu khi nào anh quyết định muốn đưa các ứng dụng vào, tôi sẽ sẵn sàng thành lập quỹ để khuyến khích mọi người xây dựng chúng. Tôi nghĩ ở đó có một cơ hội lớn.’ Anh ấy nói, ‘Được, tôi sẽ gọi lại cho anh nếu chúng tôi đổi ý.’”

Khi cuối cùng iPhone cũng xuất xưởng vào ngày 29 tháng 6 năm 2007, vấn đề lớn nhất các khách hàng gặp phải không phải là thiếu ứng dụng mà lại là vấn đề độ phủ sóng của mạng lưới AT&T rất thất thường. Để dẫn ra chỉ một trường hợp điển hình, Mike Slade không thể nhận được vạch sóng nào tại nhà mình ở Seattle trên cả hai chiếc điện thoại mà Steve gửi cho anh. Khi Slade châm chọc Steve về chuyện này qua thư điện tử, Steve đã gọi cho CEO của AT&T. Ngày hôm sau, đại diện dịch vụ ghé thăm nhà Slade. Nhưng chẳng có giải pháp nào cả và Slade không thể dùng thử mấy chiếc điện thoại cho tới khi ra khỏi Seatlle.

Tệ hơn nữa, mạng của AT&T yếu hơn của Verizon ở Vùng vịnh San Francisco, vì thế những người mê công nghệ cập nhật rất nhanh, những người sẽ mua máy của Apple ngay từ ngày đầu thấy các cuộc gọi của mình bị ngắt quãng thường xuyên khi họ đi đi về về trên xa lộ liên bang 280, con đường nối San Francisco và San Jose. Ở những vùng mà tín hiệu nhắn tin và gọi điện AT&T rất rời rạc thì khả năng kết nối Internet còn đáng buồn hơn rất nhiều.

Apple và AT&T bán được 1,5 triệu chiếc trong quý đầu tiên iPhone được tung ra thị trường, nhưng đáng lẽ họ đã có thể bán được nhiều hơn rất nhiều. Bên cạnh những “thảm họa” mạng và sự thiếu vắng của nhiều ứng dụng hơn giống như các ứng dụng do Apple và Google cung cấp, iPhone tỏ ra là một mặt hàng khó bán hơn nhiều người hình dung. Mọi người đã mong đợi một thứ gì đó có hỗ trợ các trò chơi video, các sách tham khảo, những máy tính lạ mắt, các chương trình xử lý văn bản và bảng tính tài chính ngay khi đập hộp. Chiếc điện thoại mà họ có chưa thể làm được những điều như thế. Jean-Louis Gassée, kẻ thù cũ ở Apple của Steve, người đã chuyển sang lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, thẳng thừng nhận xét: “iPhone què quặt ngay từ khi nó mới xuất hiện”.

Lần này Steve chuyển hướng còn nhanh hơn cả khi đội của anh thuyết phục anh tập trung vào iTunes thay vì theo đuổi iMovie thêm nữa. Anh đã không làm điều đó một cách duyên dáng – “Ồ, quỷ tha ma bắt, cứ thế đi và để tôi yên”, là những gì Eddy Cue nhớ về mệnh lệnh của anh – nhưng anh làm rất nhanh. Mùa thu năm 2007, Doerr nhận một cuộc điện thoại. “Hoàn toàn bất ngờ, Steve nói: ‘Tôi nghĩ chúng ta nên nói chuyện. Hãy xuống Cupertino và nói cho tôi về ý tưởng gây quỹ của anh đi.’ Thế là tôi tới làm việc, và chúng tôi vội vàng tập hợp các dữ liệu lại với nhau, đề xuất một thứ mà chúng tôi gọi là iFund. Tôi nói với anh ấy rằng chúng tôi sẽ cam kết 50 triệu đô la cho quỹ này. Scott Forstall, khi đó phụ trách về hệ điều hành của iPhone ở Apple, cũng có mặt trong buổi gặp. Anh ấy nói, ‘Thôi nào, John, 50 triệu đô la? Chắc chắn là anh có thể huy động được 100.’ Thế là chúng tôi đẩy hẳn lên 100 triệu.”

Tháng 11, chỉ bốn tháng sau khi cho xuất xưởng chiếc iPhone đầu tiên, Apple tiết lộ rằng họ sẽ cho ra đời một bộ phát triển phần mềm cho tất cả những ai muốn phát triển các ứng dụng. “Đó là khi chúng tôi biết rằng Steve cuối cùng đã nhìn thấy ánh sáng”, Gassée nói. “Đột nhiên, đó là tất cả những gì mọi người bàn tán ở Thung lũng và cộng đồng đầu tư mạo hiểm. Hàng trăm người đăng ký và cuộc đua bắt đầu. Rồi họ thông báo về App Store. Và sau đó thì họ tung ra iPhone 3G [phiên bản thứ hai, xuất xưởng tháng 7 năm 2008, có bộ thu phát sóng không dây tốt hơn và bộ vi xử lý nhanh hơn]. Chỉ sau đó, iPhone mới thực sự hoàn thiện, mới có tất cả những nền tảng căn bản, tất cả các bộ phận cần thiết. Nó cần phải lớn lên, cứng cáp hơn, và nó đã trưởng thành như cách một đứa trẻ trưởng thành.”

Bạn đọc cảm nhận

Đinh Công Hợp

Steve Jobs – Hành Trình Từ Gã Nhà Giàu Khinh Suất Đến Nhà Lãnh Đạo Kiệt Xuất là một tựa sách đáng đọc của Steve Jobs trong vô số cuốn sách hiện có trên thị trường hiện nay.

Cuốn sách này vừa được xuất bản tại Mỹ và được Thái Hà mang về dịch phát hành luôn, rất nhanh chóng, đây là một tiến bộ lớn của Thái Hà gần đây khi chọn được những tựa sách mới xuất bản bên đó mang về để độc giả theo kịp tri thức mới.

Tuy cuốn này sinh sau đẻ muộn và tác giả không phải là người nổi tiếng như Walter Isaacson nhưng cũng là những nhà báo kỳ cựu và làm việc lâu dài với Steve Jobs.

Đặc biệt cuốn sách này do Thái Hà xuất bản chất giấy đẹp, bìa cứng đẹp và giá cũng rất phù hợp nữa.

Phước Tiến Lê

Một cuốn sách tổng quát về Steve Jobs, cuốn sách nói xuyên suốt về cuộc đời của ông và điều làm tôi ấn tượng nhất là cách ông khởi nghiệp và quản lý. Có thể tính cách ông còn non trẻ, có thể có sự khinh thường, sự bồng bột, nhưng vấp phải khó khăn đó ông luôn đứng lên được. Thứ hai là bài diễn thuyết của ông tại trường đại học Stanford, và câu nói của ông mà tôi sẽ phải nhớ mãi đó là ” Nếu ngày mai bạn không còn nữa thì hôm nay bạn sẽ làm gì để cảm thấy hạnh phúc nhất” Tất nhiên câu nói theo cách hiểu của tôi. Một quyển sách rất đáng để các đọc giả đọc.

Huyền Niobi

Cũng như những người khởi nghiệp khác Steve Jobs cũng phải đối mặt với nhiều thất bại và sau mỗi thất bại ông lại tìm ra những bài học để trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Đọc những chương đầu ta thấy Steve là người nông nổi, ích kỉ, ngủ quên trong chiến thắng nhưng một điều đáng khâm phục ở Steve là sự tự tin cùng những ý tưởng táo bạo. Thành công thật không dễ dàng với những người không theo đuổi đến cùng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button