Review

Số Đỏ

Thể loại Văn Học Việt Nam
Tác giả Vũ Trọng Phụng
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Đinh Tị
Số trang 228
Ngày tái bản 04-2013
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó.

Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến năm 1986.

[taq_review]

Review

Thanh Thủy

Câu chuyện xoay quanh Xuân Tóc Đỏ từ một kẻ hạ lưu làm những công việc như lượm banh quần,… Vô tình Xuân tóc đỏ vì xem trộm 1 cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách xã hội, vươn lên tầng lớp danh giá của xã hội. Dưới ngòi bút tinh tế, Vũ Trọng Phụng đã tốt tả mốt cách chân thức về đời sống và xã hội Việt Nam trong bối cảnh lúc bấy giờ. Truyện hay, bìa đẹp, chất liệu giấy tốt, giá cả phải chăng là một lựa chọn tốt cho những người yêu thích tác phẩm của tác giả.

Linh Trần

Cái tựa “Số đỏ” đủ để nêu lên hết nội dung và cuộc đời của chàng Xuân tóc đỏ. Anh chàng này theo tôi thì không hẳn đã xấu, âu có thể lý giải là do số phận đưa đẩy. Anh này giỏi ở chỗ cực kỳ linh hoạt thích nghi với môi trường sống. Cái điều mà ngẫm đi ngẫm lại tôi chỉ ước mình được một tí như thế thôi.

Tác phẩm hay về nội dung lẫn giọng văn, phê phán xã hội Tây hóa nửa vời một cách hoàn hảo mà từ đó lột tả cho ta thấy rõ xã hội Việt Nam thời ấy. Đọc hết tác phẩm, tôi phải nói rằng tác giả không chỉ hay ở cái bối cảnh tạo nên nội dung, giọng văn đơn giản, hài hước mà còn nói lên ước muốn muôn đời của chúng ta từ cái mơ đến may rủi. Con người ta rồi sẽ chạy theo những thứ phù du mà quên mất cái nhân phẩm. Cả một dòng họ giàu sang, danh giá như nhà cụ cố Hồng ấy, họ cũng là những người sống theo một chủ nghĩa, quan điểm riêng và tự cho nó là đúng.

Cuối cùng mong muốn thay đổi cả xã hội. Âu hóa là điều mà ông bà Văn Minh cố gắng đạt được, mà ông ta cũng lại lo sợ cảnh nhìn vợ mình Âu hóa theo. Thật hài chứ, họ biết họ sai thế mà họ vẫn làm. Thử liên tưởng ngày nay xem, vì tiền họ bất chấp tất cả dù biết sai.

Cứ đọc hết tác phẩm và liên tưởng đến cuộc sống hiện tại, cứ mỗi chi tiết nhỏ cũng đủ là tôi càng ngưỡng mộ Vũ Trọng Phụng vì “Số đỏ” đã phản ánh tốt không chỉ là xã hội lúc ấy mà giờ đây đôi phần trở nên đúng, tôi tin chắc bạn sẽ thấm cái giá trị văn học của nó nhiều lắm! Là một tác phẩm đáng để đọc.

Phạm Minh Cúc

Nhắc tới Vũ Trọng Phụng mình như mặc định số đỏ là 1 tiểu thuyết nổi bật nhất trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn. chẳng thế mà nhiều nhà văn khi đọc số đỏ không khỏi ngỡ ngàng mà thốt lên: “đó là một trong những cuốn sách ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”- Nguyễn Khải. Số đỏ “tả chân đến tàn ác”, “trào phúng đến chua xót”, đã phơi bầy cho cả thiên hạ thấy sự thối nát của cái xã hội khốn nạn, chó đẻ. hện nên trong cái xã hội đó đủ mọi hạng người từ những mụ me tây tới những cô gái mới, từ lang băm tới sư hổ mang, từ những văn họa sĩ tới những thi sĩ lãng mạn,từ những chuyện gia đình thối nát tới những mánh khóe kinh doanh xảo trá và những hoạt đọng văn hóa trơ trẽn, từ những bọn cảnh sát ngán ngẩm vì không có ai tè bậy tới những quan toàn quyền, thống sứ, vua nam, vua xiêm nhố nhăng như vai tuồng… Xã hội đủ mọi loại người nhưng trung tâm của mọi sự đểu giả, khốn nạn đó là xuân tóc đỏ- bình dân rởm, thuộc lớp người dưới đáy xã hội. Không cha không mẹ xuân tóc đỏ lấy đầu hè xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các phố, cá ở hồ hoàn kiếm làm cơm, lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề: trèo me, trèo sấu, nhật trình, thổi loa kèn thốc lậu , nhặt ban quần vợt…đã nhào nặn hắn thành kẻ vô giáo dục, tinh quái, thạo đời. chính bản chất lưu manh, vô lại xuân tóc đỏ nhanh chóng hòa nhập vào cái xã hội trưởng giả thành thị đồi bại,dâm ô, giả dối bịp bợm. chỉ nhờ một lần gặp may gặp mụ phó đoan cuộc đời hắn liên tục gặp may dần trở thành nhân vật quan trọng trong giới thượng lưu. Xây dựng nhân vật xuân tóc đỏ VTP đã vạch trần bản chất của tầng lớp thượng lưu trí thức tư sản thành thị đương thời.

Số đỏ là một tiểu thuyết hiện thực vô cùng giá trị không chỉ đương thời ông sống mà giá trị của nó đến ngày nay vẫn nguyên vẹn, chẳng thế mà qua gần 1 thế kỉ chúng ta vẫn học đi học lại nó hay sao?

Trịnh Thu Trang

“Số đỏ” đúng là một tác phẩm trào phúng xuất sắc, xứng đáng với tài năng của “ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng. Nhìn vào cuộc đời của Xuân Tóc đỏ, một thằng ma cà bông mồ côi, vô học mà trở thành giáo sư quần vợt rồi đốc tờ Xuân, ta thấy được cái hiện thực nhố nhăng, biến chất của xã hội nước ta những năm đầu của thế kỉ XX. Tác phẩm đã tái hiện lại cả một thời kì đầy biến đổi của lịch sử dân tộc, khi thật giả lẫn lộn, cái cũ và cái mới chồng chéo lên nhau mà tồn tại.

Về lần tái bản và phục dựng lần này của Nhã Nam với bộ sách “Việt Nam danh tác” thật sự là mình thấy rất vui và thích vì không chỉ đọc được bản nguyên gốc của các tác phẩm mà còn được thiết kế, in lại bởi Nhã Nam, nơi mình luôn mong chờ từng sản phẩm sách. Và quyển “Số đỏ” cũng thế, giấy tốt, hình bìa đẹp, mình chỉ không thích cách thiết kế chữ ở bìa thôi còn lại thì đúng là rất tuyệt.

Phạm Lâm Quỳnh

Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của văn học hiện thực giai đoạn 3-45 nhưng quanh quẩn mãi với tôi vẫn chỉ có Tắt Đèn – Ngô Tất Tô,s Nam Cao và các tác phẩm của ông như Lão Hạc, Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó….vv… Tôi cũng đã nge cái tên Vũ Trọng Phụng khá nhiều nhưng chưa có dịp đọc các tác phẩm của ông. Với “Số Đỏ” VTP đã làm tôi thật bất ngờ vì tài năng và cách viết của ông. Khác với Nam Cao, Ngô Tất Tố hay Nguyễn Công Hoan… viết về những nỗi khổ của người nông dân ở những miền quê xa xôi, VTP lại viết về những con người đang ngày càng “Âu hoá ” ở thành thị. Họ mất đi cái bản sắc dân tộc vốn có. HỌ chạy theo những thứ đồ thời thượng, hào nhoáng mà quên đi cái vốn dĩ của mình. Trong truyện của VTP, điều làm ông nổi bật hơn so với tác giả khác có lẽ chính là các nhân vật, tình huống luôn thay đổi chiều này sang chiều khác và lối viết châm biếm, dí dỏm nhưng cũng không kém phần sâu sắc của ông. “Số đỏ ” là một trong những cuốn tiểu thuyết tôi thích nhất trong giai đoạn này 🙂

Trích đoạn

Chương 8

MẤY NGUYÊN NHÂN ÐẮC THẮNG CỦA

BÌNH DÂN TRONG XƯỞNG ÂU HOÁ

MỘT CUỘC ÂM MƯU VỀ TÀI CHÍNH

MỘT CUỘC ÂM MƯU VỀ TÌNH

Ðã hai tuần lễ nay, phòng trào Bình dân toàn thắng.

Là vì sự tình cờ đã xô đẩy Xuân Tóc Ðỏ, đã hai tuần lễ vào cái gia đình trưởng giả của Văn Minh… Thanh thế nó mỗi ngày một to tướng mãi ra. Ảnh hưỏong của nó cũng vậy. Nó cứ tự nhiên tham dự vào những việc rất can hệ cho xã hội mà nó không biết. Sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn, nên nó lại càng được yêu mến hơn… Nó chỉ còn chờ… Nó biết rõ điều ấy lắm. Nó chờ số phận lôi nó lên cao chót vót.

Ông thầy số, những khi lai vãng nhà bà Phó Ðoan để khen bà ta là trinh tiết, và cậu con cầu tự (Em chã!) thật là con Giới con Phật, không bao giờ quên cổ động cho Xuân Tóc Ðỏ là có một tương lai rực rỡ, lừng lẫy tiếng tăm có phen… Bà Phó Ðoan lại cổ đọng cho Xuân là có học thức, với ông phán mọc sừng. Ông này lại luôn luôn khen ngợi trước mặt cụ Hồng (Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!…) rằng Xuân là một người đứng đắn, mặc lòng hãy còn trẻ trung.

Cụ cố Hồng đã công kênh Xuân Tóc Ðỏ là sinh viên trường thuốc, trước mặt cụ cố tổ và cụ bà… Những người này vô tình nhắc lại những lời ấy cho nhiều người khác cùng biết. Ðổi lại kết quả bất ngờ ấy, Xuân Tóc Ðỏ chỉ việc cổ động cho ông thầy số là Quỷ Cốc Tử tái thế, ấy chỉ có vậy thôi!

Chỉ có cặp vợ chồng Văn Minh là biết rõ sự thực, nhưng mà ở vào trường hợp há miệng mắc quai. Tuyên bố rằng Xuân vốn con nhà hạ lưu, làm nghề nhặt banh sân quần, vì một trò dâm dục bỉ ổi mà phải đuổi? Chao ôi! Thế thì còn gì là tiệm may Âu Hoá nữa!

Thế thì còn đâu là những cái thích của bọn khách hàng phụ nữ ưa cái nhanh mồm nhẹ miệng và những cử chỉ ngộ nghĩnh của Xuân Tóc Ðỏ nữa?

Vợ nghĩ thế, còn chồng thì, vì lẽ đã bịp cả ông bố hiếu danh rằng Xuân Tóc Ðỏ vốn là sinh viên trường thuốc, “ông đốc” cẩn thận, bây giờ biết ăn làm sao, nói làm sao! Cho nên dù Văn Minh rất oán hận Xuân ở chỗ nó đã chẳng may cứu sống được ông nội mình bằng thuốc Thánh đền Bia – một sự ông ta không thể tha thú được – ông ta khoanh tay chịu nhịn vậy. Riêng về phần cụ Hồng (Biết rồi! Khổ lắm!) thì tuy cũng có cụt hứng vì bố mình lại không chết vì chai nước ruộng và mấy cái lá thài lài, cụ cũng không dám tỏ lòng bất bình ra với Xuân. Con giai cụ đã kêu đó là sinh viên trường thuốc và con rể cụ – ông phán mọc sừng – vẫn luôn nhắc cho cụ khỏi quên rằng đó là một người đáng kính trọng, vì có học thức lắm, và đứng đắn hết mực.

Thành thử Xuân cứ nghiễm nhiên toạ hưởng kỳ thành, im lặng và mỉm cười những khi cụ phán bà, ông Hai, cô Nga, cô Tuyết, ông Joseph Thiết, gọi nó là quan Ðốc, và làm cái bộ mặt ththờ ơ lãnh đạm mỗi khi bà Phó Ðoan nhìn trộm nó mà mỉm cười toe toét một cách rất đa dâm.

Sau khi cụ cố tổ đã bình phục hẳn, muốn trả ơn thầy, cụ bà đã mời Xuân Tóc Ðỏ dự một bữa tiệc rất long trọng thể linh đình. Việc ấy mở đầu cho một kỷ nguyên mới để thành ra một thói quaen… Từ đấy mà đi, Xuân luôn luôn dự tiệc với bà Phó Ðoan, với vợ chồng Văn Minh bằng các lý tưởng tự do, bình đẳng. Sau cùng thìmỗi khi ai mời Xuân Tóc Ðỏ một bữa cơm, là được một cái hân hạnh nữa rồi! Ðã có người mến nó, kính sợ nó. Ðã có người ghen ghét nó nữa, nhưng cái đó không hề gì. Lại có người phải lòng phải mặt nó nữa, điều ấy là đáng quan tâm.

Lâu lâu, sống mãi trong bầu không khí hỗn loạn những sự kính trọng, sợ sệt, mơn trớn của kẻ chung quanh, Xuân Tóc Ðỏ đâm ra khinh người. Vì lẽ theo thói thường những kẻ nhũn nhặn hay bị coi khinh, nên Xuân Tóc Ðỏ càng kiêu ngạo, càng làm bộ làm tịch bao nhiêu, lại được thiên hạ càng kính trọng. Một cái lặng im của nó cũng có giá trị của một cái đặc ân. Bọn thợ may và thơ khâu cho nó là có thế lực đối với ông chủ, bà chủ. Cô Tuyết kính thờ nó vì Xuân được cụ bà… kính thờ. Ông Typn, ông Joseph Thiết, cả ông đốc Trực Ngôn nữa, cả cụ Tú Tân là em ruột ông Văn Minh nữa, cũng ra vẻ nịnh hót nó để lấy lòng nó, vì ai cũng tưởng cụ cố Hồng (Biết rồi! Khổ lắm!) đưong chủ trương những tư tưởng cổ điển bí mật là gả cô Tuyết, cô con gái rượu, gái yêu quý, choMe- sừ Xuân? Hoặc tự mình lừa dối mình, hoặc bị vô số kẻ khác lừa dối, ai cũng ở cảnh bó buộc không sợ hãi hoặc không kính trọng Xuân thì không được.

Như vậy thật là sự đắc thắng của Bình dân vậy thay!

Hai giờ chiều hôm ấy, bà Phó Ðoan đánh xe hơi lại mời Xuân lên Hồ Tây xem một cái hội ghê gớm làNgày hội của các gái nhảy ở Hà Nội (La Journée Hanoiennes) có các vị tai to mặt lớn trong chính giới chủ toạ. Khi thấy chỉ có Xuân Tóc Ðỏ thôi bà Phó ngơ ngác mà rằng:

– Ông Xuân nhỉ? Sao lại không nghỉ hẳn một buổi?

Xuân thản nhiên đáp trống không:

– Việc gì phải nghỉ hẳn? Họ đi thì đã có tôi ở nhà thay quyền!

Bà Phó Ðoan nghĩ ngợi hồi lâu rồi khoe:

– Ông Xuân đã biết chưa? Hở ông?

– Cái gì?

Trước lời hỏi sỗ gọn như một câu gắt, bà Phó Ðoan vội:

– Bẩm… bẩm cái sân quần… sắp xong.

Xuân lại làm một câu gọn thon lỏn:

– Ðược lắm!

Bò Phó tuy cũng hơi kinh ngạc về những ngôn ngữ khác thường ấy, nhưng mà chưa chi bà đã vội đem cái ngu dốt của bà ra tra khảo đã. Ắt hẳn nêú không có cái “vì một lẽ gì” mà bà chưa hiểu được, thì Xuân Tóc Ðỏ hẳn không dám có giọng nói sỗ sàng với bà dường kia. Nghĩ rằng như thế mà ra đi ngay thì trơ, bà lại hỏi:

– Thưa ông, thế ông không đi xem hội.

– Việc Âu hoá không có tôi một ngày cũng không được!

– Bẩm thế thợ khâu… thợ may đâu cả ạ?

– Có mấy cô khâu thì đã phải vận cả mấy bộ y phục đại tang và tiểu cớ, do ông Typn vừa chế tạo, mà ngưòi nhà này chưa ai mặc đến, vì cụ tổ đã được tôi cứu cho khỏi chết… Mấy cô khâu mặc những quần áo ấy và ăn tiền công củama nơ canh , bà đã hiểu chưa? Quần áo trót may thì phảilăng – xê để quảng cáo chứ? Mấy ông thợ cũng đi xem hội để phát giấy chiêu hàng.

– Tôi có ý muốn lại cùng đi chơi với vợ chồng Văn Minh và rủ ông nữa.

– Ấy họ đã đi cả.

Xuân Tóc Ðỏ cứ đáp lửng khửng đủng đỉnh như thế, tay vẫn mê bộ vú bằng cao su mà Tây phương mới gởi sang cho công cuộc Âu hoá ở bên Ðại Cồ Việt này. Những khí cụ của nhan sắc ấy được để trong cái hộp rất đẹp, lót năm bảy lần giấy thủy tinh lóng lánh. Bà Phó Ðoan nhìn những của quái ấy bằng hai con mắt thèm thuồng, lại nhận thấy Xuân lúc ấy chỉ có một mình trong gian hàng rộng – sự ấy thật hãn hữu – nên bà không muốn bỏ một cơ hội tốt. Bà còn trù trừ đứng tìm một câu gì để đả động đến những cái vú cao su ấy thì chẳng may cậu Phước ngồi ở xe hơi đỗ bên ngoài cứem chã, em chã mãi , và khóc thét lên. Bà đau lòng phải bắt tay Xuân và ra thẳng.

Xuân đứng cười thầm một mình, bà Phó Ðoan tuy già nhưng còn hư hơn các thiếu nữ ngây thơ nhiều, điều ấy nó biết lắm. Nó chĩ gật đầu một cái là ăn thua ngay! Nhưng mà già như thế thì còn… nước mẹ gì! Họa chăng có các tiền! Nó nghĩ thế rồi càng phục ông thầy số là tài, khi ông bảo nó năm nay gặp vận đào hoa. Rồi nó mơ màng những cách làm tiền, nếu bà Phó Ðoan biết cho tâm sự của nó. Thành thử vô tình, Xuân Tóc Ðỏ đã thực hành một phương châm mà những nhà triết học sống đến bạc đầu mới tìm ra được: ấy là phải lên mặt với ái tình thì cuộc chinh phục mới dễ dàng hơn và bền chặt.

Nó đương sung sướng bỗng phải cụt hứng vì ông phán mọc sừng. Ông này tập tễnh bước vào, mặt lầm bầm, không nói gì cả, giơ tay ra bắt… Xuân Tóc Ðỏ bắt tay xong, ưỡn gnực lên cất giọng lanh lảnh nói to:

– Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!

– Hay lắm! Xin đa tạ… cảm ơn vạn bội.

Ông phán mọc sừng cảm ơn tha thiết như ông ta, lần này là lần đầu, được có người đến mách cái tin sét đánh là vợ ông ngủ với giai. Nhưng đó là tại ông quen mồm đi mà thôi, chứ không phải là ông cảm động, vì ông kéo ngay ghế ngồi trước mặt Xuân, và nói:

– Ấy lần sau quan bác cứ dõng dạc thế cho. Tôi nói lần sau nghĩa là lần nào bác thấy cả mặt tôi lẫn vợ tôi, nhất là trước mặt cụ Hồgn hay cụ Tổ thì càng hay lắm!

Xuân ngẫm nghĩ rồi nói:

– Ai lại nói thế trước mặt bác gái hay cụ Hồng hay cụ Tổ!

– Phải thế chứ! Không thì tôi thuê quan bác chụa bạc làm gì?

Xuân lo lắng hồi lâu, lại hỏi:

– Hay là rồi tôi trả lại quan bác số tiền ấy vậy nhé!

Ông phán đáp phắt dậy như bị một cái lò xo đẩy lên, kêu thất thanh:

– Giời ơi! Thế thì tôi chết mất! Thế thì tôi đến phải tự tử…

Xuân cũng cảm động mà rằng:

– Chết nỗi! Nhưng sao quan bác lại cần tôi phải… công kích quan bác về tội mọc sừng?

Nhưng ông phán không những không cắt nghĩa rõ mà lại nói rằng:

– Không! Không thế được! Quan bác đã hứa rồi. Chỉ có những người giữ lời hứa là đáng quý. Hai nữa, quan bác có biết rằng địa vị quan bác trong cái nhà này đã lung lay rồi không?

– Lung lay? – Xuân Tóc Ðỏ hỏi thế một cách lo sợ.

– Phải! Tôi xin làm phúc mà mách với quan bác rằng ông Typn hiện giờ đương ghen tức và bác đã làm vợ ông ta hư hỏng là một, tiếp khách khéo hơn ông ta là hai, lại biết đo các phụ nữ may áo là ba, làm giảm thế lực của ông ấy là bốn. Bà Phó Ðoan cũng có vẻ hằn học với bác lắm, vì lẽ gì tôi chưa rõ. Còn chính vợ chồng ông chủ thì không những ghét ngầm hờn bác mà thôi, mà còn coi bác là kẻ thù. Tại sao? Bác có biết không? Tại bác đã làm cho cụ tổ khỏi hẳn bệnh là một, và làm cho cô Tuyết nó hồi hôn với một đám đã sêu tết là hai, vậy quan bác phải coi chừng đó! Tôi xin lấy tình thân mà bảo rõ cho bác biết để bác liệu… Thế thì, tôi đối với bác đã như vậy, mà bác lại không chịu giúp tôi cái việc ấy hay sao?

– Thế bây giờ phải làm thế nào?

– Phải làm như tôi đã dặn. Làm như thế là nhất cử lưỡng tiện.

– Làm sao?

– Làm như thế bác chuộc lại cái lỗi xưa, những người thù bác sẽ trở lại yêu bác.

– Tôi mà bị thù à? Bị thù vì chữa bệnh cho cụ cố à?

– Chính thế. Chỉ có cụ phán bà là hâm mộ bác vì việc ấy. Nhưng cụ bà có thế lực gì đâu? Bác phải trông ở cụ Hồng, ở vợ chồng Văn Minh…

– Thế nghĩa là phải bảo bác mọc sừng trước mặt cả vợ bác lẫn cụ cố tổ?

– Bẩm chính thế ạ! nếu vậy tất cụ tổ phải chết tức khắc… Mà do thế, ai cũng có tiền tiêu. Cả tôi nữa, tôi cũng sẽ có tiền tiêu…

– Thật không?

– Rồi bác sẽ biết, vì nếu tôi có tiền thì rồi bác cũng… được tiêu.

Nhưng Xuân lưỡng lự rồi nguẩy đầu:

– Tôi chả thế. Thế là giết người! Tôi không muốn làm kẻ sát nhân! Một tội ác! Không thể thế được!

– Ồ! Nếu bác giết có một người, trái lại, bác cũng làm cho số đông người khác được sung sướng. Nên lắm, bác ạ. Nếu không chẳng chóng thì chầy, bác sẽ… mất việc.

Xuân Tóc Ðỏ giơ tay ra cho ông phán mọc sừng:

– Vậy thì tôi xin hứa một lần nữa… danh dự… cam đoan.

Ông phán sung sướng bắt tay Xuân rất chặt, nói rối rít:

– Thôi, tôi vào sở, cảm ơn bác trước nhé!

Ông phán vừa đi khỏi thì một mỹ nhân chạy tọt vào. Xuân tưởng lại là một phụ nữ tân tiến muốn mặc gì, lòng đã mừng thâm, nhưng đó chỉ là Tuyết. Cô này hổn hển hỏi:

– Anh phán, liệu anh ấy có trông thấy tôi không, hở ông?

Xuân đáp liền:

– Không, ông ấy có quay lại nhìn sau lưng đâu?

– Thế thì tốt lắm. Nhà đi vắng cả?

– Vâng. Sao cô không lên Hồ Tây xem hội?

– Không thích chứ sao! Trên ấy… trên ấy đầy nhũng cô đầu với gái nhảy, họ ăn mặc tân thời hơn mình hoặc y như mình! Tôi, tôi là con nhà danh giá, tôi không muốn bị thiên hạ nhầm là gái nhẩy.

– Cô nói phải lắm.

– Nhưngmà đừng tưởng là tôi không biết khiêu vũ đấy nhé?

– À… vâng.

– Ông có biết nhẩy không? Ta làm thủ một bàitango xem nào?

Xuân sợ hãi, lắc đầu:

– Ðể khi khác… vã lại, phải có âm nhạc chứ? Nếu quý nương muốn thì hôm nào ta đibar chơi hơn.

– Thật không? Y hẹn rồi đấy nhé? Ông sinh viên trường thuốc làm bộ nhé?

Xuân chối cãi:

– Chết nỗi! Quý nương cứ nói thế chứ… Tôi ít nói với ai cũng tưởng nhầm tôi là khinh người. Vả lại khinh ai chứ khinh sao được quý nương mà dám khinh! Có không khinh tôi là phúc.

lần này là lần đầu Xuân dám tán tỉnh – và cũng có cơ hội – nên Tuyết rất lấy làm cảm động. Muốn giấu sự xúc động, cô chỉ đống vú cao su hỏi:

– Những cái gì thế ông?

– À, những vú cao su đấy… Ðể cho phụ nữ tân tiến văn minh Âu hoá.

– Thế à! Ðể tôi mách chị em bạn tôi mới được. Tôi có nhiều bạn gái mới lắm. Như thế là đắt khách cho hiệuÂu Hoá của ông đấy nhé?

Xuân nói nửa nạc nửa mở:

– Chứ còn cô thì không cần dùng.

Tuyết bĩu môi và ưỡn ngực ra:

– Cần gì nữa? Vú tôi thế này lại không nở nang chán ra hay sao? Mấy cô gái mới chả có cái ngực như tôi được! Mà thật đấy chú không bằng cao su đâu nhé?

Chừng như sợ mình chỉ nói thế chưa đủ là văn minh tân tiến, Tuyết lại bảo:

– Tôi cho phép ông khám mà xem!

Tinh quái, Xuân Tóc Ðỏ còn khoanh tay sau lưng:

– Thời buổi này, biết sao được! Giả dối hết thẩy! Yêu cũng yêu giả dối, tân thời cũng tân thời giả dối, hủ lậu cũng hủ lậu giả dối!

Tuyết phải cáu một cách rất chính đáng mà rằng:

– Thì ông cứ thử khám xem tôi có… giả dối không này!

Xuân nhìn ra phía ngoài không thấy có ai, liền phóng tay lên ngực Tuyết, nắn tay xem của thật hay của giả… Sau khi không còn nghi ngờ gì nửa nó cảm ơn bằng cách tiện thể hôn luôn tay của Tuyết mà rằng:

– Chỉ có một mình quý nương là không giả dối như đời mà thôi.

Tuyết thở dài, cảm động. Sau cùng khẽ nói:

– Ông… anh, tôi muốn anh giúp tôi một việc, em rất cảm tạ.

– Chúng tôi rất hân hạnh.

– Tôi không muốn lấy cái ngưòi ấy, vì nếu tôi lấy hắn, chắc hắn sẽ mọc sừng. Thí dụ một người như ông mà hỏi tôi thì còn gì! Ðằng này hắn lại nhà quê, không biết yêu vợ như những người văn minh. Buồn lắm anh ạ.

– Tôi phải làm gì?

– Phải giả vờ chim tôi…, chúng ta giả vờ chim nhau, mê nhau… Cho hắn bỏ tôi, mình hiểu chưa? Ta giả vờ với nhau thôi mà! Tôi cần mang tiếng hư hỏng lắm mới được.

– Thế sao nữa ạ?

– Anh thì anh cũng phải mang tiếng là làm hại một đời tôi mới xong!

– Nếu em hứa là sau này đừng làm anh mọc sừng là anh xin làm hại một đời em thật sự, chứ không còn “mang tiếng” gì nữa.

– Anh đốc, anh nói thật đấy chứ?

– Xin lấy danh dự ra làm hại một đời em!

– Cảm ơn! Yêu lắm! Quý lắm! À, thế nhưng mà anh cần xin nghĩ việc mới được. Thế muốn làm hại một đời người con gái tử tế đứng đắn thì mất mấy ngày? Hở mình?

Từ đấy trở đi, Tuyết và Xuân còn nói nhiều, một bên thì lấy tư cách bình dân, bên kia thì lấy tư cách phụ nữ tân tiến.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button