Review

Phương Pháp Ăn dặm Do Bé Chỉ Huy

sach-day-an-dam-phuong-phap-an-dam-be-chi-huy

Thể loại Sách dạy ăn dặm
Tác giả Gill Rapley & Tracey Murket
NXB NXB Lao Động Xã Hội
Công ty phát hành Thái Hà
Số trang 334
Ngày xuất bản 02-2014
Giá bánXem giá bán

Nếu bạn đã quen với hình ảnh các bé được mẹ dùng muỗng đút thức ăn nghiền nhuyễn vào miệng, bé nhè ra và mẹ lại vét vào cho đến khi nào bé nuốt thì thôi, thì BLW sẽ là một hình ảnh hoàn toàn khác. Với phương pháp này, sẽ không có chuyện đút muỗng hay nghiền nhuyễn, mà ba mẹ sẽ cung cấp cho bé những thức ăn có hình dạng và kích cỡ phù hợp để bé có thể cầm lấy và tự đút cho mình bằng các ngón tay, tự chọn thức ăn, tự quyết định ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ như thế nào. Rất có thể nhiều mẹ sẽ lo lắng bé ăn như thế nhỡ bị hóc thì sao.

Thực ra, bé cũng như người lớn, dễ bị hóc hay nghẹn hơn khi có người đút cho, bởi về cơ bản đó là kiểu ăn thụ động – bé không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào. Khi bé tự cho thức ăn vào miệng thì bé cũng nhận thức là mình đang ăn và sẽ điều khiển lưỡi, hàm, môi, họng một cách phù hợp. Nếu thức ăn to quá thì bé sẽ nhè ra. Tất nhiên, việc bé bị ọe vào thời gian đầu là hoàn toàn có thể. Nhưng ọe chỉ là một phản ứng của bé khi không chấp nhận đồ ăn. Sau vài lần ọe thì bé cũng hình thành ý thức và kỹ năng để biết ăn bao nhiêu, ăn như thế nào cho khỏi ọe. Thất bại là mẹ thành công mà.

Đã áp dụng phương pháp BLW thì mẹ phải tin tưởng bé. Tất cả những em bé khỏe mạnh đều có thể làm điều đó từ 6 tháng tuổi, khi bé đã có thể ngồi khá vững và hệ tiêu hóa cũng như miễn dịch đã đủ trưởng thành giúp bé hấp thụ các thức ăn khác ngoài sữa. Bé không cần được đút muỗng, bé chỉ cần được tạo cơ hội để tự ăn mà thôi. BLW sẽ giúp bé ăn uống một cách thoải mái, tự lập và rèn luyện kỹ năng ăn cho bé, cụ thể là:- Cho phép bé khám phá mùi vị và cảm giác về độ thô mịn;- Khuyến khích sự độc lập và tự tin;- Giúp bé phát triển các kỹ năng nhai và phối hợp giữa mắt và tay- Làm cho bữa ăn của bé bớt áp lực.

[taq_review]

Trích dẫn


Chị Sadie, mẹ Ellen 9 tuổi, Thomas 5 tuổi và Otis 8 tháng tuổi

Người lớn có xu hướng coi thường việc vận dụng cơ miệng. Nhưng cách bạn đưa kẹo cao su từ má bên này sang má bên kia, hay cách bạn tách hột trái anh đào hoặc quả ô liu để nhả hạt, hay cách bạn đưa lưỡi tìm mẩu xương cá hoặc sợi thịt giắt răng, đều là các cử động vô cùng phức tạp. Học cách đưa thức ăn quanh miệng rất quan trọng đối với việc vệ sinh miệng sạch sẽ và an toàn, cũng như đối với việc ăn và nói – và cách tốt nhất để học các kĩ năng này là thực hành với nhiều loại thức ăn có độ thô mịn khác nhau.

Thức ăn có độ thô mịn khác nhau cũng bổ trợ cho niềm vui và hứng thú ăn; không chỉ hương vị thức ăn mới tạo ra niềm hứng khởi. Bạn hãy hình dung xem người lớn sẽ chán ngán đến mức nào nếu tất cả thức ăn của chúng ta đều có độ thô mịn như nhau (nhất là khi thức ăn đó đều được xay hoặc nghiền nhuyễn.) Thức ăn cứng, giòn, cần nhai nhiều, dính và lỏng đều tạo cảm giác khác nhau trong miệng, và cần được xử lý khác nhau. Bé càng được trải nghiệm thức ăn có kết cấu khác nhau, bé càng thuần thục kĩ năng xử lý thức ăn và bé sẽ sẵn sàng thử nghiệm món mới hơn.

“Cửa sổ cơ hội”

Một số người coi giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi là “cửa sổ cơ hội” để giúp các bé làm quen với các hương vị và độ thô mịn khác nhau của thực phẩm. Họ lo sợ rằng, nếu “cửa sổ” này bị bỏ lỡ, bé sẽ phải miễn cưỡng chấp nhận thức ăn cứng, dẫn đến khó khăn trong quá trình ăn dặm. Mối lo lắng này dường như bắt nguồn từ thực tế rằng các bé không được đút thìa trước 6 tháng tuổi có vẻ khó ăn dặm hơn các bé kém tháng tuổi.

Thật không may, vì cho ăn đút thìa là phương thức được chấp nhận để cho bé ăn, nên không ai thực sự nghi vấn xem liệu có phải phương thức cho ăn, thay vì thức ăn, khiến trẻ từ chối thức ăn. Các bé 6 tháng tuổi và lớn hơn, nếu được tự ăn, sẽ rất thích nếm thử các loại thức ăn mới; các bé cũng chính là những cậu bé, cô bé tí hon thích tự mình làm mọi việc. Vì vậy, nếu có thời điểm lý tưởng để các bé làm quen với các hương vị và độ thô mịn khác nhau của thức ăn, giai đoạn này sẽ không bắt đầu một cách tự nhiên trước khi các bé bắt đầu biết đưa thức ăn lên miệng, khi bé ở vào khoảng 6 tháng tuổi.

Ăn đủ nhưng không quá nhiều: Học cách kiểm soát cơn đói

Dù bạn bao nhiêu tuổi, việc nhận biết thời điểm dừng ăn là yếu tố chủ chốt tránh béo phì và duy trì trọng lượng hợp lý với cơ thể, vì vậy có vẻ hết sức bình thường khi bạn ngừng ăn lúc no bụng.

Nhưng, rất nhiều trẻ em – và cả người lớn – lại không thể làm việc này.

Rất nhiều cha mẹ lo lắng con ăn vẫn chưa đủ no. Về bản chất, thức ăn được kết nối với sự nuôi dưỡng và tình yêu thương: tất cả chúng ta đều muốn cho bé biết chúng ta yêu các bé đến nhường nào và cho bé ăn là một cách thể hiện tình yêu đó. Đồng thời, chúng ta cảm thấy bị cự tuyệt khi bé từ chối món ăn mà chúng ta nhọc công chuẩn bị. Những cảm xúc này, kết hợp với sự kỳ vọng phi thực tế về lượng thức ăn mà bé nên ăn nghĩa là các bé – và cả trẻ lớn hơn – thường được thuyết phục để ăn nhiều hơn mức cần thiết. Điều này nghĩa là bé dễ dàng học cách ăn-quá-mức, hoặc, trong các trường hợp cực đoan hơn, có thể dẫn đến các vấn đề như từ chối hoặc sợ thức ăn; nghĩa là sự phát triển của khả năng kiểm soát cơn đói thông thường đang gặp nguy hiểm.

Quả là rất dễ thuyết phục bé ăn món ăn mà bé không thích, nhất là khi các bé được đút thìa. Trong khi đó, các bé được phép tự ăn sẽ kiểm soát mức độ ăn của mình một cách tự nhiên – chỉ đơn giản là các bé ngừng ăn khi đã no. Nghĩa là các bé ăn đủ – và không hơn.

Tốc độ ăn cũng rất quan trọng. Nếu bé được phép tự ăn, bé sẽ ăn với tốc độ theo ý muốn, với khoảng thời gian thích hợp để bé xử lý từng loại thức ăn cụ thể. Cha mẹ thường ngạc nhiên khi biết khoảng thời gian bé cần để nhai thức ăn ngậm trong miệng. Biết kiểm soát lượng thức ăn và tốc độ ăn không chỉ giúp bé thấy bữa ăn hứng thú hơn, mà còn giúp bé nhận biết khi nào mình no bụng. Ngược lại, phương pháp cho ăn bằng thìa có thể khuyến khích bé ăn nhanh hơn tốc độ bình thường, gây ảnh hưởng đến cảm giác no bụng của bé. Ăn quá nhanh cũng là một khía cạnh khác liên quan đến hành vi đối với thức ăn và hành vi này có liên quan chặt chẽ đến bệnh béo phì ở người lớn và trẻ em.

“Erin có thái độ rất tích cực với đồ ăn. Con bé có thể kiểm soát cơn đói của bản thân – con bé ăn khi đói bụng và dừng ăn khi no. Ở nước ta, việc ăn uống cứ rối tung rối mù, nên thực sự là khó để mọi người hiểu rõ ưu điểm của phương pháp này.”

Chị Judith, mẹ bé Erin 2 tuổi

“Tôi nhận thấy với phương pháp cho ăn đút thìa, tôi rất khó nhận biết liệu Tristan đã thực sự no bụng chưa khi thằng bé không chịu ăn nữa – hay đó là một phần của trò chơi “tranh nhau cái thìa” với bố nó.”

Anh Andrew, cha của bé Tristan 4 tuổi và bé Madeleine 7 tháng tuổi

Bé sẽ không nghẹn chứ?

Rất nhiều cha mẹ (ông bà và những người khác nữa) lo sợ các bé tự ăn sẽ bị nghẹn, nhưng, nếu các bé kiểm soát được thức ăn đưa vào miệng và nếu bé biết ngồi thẳng, phương pháp BLW không gây ra nhiều nguy cơ nghẹn hơn phương pháp bón thìa – và thậm chí còn ít hơn rất nhiều.

Thông thường, những mối lo lắng về sự cố nghẹn xuất phát từ việc nhìn thấy các bé ọe ra thức ăn và lo sợ bé bị nghẹn; hai cơ chế này có liên quan đến nhau, nhưng không phải là một. Ọe là động tác nôn nhằm đẩy thức ăn ra khỏi đường hô hấp nếu miếng thức ăn đó quá to không thể nuốt được. Bé há miệng và đẩy lưỡi ra trước; có lúc mẩu thức ăn sẽ xuất hiện ở phần trước miệng bé và bé có thể nôn ra một chút. Dường như việc này không gây phiền nhiễu gì cho các bé tự ăn và các bé thường tiếp tục ăn như thể chưa xảy ra chuyện gì.

Ở người lớn, phản xạ ọe được kích hoạt gần mặt sau của lưỡi – bạn phải đưa ngón tay vào tít phía sau cổ họng mới ọe ra được. Tuy nhiên, phản xạ này được kích thích nhanh hơn ở lưỡi của bé 6 tháng tuổi, vì vậy, phản xạ này của bé không chỉ hoạt động dễ dàng hơn so với người lớn mà cũng có thể xảy ra khi mẩu thức ăn gây ra phản xạ này cách xa đường hô hấp hơn. Vì vậy, khi bé 6 hoặc 7 tháng tuổi ọe thức ăn ra, điều đó không có nghĩa là thức ăn đến quá gần đường hô hấp của bé và rất hiếm khi bé bị nghẹn.

Phản xạ ọe có thể là một phần của quá trình bé học cách xử lý thức ăn một cách an toàn. Khi bé kích thích phản xạ này một vài lần, bằng cách nhét quá nhiều thức ăn vào miệng hoặc ấn vào sâu quá trong miệng, bé sẽ học được cách không làm vậy nữa. Khi lớn hơn, dù bé có được phép thử nghiệm bằng phương pháp tự ăn hay không, vị trí nơi phản xạ này được kích thích di chuyển ra sau dọc theo lưỡi bé, để nguy cơ ọe không xảy ra, trừ khi thức ăn ở gần hơn với phía sau lưỡi của bé. Vì vậy, bé sẽ “bỏ được” khuynh hướng ọe thức ăn ra.

Tuy nhiên, do phản xạ ọe chuyển ra phần vị trí sau lưỡi giống như của người lớn nên phản xạ này, vốn là một dấu hiệu cảnh báo, sẽ ngày càng kém hiệu quả hơn. Vì vậy, các bé không được phép khám phá thức ăn ngay từ đầu có thể bỏ lỡ cơ hội vận dụng phản xạ này để giúp bé học cách để thức ăn tránh xa đường hô hấp. Các bằng chứng riêng lẻ gợi ý rằng các bé được đút thìa gặp nhiều vấn đề về ọe và “nghẹn” hơn khi các bé bắt đầu cầm thức ăn (khi các bé khoảng 8 tháng tuổi) so với các bé được phép thử nghiệm với thức ăn sớm hơn.

Tuy nhiên, ọe không phải là vấn đề đáng lo lắng mà cần phải nhớ rằng về bản chất, phản xạ này là đặc tính an toàn. Để đặc tính này đem lại hiệu quả, bé phải ngồi thẳng lưng, để thức ăn không đi xuống quá sâu vào trong miệng sẽ được đẩy vào trong – thay vì ra ngoài bởi phản xạ ọe.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button