Review

Những Lối Đi Dưới Hàng Cây Tăm Tối

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Ivan Bunin
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Nhã Nam
Số trang 292
Ngày xuất bản 10-2013
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Tác phẩm bao gồm những truyện hay nhất thời kỳ đầu Ivan Bunin – Những quả táo Antonov, Quý ông từ San Francisco đến – cùng những truyện ông viết trong những năm cuối đời – Say nắng, Những lối đi dưới hàng cây tăm tối …Chúng có thể được coi là những câu chuyện đắm say về tình yêu, và về cảnh trí không thể nào quên được của nước Nga. Vì ở nơi đây Bunin viết như vầy về chính mình “trong sự tĩnh mịch vô cùng của đồng quê…giữa ngũ cốc chất đầy ngưỡng cửa, giữa những đóng tuyết, tuổi thơ tôi, ngập tràn chất thơ buồn rầu, tiếc nối, đã trôi qua ở đó”. Xuyên suốt những truyện của ông là cảm giác về sự mong manh của tồn tại, là nhận thức thường trực về sự vô thường của những ước vọng và những kết quả của con người…

Bunin là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nước Nga nửa đầu thế kỷ 20, được sánh ngang với Tsrkhov và Tolstoy trong hàng ngũ các nhà văn hiện thực Nga. Tuy nhiên, dù ông là người Nga đầu tiên đoạt giải Nobel văn học, và văn xuôi của ông thì quá thanh nhã, Bunin vẫn không được biết rộng rãi – điều hiện vẫn được coi là một nổi xấu hổ ở phương Tây.

[taq_review]

Trích dẫn

Bác tỉnh dậy vào lúc sẩm tối. Trong căn nhà gỗ chẳng thấy các tay thợ trẻ, cũng chẳng thấy cô làm bếp đâu nữa. Chỉ thấy bên cạnh cửa sổ có con bé ngẩn ngơ, thường đi lang thang xin ăn ở các nhà quý tộc và nhà nông dân, tên gọi là Anhiuta đang ngồi trên ghế dài. Nó người đậm đà, tóc cắt ngắn. Nó đang nhìn ra cửa sổ, – cái đầu của nó từ phía sau trông giống như một cái chĩnh lộn ngược, – và nó đang khóc: thằng bé con cô làm bếp không cho nó nằm ngủ, có cái ghế dài cứ cưỡi làm ngựa nhong nhong suốt.
– Thế mà ở ngoài kia lũ gà tây lại làm tử tình tử tội, – tưởng bác Averki ngủ, nó vừa khóc vừa kể lể, than thân trách phận một mình. – Ra nằm nghỉ ở bờ rào thì mưa, lũ gà tây lại rỉa tróc cả da đầu, vào đây thì lại vớ phải cái thằng quỷ con này… Thế đấy Anna Matveevna ạ! Thế đấy, mẹ ạ! Miếng ăn của người chẳng ngon ngọt gì đâu! Thế mà đã từng giàu có đấy, đã từng nổi tiếng là cô tiểu thư thông minh đấy!
Đó là nó nhớ lại cái thủa vàng son, khi trong tay nó có tới ba mươi sáu rúp. Nó đã dành dụm và giữ gìn số tiền ấy khá lâu, như giữ mả tổ của mình vậy. Cái lão nông dân mà nó ở nhờ đã hỏi săn hỏi đón, lạy lục van lơn để vay của nó, thề sống thề chết là sẽ trả lại cho nó, – và dĩ nhiên là lão đã không trả, thậm chí còn nói thẳng rằng: tao bảo cho mà biết nhé, tao không trả đâu và mày đừng có hòng…
Bác Averki mở mắt ra. Bác thấy có dễ chịu hơn trước, đầu đã không choáng váng nữa. Nghe con bé dở người nói mà bác bật cười. Chao ôi, lạy Chúa, con người ta lo âu, khổ sở chỉ vì những nông nỗi như thế thôi đấy! Cái ông già đã hoang mang than phiền, với đám thợ trẻ kia… Cái con Anhiuta đang khóc nấc lên vì tức giận thằng bé con này…
– Lẽ ra mày phải béo tai nó mới được, – bác khẽ cười, nói.
– Bố dậy rồi đấy ạ? – con bé dở người hỏi. Rồi nó bỗng khóc nức nở lên một cách quá đáng, nghe rất khó chịu. – Cháu làm sao mà trị nổi nó ạ?
Khi nó đã bắt đầu nguôi nguôi, bác Averki trìu mến khe khẽ gọi nó.

– Bố cần gì ạ? – nó đáp với vẻ đần độn.
– Cháu đi đến chỗ bác gái cho bác, – bác Averki nói. – Cháu bảo bác ấy đến đón bác. Bác e rằng ngay chính bác gái cũng chẳng có gì ăn, nhưng biết làm thế nào được? Tìm cách sống lần hồi vậy. Rõ ràng là bác như con dao dùng mãi đã cùn rồi. Dù sao về nhà cũng tốt hơn, phải lẽ hơn…
– Người dưng nước lã đâu có thể thay thế người thân được! – con bé dở người đáp với giọng chua chát. – Con sẽ đi, bố đừng ngại… Con bảo bố chuyện này, bố không giận con chứ?
– Không…
– Có khi bố lại phát hoảng lên ấy chứ?
– Mà chuyện gì vậy? – bác hỏi.
– Chả là… Con chỉ mong điều tốt lành cho bố thôi. Mới đây con có đến, thấy người ta bảo là bố ốm. Thế là con mới đến ông Pantiusa để xem bói cho bố…
– Ờ thì sao nào?
– Bố ạ, quẻ của bố xấu đấy… Ông ấy lấy đất bỏ vào chảo, nằm phủ phục dưới các tượng thánh rồi hát lên… Rồi ông ấy lại bốc đất trong chảo, tự rắc lên mặt… Cứ bốc rồi rắc hoài…
– Thế cháu có khai rõ họ của bác ra không? -bác Averki hỏi.
– Cháu lại khai rõ ra mới khổ chứ…
Bác Averki nín lặng.
– Dù sao cháu cũng cứ đến chỗ bác gái cho bác – bác bảo.
– Về việc ấy bác chẳng có gì phải phiền lòng. Cháu sẽ đến.
Moi trong túi ăn xin của mình ra một chiếc bánh mì hình số tám, con bé dở người bắt đầu ăn, vừa ăn vừa nhặt những mẩu vụn rơi xuống lòng.
– Bố có ăn bánh không? – nó hỏi.
– Không, cháu ạ, cảm ơn, chẳng hiếu sao bác chẳng muốn ăn uống gì, – bác Averki đáp.
Bác thở dài, trở mình. Con bé dở người mở cửa sổ ra, khí tươi mát của buổi chiều bắt đầu lùa vào. Ở lưng trời trong vắt, một vầng trăng khuyết mảnh như sợi chỉ, lung linh bên trên khoảng đồng bằng thoai thoải đen ngòm bên kia sông. Ở một thôn xóm xa xa, các cô gái đang véo von, ngân dài giọng hát một bài ca tán tụng cổ xưa: “Chiều chiều, dưới ánh đóm sáng…” Điều đó đã xảy ra bao giờ và với ai ấy nhỉ? Đó là một cảnh tranh tối tranh sáng dịu dàng trong nội cỏ, trên một vũng nước hồ nông choèn: một làn nước ấm ửng hồng lúc bình minh, gợn sóng lăn tăn và dềnh lên những vòng tròn mỗi lúc một xa, trên bờ có một chiếc xe chở nước của ai đó, trong ánh chạng vạng thấy loáng thoáng thân hình một cô gái, đi chân không – và đôi tay ngượng nghịu của cô ta kéo mãi mới lôi lên được một gầu nước đầy… Một chàng thanh niên cưỡi ngựa thủng thẳng đi ngang qua đó trong cảnh tối tăm, trong khí tươi mát toả ra ngọt ngào trên đồng nội…
– Cô không nhận ra tôi ư? – chàng giả bộ hờ hững hỏi.
– Làm như người ta cần nhận ra anh lắm ấy! -một giọng ngực, dịu dàng, tuy lảnh lót nhưng không được tự tin cho lắm đã cất lên để đáp lại, – và trái với ý muốn của người nói, trong giọng lại thấy có ý trìu mến, có niềm vui về cuộc gặp gỡ tình cờ.
– Có cần giúp không?
– Làm như người ta cần anh giúp đỡ lắm ấy…
Chàng cố nén mình và thấy rằng nếu cứ ép người ta phải nói chuyện với mình sẽ là điều quá sỗ sàng, chàng bèn lặng lẽ đi lên núi, đi lên một cành đồng tăm tối dầm sương để mà ngước nhìn những ngôi sao, mà lắng nghe tiếng hót của những con cun cút, rồi chàng suy nghĩ thiết thực:
“Cô ta xinh, mà lại nghèo, úi chà, lại tự mình đi chở nước về…”

Chuyện ấy xảy ra đã lâu, từ khi cuộc đời mới bắt đầu… Phải chăng đó chính là cái người mà ngày mai sẽ đến để đưa bác về chết ở nhà? Chính là cô ấy đấy, cô ấy đấy..

Bạn đọc cảm nhận

Võ Văn Hiệp

Cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng cùng với những suy tư, hoài niệm sẽ gieo vào lòng khi chúng ta đọc tác phẩm “Những lối đi dưới hàng câu tăm tối”.Mỗi một truyện ngắn là một câu chuyện về tình yêu, về cuộc sống, mở ra trước mắt ta về nhân sinh quan, về cảm nhận thời gian, khiến chúng ta không khỏi băn khăn, trăn trở về chính cuộc đời chúng ta vậy. Truyện ngắn của Ivan Bunin sẽ làm cho chúng ta yêu đời hơn, yêu và trân trọng cuộc sống xung quanh chúng ta hơn, rồi chúng ta cũng sẽ già đi, mọi thứ sẽ qua đi, nhưng những kí ức sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời. Ivan Bunin đã từng nói:

“Không có một cuộc đời hạnh phúc mà chỉ có khoảnh khắc hạnh phúc, ký ức cùng những ám ảnh của nó sẽ là điều theo ta đi suốt cuộc đời này…”

[Ivan bunin]

Todagawa Shuu

Từ bé đã được tiếp cận với văn học Nga, bắt đầu từ những câu chuyện giản dị tràn trề màu sắc, thấm nhuần văn hóa của một đất nước xinh đẹp, nên mình rất hài lòng về quyển sách này. Sách được thiết kế đơn giản và đẹp, làm nổi bật lên tựa đề truyện. Còn về nội dung, bao gồm các câu truyện ngắn, bối cảnh đều ở vùng nông thôn nước Nga, với đời sống sinh hoạt giản dị, mộc mạc, nhưng giàu chất thơ mơ màng, xinh đẹp, êm ái rót vào trong lòng, mang đến một cảm giác khoan khoái, dễ chịu.

Thu Hà Aphrodite

Cuốn sách đầu tiên đưa mình đến văn học Nga là cuốn Bông hồng vàng và Bình Minh mưa. Hồi đó còn nhỏ lắm mình đọc nhưng cũng ko hiểu được nhiều, chỉ có cảm giác văn học nga có cái gì đó trầm buồn, sâu lắng như đang ở một chốn đầy tuyết phủ ấy 😀 “Những lỗi đi dưới hàng cây tăm tối” là cuốn văn học Nga thứ 2 mà mình đọc, và mình vẫn bắt gặp cảm giác đượm buồn mênh mang ấy. Chỉ khác là bối cảnh trong cuốn sách này là làng quê thơ mộng, trữ tình của nước Nga. Lời văn giản dị, mộc mạc, chạm đến tâm hồn người đọc.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button