Review

Những Điều Tôi Biết Chắc

Thể loại Kỹ Năng – Chuyên Ngành
Tác giả Oprah Winfrey
NXB NXB Thế Giới
Công ty phát hành Alphabooks
Số trang 232
Ngày xuất bản 07-2016
Giá bánXem giá bán

Chẳng phải chuyện gì mới mẻ, nhưng chí ít với cuốn sách này, tôi nghĩ vẫn đáng để kể lại một lần sau chót: Đó là hồi năm 1998, tôi vừa quảng bá cho bộ phim Beloved trong một chương trình truyền hình trực tiếp phỏng vấn Gene Siskel – cây phê bình phim xuất sắc đã quá cố của tờ Chicago Sun-Times. Mọi thứ đều trôi chảy tuyệt vời, cho đến thời điểm kết thúc. “Nói tôi nghe nào,” ông hỏi, “chị biết chắc những gì?”

Đúng, đây không phải lần đầu tiên tôi bị bắt bí. Tôi đã hỏi và bị đặt biết bao nhiêu câu hỏi suốt bao nhiêu năm, và chẳng mấy khi tôi thấy mình lâm vào cảnh hoàn toàn bí từ – nhưng, tôi phải thừa nhận, người đàn ông này đã tìm ra cách khiến tôi phải “đứng hình”.

“À ừm, về bộ phim ư?” Tôi lúng búng, biết rõ là ông kiếm tìm thứ gì đó lớn lao, sâu sắc, phức tạp hơn, nhưng vẫn cố đánh trống lảng cho đến khi đưa ra được một lời đáp ít nhiều mạch lạc.

“Không,” ông đáp. “Cô hiểu ý tôi còn gì – về bản thân cô, về cuộc sống của cô, bất cứ gì, tất tật bất cứ thứ gì…”

“Ừừừm, tôi biết chắc… ừừừm… Tôi biết chắc, là tôi cần thời gian để nghĩ ngợi thêm đôi chút về điều này, Gene ạ.”

Thế là, sau 16 năm và rất nhiều suy ngẫm, câu hỏi ấy đã trở thành câu hỏi trọng tâm của đời tôi: Suy đến cùng, chính xác là tôi biết chắc được những gì?

Tôi đã khám phá câu hỏi ấy trong mỗi số tạp chí O – thật ra, “Những điều tôi biết chắc” (What I Know for Sure) chính là tên chuyên mục hằng tháng của tôi – và, tin tôi đi, lắm lúc một câu trả lời chẳng phải dễ kiếm ra. Tôi biết chắc được gì? Rằng nếu thêm một biên tập viên nữa gọi điện hay viết thư hay thậm chí là gửi tín hiệu khói hỏi han xem “nợ nần bài vở” số này định thế nào, chắc tôi phải thay tên đổi họ mà chuyển biệt tới xứ Timbuktu(1) mất!

Nhưng đúng lúc tôi sẵn sàng giương cờ trắng và thét lên, “Thế đấy! Tôi kiệt sức rồi! Tôi chẳng biết gì hết!” Tôi lại nhận ra mình đang dắt cún cưng đi dạo, đang pha một ấm trà hay ngâm mình trong bồn tắm, thế rồi, chẳng biết từ đâu, một khoảnh khắc sáng tỏ sẽ đưa tôi trở về với điều gì đó mà trong óc, trong tim và tự bản năng, tôi hoàn toàn thấu suốt, vượt qua khỏi bóng tối nghi ngại.

Thế nhưng, tôi phải thừa nhận là tôi vẫn có chút e sợ khi phải đọc lại số bài vở tương đương 14 năm ròng dồn lại. Liệu có giống như coi lại những tấm ảnh của bản thân tôi với những kiểu tóc tai và trang phục thật ra phải đưa vào thư mục chắc-kiểu-này-là-mốt-hồi-đấy chăng? Ý tôi là, bạn sẽ phải làm sao, nếu những gì bạn vốn biết chắc hồi bấy giờ hóa ra lại là những thứ nghĩ-gì-vậy-trời, xét trong hiện tại?

Tôi lấy một cây bút đỏ, một ly Sauvignon Blanc, hít một hơi thật dài, ngồi xuống, và bắt đầu đọc. Trong lúc đọc, những gì tôi đã làm, những thời điểm trong cuộc đời khi tôi viết những mẩu này bỗng ồ ạt ùa về. Tôi lập tức nhớ ra đã vắt óc vắt não, đã lao tâm khổ tứ, đã thức khuya dậy sớm ra sao, tất thảy đều nhằm khám phá ra những điều tôi đã dần hiểu về những gì căn cốt trong cuộc đời, những điều như niềm vui, khả năng hồi phục, sự kính nể, mối kết nối, lòng biết ơn và năng lực nữa. Tôi thật vui sướng được thông báo rằng những gì tôi khám phá ra trong đống bài vở của 14 năm ấy là, khi ta biết điều gì đó thật sự rõ ràng thì có khả năng nó sẽ chống chịu được thử thách của thời gian.

Xin chớ hiểu sai ý tôi: Bạn sống, và nếu bạn mở lòng với thế gian, thì bạn luôn học hỏi. Nên mặc dù lối suy nghĩ cốt lõi của tôi vẫn tương đối vững chắc, cuối cùng tôi đã dùng cây bút đỏ ấy để nâng lên đặt xuống, khám phá và mở rộng một vài chân lý cũ kỹ cùng vài hiểu biết thấu suốt phải rất vất vả mới có được. Chào mừng bạn tới với cuốn sách tự thú nho nhỏ của riêng tôi!

Trong khi bạn đọc về tất cả những bài học tôi đã phải vật vã tranh đấu, phải rơi nước mắt, phải chạy trốn, và rồi quay về, làm hòa, đùa giỡn, rồi sau rốt đã dần biết chắc, tôi hy vọng bạn sẽ bắt đầu đặt cho bản thân chính câu hỏi mà Gene Siskel đã đưa ra cho tôi suốt bao năm về trước. Tôi biết rằng những gì bạn tìm được trên hành trình ấy sẽ rất đáng vui thích, vì thứ bạn tìm ra, chính là bản thân mình.

– Oprah Winfrey
Tháng 9 năm 2014

[taq_review]

Trích dẫn

Niềm vui

“Ngồi lại. Say ngắm đời ta.”

Derek Walcott

Lần đầu tiên Tina Turner(2) xuất hiện trên chương trình của tôi, tôi những muốn bỏ trốn theo nàng, trở thành một cô gái hát bè, rồi say sưa nhảy nhót thâu đêm trong các buổi biểu diễn của nàng. Rồi, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực vào một đêm ở L.A., khi tôi đi lưu diễn cùng Tina trong chương trình The Oprah Winfrey Show. Sau trọn một ngày luyện tập cho chỉ một ca khúc, tôi đã có cơ hội thể hiện.

Đó là trải nghiệm căng thẳng trí não, run rẩy chân tay thế nhưng rất phấn chấn, hồ hởi. Trong vòng 5 phút 27 giây, tôi đã có cơ hội cảm nhận thế nào là “quậy tưng” trên sân khấu. Chưa bao giờ tôi lại điên cuồng hay vượt thoát bản thân đến thế. Tôi nhớ đã phải đếm bước trong đầu, cố theo đúng nhịp, chờ đến lúc hất cao chân, và cứ phải chú ý từng li.

Rồi, trong thoáng chốc, bỗng tôi ngộ ra: Được rồi, cô gái, chuyện này sẽ chóng qua thôi. Và nếu tôi không chịu thả lỏng, tôi sẽ lỡ mất cuộc vui. Nên tôi dẹp đi mọi suy nghĩ, quên hẳn mấy thứ bước, bước, xoay, đá, mà chỉ nhảy nhót thoải mái. VIUUUUU!

Mấy tháng sau, tôi nhận được gói quà từ người bạn, cũng là giáo viên hướng dẫn của tôi – Maya Angelou – bà muốn tặng tôi món quà mà mọi cô con gái của bà đều phải có. Mở ra, tôi thấy chiếc CD ghi bài hát của Lee Ann Womack(3) mà tới giờ tôi vẫn khó có thể nào lắng nghe mà lại không khóc rưng rức. Bài hát ấy, một lời mặc khải cho cuộc đời Maya, có một câu này trong điệp khúc: Khi bạn được lựa chọn, ngồi lặng lẽ hay thỏa thuê nhún nhảy, tôi mong bạn sẽ nhảy. (When you get the choice to sit it out or dance, I hope you dance.)

Điều tôi biết chắc là mỗi ngày đều mang lại cho bạn cơ hội hít một hơi, hất giày khỏi chân, bước lên và nhảy – để sống không hối tiếc và lấp đầy cuộc sống của bạn bằng thật nhiều niềm vui, hứng khởi và những nụ cười. Bạn có thể can đảm sải bước lên sân khấu cuộc đời rồi sống theo những gì tâm hồn bạn thôi thúc, hay bạn có thể ngồi lặng bên bức tường, thu mình vào bóng tối sợ hãi và nghi ngại bản thân.

Bạn có sự lựa chọn ngay khoảnh khắc này đây – khoảnh khắc duy nhất bạn nắm chắc trong tay. Tôi mong bạn đừng thu mình vào những thứ vụn vặt tầm thường, đến nỗi quên cả thực sự tận hưởng – vì khoảnh khắc này đã sắp sửa trôi qua. Tôi mong bạn sẽ nhìn lại và nhớ đến ngày hôm nay như một ngày bạn đã quyết định coi mọi thứ là quan trọng, để tận hưởng mỗi giờ phút như thể sẽ chẳng còn giây phút nào trên thế gian. Và khi bạn được lựa chọn giữa ngồi lặng lẽ hay thỏa thuê nhún nhảy, tôi mong bạn sẽ nhảy.

Tôi rất coi trọng những vui thú của mình. Tôi làm hết sức, chơi hết mình; tôi tin vào lẽ âm-dương ở đời. Chẳng cần cầu kỳ chi lắm để khiến tôi hạnh phúc, vì tôi tìm thấy niềm khoái lạc trong hầu hết những gì mình làm. Một số niềm vui thú được xếp hạng cao hơn những thứ khác, hẳn nhiên. Và vì tôi cố thực hành những gì tôi hằng thuyết giảng – sống trọn từng khoảnh khắc – nên tôi chủ tâm làm cho hầu như mỗi giây phút trở nên hòa hợp với mức độ hài lòng tôi nhận được.

Đã bao lần tôi cười như nắc nẻ khi nói chuyện điện thoại với cô bạn thân Gayle King, đến nỗi nhức hết cả đầu? Bỗng đâu giữa lúc ấy, đôi khi tôi chợt nghĩ, Chẳng phải đây là một món quà – sau biết bao năm “nấu cháo điện thoại” đêm khuya – khi có ai đó nói với tôi sự thật và chúng tôi cùng cười thỏa thuê? Tôi gọi đó là niềm vui đáng giá năm sao.

Luôn lưu tâm, rồi tạo dựng những trải nghiệm bốn và năm sao giúp bạn hạnh phúc. Với tôi, chỉ cần thức dậy, cảm thấy “trí khôn bình tĩnh,” có thể đặt chân xuống sàn, bước tới phòng tắm, rồi làm những việc cần làm ở đó, thế là đã đáng xếp hạng năm sao. Tôi đã nghe biết bao câu chuyện về những người chẳng đủ mạnh khỏe để làm được như thế.

Một tách cà phê thật đậm, phủ kem hạt dẻ tuyệt hảo: bốn sao. Dạo chơi trong rừng cùng đàn chó chạy nhảy tung tăng: năm sao. Tập tành thể lực: một sao, vẫn như xưa. Ngồi dưới những tán sồi của tôi, đọc báo ngày Chủ nhật: bốn sao. Một cuốn sách thật hay: năm sao. Lê la quanh bàn bếp của Quincy Jones, tán đủ chuyện trên trời dưới bể: năm sao. Có thể làm việc tốt cho người khác: năm sao cộng. Niềm vui thích xuất phát từ chỗ biết rằng người tiếp nhận hiểu thấu tinh thần của món quà. Tôi nỗ lực để làm được việc gì đó tốt lành cho người khác mỗi ngày, bất kể tôi có quen biết người đó hay không.

Một điều tôi biết chắc, mãn nguyện chính là năng lượng được đáp đền qua lại: Những gì bạn trao đi, rồi sẽ quay trở lại. Mức mãn nguyện nền tảng được xác định qua cách bạn nhìn nhận toàn bộ đời sống của mình.

Quan trọng hơn cả thị lực 20/20, chính là tầm nhìn nội tại của bạn, linh hồn ngọt ngào bé bỏng thủ thỉ những chỉ dẫn cùng phước lành suốt đời ta – đó chính là sự mãn nguyện.

Cuộc sống ngập tràn những kho báu mê say, chỉ cần ta dành một giây nâng niu trân quý. Tôi gọi đó là những khoảnh khắc “oa, tuyệt vời!”, và tôi đã học cách tạo ra những giây phút ấy cho riêng mình. Một ví dụ rất đích đáng: tách trà sữa vị quế hồi 4 giờ chiều của tôi (cay nồng, nóng hổi, phủ lớp bọt sữa hạnh nhân – thật sảng khoái và đủ nâng đỡ tinh thần tôi cả buổi chiều). Những khoảnh khắc như thế đầy sức mạnh, tôi biết chắc. Đó có thể là bộ nạp năng lượng, là khoảng không hít thở, là cơ hội để tái kết nối với chính bản thân bạn.

Lúc nào tôi cũng mến mộ từ ngon lành. Cái cách nó rung lên trên lưỡi khiến tôi mê mẩn. Và khoái hơn cả một bữa ăn ngon lành là trải nghiệm nào đó ngon lành, béo ngậy và lớp lang tựa lát bánh dừa mềm mịn. Tôi đã được nếm cách đây vài sinh nhật – cả chiếc bánh lẫn trải nghiệm như thế. Đó là một trong những khoảnh khắc tôi gọi tên là “Thượng đế nháy mắt với ta” – khi chẳng biết từ đâu, mọi thứ hiện lên thật tuyệt hảo.

Bữa ấy tôi túm năm tụm ba với một đám bạn gái ở Maui; tôi vừa từ Ấn Độ về và muốn tổ chức một chầu chiêu đãi spa tại gia để ăn mừng dịp bước sang tuổi 58.

Như mọi chị em bạn gái vẫn làm, dù ở tuổi này, tụi tôi quây quần quanh bàn và ríu ran “tám chuyện” đến nửa đêm. Đêm trước sinh nhật của tôi, năm trong số tám người chúng tôi vẫn ngồi tại bàn đến tận 12 rưỡi, mệt phờ vì cuộc chuyện trò suốt năm tiếng đồng hồ, thôi thì đủ thứ trên đời, từ đàn ông cho đến công nghệ mài da siêu dẫn. Cười nói ra trò, ít nhiều nước mắt. Kiểu dây cà dây muống của phụ nữ khi tụi tôi cảm thấy an toàn.

Hai ngày nữa tôi có lịch phỏng vấn giảng sư tâm linh nổi tiếng Ram Dass, và tình cờ tôi bắt đầu ngâm nga một câu từ bài hát gợi nhớ tới tên ông.

Bỗng nhiên cô bạn Maria bảo, “Cậu ngâm nga cái gì thế?”

“Ờ, một câu trong bài hát tớ thích ấy mà.”

Cô ấy bảo, “Tớ biết bài đấy. Tớ nghe mỗi tối luôn.”

“Đời nào,” tôi đáp. “Đấy là một bài không nổi lắm trong album của một cô tên là Snatum Kaur mà.”

“Phải!” Maria nói. “Phải! Phải! Là Snatum Kaur! Tớ nghe cô này mỗi tối trước khi đi ngủ. Sao cậu lại biết nhạc của cô ý?”

“Là Peggy” – một bạn khác trong nhóm chúng tôi lên tiếng – “tặng tớ một đĩa CD hai năm trước, từ bấy tới giờ tớ nghe suốt. Tớ bật nhạc cô ý hằng ngày trước khi tập thiền.”

Giờ thì tất cả tụi tôi đều rú rít và phá lên cười. “Đùa chắc!”

“Thật ra tớ còn tính chuyện mời cô ý đến hát mừng sinh nhật tớ kia,” tôi lên tiếng lúc đã ngớt cười. “Xong tớ nghĩ, Thôi dẹp, phiền phức quá. Giá tớ biết các cậu cũng thích cô này, tớ đã cố đến nơi đến chốn rồi.”

Khuya hôm đó, nằm trên giường, tôi nghĩ bụng, Chẳng phải đó là một điều gì đó ư? Mình sẵn lòng chịu phiền phức vì một người bạn, chứ không phải vì chính mình. Chắc rồi, mình cần thực hành những gì mình rao giảng và phải biết quý trọng bản thân hơn. Tôi thiếp đi, cứ ước chi tôi đã mời Snatum Kaur đến hát.

Hôm sau, sinh nhật tôi, tụi tôi dự nghi lễ “cầu đất lành” với một tù trưởng Hawaii. Tối đó, chúng tôi tề tựu ở sân hiên thưởng thức cocktail buổi hoàng hôn. Cô bạn Elizabeth của tôi đứng lên – để ngâm một bài thơ, tôi đoán vậy, hoặc đọc chúc từ gì đó. Thế mà, cô lại bảo, “Cậu mong ước, và giờ cậu đã bộc lộ ý muốn ấy.” Cô khẽ gõ một hồi nhè nhẹ, và thốt nhiên tiếng nhạc vang lên.

Nhạc cứ nghèn nghẹt, như thể loa bị hỏng sao đó. Tôi nghĩ bụng, Chuyện gì vậy trời? Và rồi từ từ hiện ra, bước tới sân hiên của tôi… là Snatum Kaur, trong chiếc khăn xếp màu trắng. Cả nhạc công của cô nữa! “Sao lại có vụ này?” Tôi hét lên. Hét rầm rĩ, rồi khóc ngon lành. Maria, đứng kế tôi, nước mắt giàn giụa, cầm tay tôi và gật đầu lia lịa. “Cậu không chịu tự làm cho bản thân cậu, nên tụi mình làm cho cậu đây.”

Ra là sau khi tôi đi ngủ bữa đêm trước, bạn bè tôi đã gọi điện tìm coi Snatum Kaur ở đâu, xem liệu họ có thể rước cô đến Maui trong vòng 12 giờ tới chăng. Như cuộc đời và Thượng đế đã an bài, cô và

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button