Review

Những Con Đường Đẹp Trong Cuộc Đời

Thể loại Kỹ năng – Sống đẹp
Tác giả Chân Pháp Đăng
NXB NXB Phương Đông
Công ty phát hành Phương Nam
Số trang Đang cập nhật
Ngày xuất bản 08-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Những Con Đường Đẹp Trong Cuộc Đời là một sáng tác của thầy Chân Pháp Đăng. Thầy sinh năm 1964, xuất gia tại Làng Mai (Pháp) vá tu tập theo pháp môn thiền định của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trải qua hơn 20 năm tu tập, thầy Chân Pháp Đăng hiện là một vị Giáo thọ của Đạo tràng Làng Mai. Thầy đã đi nhiều nơi trên thế giới, viết nhiều sách Phật học, chia sẻ kinh nghiệm tu tập với tăng thân và nhất là hướng đến các bạn đọc trẻ.

“Sự thật không ai biết được chuyện ngày mai. Còn bao nhiêu ngày nữa để sống, hay chỉ là một ngày, làm sao bạn biết được? Chỉ có giây phút đáng sống, đó là giây phút này…” (Giây phút này)

“Khi mặt hồ tĩnh lặng, bạn có thể thấy được tất cả sự phản chiếu trong đáy hồ. Cũng thế, khi tâm hồn yên tĩnh, bạn mới có khả năng nhìn tận đáy lòng mình. Bạn thấy tường tận với một tấm lòng thành thật, nhận diện đường nét, màu sắc của yêu thương. Lắng dịu tâm hồn là sự thực tập chánh niệm, là cánh cửa đi vào chân trời yêu thương.” (Các đặc tính của tri giác)

“Con đường đẹp là con đường của trái tim, biết yêu thương để người yêu nhau bước vào vùng trời tự do của tâm hồn.” (Những con đường đẹp trong cuộc đời)

“Cho dù bạn chọn con đường nào đi nữa, thì điều kiện căn bản để thành công là bạn hãy lập chí, kiên trì, hiên ngang đi tới, tới đích, bởi nẻo đi nào cũng có những chông gai, thử thách, hầm hố của nó.” (Con đường nào cho tôi)

[taq_review]

Trích dẫn

Ánh sáng nội tâm

Tự do này chỉ có thể làm bằng sức mạnh tâm linh của chánh niệm, thiền định và trí tuệ. Chánh niệm, chánh định và trí tuệ là ánh sáng nội tâm (clarity) chiếu vào tâm tư, tình cảm, nhận thức, do thế bạn thấy biết rõ bạn đang bị kẹt ở đâu, đang vướng bận gì, đang lo lắng gì, đang sợ hãi chuyện gì?

Chánh niệm là con đường tự do. Chỉ cần chú ý tới hơi thở hay bước chân, tâm bạn trở về với thân, thiết lập thân tâm trong hiện tại. Bạn tiếp xúc với sự sống mầu nhiệm. Đó là tự do. Bạn cảm được gió mát trên da thịt, nghe được tiếng chim hót vào buổi ban mai, ý thức rằng trái tim đang đập bình thường, bạn cảm thấy hạnh phúc đang còn đôi mắt sáng để nhìn người thương và thế giới màu sắc… Đó là tự do. Nếu chánh niệm tiếp tục kéo dài, thì bạn thường sống trong chánh định và trí tuệ, nghĩa là tâm bạn bừng sáng và an trú vào những gì đang xảy ra nơi sự sống bên trong cũng như chung quanh. Đó là bao la, là tự do.

Ánh sáng này còn chiếu soi, giữ gìn cho ba nghiệp là khẩu nghiệp, thân nghiệp và ý nghiệp. Mỗi lời nói, mỗi hành động, mỗi suy nghĩ đều là dấu ấn in sâu vào mảnh hồn của bạn. Tuy tất cả các pháp đều thay đổi không ngừng, nhưng mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói, mỗi hành động ảnh hưởng sâu đậm tới phẩm chất đời sống của bạn và tác động tới những người chung quanh. Vui buồn đều do cách sống, suy nghĩ, nói năng của bạn, do thế đệ tử Bụt phải soi sáng vào ba nghiệp. Lời nói nào, làm việc gì, suy nghĩ nào gây ra đổ vỡ, đem đến đau khổ, hiểu lầm, thì bạn phải ý thức rõ hành động ấy để dừng lại. Tự do có mặt từ năng lực thúc đẩy của ba nghiệp là thân, khẩu, ý.

Bạn tập sống với tâm không suy nghĩ, không lo âu, không tính toán, thì sự sống mới có thật trong từng giây phút. Chính sự suy nghĩ, sự lo âu này đánh mất sự sống linh động đang diễn ra trước mắt, trong đời sống hàng ngày. Ăn biết ăn thì tự nhiện bạn có hạnh phúc, có sự biết ơn và biết trân quý thức ăn ngay. Uống biết uống thì bạn có hạnh phúc, có sự biết ơn cơn mưa, dòng sông ngay lập tức… Những gì bạn suy nghĩ hầu hết đều không có thật, là sự tạo tác, là ảo ảnh mà thôi. Khi bận suy nghĩ, bạn ăn không biết ăn, uống không biết uống, thở không biết thở… Suy nghĩ thường đưa bạn về hướng tiêu cực, đen tối, mưu tính, tham dục, rối ren. Đó gọi là tà tư duy. Như vậy, suy nghĩ là gì? Suy nghĩ là tù ngục, suy nghĩ là cõi chết!

Tu tập là thấy bông hoa mà không suy nghĩ về bông hoa ấy. Không vương vấn bông hoa mà cũng không lạnh lùng, vô cảm với bông hoa. Đó là tự do. Bạn sẽ nghe bông hoa hát. Bạn thực tập như thế khi nghe cơn mưa, nhìn mẹ, thương em, rửa mặt, uống nước, mỉm cười, ngồi chơi… Ngồi chơi mà không suy nghĩ, không làm gì trong cái đầu, thì bạn mới cảm nhận được sự sống linh động. Sự sống là thở, cảm nhận, lắng nghe. Luôn luôn nhớ rằng bạn chỉ còn một ngày để sống, bạn nhớ ý thức để trân quý sự sống mầu nhiệm.

Bạn có biết bạn đang thở không?
Bạn có biết bạn đang bước không?
Bạn có biết bạn đang ăn không?
Bạn có biết bạn đang uống không?
Bạn có biết bạn đang cởi áo không?
Bạn có biết bạn đang tháo giầy không?
Bạn có biết bạn đang mạnh khoẻ, không đau nhức, không tật bệnh không?
Bạn có biết bạn đang buồn không?
Bạn có biết bạn đang bất an không?
Bạn có biết bạn đang an ổn không?
Bạn có biết bạn đang vui không?
Bạn có biết bạn đang sống không?

Nếu biết thật, ý thức rõ ràng thì không lý do gì khiến bạn phải lo lắng nữa. Chỉ cần biết, ý thức là đủ, không thêm không bớt, không tốt không xấu, không xua đuổi không ghì lấy… Đó là tự do, giải thoát.

Tóm lại, con đường đẹp là con đường tự do, tự do mỗi hơi thở, tự do từng bước chân, tự do trong mỗi tâm niệm cho đến tự do cuối cùng, tức là thân tâm hoàn toàn lặng lẽ, an nhiên, thanh thoát mà kinh gọi là Niết Bàn, và tôi gọi là bao la, lặng lẽ.

Tu tập là con đường dài đi về với đỉnh núi cao chót vót, nơi ấy bạn sẽ thấy tất cả những gì dưới kia nơi tận tâm hồn u tối của cuộc đời.

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button