Review

Nhật Ký Che Guevara

Thể loại Tự truyện – Hồi ký
Tác giả Ernesto Che Guevara
NXB NXB Tổng Hợp TP.HCM
Công ty phát hành First News – Trí Việt
Số trang 299
Ngày xuất bản 03-2015
Giá bánXem giá bán

Đây không phải là câu chuyện về những hành động anh hùng phi thường, hay là những ghi chép của một kẻ nhiều chuyện. Đây là những trải nghiệm để khám phá cuộc sống và cảm xúc thật cùng những ý tưởng trong một cuộc hành trình phiêu lưu lãng tử, đầy vất vả, gian truân xuyên Châu Mỹ La tinh hơn chín tháng của Ernesto Che Guevara và người bạn thân Alberto Granado. Cuộc hành trình thú vị của hai con người trẻ tuổi rong ruổi bên nhau trên một chiếc xe gắn máy cũ cùng với những gì chứng kiến từ thực tế đã thổi bùng lên ngọn lửa ước mơ và khát khao của một con người muốn chinh phục và thay đổi thế giới xung quanh. Và con người đó đã dám sống và làm như vậy. Con người mà sau này khiến cả thế giới phải nể phục. Con người mà cái tên đã trở nên một huyền thoại – Che!

Đọc những dòng nhật ký chân thật của Che, chúng ta sẽ được sống lại, đi cùng với cuộc hành trình lý thú của Che, hiểu được tâm hồn lãng mạn, tình cảm và tính cách đặc biệt của Che, và hiểu được những gì mà chàng trai Ernesto cảm nhận được qua cuộc hành trình này đã góp phần lớn tạo nên con người Che sau này.

Che sinh ra và lớn lên tại Arhentine, tham gia cách mạng và chiến đấu ở Cuba và hy sinh ở Bolivia khi 39 tuổi. Che xuất thân từ một gia đình trung lưu thuộc dòng dõi những người thích dấn thân vào những chuyện phiêu lưu, mạo hiểm. Ngay từ thời thơ ấu, Che đã nghĩ mình thuộc về thế giới này và đất nước Argentina chỉ là nơi sinh ra anh chứ không phải là nơi trú ngụ của anh. Và tất cả những yếu tố đó là cội nguồn của một đứa bé mà số phận đã định trước để trở thành một anh hùng, một con người của mọi con người.

Hãy đọc và đi cùng Che trên chiếc xe gắn máy qua những miền đất lạ, hãy trải nghiệm và khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong chàng trai Ernesto, trong Che – và trong chính bạn.

[taq_review]

Trích dẫn

Ý nghĩa đằng sau của một tấm ảnh

– Qua những tấm ảnh mà tôi chụp, bạn có thể thấy một hình ảnh thật ấn tượng, được chụp vào ban đêm dưới ánh trăng tròn. Bí mật đằng sau bức ảnh thường được tiết lộ ở những dòng ghi chú kèm theo, bởi vì người đọc sẽ không biết, không hiểu được cảm nhận của tôi, như những gì tôi không chỉ thấy mà còn cảm xúc được, trong tâm trạng nào và bối cảnh như thế nào.

Nếu tôi đưa cho bạn xem một tấm ảnh và bảo rằng nó đã được chụp vào ban đêm, bạn có thể tin hoặc không tin; với tôi điều đó không quan trọng, bởi vì nếu bạn không muốn hiểu biết tường tận về cảnh mà tôi đã chụp trong nhật ký, bạn sẽ khó tìm được sự thật mà tôi muốn nói. Nhưng đã đến lúc tôi phải tạm biệt, rời xa bạn đây, rời xa con người trước đây của tôi…

“Năm 1942, mặc dù mới mười tuổi, nhưng tính nhạy bén kỳ lạ của anh( một phẩm chất mà anh vẫn duy trì trong suốt cuộc đời phi thường của mình ) đã cho phép anh thấy hết mục đích và ý nghĩa của chuyến đi, trong khi cha mẹ tôi và thậm chí anh em tôi xem chuyến đi chỉ là một đề tài nói chuyện cho vui, một cái cớ để mở mang kiến thức về địa lý và chính trị. Còn đối với tôi, cuộc hành trình là một hiện thực như việc một ngày nào đó tôi sẽ thực sự trở thành một nhà Hóa Sinh, một nhà khoa học chân chính…

Chúng tôi bàn luận về những tác phẩm của Sartre và Camus, với những hàm ý về triết lý và chiêm nghiệm của họ. Những cuộc thảo luận trở nên sôi nổi hơn khi chúng tôi cắm trại dưới bầu trời đầy sao, cùng uống trà thảo dược và mơ mộng quanh ánh lửa ấm áp. Cứ như thế mà trong gần mười năm…, thời gian không những không ngăn cách chúng tôi mà còn cho chúng tôi càng nhiều lý do để chúng tôi phải thực hiện cuộc hành trình xuyên Châu Mỹ La Tinh”

– Alberto Granado, Hành trình cùng Che Guevara

Tiếng gọi của những con đường

– Đó là một buổi sáng tháng 10. Tranh thủ ngày 17 nghỉ lễ tôi đã đến Cordoba. Bên dưới những giàn nho của nhà Alberto Granado, chúng tôi hớp từng ngụm trà thảo dược mate ngọt dịu và bình luận về những biến cố gần đây trong “cuộc sống khốn khổ” này, đồng thời cùng sửa chữa chiếc La Poderosa II.

Alberto rên rỉ về việc anh phải bỏ việc ở trại phong tại San Francisco del Chanar và phàn nàn về đồng lương ít ỏi hiện tại ở bệnh viện Tây Ban Nha. Tôi cũng đã bỏ việc, nhưng không như Alberto, tôi rất sung sướng khi ra đi. Bởi vì với tâm hồn mơ mộng, với khao khát lãng du, tôi cảm thấy bực bội và chán ngấy trường y, bệnh viện và những kỳ thi.

Mê mải theo cơn mơ, chúng tôi đến những đất nước xa xôi, đến những vùng biển nhiệt đới sầm uất và đi khắp châu Á. Và đôi khi trong trí tưởng tượng của chúng tôi, một Mê mải theo cơn mơ, chúng tôi đến những đất nước xa xôi, đến những vùng biển nhiệt đới sầm uất và đi khắp châu Á. Và đôi khi trong trí tưởng tượng của chúng tôi, một câu hỏi đột nhiên nổi lên:

“Tại sao chúng ta không đi Bắc Mỹ?”

“Bắc Mỹ ư? Nhưng bằng cách nào?”

“Trên chiếc La Poderosa, bất chấp mọi điều có thể xảy ra. Sẽ rất thú vị. Đi nhé!”

Chuyến đi đã được quyết định đơn giản như thế. Và nó không bao giờ sai lệch khỏi nguyên tắc cơ bản đã đặt ra từ giây phút đó: tất cả là do niềm hứng khởi. Anh em của Alberto cùng uống trà thảo dược trong khi chúng tôi cam kết sẽ không bao giờ bỏ cuộc nếu chưa thực hiện được ước mơ đó. Thế là bắt đầu một chuỗi những thủ tục nhàm chán và mất thời gian: xin visa, các loại hồ sơ chứng nhận, nghĩa là phải vượt qua rào cản mà những quốc gia hiện đại dựng lên trên con đường của các nhà du hành tương lai. Trong trường hợp này, để giữ an toàn, chúng tôi quyết định khai báo rằng chúng tôi sẽ đi Chilê.

Việc quan trọng nhất của tôi trước khi lên đường là phải thi càng nhiều môn càng tốt; Alberto phải chuẩn bị bảo dưỡng chiếc xe máy cồng kềnh cho một cuộc hành trình thiên lý, nghiên cứu và lên kế hoạch lộ trình. Đó là những nỗ lực lớn lao cho cuộc lữ hành. Nhưng khoảng thời gian ấy như thoáng qua trong phút chốc, trước mặt chúng tôi đã là bụi đường, là cảm hứng thám hiểm, là rừng núi và hàng ngàn cây số mịt mù về phía bắc. Con ngựa sắt khởi đầu rất trung thành và gắn bó với hai đứa chúng tôi trên những chặng đường gập ghềnh đầy cảm xúc.

” Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi; Trái tim không hề vương vấn, như mây bay gió thổi, anh bước theo số phận của mình. Cớ gì phải có lý do, chỉ một tiếng hô thôi: “Lên đường đi nào!”.

– Charles Baudelaire, Les Fleurs du Mal

Biển rộng trời cao

– Trăng tròn in bóng trên biển, bao phủ những đợt sóng bằng ánh trăng bàng bạc. Ngồi trên cồn cát, chúng tôi nhìn thủy triều lên xuống và đắm mình trong suy tư. Đối với tôi, biển là người bạn thủy chung, lắng nghe hết những nỗi niềm và không bao giờ tiết lộ những bí mật đó; biển luôn cho những lời khuyên tốt nhất – bạn có thể lý giải tiếng sóng đầy ý nghĩa theo muôn ngàn cách.

Đối với Alberto, đó là một quang cảnh kỳ lạ. Mắt anh ngạc nhiên theo dõi từng đợt sóng trào dâng rồi tan biến trên bãi cát. Gần ba mươi tuổi, lần đầu tiên Alberto mới thấy Đại Tây Dương và tâm hồn anh tràn ngập những cảnh tượng kỳ bí của muôn vàn con đường dẫn đến những nơi tận cùng của trái đất. Gió biển mát dịu phủ đầy các giác quan bằng sức mạnh và trạng thái của biển; vạn vật đều chuyển biến khi có cơn gió lướt qua. Ngay cả con chó nhỏ Comeback(1) cũng hếch mũi lên, nhìn chằm chằm vào những dải lụa bạc nhấp nhô lăn tăn, lớn dần trước mắt.

Comeback vừa là một biểu tượng vừa là một kẻ thoát chết: biểu tượng của sự hợp nhất đòi hỏi tôi phải trở về; một kẻ sống sót sau những tai nạn – hai lần rớt xuống xe môtô (trong đó có một lần nó bị văng ra khỏi xe cùng với cái ba lô), mắc bệnh tiêu chảy kinh niên và thậm chí có lần bị ngựa giẫm phải.

Chúng tôi đang ở Villa Gesell, phía bắc Mar del Plata, sung sướng đón nhận lòng hiếu khách của chú tôi và hồi tưởng lại chặng đường 1.200 km đầu tiên – dường như là chặng đường dễ nhất, nhưng cũng đủ để chúng tôi thấy nể chặng đường xa xôi mà chúng tôi đã vượt qua này. Không biết có thể đến nơi được không, nhưng chúng tôi đều biết là chuyến đi này sẽ rất gian khổ – ít nhất đó là ấn tượng của chúng tôi trong giai đoạn này. Alberto tự chế nhạo mình vì kế hoạch chi tiết đến từng phút của anh cho cuộc hành Chúng tôi đang ở Villa Gesell, phía bắc Mar del Plata, sung sướng đón nhận lòng hiếu khách của chú tôi và hồi tưởng lại chặng đường 1.200 km đầu tiên – dường như là chặng đường dễ nhất, nhưng cũng đủ để chúng tôi thấy nể chặng đường xa xôi mà chúng tôi đã vượt qua này. Không biết có thể đến nơi được không, nhưng chúng tôi đều biết là chuyến đi này sẽ rất gian khổ – ít nhất đó là ấn tượng của chúng tôi trong giai đoạn này. Alberto tự chế nhạo mình vì kế hoạch chi tiết đến từng phút của anh cho cuộc hành trình, mà theo đó lẽ ra chúng tôi đã gần đến đích, trong khi thực tế tất cả chỉ mới là bắt đầu.

Chúng tôi cột chặt những túi rau quả và thịt hộp mà chú tôi cho vào chiếc xe và rời khỏi Gesell. Chú dặn chúng tôi gởi điện tín khi chúng tôi đến Bariloche để chú mua vé số, căn cứ vào các con số trên giấy điện báo, điều này với chúng tôi dường như có chút ít tính chất lạc quan. Nhiều người cho rằng chúng tôi nên chạy bộ còn tốt hơn là ngồi trên chiếc xe cà tàng có giá trị đồ cổ hơn là giá trị di chuyển này. Mặc dù chúng tôi cố chứng minh là họ lầm, nhưng một cảm giác lo lắng tự nhiên khiến chúng tôi không dám bày tỏ niềm tin chắc chắn vào cái xe đó hay sự thành công của chuyến đi.

Trên con đường chạy dọc theo bờ biển, con Comeback vẫn còn say sưa với niềm hứng khởi, cố ngóc đầu nhìn về phía trước đến mức nếu như có bị văng ra khỏi xe một lần nữa thì có lẽ nó cũng chẳng hề hấn gì. Chiếc môtô thật là khó điều khiển khi có một mớ đồ lỉnh kỉnh phía sau làm mất cân bằng; chỉ cần một chút yếu tay lái hay một sai lầm nhỏ là chúng tôi sẽ bay xuống đất. Chúng tôi dừng lại ở một cửa hàng thịt bên đường để mua thịt nướng; chúng tôi cũng mua một ít sữa cho con chó, nhưng nó không thèm ngó đến. Tôi bắt đầu lo cho sức khỏe của con vật nhỏ hơn là món tiền tôi đã bỏ ra để mua sữa. Nhưng thịt mà chúng tôi mua hóa ra là thịt ngựa, dai như cao su và chúng tôi không thể ăn được. Chán nản, tôi ném một miếng thịt đi và ngạc nhiên thay, con chó liền nhảy theo, cắn lấy miếng thịt nhai ngấu nghiến. Tôi ném một miếng nữa, và nó lại tung người lên. Sự biếng ăn của nó thế là đã có cách khắc phục. Hóa ra nó không thích cái gì cũng đưa tận miệng, ít ra cũng phải lao động chút ít gì đó chứ… Trong tiếng reo hò của những người hoan hô con Comeback, chúng tôi lên xe hướng về Miramar…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button