Review

Nhà Thờ Đức Bà Paris

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Victor Hugo
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Huy Hoang Bookstore
Số trang 548
Ngày xuất bản 03-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Nhà văn Eugène Sue nhận xét: “… Ngoài chất thơ cùng tất cả sự phong phú của tư tưởng và tính kịch, tôi xin nói thêm cuốn truyện của ông còn có gì đó làm tôi vô cùng xúc động. Có thể nói Quasimodo tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và sự tận tụy, Froll tiêu biểu cho sự uyên bác, trí thức khoa học, khả năng trí tuệ, còn Chateaupers tuyệt diệu để ba nhân vật điển hình đó, cùng một thực chất như chúng ta, đối mặt với một cô gái ngây thơ, gần như man dại giữa nền văn minh, trao cho cô ta quyền được lựa chọn và để cô ta lựa chọn một cách hết sức đàn bà”.

Nhà sử học Jules Michelet nhận xét: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Victor Hugo xây dựng một tòa nhà thờ lớn khác bằng thi ca, cũng ngất cao như dãy tháp của tòa nhà thờ nọ”.

[taq_review]

Trích dẫn

Phó chủ giáo nói tiếp, như thể tự trả lời những
ý nghĩ của mình:
– Nhưng không, tôi còn đang bò toài; tôi xây xước cả mặt mũi, chân tay lúc trườn trên sỏi đá đường hầm. Tôi mới thoáng thấy chứ chưa được nhìn ngắm! Tôi chưa đọc được, mới đang đánh vần!
. – Nhưng khi đã biết đọc, thầy sẽ làm ra vàng chứ? – Lão giả hỏi.
– Chắc hẳn như vậy! – Phó chủ giáo nóiỂ
– Nếu vậy, Đức bà chứng giám là tôi đang rất cần tiền và tôi rất muốn học cách đọc trong cuốn sách của ngài. Bẩm cha đáng kính, xin cha cho biết, liệu khoa học của cha có thù địch hoặc làm mất lòng Đức bà không?
Đáp lại câu hỏi của lão già, đức cha Clôđơ chỉ bình thản ngạo mạn trả lời:
– Tôi là phó chủ giáo của ai?
– Bẩm thầy, đúng là như vậy. Vậy thầy có vui lòng chỉ giáo cho tôi không? Thầy cho tôi được cùng đánh vần với.
Clôđơ tỏ vẻ uy nghiêm, đường bệ như Giáo hoàng Xamuyen, nói:
– Này ông già, cần nhiều năm tháng hơn số năm tháng còn lại của ông, để theo đuổi cuộc hành trình vượt qua các điều huyền bí. Đầu tóc ông bạc trắng rồi! Người ta chi ra khỏi hang động khi tóc đã bạc, nhưng phải bước vào từ lúc còn xanh. Khoa học một mình nó đủ sức, đào sâu, làm ủ rũ, khô héo các khuôn mặt người; nó không cần tuổi già mang tới thêm các khuôn mặt nhăn nhúm nữa. Tuy nhiên, nếu vào tuổi ông mà còn muốn ghép mình học tập và mày mò tìm hiểu vần chữ ghê gớm của bậc học giả, thì xin mdi tới đây, được lắm, tôi sẽ gắng giúp. Hỡi ông già tội nghiệp, tôi sẽ không bảo ông phải đi thăm các gian nhà mồ trong kim tự tháp được Hêrôđôtuýt ngày xưa nhắc tới, cũng như tòa tháp bằng gạch ở Babilôn, hoặc lăng tẩm vĩ đại bằng đá trắng trong ngôi đền Ân Độ ơclinga. Tôi cũng như ông, chưa hề được thấy các kiến trúc xứ Canđê xây dựng theo hình thể thiêng liêng của tháp Xicra, hoặc ngôi đền Xalômông đã tiêu hủy, hoặc cánh cửa đá ở lăng vua Ixraen đã gãy nát. Chúng ta đành bằng lòng với những trích đoạn trong cuốn sách của Hecmét hiện có ở đây. Tôi sẽ giảng cho ông nghe về pho tượng thánh Crixtôphơ, biểu tượng người gieo mạ và biểu tượng hai thiên thần trên cổng chính ở nhà nguyện Xanh Sapen, một vị tay để trong bình, còn một vị tay để trong mây.
Tới đây Giắc Côchiê, đang lúng túng vì lòi đối đáp hăng say của phó chủ giáo, bỗng lại hăng tiết và chen vào ngắt lời, bằng giọng đắc ý của kẻ thông thái bài bác đối thủ;
– Erras, amice Cỉaudỉ^. Biểu tượng không phải là con số. Ngài đã coi Ophớt là Hecmét.
– Chính ông mới lầm, – phó chủ giáo nghiêm trang cãi lại – Đêđaluýt là nền móng, Ophớt là bức tường, còn Hecmét là tòa nhà. Hecmét là tất cả.
Rồi quay lại bảo Tuarănggiô:
– Tùy ông muốn tới đây lúc nào cũng được, tôi sẽ chỉ ông xem các vẩy vàng vụn còn sót lại dưới đáy là của Nicôla Phalamen, rồi ông sẽ đem so với vàng của Ghiôm Đờ Pari. Tôi sẽ giảng cho ông nghe các mặt huyền bí của từ Hy Lạp peristera(2>. Nhưng trước hết, tôi sẽ để ông lần lượt đọc các vần chữ cái bằng đá hoa, các trang bằng đá hoa cương của cuốn sách. Chúng ta sẽ đi tữ chiếc cổng của giám mục Ghiôm và của Xanh Giăng Lơ Rông tới nhà nguyện Xanh Sapen rồi tới nhà riêng Nicôla Phlamen ở phố Marivôn, tới mộ ông ta ở nghĩa trang Xanh Inôxăng, Tới hai bệnh viện của ông ta ở phố Mông- môrenxi. Tôi sẽ để ông đọc các chừ tượng hình chi chít trên bốn giá sắt lớn ở ngoài cổng bệnh viện Xanh Giécve và ở phố Hàng sắt. Chúng ta sẽ củng đánh vần những mặt tiền của các nhà thờ Xanh Côm, Xanhtơ Giơnơvievơ Đề Acđăng, Xanh Máctanh, Xanh Giắc Đờ La Busơri…
Suốt từ nãy đến giờ, lão Tuarăngiô, tuy ánh mắt rất thông minh, xem ra không hiểu nổi đức cha Clôđơ nữa. Lão ngắt lời phó chủ giáo:
– Chúa ơi là Chúa! Vậy các sách của ngài là loại sách gì thế?
– Đây là một cuốn, – phó chủ giáo nói.
Rồi mở cửa phòng, ông giơ tay chỉ ngôi nhà thờ Đức bà mênh mông đang in bóng đen thẫm trên nền trời cao, với hai tòa tháp, các sưdn nhà bằng đá và chiếc mông khổng lồ, giống con nhân sư vĩ đại có hai đầu, ngồi giữa thành phố.
Phó chủ giáo lặng lẽ ngắm tòa nhà đồ sộ trong giây lát, rồi thở dài, giơ tay phải chỉ cuốn sách in mở trên bàn, còn tay trái chỉ ngôi nhà thd, và buồn rầu đưa mắt nhìn từ cuốn sách tới nhà thò, nói:
– Than ôi! Cái này sẽ giết cái kia.
Côchiê vội vã lại gần cuốn sách, bất giác kêu lên:
– Ô kìa! Cái này thì có gì ghê ghớm đâu: GLOSSA IN EPISTOLAS D. PAULI. Norĩmbergne. Antonius
Koburger. 1474[64]. Có gì mới lạ đâu? Đây là cuốn sách của Pie Lomba, vị thánh sư về Châm ngôn. Hay là vì nó được in ra chăng?
– Ông nói đúng, – Clôđơ trả lời. Ồng ta như đang mê mải trầm ngâm suy tưởng, ông đứng đó, ngón tay trỏ gập lại đặt trên cuốn sách ấn hành ở nhà in nổi tiếng tại Nuyrămbe. Rồi ông bí mật nói tiếp:
– Than ôi! Than ôi! Việc nhỏ đánh bại việc lớn, chiếc răng thắng khối to. Con chuột sông Nin giết con cá sấu, con cá mập giết con cá voi, cuốn sách sẽ giết tòa nhà!
Hồi chuông tắt lửa trong tu viện vang đúng lúc bác sĩ Giắc khẽ nhắc lại cái điệp khúc bất tận với ông bạn cùng đi: – Ông ta điên rồi.
Lần này ông bạn cũng phải trả lời: – Có lẽ đúng thật.
Lúc đó đã đến gid không một ngưôi ngoài nào được ở lại tu viện. Hai ông khách ra về. Lão Tuarănggiô chào phó chủ giáo và nói:
– Thưa ngài, tôi rất quý trọng các học giả cùng các nhà tư tưởng lớn và tôi đặc biệt kính mến ngài. Ngày mai, xin mời ngài tới cung Tuốcnen và hỏi tu viện trưởng ở Xanh Máctanh Đờ Tua.
Phó chủ giáo sững sờ quay trở vào, bây giờ mới hiểu lão Turăng là nhân vật thế nào, và sực nhớ tới đoạn văn trong cuốn pháp điển của nhà thờ Xanh Máctanh Đờ Tua: Abbas beati Marlini: SCILICET REX FRANCIAE, est canonicus de consuetu- dine et habet parvam praebendam quam habet sanctus Venan- tius et debet sedere insede thesaurarif[65]\ Người ta quả quyết bắt đầu tử đó, phó chủ giáo thường có dịp hội họp với Luy XI, khi hoàng thượng tới Paris và danh tiếng đức cha Clôđơ lầm lu mờ cả Ồliviê Con Hoẵng lẫn Giắc Côchiê, ông này vì thế, theo cách riêng, càng mạnh tay với nhà vua.

Bạn đọc cảm nhận

Thái Bình Phương Trinh

Vì bị thuyết phục bởi vở nhạc kịch Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà nên tôi đã quyết định mua quyển sách này. Nội dung tác phẩm không chỉ xoay quanh việc miêu tả kiến trúc, lịch sử mà còn xoáy sâu vào tình yêu của 3 người đàn ông dành cho một người con gái xinh đẹp – nàng Esméralda. Tuy nhiên nàng lại chỉ đáp lại tình yêu của một người, đó cũng là khởi nguồn của bi kịch. Quasimodo – một kẻ vừa xấu xí vừa bị điếc, chỉ biết có 4 bức tường của nhà thờ đức bà – đã yêu nàng bằng một tình yêu cao đẹp, không vị lợi như tình yêu của một con chiên ngoan đạo dành cho chúa trời. Claude – một phó giám mục già nua – kẻ đã không thể cưỡng lại vẻ đẹp của Esméralda đã yêu nàng bằng một tình yêu nhuốm màu dục vọng và chiếm hữu. Còn Phoebus người Esméralda đem lòng yêu lại là một kẻ lăng nhăng yêu nàng vì vẻ đẹp và tính háo thắng. Cái kết của truyện là một cái kết buồn dành cho tất cả. Bìa sách rất đẹp, đó cũng là một trong những lí do mình chọn lựa quyển này nhưng đáng tiếc là sách còn kha khá lỗi chính tả và tên nhân vật bị phiên âm theo kiểu Việt nên làm mình mất cả cảm tình.

Đỗ Hoàng Nguyên Nhung

Đây là cuốn sách văn học nước ngoài đầu tiên mình đọc. Hình như lúc đầu đọc chưa quen nên thấy rất khó hiểu, và khó hình dung được hình ảnh mà tác giả miêu tả trong truyện. Tuy nhiên, càng về sau càng hay, cốt truyện rất tuyệt vời. Lột được bản mặt của xã hội Pháp trước Cách Mạng. Mình không thích kể nội dung truyện ra vì nó sẽ làm giảm sức hấp dẫn. Nhưng cũng muốn nói một chút về nó. Nội dung không được liền mạch lắm nên hơi khó hiểu, tự dưng đang kể về Gringoa ở quyển một, rồi Gringoa biến mất trong mấy quyển sau, rồi lại xuất hiện tiếp nữa, chen vào những cái đó là một bối cảnh hoàn toàn khác, nhân vật hoàn toàn mới, tuy nhiên cuối cùng kết thúc thì lại xuất hiện với nhau. Đó là một chi tiết khá đặc biệt trong cách viết văn của Hugo. Mình thấy sách rất hay!

Clifford Michael

Victor Hugo là một nhà văn đại tài, ông đã viết nên những trang sách thấm đậm nỗi buồn, Ju đã coi ‘ Nhà thờ đức bà Paris’ và ‘ những người khốn khổ’, cả 2 đều kể về xã hội phong kiến Pháp, xem con người nghèo khổ là cỏ rác, Quasimodo là một con người nhưng vì xấu xí nên không ai thèm ngó ngàng gì tới anh, dù anh là một người có tấm lòng nhân hậu và yêu thương người khác, Quasimodo tìm cách che chở và bảo vệ cho Esmeranda dù cô ấy lúc nào cũng mong ngong kẻ bội bạc Phoebus, nói thật nha, Esmeranda, lớn rồi mà còn ngu ngốc, mơ mộng hảo, hơi vô lý là Esmeranda sống một mình từ nhỏ ,là trẻ mồ côi mà chảng thấy nàng lớn lên chút nào hết, thiếu chính chắn. Ju coi mà tội cho chàng Quasimodo, cố gắng chăm sóc bảo vệ cho một con người ngu ngốc, mù quáng. Ju thấy câu chuyện này và ‘ phantom of the operahouse’ có nhiều điểm giống nhau nha, cả 2 đều nói về một tình yêu mù quáng, Erik yêu Christine và nếu theo mạch chuyện thì lẽ ra người Christine yêu phải là Erik, chẳng có ai lại đi yêu môt con người mà mình chỉ mới gặp vài ba lần. Ngu ngốc, còn Quasomodo vẫn chăm sóc, yêu quý Esmeranda kia. Esmeranda và Christine đúng là những con người yêu bằng mắt chứ không bằng tấm lòng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button