Review

Người Về Từ Sao Hỏa

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Andy Weir
NXB NXB Hội Nhà Văn
Công ty phát hành NXB Kim Đồng
Số trang 412
Ngày xuất bản 04-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Mark Watney không phải người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa.

Nhưng có thể, anh sẽ trở thành con người đầu tiên – và có lẽ là duy nhất – sẽ chết trên sao Hỏa.

Hoặc, con người đầu tiên – và có lẽ là duy nhất – sống sót trên sao Hỏa.

Sau trận bão bụi ác liệt khiến Mark Watney suýt mất mạng và buộc đoàn phi hành gia Hermes phải rời đi khi vẫn đinh ninh anh đã hy sinh, Mark còn trơ trọi một mình trên sao Hỏa, tuyệt vọng chạy đua với thời gian và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót, không cách nào báo tin về Trái đất, không cách nào cầm cự được cho đến lúc có người giải cứu (nếu may mắn sẽ có người giải cứu).

Cô độc, thiếu thốn đủ đường, có nguy cơ bỏ xác trên hành tinh xa lạ vào bất cứ lúc nào và vì bất cứ lý do gì, Mark Watney – với sự lạc quan, tháo vát và óc hài hước đặc biệt – vẫn bền bỉ đương đầu với số phận, kiên trì vượt qua hết thất bại này đến thất bại khác

Miễn vẫn còn hy vọng về một ngày về, dẫu vô cùng mù mịt.

[taq_review]

Trích dẫn

Nhật trình: Sol 207

Tôi dành những ngày còn lại trong tuần để phục hồi cơn đau lưng. Cũng không phải là đau lắm, nhưng trên sao Hỏa không nó chuyên viên trị liệu cột sống nào, nên tôi chẳng dám làm liều.

Tôi tắm bồn nước nóng một ngày hai lần, nằm trên giường thường xuyên và xem các chương trình TV thời 70 chán phèo. Tôi đã xem hết bộ sưu tập của Lewis rồi, nhưng tôi chẳng có gì khác để làm. Tôi đành phải xem lại chúng.

Tôi cũng suy nghĩ được khá nhiều thứ.

Tôi có thể làm tốt mọi thứ bằng cách đem theo nhiều bản pin mặt trời hơn nữa. Mười bốn bảng tôi đem đến Pathfinder cung cấp 18kwh có thể trữ trong pin. Khi đi lại, tôi xếp gọn chúng trên nóc xe. Toa tải sẽ cho tôi thêm chỗ để mang theo bảy bảng nữa (một nửa nóc xe đã bị tiêu tùng vì tôi cắt cái lỗ lớn trên ấy).

Điện lực cần thiết cho bảng pin này hoàn toàn từ nhu cầu của máy tạo ôxy mà thôi. Rốt cuộc thì phải xem tôi có thể cho cái tên mắc dịch tham lam này bao nhiêu điện lực trong vòng một sol. Tôi muốn giảm tối thiểu số lượng những ngày mà tôi không thể đi lại được. Tôi cho nó càng nhiều điện thì nó càng tạo được nhiều ôxy, và tôi càng đi được lâu hơn trong những “sol-có-khí” ấy.

Để tham lam một chút xem. Cho là tôi có thể mang theo 14 bảng pin thay vì 7. Không chắc sẽ làm bằng cách nào, như cứ cho là tôi có thể đi. Vậy nó sẽ cho tôi 36nht để dùng, tính ra là 5 sol ôxy cho mỗi đợt sol-có-khí. Năm ngày tôi mới phải dừng một lần. Như vậy hợp lý hơn rất nhiều.

Hơn nữa, nếu tôi có thể sắp xếp để pin chứa đựng nhiều điện lực hơn thì mỗi ngày tôi có thể đi được 100 km. Nói thì dễ thôi làm mới khó. Chỉ tìm chỗ chứa thêm 18kwh cũng khó rồi. Tôi phải dùng hai pin nhiên liệu 9kwh của căn Hab và đem chúng vào rover hoặc toa tải. Không giống pin của rover, chúng chẳng nhỏ mà cũng chẳng lưu động được. Chúng cũng nhẹ thôi, nhưng chúng to lắm. Có lẽ tôi phải gắn chặt chúng bên ngoài vỏ xe, và như vậy thì chúng lại tốn chỗ chứa pin mặt trời của tôi.

Một trăm cây số mỗi sol nghe thật lạc quan quá. Nhưng cứ cho là mỗi sol tôi đi được 90 cây số, cứ năm ngày thì dừng một lần để tạo ôxy. Tôi sẽ đến đó trong vòng bốn mươi lăm ngày. Vậy thì thật tuyệt vời!

Một tin tức khác nữa, tôi vừa nhận ra NASA chắc đang sợ đến tè cả ra quần. Họ đang theo dõi tôi từ vệ tinh, và đã không thấy tôi ra khỏi căn Hab hết sáu ngày rồi. Lưng tôi giờ cũng đở đau hơn, đã đến lúc gửi họ một tin nhắn.

Tôi làm một chuyến EVA ra ngoài. Lần này, tôi cẩn thận khi khuân vác đống sỏi đá, tôi đánh vần một tin nhắn Morse: “CHẤN THƯƠNG LƯNG. KHỎE HƠN RỒI. TIẾP TỤC CHỈNH SỬA ROVER.”

Nhiêu đó là đủ lao động chân tay cho hôm nay rồi. Tôi không muốn quá sức.

Tôi nghĩ mình sẽ đi tắm bồn cái đã.

Nhật trình: Sol 208

Hôm nay đã đến lúc thử nghiệm với mấy tấm bảng pin.

Trước tiên, tôi đưa căn Hab vào chế độ tiết kiệm điện: Không mở đèn bên trong, và những hệ thống không cần thiết thì tắt hết, tất cả hệ thống sưởi bên trong cũng ngưng luôn. Dù sao thì tôi sẽ ở ngoài gần cả ngày trời.

Tôi tháo rời 28 bảng pin từ dàn pin mặt trời và lôi chúng đến rover. Tôi dành bốn giờ để sắp xếp các bảng pin kiểu này kiểu kia. Con rover tội nghiệp trông giống chiếc xe tải trong Beverly Hillbillies. Chẳng kiểu nào dùng được cả.

Cách duy nhất để chứa hết 28 bảng pin trên nóng xe là xếp chúng cao ngất đến nỗi vừa quay xe là chúng đổ nhào. Khi tôi cột chúng lại với nhau, thì chúng rơi hết một lần. Khi tôi tìm ra được cách gắng chúng thật hoàn hảo vào rover, thì rover nghiêng suýt thì lật luôn. Tôi chẳng thèm thử nữa. Chỉ nhìn thôi là thấy rõ ràng rồi và tôi chẳng muốn làm hư hỏng cái khỉ gì cả.

Tôi vẫn chưa tháo rời cái vỏ của toa tải. Một nửa số lỗ đã được khoan, nhưng tôi chưa quyết định dứt khoát sẽ làm thế nào cả. Nếu tôi cứ để nguyên nó như thế, tôi có thể có bốn chồng pin mỗi chồng bảy bảng. Vậy cũng được; chỉ là làm gấp đôi việc tôi đã làm cho chuyến Pathfinder cho hai rover thôi.

Vấn đề là, tôi cần cái chỗ hở ấy. Máy điều hòa phải được đặt vào môi trường có áp suất và nó quá to để vừa vặn trong rover. Thêm nữa là máy tạo ôxy cũng phải ở trong môi trường có áp suất khi nó hoạt động. Tôi chỉ cần nó mỗi 5 sol, nhưng sol đó toi có gì để làm cơ chứ? Không, cái lỗ phải được cắt ra.

Và như thế là tôi chỉ đem theo được 21 bảng. Tôi cần chỗ chứa cho bảy bảng còn lại. Chỉ có một chỗ chúng có thể “ở trọ”: Bên hông rover và toa tải.

Một trong những cải tiến trước đây của tôi là mắc túi yên ngựa treo ngang hông con rover. Một bên là pin dự phòng (chôm được từ toa tải) còn bên kia là sỏi đá để cân bằng khối lượng.

Lần này tôi chẳng cần đến chúng. Tôi có thể trả pin thứ hai lại cho toa tải nơi nó thuộc về. Sự thật thì nó sẽ tiết kiệm được thời gian phiền phức mà tôi phải dừng lại giữa đường đi và làm một chuyến EVA để thay dây nối. Khi hai con rover nối kết với nhau, chúng chia nhau tất cả tài nguyên bao gồm cả điện lực.

Tôi cứ thế mà lắp ráp pin vào toa tải. Nó tốn của tôi hai giờ đồng hồ nhưng giờ nó không còn ngáng đường nữa. Tôi tháo túi yên ngựa ra và để nó sang một bên. Nó có thể hữu dụng trong tình huống nào đó sau này. Nếu tôi học được một điều gì từ việc lưu trú của mình ở Câu lạc bộ sao Hỏa, thì đó là tất cả mọi thứ đều hữu dụng.

Tôi đã tha cho hai bên hông của con rover và toa tải. Sau khi nhìn ngắm chúng một hồi, tôi nghĩ ra một cách.

Tôi sẽ đóng một cái khung hình chữ L gắn dưới gầm xe, để góc L chỉa lên trên. Mỗi bên có hai khung để tạo thành một cái kệ. Tôi có thể để mấy bảng pin lên kệ và dựa chúng vào rover. Rồi tôi cột chúng vào vỏ xe bằng một sợi dây thừng tự tạo.

Sẽ có tổng cộng bốn “kệ”; hai kệ trên rover và hai kệ trên toa tải. Nếu cái khung chỉa ra đủ xa để chứa hai bảng thì tôi có thể chứa cả thảy tám bảng bằng cách này. Vậy là còn nhiều bảng pin hơn tôi đã dự định.

Tôi sẽ đóng mấy khung ấy và lắp ráp chúng vào ngày mai. Tôi có thể làm trong hôm nay, nhưng trời tối rồi và tôi làm biếng quá.

Nhật trình: Sol 209

Tối qua lạnh thật. Mấy bảng pin đã được tháo ra khỏi dàn nên tôi phải để căn Hab trong chế độ tiết kiệm điệm. Tôi đã bật máy sưởi lên (tôi không bị khùng nhé), nhưng tôi chỉnh nhiệt độ xuống 1 độ C để duy trì năng lượng. Thức dậy vào một ngày lạnh giá thật thấy nhớ nhà đến ngạc nhiên. Dù sao thì tôi cũng đã lớn lên ở Chicago.

Nhưng việc nhớ sương khói quê nhà cũng không lâu lắm. Tôi đã lập lời thề sẽ đóng xong mấy cái khung hôm nay để tôi có thể lắp bảng pin lại vào dàn. Rồi tôi có thể bật máy sưởi quỷ ấy lên lại.

Tôi đi ra chỗ MAV nơi có dàn chứa những thanh chống hạ cánh. Đa số các bộ phận của MAV đều làm từ hợp chất, nhưng những thanh chống phải hấp thụ lực va chạm khi hạ cánh. Cho nên kim loại là sự lựa chọn tốt nhất.

Mỗi thanh chống dài 2 mét, và được nối kết lại bằng mấy con bu-lông. Tôi đem chúng vào trong căn Hab để khỏi phải phiền phức khi mặc áo EVA để làm việc. Tôi tháo rời những thanh chống đó ra và có được một đống thanh kim loại.

Tạo hình dáng cho mấy cái khung cần đến một cây búa và… à, thật ra thì nhiêu đó thôi. Làm khung chữ L chẳng cần chính xác gì nhiều.

Tôi cần vài cái lỗ để con bu lông có thể đóng xuyên qua. May thay, tên máy khoan giết Pathfinder của tôi khiến công việc ấy làm thật nhanh chóng.

Tôi đang lo chuyện đóng khung vào gầm xe sẽ khó khăn, nhưng hóa ra nó cũng dễ dàng thôi. Gầm xe gỡ một cái là tháo ra được ngay. Sau khi khoan khoan đục đục vài cái, tôi gắn được khung L vào và ráp nó lại vào rover. Tôi lập lại quy trình tương tự cho khung L của toa tải. Một ghi chú quan trọng: Gầm xe không phải là một bộ phận được nối liền vào thân xe có áp suất. Mấy cái lỗ tôi đục không thể để khí của tôi lọt ra ngoài.

Tôi kiểm tra mấy cái khung bằng cách lấy đá đập vào chúng. Các nhà khoa học xuyên hành tinh như chúng tôi nổi tiếng nhờ chính là sự tinh vi này đây.

Sau khi cột các bảng pin vào, tôi chạy thử một vòng nhỏ. Tôi làm vài cú tăng tốc và giảm tốc đơn giản, quẹo những khúc cua càng ngày càng gắt, và thậm chí còn làm một cú thắng gấp nữa. Mấy bảng pin chẳng nhúc nhích gì sất.

Hai mươi tám pin năng lượng nhé em! Và còn dư chỗ cho một pin nữa!

Sau vài cú cụng tay đáng được có, tôi tháo mấy bảng pin và lôi chúng về dàn pin ở nhà. Ngày mai không là một buổi sáng Chicago đâu.

Bạn đọc cảm nhận

Trần Cường

Mình biết đến cuốn sách này là một lần con bạn thân nhờ mua hộ cho nó. Sau đó, nó rủ mình xem phim nhưng mà mình lười, nghĩ nó bình thường nên không xem. Như sau một lần chán học, mình quyết định xem. Những tình huống phim xem mà buồn cười chảy nước mắt. Và sau đó, mình đã đi mua quyển sách này. Công nhận, những tính cách dí dỏm, tình tiết đầy tình cảm, những phát minh đầy sáng tạo của Watney để giúp a sống sót trên sao Hoả khiến mình thật ngưỡng mộ. Mình khuyên những bạn nào muốn đọc thể loại phiêu lưu, giả tưởng, kinh nghiệm sống thì các bạn nên mua quyển sách này.

Dương Thu Thủy

– Lúc đầu mình nghe tên cuốn sách này thì không có vẻ gì là hấp dẫn cả, Hành trình của 1 phi hành gia trên sao hỏa – không thú vị lắm, nhưng qua 1 người bạn giới thiệu mình đã quyết định đọc tác phẩm này, tác phẩm nổi bật lên là một loạt những kiến thức chuyên môn hóa sinh phức tạp – đúng như dự đoán tuy nhiên đọc tp này cả, câu truyện có những yếu tố hài hước được lồng ghép vô cùng tự nhiên. Và phi hành gia Watney khiến người đọc cảm thấy vô cùng khâm phục ý chí, sự lạc quan và tài năng của anh. Chưa bao giờ mình nghĩ hình ảnh 1 phi hành gia của NASA lại gần gũi với người đọc đến thế

Nguyen Ngoc Nhu Uyen

Người trở về từ Sao Hỏa là một quyển sách cực kì nổi tiếng trên thế giới mà mọi người biết đến với cái tên – The Martian, và phải có lý do mà tác phẩm này mới trở nên nổi tiếng đến mức kinh điển như thế này. Đây là tác phẩm thuộc thể loại khoa học viễn tưởng, tuy nhiên các chi tiết trong tác phẩm này cũng đã được nghiên cứu rất kĩ và thật sự chính xác. Ai đọc quyển sách này rồi cũng biết là nội dung của sách hơi thiên về khoa học, miêu tả từng tính toán chi tiết trong hành trình trên Sao Hỏa của một phi hành gia nọ. Và cũng sự chi li đó khiến cho người đọc phải chú tâm theo dõi nội dung truyện hơn nữa. Còn phần bìa sách thì đẹp khỏi nói. Một quyển sách kinh điển như thế này thì một người thích đọc sách hẳn không thể nào bỏ qua.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button