Review

Người Tị Nạn

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Viet Thanh Nguyen
NXB NXB Hội Nhà Văn
Công ty phát hành Phương Nam
Số trang 216
Ngày xuất bản 12-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


Cuốn sách được viết bởi Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) – nhà văn người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác của các Hiệp hội văn học Mỹ cho sự nghiệp sáng tác của mình.

Ông sinh năm 1971 ở Việt Nam, cùng gia đình di tản sang Mỹ vào mùa hè năm 1975. Năm 2016, ông gây tiếng vang đặc biệt trên văn đàn Mỹ đương đại sau khi thắng giải Pulitzer cho hạng mục Fiction. Ông có những tác phẩm đáng chú ý như Nothing ever die, The Sympathyzer, Vietnam and the Memory of war, The refugees…

Tác phẩm Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam và để “tăng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”. Tập truyện ngắn này gây ấn tượng mạnh bởi sự hư cấu mà chân thực của nó như đánh giá của New York Times Book: “Những câu chuyện về người tị nan Việt Nam như ma thuật bất biến…Một tập truyện siêu phàm…Giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thừng hoàn toàn thích hợp với những cuộc đời thường dân âm thầm được mô tả trong truyện…Vặn nhỏ âm lượng, chúng ta áp tai vào, lắng nghe những người tị nạn nói để thấu hiểu họ”. Mở đầu cuốn sách là những day dứt về một quá khứ đầy ám ảnh “Tôi viết sách này cho những hồn ma vốn là nhóm duy nhất ở với thời gian bởi vì họ ở ngoài thời gian” (Roberto Bolafio, Antwerp) “Những thứ ám ảnh bạn không phải là những ký ức của bạn Không phải những điều bạn đã viết ra Mà là những điều bạn đã quên, bạn phải quên Những điều bạn phải tiếp tục quên suốt cả đời mình” (James Fenton, A German Requiem)

[taq_review]

Trích dẫn


“Những người phụ nữ mắt đen”

Sách bắt đầu bằng câu chuyện “The Black Eyed Women” (“Những người phụ nữ mắt đen”) rất độc đáo và nói theo tiếng Anh là rất “tài tình”. Tuy không dễ đọc, nhưng đọc vài lần sẽ thấy cực kì hay về cách tác giả dàn bối cảnh câu chuyện và ý nghĩa của nó. Đây là một truyện ngắn mà tác giả đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức (hơn 17 năm) và đã qua hơn 50 lần chỉnh sửa. Nói như vậy để thấy việc chọn truyện ngắn này mở đầu tác phẩm là một màn trình diễn rất công phu. “Những người phụ nữ mắt đen” kể lại câu chuyện về một người phụ nữ vượt biên đến Mĩ, chị hành nghề “tác giả ma” (ghost writer), có nghĩa là chuyên viết truyện cho người khác in nhưng chị không đứng tên tác giả, nhưng chị là người đối diện với bóng ma. Một cách chơi chữ đầy ý nghĩa!

Chị sống với bà mẹ 63 tuổi mắt đen huyền một cách – nói theo chị là – “lịch sự”. Bà mẹ lúc nào cũng ám ảnh về quá khứ ở bên nhà. Bà thường hay nói với chị là nếu người cộng sản không vào Sài Gòn thì giờ này Việt Nam đã trở thành giàu có như Hàn Quốc rồi, chị đã có gia đình và có con, và bà đã là người nghỉ hưu, chứ đâu phải hành nghề làm đẹp móng tay như hiện nay (…). Bà mẹ tin rằng có ma, còn chị “tác giả ma” thì không tin chuyện có ma.

Nhưng một đêm chị gặp ma.

Đó là người anh của chị hiện về trong bộ quần áo ướt sũng. Người anh đã cùng chị vượt biên trên một con tàu vô danh 25 năm về trước (lúc đó chị mới 13 tuổi), và người anh đã từng che chở chị để không bị hải tặc hành hạ. Trong một cuộc đấu tranh chống lại bọn hải tặc, người anh của chị đã bị bọn hải tặc giết chết và xác bị ném xuống biển. Anh đã phải bơi lội suốt 25 năm từ Biển Đông sang California để thăm chị và mẹ. Giây phút trùng phùng giữa chị và người anh trai không làm người đọc cảm động hay rùng mình sợ hãi, vì tác giả lồng vào những mẫu đối thoại mang tính triết lí.

“Con” ma về không có một ý định gì cả, không trả thù ai, cũng chẳng làm hại ai, chỉ đơn giản ghé thăm chị và mẹ.

Chuyến ghé thăm của bóng ma của người anh trai làm cho chị có cảm hứng bỏ nghề làm “tác giả ma”, và quay về làm chủ những câu chuyện chị sáng tác ra. Và, ngay từ cái lúc chị quay về chính mình thì cũng là lúc chị đã chết mà chị không biết. Chị hỏi:

“Tại sao anh phải chết và em còn sống”,

thì ma trả lời:

“Em cũng đã chết rồi. Em chỉ không biết mình chết đó thôi…”

“I’d Love You to Want Me”

Đời sống của người tị nạn cao tuổi cũng được tác giả nhắc đến qua truyện ngắn “I’d Love You to Want Me”. Truyện viết về một nhân vật tên Khanh, cựu giáo sư ở Việt Nam nay mắc bệnh Alzheimer, và chắc chắn sẽ chết. Ông và bà vợ từng có một căn nhà trên đường Phan Thanh Giản ở Sài Gòn (nay là Điện Biên Phủ), căn nhà bị một cán bộ ngoài Bắc vào chiếm. Hai ông bà có về lại Việt Nam để nhìn căn nhà đang bị xuống cấp do “chủ nhân” mới không chăm sóc, và điều đó làm cho ông bà rất giận.

Ông Khanh hoàn toàn mất trí nhớ. Ông không nhớ tên vợ con, không nhớ đến sách vở mà ông từng đam mê. Ông gọi vợ là “Yến”, trong khi tên thật của bà là Sa; thoạt đầu làm bà nghi ngờ Yến là tên người vợ bé hay người tình cũ của ông, nhưng sau này thì bà hiểu đó chỉ là một sự tưởng tượng của người mất trí nhớ.

Người con trai đang trưởng thành ở Mĩ trở nên “cứng đầu”, không nghe lời cha mẹ… Vinh nhất định đòi mẹ phải nghỉ việc ở thư viện để chăm sóc ông Khanh, nhưng bà không chịu.

(…) Toàn bộ câu chuyện là một sự xung đột giữa cái truyền thống và cái mới. Hai ông bà Khanh sống trong kí ức và kỉ niệm thời vượt biên, còn cậu con trai thì không muốn nhớ đến chuyện buồn vượt biên.

Tổ quốc

Truyện ngắn cuối cùng và cũng là chuyện đau lòng nhất là “Fatherland” (Tổ quốc). Câu chuyện xoay quanh một nhân vật “tay chơi” sống sót sau những năm tháng chiến tranh ác liệt trước 1975, và tù đày trong các trại cải tạo sau 1975. Bà vợ trước của ông đã bỏ đi Mĩ và đem theo một nhóm con, ông ở lại Việt Nam và thành hôn với một người phụ nữ khác và có thêm một nhóm con với cùng tên những người con ở Mĩ. Ngày nay, ở Việt Nam ông hành nghề hướng dẫn viên du lịch. Ông chuyên dẫn du khách Mĩ ghé thăm những địa đạo nổi tiếng ở Củ Chi trong thời chiến.

Một trong những con gái của ông là Phuong (có lẽ là “Phượng”), người có nhận xét tinh tế về kí ức của du khách:

“Vài ngày, hoặc một tuần, hoặc hai tuần, những du khách sẽ rời Việt Nam, những kí ức sâu sắc nhất của họ có lẽ là trải nghiệm được chui bò trong những địa đạo, và kỉ niệm nhạt nhòa với người hướng dẫn viên. Tất cả chúng ta đều như nhau: nhỏ thó, dễ mến, và dễ quên.”

Một nhận xét mang màu sắc tủi hổ và giận dỗi.

(…) Vivien là người chị cùng cha khác mẹ của Phượng, lớn hơn Phượng 7 tuổi; Vivien cùng mẹ sang Mĩ sống sau 1975. Trong những thư gửi về nhà, Vivien nói rằng cô là một bác sĩ nhi khoa và có một cuộc sống thoải mái về vật chất. Do đó, Phượng rất muốn sống cuộc sống như chị mình mô tả trong thư. Sau này, Vivien có dịp về Việt Nam thăn ba và các em, cô dẫn cả nhà đi ăn uống những nhà hàng sang trọng và mua nhiều quà đắt tiền cho Phượng. Nhưng trong một dịp tình cờ, Phượng biết rằng Vivien không phải là bác sĩ nhi khoa, mà là một cô thư kí bị đuổi việc vì “lẹo tẹo” với ông chủ. Thế là giấc mơ đi Mĩ của Phượng bị chết yểu.

… Và, đây có lẽ là phần kết luận quan trọng nhất của tập truyện Người tị nạn:

Bạn không phải sống cuộc sống của một con ma.

Ngày tiễn đưa Vivien về Mĩ ở phi trường, hai chị em chụp hình chung, nhưng khi về đến nhà, Phượng đốt tấm hình đó và tro khói bay lên không gian Sài Gòn.

Tập truyện kết thúc ở đó.

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button